Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 328 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2015


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 62320203


LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: 1, PGS. TS. Trần Thị Quý
2, TS. Lê Văn Viết

HÀ NỘI - 2015


1
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn
và ghi nguồn đúng quy định.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Phượng


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................

1

MỤC LỤC ........................................................................................................................

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................

4

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................

6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM .........................................................

20

1.1. Cơ sở lý luận phát triển nguồn lực thông tin ................................
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin ........................
Tiểu kết ......................................................................................................

20
45
63

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ
THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM ..............................................................

65


2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin............................................................
2.2. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin.....................
2.3. Phương thức phát triển nguồn lực thông tin.............................
2.4. Chuẩn nghiệp vụ áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin ...............
2.5. Tổ chức, khai thác, bảo quản, thanh lý nguồn lực thông tin .............
2.6. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin..................
2.7. Đánh giá nguồn lực thông tin........................................................
2.8. Đánh giá hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin.........................
2.9. Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin..........................
Tiểu kết .. ....................................................................................................
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

65
74
79
89
91
101
125
131
133

137
139

3.1. Đề xuất mô hình phát triển nguồn lực thông tin cho hệ thống thư
viện công cộng Việt Nam ....................................................................
3.2. Nhóm giải pháp về nhận thức và quản lý nhà nước .....................

3.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ .........................................
3.4. Nhóm các giải pháp liên quan khác...............................................
Tiểu kết .. ....................................................................................................

180

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................

182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..............................................................

186

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................

187

PHỤ LỤC LUẬN ÁN ................................................................................ .....................

199

139
152
157
175


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDT

Người dùng tin

NLTT

Nguồn lực thông tin

TT-TV

Thông tin - Thư viện

TVCC

Thư viện công cộng

TVQG


Thư viện quốc gia


4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam...........................

51

Biểu đồ 2.1

Đặc điểm loại hình nguồn lực thông tin ………………...

68

Biểu đồ 2.2

Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp tỉnh.........

78

Biểu đồ 2.3

Thành phần ngôn ngữ tài liệu của thư viện cấp huyện...............

78


Biểu đồ 2.4

Trang thiết bị bảo quản phục chế tài liệu của thư viện
cấp tỉnh.............................................................................

Biểu đồ 2.5

97

Trang thiết bị bảo quản phục chế tài liệu của thư viện
cấp huyện..........................................................................

97

Biểu đồ 2.6

Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh.................

99

Biểu đồ 2.7

Định kỳ thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện..............

99

Biểu đồ 2.8

Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp tỉnh.................


100

Biểu đồ 2.9

Tiêu chí thanh lý tài liệu của thư viện cấp huyện.............

100

Biểu đồ 2.10

Kinh phí phát triển NLTT của thư viện cấp huyện...........

111

Sơ đồ 3.1

Mô hình liên kết hệ thống.................................................

143

Sơ đồ 3.2

Mô hình liên kết hệ thống kiểu tập trung .........................

145

Sơ đồ 3.3

Mô hình kiểu phân tán cho thư viện thành viên của mô


146

hình liên kết hệ thống .......................................................


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Tỷ lệ theo môn loại tri thức tài liệu.................................

69

Bảng 2.2

Tỷ lệ ngôn ngữ của tài liệu ..........................................................

73

Bảng 2.3

Tỷ lệ ngôn ngữ tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam
và Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh....

Bảng 2.4

74


Sách tiếng Anh quỹ Châu Á phân phối cho các thư viện
trong cả nước thông qua Dự án của TVQG Việt Nam
(giai đoạn 2001 - 2013)........................................................

Bảng 2.5

81

Sách tiếng Việt do TVQG Việt Nam tặng cho các thư viện
trong cả nước từ nguồn biếu tặng, quyên góp... (giai đoạn
2001 - 2013)………………………………………………

82

Bảng 2.6

Chuẩn nghiệp vụ đang áp dụng trong xử lý nguồn lực thông tin......

90

Bảng 2.7

Kinh phí bình quân của Thư viện Quốc gia Việt Nam
và thư viện cấp tỉnh .....................................................

Bảng 2.8

Tỷ lệ thu nhận ấn phẩm định kỳ lưu chiểu của Thư viện
Quốc gia Việt Nam từ năm 2001 đến 2013 ...................


Bảng 2.9

Bảng 2.11

119

Tỷ lệ thu nhận sách lưu chiểu của Thư viện Quốc gia
Việt Nam từ năm 2001 đến 2013 ...................................

Bảng 2.10

109

120

Số lượng cán bộ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và
thư viện cấp tỉnh.............................................................

121

Phần mềm ứng dụng của Hệ thống thư viện công cộng

123


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, dưới tác

động mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông, thế giới đã và đang
chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức mà ở đó
thông tin / tri thức có vai trò rất quan trọng, là nguồn lực, động lực phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời trực tiếp tạo ra của cải vất chất cho nền kinh tế
quốc dân. Quốc gia nào, dân tộc nào muốn phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc đều
cần xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin (NLTT) vững mạnh để hỗ trợ, thúc đẩy
các hoạt động khác sử dụng và tạo ra của cải vật chất / các nguồn thông tin có chất
lượng cao. Đặc biệt, thông tin / tri thức không bao giờ mất đi trong quá trình sử
dụng mà ngược lại nó còn tăng lên theo cấp số nhân nên đang được các nước phát
triển sử dụng để thay thế dần nguồn tài nguyên tự nhiên (nguồn tài nguyên càng sử
dụng càng cạn kiệt). Trong bối cảnh đó, hoạt động Thông tin – Thư viện (TT-TV)
với chức năng thu thập, xử lý, tổ chức, bảo quản... và tạo dựng các sản phẩm, tổ
chức các dịch vụ khai thác thông tin tiềm tàng trong xã hội có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tổ chức và cá nhân, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.
Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng lúc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa nhanh chóng đưa đất
nước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, vừa phải
hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế tri thức nhằm rút ngắn khoảng cách về
khoa học và công nghệ với các nước tiến tiến trong khu vực và trên thế giới. Để
thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định quốc sách
hàng đầu là phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Thực tế này đòi hỏi
các cơ quan TT-TV phải có NLTT đầy đủ, có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu
NDT. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá, trong đó có trao đổi, chia sẻ thông
tin với các thư viện, trung tâm thông tin nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh đất


7

nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, cũng như tiếp biến những giá trị văn

hoá quốc tế vào Việt Nam, nhất là sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) là việc làm cần thiết.
Trong mạng lưới các cơ quan TT–TV, Hệ thống thư viện công cộng (TVCC)
có đối tượng phục vụ đa dạng, phong phú bao gồm tất cả mọi người dân / cộng
đồng trong xã hội, do đó, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đa dạng về
nội dung và hình thức. Khác với NLTT chỉ mang tính chuyên sâu về một số lĩnh
vực trí thức nhất định của các thư viện chuyên ngành, đa ngành, NLTT của Hệ
thống TVCC Việt Nam mang tính đặc thù, bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực tri
thức, là di sản văn hoá thành văn của dân tộc, phản ánh lịch sử, giáo dục truyền
thống, lòng yêu quê hương, đất nước... giúp chúng ta hiểu rõ quá khứ, làm chủ hiện
tại và góp phần định hướng phát triển tương lai. Ngoài việc bao quát gần như toàn
bộ các lĩnh vực tri thức, NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn luôn phát triển.
Về cơ bản, NLTT đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng tin (NDT), là nền
tảng cho mọi hoạt động TT-TV, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin
và là tiền đề cho liên kết, hợp tác chia sẻ phát triển NLTT với các cơ quan TT-TV
khác trong và ngoài nước nhằm thoả mãn nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của
người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
Tuy nhiên, nhu cầu tin của NDT không phải bất biến mà ngày càng đa dạng,
phong phú và phát triển, đòi hỏi Hệ thống TVCC Việt Nam phải thường xuyên
nghiên cứu nắm rõ thực trạng, đề ra các giải pháp phát triển NLTT đảm bảo cả về
lượng và chất, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương và đất
nước. Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đang đứng trước vấn đề hết sức khó khăn
trong việc lựa chọn thông tin / tài liệu do mâu thuẫn không thể tự giải quyết giữa kinh
phí hoạt động được cấp còn eo hẹp và số lượng xuất bản phẩm khổng lồ trong và
ngoài nước ngày càng có xu hướng tăng nhanh hàng năm, đòi hỏi thư viện phải phát
triển NLTT phù hợp. Hơn nữa, sự tác động ngày càng mạnh mẽ của bối cảnh thế
giới đang chuyển dần sang xã hội thông tin và sự phát triển như vũ bão của CNTT



8

và truyền thông cũng như nhu cầu về thông tin / tài liệu phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng cao đã bộc lộ rõ NLTT của Hệ thống
TVCC Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Đó là, NLTT của hệ thống TVCC Việt
Nam chưa đủ mạnh, việc phối hợp, liên kết vẫn mang nặng tính hình thức, kém hiệu
quả, thiếu phương pháp, thiếu chính sách phát triển NLTT khoa học, nhất quán...
Do đó, việc khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước để có cơ sở khoa
học đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao không chỉ về chất mà cả
về lượng NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam có ý nghĩa cấp thiết không chỉ về lý
luận mà cả về thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về NLTT là một trong những vấn đề quan trọng luôn được các cơ
quan TT-TV, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Vì vậy, đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu về các khía cạnh, góc độ khác nhau của vấn đề này như: Khái
niệm NLTT; Khái niệm phát triển NLTT; Hình thức phát triển NLTT; Xây dựng thư
viện điện tử và nội dung số; Vấn đề bản quyền; Xu hướng hợp tác phát triển NLTT;
Công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC…
Về nguồn lực thông tin, có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một số
công trình tiêu biểu như: "Phát triển vốn tài liệu của thư viện và trung tâm thông tin"
(Developing library and information centre collection) của Evans G. Edward và
Margaret Zarnosky Saponaro [79]; "Pháp luật thông tin và quản lý thông tin"
(Information law and information management) của J.V. Knoppers [87]; "Chính
sách thông tin quốc gia và việc chia sẻ nguồn tài liệu" của Tiêu Hy Minh [54];
"Thuật ngữ chính thức" (Официальная терминология) [109] của Viện Hàn lâm
khoa học Nga.
Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đều đã xác định phạm vi,
nội dung và vai trò của NLTT. Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp cận, hiện có nhiều quan
điểm khác nhau về NLTT. Trong các công trình "Tân từ điển thuật ngữ và khái niệm
phương pháp luận" của Э. Г. Азимов và А. Н. Щукин [100]; "Chính sách thông



9

tin quốc gia và việc chia sẻ nguồn tài liệu" Tiêu Hy Minh [54], các tác giả đều cho
rằng NLTT tương đương với tiềm lực của hoạt động thông tin bao gồm cả nguồn tin
và các yếu tố khác tạo nên nguồn tin như: cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực. Còn
J.V. Knoppers, Evans G. Edward và Margaret Zarnosky Saponaro trong các công
trình "Pháp luật thông tin và quản lý thông tin" [87] ; "Phát triển vốn tài liệu của
thư viện và trung tâm thông tin" [79] lại coi NLTT là phần tiềm lực thông tin tương
đối phù hợp với nhu cầu tin của nhóm NDT nhất định, được tổ chức và kiểm soát
để có thể truy cập và chia sẻ dễ dàng.
Về phát triển nguồn lực thông tin, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
của các tác giả trong và ngoài nước như: luận án tiến sỹ “Xu hướng phát triển nguồn
lực thư viện của các khu vực liên bang trong bối cảnh biến đổi có hệ thống xã hội”
(Тенденции

развития библиотечных ресурсов федерального

округа в

контексте системных трансформаций социума) của. Л. Ю. Данилова [103];
“Những con đường hoàn thiện thành phần và việc sử dụng kho sách thư viện tỉnh của
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” của Phạm Văn Rính [41]; “Hướng tới
chia sẻ nguồn lực toàn cầu - Phát triển bộ sưu tập trong các trường đại học ở
Trung Quốc” (Toward worldwide resource sharing - Collection development in
China higher educational institutions) của Yafan Song [98]; “Phát triển thông tin để
trở thành nguồn lực” của Nguyễn Hữu Hùng [23] đã đề cập đến vấn đề phát triển
NLTT. Theo các tác giả, để phát triển NLTT hiệu quả, cần xác định rõ mục tiêu phát
triển NLTT trên cơ sở nắm vững đối tượng NDT và nhu cầu của họ, xác định nội

dung cần bổ sung, chia sẻ, loại hình tài liệu mà NDT mong muốn, tăng cường hợp
tác liên kết phát triển và chia sẻ NLTT... để nâng cao hiệu quả phát triển NLTT,
nhưng phát triển NLTT mang tính hệ thống lại ít được đề cấp.
.Về chính sách phát triển nguồn lực thông tin, tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu “Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và phát triển vốn tài liệu”
(Fundamentals of collection development and management) của Johnson Peggy
[84]; “Phát triển bộ sưu tập trong môi trường kỹ thuật số: Nhu cầu cấp thiết của
các tổ chức thông tin trong thế kỷ XXI” (Collection development in a digiital


10

environment : an imperative for information organizations in the twenty-first
century) của Barbara Susana Sanchez Vignau, Ileana Lourdes Presno Queada [96];
“Cẩm nang nghề thư viện” của Lê Văn Viết [59]; “Phương pháp luận xây dựng
chính sách phát triển nguồn tin” của Nguyễn Viết Nghĩa [34]; “Xây dựng chính
sách phát triển nguồn tài nguyên thông tin của thư viện đại học Việt Nam “ của
Bùi Loan Thùy [49].
Các tác giả đều coi chính sách là văn bản chính thức do lãnh đạo thư viện ban
hành, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng vốn tài liệu, các
nguồn tin, NLTT của thư viện. Chính sách phát triển NLTT / Vốn tài liệu / Nguồn
tin được coi là thước đo phản ánh hiệu quả và trình độ phát triển hoạt động TT-TV,
là công cụ để điều tiết hoạt động bổ sung, thanh lý tài liệu..., chủ động tạo động lực
phát triển nguồn tài nguyên TT-TV với định tính và định lượng rõ ràng, chứng minh
tầm nhìn xa của lãnh đạo thư viện, có lộ trình xác định đúng ưu tiên, những bước đi
và biện pháp thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, chính sách phát triển NLTT phù hợp với
Hệ thống TVCC còn ít được các tác giả quan tâm.
Về hình thức phát triển nguồn lực thông tin, các công trình “Consortium Hình thức có hiệu quả để bổ sung nguồn tin điện tử” [35]; “Một số vấn đề xung
quanh việc bổ sung tài liệu hiện nay” [36] của Nguyễn Viết Nghĩa đã đề xuất các
hình thức phát triển NLTT hiệu quả như “TOP DOWN” (Tập trung) và “BOTTOM

UP” (Phân tán) trên cơ sở tập hợp đông đảo thư viện tham gia cùng đóng góp kinh
phí và cùng truy cập tới các nguồn thông tin phong phú, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tin
của NDT. Nhưng do phụ thuộc nhiều vào sự bảo trợ, thủ tục quản lý tài chính, sự
nhiệt tình, tự nguyện của các thành viên... cần có những giải pháp khả thi để duy trì hoạt
động bền vững.
Về xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số, được thể hiện rõ
trong một số công trình nghiên cứu như: “Yếu tố kỹ thuật số trong các dịch vụ thông
tin thư viện” (The digital factor in library and information services) của G.E Gorman
[81]; “Lý thuyết thư viện 2.0: Web 2.0 và tác động của nó tới các thư viện” (Library


11

2.0 theory: Web 2.0 and its implications for libraries) của J.M Maness [90]; luận án
tiến sỹ “Hệ thống quản lý tự động nguồn lực thông tin của thư viện điện tử“
(Автоматизированная

система

управления

информационными

ресурсами

электронной библиотеки của А. А. Леонтьев) [107]; “Phát triển tài liệu số - Yếu tố
quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo cho các trường đại học ở Việt Nam” của
Trần Thị Quý [42].
Theo G.E Gorman [81], hiện đang có xu hướng tán dương thư viện điện tử, số
hóa tài liệu, nhưng tác giả cũng khẳng định thư viện truyền thống vẫn đồng hành

cùng thư viện điện tử. Còn J.M Maness [90], А. А. Леонтьев) [107], Trần Thị Quý
[42] lại quan tâm nhiều tới ứng dụng, điều hành Website trong thư viện điện tử, các
phương pháp, mô hình quản lý NLTT, các thuật toán và thủ tục thực hiện trong hệ
thống điều khiển tự động để xây dựng, vận hành thư viện điện tử hiệu quả cũng như
tầm quan trọng của việc phát triển thông tin số thông qua hoạt động số hóa tài liệu,
một xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản sinh, lưu giữ, tìm kiếm và
cung cấp thông tin theo hướng hiện đại… Quan điểm của các tác giả phù hợp với
việc xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số trong giai đoạn hiện nay,
nhưng xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số như thế nào cho đúng
hướng và tương xứng với cơ sở hạ tầng thông tin của Hệ thống TVCC còn ít được
các tác giả đề cập.
Về vấn đề bản quyền, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Quan
điểm của IFLA về vấn đề quyền tác giả trong môi trường điện tử” của IFLA [39];
“Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng các nguồn thông tin thực của thư
viện số” của Jiang Xiang Dong [29]; “Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên
số: Góc nhìn từ thư viện” của Phạm Trúc Trương Lương [31]... Theo IFLA [39],
Phạm Trúc Trương Lương [31] việc tổ chức lại tài liệu trong môi trường điện tử để
phục vụ lợi ích chung và các nhu cầu chính đáng như học tập, nghiên cứu của người
dân hoặc để phục vụ người khiếm thị, khiếm thính thì không nên coi là vi phạm các
nguyên tắc về quyền tác giả mà nên coi là cách tiếp cận hợp lý. Theo đó, Luật
Quyền tác giả không nên cản trở thư viện chuyển dạng tài liệu dưới hình thức điện


12

tử để dễ bảo quản, phục vụ và việc bảo vệ quyền tác giả khích lệ chứ không ngăn
cản việc sử dụng tài liệu và khả năng sáng tạo. Còn theo Jiang Xiang Dong [29] hiện
có nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về việc coi số hóa tài liệu như hành
vi “phiên dịch” vì tác phẩm bị chuyển từ ngôn ngữ của người thành ngôn ngữ đọc
máy, có quan điểm lại coi hành vi số hóa tác phẩm của các thư viện là hành vi phục

chế, do đó, việc bảo hộ bản quyền cần làm cho hành vi phục chế, vốn là hành vi có
thể tràn lan, được kiểm soát một cách hữu hiệu... Quan điểm của các tác giả về vấn đề
bản quyền cho thấy: i) Việc số hóa tài liệu, tổ chức lại tài liệu trong môi trường điện
tử của thư viện không vì mục đích lợi nhuận sẽ là hợp pháp. ii) Luật Bản quyền phải
khích lệ việc sử dụng tài liệu và hỗ trợ sự sáng tạo của cộng đồng. Tuy nhiên, tác giả
sẽ cân nhắc và xem xét lại tính pháp lý của việc coi số hóa tác phẩm là hành vi phục
chế, mà theo quan điểm của Jiang Xiang Dong là hợp pháp có phù hợp với luật pháp
của Việt Nam và thế giới trong việc bảo vệ quyền tác giả hay không.?
Về xu hướng hợp tác phát triển nguồn lực thông tin, có nhiều công trình
tiêu biểu như: “Sự sợ hãi và chán nản trong hợp tác phát triển bộ sưu tập” (Fear
and loathing in cooperative collection development) của Peter Collins [74]; “Mạng
thư viện ở Ấn Độ chia sẻ nguồn lực: Hiện trạng và triển vọng” (Library Networking
in India for Resources Sharing: Present Status and Prospects) của Debal C Kar,
Parha Bhattacharya, Subrata Deb [76]; “Tìn kiếm mô hình mới: Chia sẻ nguồn lực
thông tin ở Trung Quốc - Nghiên cứu so sánh” (In search of new model: Library
resource sharing in China - A comparative study) của Elaine Xiaofen Dong [78];
“Xây dựng siêu dữ liệu nguồn lực điện tử ở Nga: Vấn đề và triển vọng” (Creation of
the electronic resources Meta-database in Russia: problems and prospects) của N.
Kasparova và M. Shwartsman [86]; “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây
dựng và phát triển liên hợp thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn lực thông tin khoa
học và công nghệ” của Vũ Anh Tuấn [55]; “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin –
Yếu tố quan trọng để các cơ quan Thông tin – Thư viện Việt Nam phát triển bền vững”
của Trần Thị Quý [40].
Dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất: để hợp tác,
liên kết phát triển NLTT hiệu quả cần có chính sách cụ thể, quy định rõ trách nhiệm,


13

quyền lợi của các thành viên. Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy sự hợp tác,

liên kết phát triển NLTT đã và đang là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược, sẽ
luôn đồng hành cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của các cơ quan
thông tin, thư viện.
Về công tác phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện công
cộng Việt Nam, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu “Một số vấn đề thiết lập hình
thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam” [60] ; “Mô hình
tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt Nam” [62] của Lê
Văn Viết; “Số hoá tài liệu địa chí, xây dựng cấu trúc dữ liệu phục vụ tra cứu đa
phương tiện làm phong phú vốn tài liệu địa chí” của Nguyễn Huy [27]... Các tác giả
đã khẳng định Hệ thống TVCC Việt Nam xây dựng được NLTT phong phú, đa dạng
bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và các ngôn ngữ thông dụng
trên thế giới… với các loại hình tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, công tác phát triển
NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, đó là phần lớn thư
viện chưa có chính sách phát triển NLTT, sự hợp tác, phối hợp hoạt động phát triển
NLTT giữa các thư viện còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, cán bộ làm
công tác phát triển NLTT phần lớn đều kiêm nhiệm thêm một số công tác khác, kinh
phí bổ sung còn quá ít, việc ứng dụng CNTT chưa đồng đều, thống nhất gây khó
khăn trong việc khai thác, chia sẻ NLTT... nên công tác phát triển NLTT chưa đạt được
hiệu quả như mong muốn.
Nhìn vào tổng thể các công trình nghiên cứu về NLTT, có thể thấy: có khá
nhiều công trình đã được công bố và đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về
NLTT, phát triển NLTT, xây dựng thư viện điện tử và phát triển nội dung số, vấn đề
bản quyền trong môi trường số, xu hướng hợp tác phát triển, chia sẻ NLTT... Tuy
nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn thiện, chưa được đề cập cần được giải
quyết liên quan đến khái niệm NLTT, phát triển thư viện điện tử... Đặc biệt, chưa có
công trình nghiên cứu tổng thể nào về phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt
Nam. Tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trên để
xem xét, giải quyết, làm rõ các vấn đề liên quan đến đề tài luận án.



14

3. Giả thuyết khoa học
Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam hiện còn manh mún, tự
phát, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của NDT. Nếu lãnh đạo các cấp
nhận thức đúng tầm quan trọng của NLTT và tăng cường công tác quản lý; Xây
dựng được mô hình phát triển NLTT phù hợp; Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ
thuật nghiệp vụ; Coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu tin và các yếu tố đảm bảo phát
triển NLTT cả về lượng và chất; Tăng cường đầu tư kinh phí, quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm; Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ và đào tạo NDT thì chắc
chắn Hệ thống TVCC Việt Nam sẽ xây dựng được NLTT đủ mạnh, thống nhất,
liên thông không chỉ tại mỗi địa phương mà cả trên phạm vi toàn quốc, góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống, thỏa mãn tối đa nhu cầu NDT.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra luận chứng, cơ sỏ khoa học về lý luận và thực tiễn của phát triển
NLTT. Đề xuất giải pháp khả thi phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống TVCC
Việt Nam cả về lượng và chất. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị cho các
cấp có thẩm quyền tham khảo để quyết định kịp thời nhằm phát triển NLTT cho Hệ
thống TVCC Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển NLTT nói chung và cho Hệ thống
TVCC Việt Nam nói riêng.
- Nghiên cứu thực tiễn phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả phát triển NLTT của Hệ
thống TVCC Việt Nam.


15


5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 2001 tới nay (từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công
bố Pháp lệnh Thư viện vào ngày 11 tháng 01 năm 2001).
Phạm vi không gian: là toàn bộ Hệ thống TVCC Việt Nam trên cơ sở nghiên
cứu tại 9 mẫu thư viện cấp tỉnh và 18 mẫu thư viện cấp huyện. Đế đảm bảo tính đại
diện của mẫu về địa lý, tác giả chia đều 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền chọn
thư viện của 3 tỉnh:
- Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Tuyên Quang.
- Khu vực miền Trung- Tây Nguyên: Bình Định, Gia Lai, Hà Tĩnh.
- Khu vực miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng.
* Tại mỗi tỉnh/ thành phố đã xác định, tác giả chọn 2 thư viện cấp huyện và
cũng chú trọng đến tính đại diện của mẫu:
Thành phố Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm và Huyện Quốc Oai; Tỉnh Quảng
Ninh: Huyện Hải Hà và Thành phố Uông Bí; Tỉnh Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn
và Chiêm Hóa; Tỉnh Bình Đình: Huyện Hoài Nhơn và An Nhơn; Tỉnh Gia Lai:
Huyện Đắc Đoa và Chư Sê; Tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà và Can Lộc; Thành
phố Hồ Chí Minh: Quận 5 và Huyện Hóc Môn; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện
Châu Đức và Thành phố Vũng Tàu; Tỉnh Sóc Trăng: Huyện Mỹ Xuyên và Long Phú.
Thư viện cấp tỉnh và cấp huyện tại 3 khu vực được chọn là đại diện cho các
vùng miền trong toàn quốc. Ngoài tính vùng miền, các mẫu chọn trên còn đại diện
cho các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, miền biển, đồng bằng có điều kiện
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hóa
cũng như mức độ đầu tư, tổ chức hoạt động thư viện...khác nhau.


16


Thư viện cấp xã không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án, dù vẫn là
một bộ phận của hệ thống, do đại đa số không hội đủ các yếu tố cấu thành thư viện.
Đặc biệt, không được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, không có trụ sở cố định
và không có cán bộ thư viện theo đúng nghĩa… nên gần như chưa thể / không thể
hoạt động và phát triển bình thường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử: nghiên cứu phát triển NLTT đảm bảo tính khách quan,
phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Đồng thời, nắm vững quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước về công tác TT-TV nói chung và phát triển NLTT nói riêng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhằm có một cái nhìn tổng thể về những
vấn đề liên quan đến việc phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam đặt trong
bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
+ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Tác giả đã tiến hành
thu thập các tài liệu, dữ liệu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.
Đồng thời, tiến hành đọc, nghiên cứu để phân tích và tổng hợp những thông tin cần
thiết cho luận án.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để đảm bảo có thông tin đầy đủ
nhất, tác gải đã chuẩn bị hai bảng hỏi. Một bảng hỏi dành cho cán bộ thư viện (bao
gồm cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác phát triển NLTT).


17

Một bảng hỏi dành cho người dùng tin. Đối với người dùng tin, ngoài vấn đề chú
trọng đến địa bàn, tác giả còn chú trọng đến tiêu chí nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi.

Tác giả đã phát ra 567 phiếu và tổng số phiếu thu lại được 551 phiếu (đạt tỷ lệ 97,2
%). Đối với cán bộ thư viện và các chuyên gia, tác giả đã tiến hành phát 22 phiếu và
thu về được 22 phiếu (đạt tỷ lệ 100%).
Phương thức phát phiếu và thu về theo các kênh như bưu điện, qua email và
trực tiếp. Sau khi thu thập thông tin từ các bảng hỏi, tác giả phân loại thành hai
dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin được xử lý để xây
dựng luận cứ phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học. Tác
giả đã sử dụng hai phương pháp xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính: để nghiên cứu về hành vi, sự kiện,
chức năng tổ chức, phản ứng… nhằm xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả
thuyết từ những sự kiện rời rạc thu thập đuợc, đồng thời, đưa ra những phán đoán
về bản chất, logic của sự kiện trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: tác giả sử dụng phương
pháp thống kê toán thông qua phần mềm xã hội học SPSS để xác định xu hướng,
diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được nhằm đưa ra các con số cụ thể theo tỷ lệ
phần trăm, được trình bày dưới dạng bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị; phân tích chỉ
số trung bình.
+ Phương pháp chuyên gia: nhằm thu thập các ý kiến / thông tin của các nhà
quản lý, chuyên gia có trình độ chuyên sâu trong nghiên cứu và kinh nghiệm trong
hoạt động thực tiễn của ngành TT-TV nói chung và phát triển NLTT cho Hệ thống
TVCC Việt Nam nói riêng để có cơ sở trong việc đánh giá, lựa chọn các giải pháp
phù hợp, mang tính khách quan, khoa học cho vấn đề đang nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê số liệu
Tác giả dùng phương pháp thống kê thông qua sử dụng phần mềm SPSS.
Phương pháp này giúp lựa chọn, ghi chép các dữ liệu nghiên cứu liên quan có hệ


18

thống và chính xác. Từ kết quả thu được, tác giả đã thống kê phân nhóm, xử lý phân

tích và so sánh đa chiều kết quả để nắm được thực trạng công tác phát triển NLTT
của Hệ thống TVCC Việt Nam.
+ Phương pháp so sánh
Giúp tác giả biết được điểm mạnh, điểm yếu về phát triển NLTT của Hệ
thống TVCC Việt Nam so với các thư viện, cơ quan thông tin trong và ngoài nước,
từ đó nhận diện được NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án "Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện
công cộng Việt Nam" được triển khai sẽ góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ lý luận
về phát triển NLTT nói chung và lý luận về phát triển NLTT của Hệ thống TVCC
Việt Nam nói riêng trong bối cảnh CNTT và viễn thông phát triển mạnh mẽ cũng
như Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước,
các nhà hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của ngành thư
viện và Hệ thống TVCC Việt Nam có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định khả
thi nhằm phát triển NLTT một cách hiệu quả, góp phần thỏa mãn tối đa nhu cầu
thông tin của NDT.
- Kết quả của luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người
làm công tác nghiên cứu, cán bộ giảng viên trong các cơ sở đào tạo ngành thư viện
ở Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phát triển NLTT nói
riêng và hoạt động TT-TV nói chung.


19

8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình của tác giả,
tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin của hệ
thống thư viện công cộng Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện
công cộng Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin
của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam


20

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại cũng đồng thời bước vào giai đoạn mới của
sự phát triển xã hội, đó là xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức là chủ đạo. Trong
xã hội thông tin, tri thức hay thông tin có giá trị cao là động lực, nguồn lực của mọi
sự phát triển xã hội. Vì vậy, tổ chức nào, cá nhân nào nắm được thông tin sẽ chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh. Vậy thông tin (Information) là gì?. Hiện còn nhiều quan
niệm khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận. Cho dù cách tiếp cận rất đa dạng, nhưng
các nhà thông tin học trên thế giới đã quy về bốn cách cơ bản: theo nghĩa hiểu thông
thường; theo quan điểm của lý thuyết thông tin; theo quan điểm triết học và theo quan
điểm của đời sống xã hội...
Theo nghĩa hiểu thông thường, người ta cho rằng thông tin là nội dung của
mọi thông điệp giao tiếp. Điều này thể hiện trước hết trong Từ điển Bách khoa toàn
thư của Liên xô (cũ): “thông tin là tin tức được truyền từ người này qua người khác
bằng lời nói, chữ viết hay bằng một phương tiện nào đó” [111, tr. 323]. Tương tự,
trong Từ điển giải nghĩa thuật ngữ viễn thông Anh – Việt, thông tin là “tin tức cần

truyền đạt (cho dù tạm thời chưa truyền đạt) mà con người gán cho một thực thể
(động tác, cờ hiệu, số liệu, chữ viết...) bằng cách biểu thị chúng theo tập quán hoặc
theo quy ước mà khi truyền đi, người gửi, người nhận cùng hiểu một cách giống
nhau. Từ dùng một dữ liệu, những người nhận khác nhau có thể thu được thông tin
khác nhau, tùy theo tri thức và quá khứ của người đó" [56, tr. 226].
Theo quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin chính là lượng đo trật tự
nhân tạo chống lại sự hỗn độn của thế giới tự nhiên. Sự vật, hiện tượng nào con người


21

chưa khám phá được, chưa nghiên cứu được bản chất, quy luật vận động và phát triển
của chúng thì không phải là thông tin. Do vậy, tăng lượng tin tức/ sự hiểu biết về một
vật / sự vật nào đó chính là giảm đi độ chưa biết về nó.
Theo quan điểm Triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới
vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, …Con người sở dĩ nhận biết và phân biệt được
vật này với vật khác, hiện tượng này với hiện tượng khác hay nói cách khác là nhận
thức được thế giới khách quan là nhờ vào các giác quan tiếp nhận được các dữ liệu và
nhờ bộ não xử lý sắp xếp lại các dữ liệu có tổ chức, có ý nghĩa thì đó là thông tin.
Tiếp cận hiểu theo quan điểm của đời sống thực tiễn, các nhà khoa học cho
rằng thông tin không ngừng được gia tăng cùng với nhu cầu ngày càng tăng của con
người trong hoạt động sản xuất và đời sống. Với cách tiếp cận này, Từ điển giải
nghĩa thư viện học và tin học của Hiệp hội thư viện Mỹ lại cho rằng "thông tin là tất
cả những ý tưởng, những sự kiện và những công việc của trí óc tưởng tượng ra, đã
được truyền đạt, ghi nhận, ấn loát và phát hành một cách chính thức hay không
chính thức dưới bất kỳ hình thức nào" [69, tr. 105]... Ở Việt Nam, PGS.TS.Nguyễn
Hữu Hùng cho rằng “thông tin là kết quả của sự biến đổi thông qua sự phân tích, tổng
hợp và đánh giá dựa trên những dữ liệu có được để đưa ra các quyết định cần thiết”
và “thông tin có thể ở dạng viết, nói, hình ảnh, cảm nhận bằng các giác quan của con
người” [24. tr.323]. Trong tác phẩm “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan

thông tin” của TS. Phạm Văn Rính và TS..Nguyễn Viết Nghĩa thì “thông tin là cái
giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng” [45, tr.15], “Thông tin là bản
chất vốn có của tài liệu, nói đến tài liệu ta không thể không nói đến thông tin”[45,
tr.14]. Theo PGS. TS. Đoàn Phan Tân, "Thông tin thường được thu thập từ bạn bè,
chuyên gia, ấn phẩm, băng từ, phích mục lục, thư mục in ấn, cơ sở dữ liệu... hoặc là
tập hợp các dữ liệu làm tăng thêm sự hiểu biết về một vấn đề nào đó" [47, tr.9]. Còn
TS. Lê Văn Viết lại khẳng định "thông tin là tin tức, số liệu, dữ kiện, khái niệm, tri
thức giúp tạo nên sự hiểu biết của con người về một đối tượng, hiện tượng, vấn đề
nào đó. Các thông tin này được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau mà những
người làm công tác thư viện vẫn quen gọi là tài liệu" [59, tr.8].


22

Trên cơ sở kế thừa tri thức đã nghiên cứu được của các nhà khoa học đi trước,
tác giả cho rằng thông tin chính là tri thức của nhân loại đã tích lũy được thông qua
các hoạt động của mình. Hay nói cách khác thông tin là sự hiểu biết của con người về
bản chất / thuộc tính của các sự vật và hiện tượng; các quy luật vận động và phát triển
của tự nhiên và xã hội. Thông tin được biểu hiện dưới các dạng nói, chữ viết, hình
ảnh, số liệu, biểu đồ, …được lưu giữ trên các dạng vật chất khác nhau.
Khái niệm Nguồn lực thông tin (Information resources) cũng là một trong
những khái niệm mà nội hàm của nó đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau tùy
thuộc vào cách tiếp cận khác nhau. Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên
hiệp quốc (UNESCO) cho rằng: "Nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thể hiện
dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo
quy ước và không quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến
thức của tổ chức và ngành công nghiệp thông tin" [14, tr. 5]. Theo Tân từ điển
Thuật ngữ và Khái niệm của Э. Г. Азимов và А. Н. Щукин “NLTT là tập hợp các
nguồn lực trí tuệ liên quan đến việc trao đổi thông tin, bao gồm cả máy tính hỗ trợ”
[100, tr. 102]. Trong công trình ‘Thuật ngữ chính thức’ của Viện Hàn lâm Khoa học

Nga “NLTT là tài liệu và các tập tài liệu, dữ liệu riêng biệt trong hệ thống thông tin
(thư viện, lưu trữ, kho, ngân hàng dữ liệu)” [109, tr.72]. Theo Viện sỹ thông tấn Viện
Hàn lâm khoa học Nga Антопольский А.Б.và GS. TS. Попов И.И, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia Liên bang Nga khẳng định “NLTT là một
dạng sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cấu trúc
được kiểm soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng”. [101], [110]. Còn
theo TS. J.V. Knoppers, Phó chủ tịch Ủy ban quản lý các dịch vụ thông tin ở
Ottawa, Canađa: "NLTT là một phần của sản phẩm trí tuệ, sản phẩm lao động khoa
học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát,
được ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. NLTT phải được cấu trúc, tổ chức lại
giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau" [87,
tr. 64]. Còn nhà thư viện học Evans G. Edward và Margaret Zarnosky Saponaro,
Đại học Connecticut của Mỹ lại cho rằng "NLTT là tập hợp của các loại hình tài


23

liệu, bao gồm cả những đĩa CD-ROM có liên kết tới các trang web mà NDT có thể
dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ như lỗi thời của những kỷ nguyên trước
đây thông qua Google" [79, tr. 49]... Nhà nghiên cứu Tiêu Hy Minh (Học viện Thông
tin- Thư viện, Đại học Vũ Hán, Trung Quốc) lại cho rằng “NLTT là những thủ tục,
các phương tiện lưu trữ, nguồn tài nguyên thông tin được tổ chức và có thể khai
thác thông qua các điểm truy cập thông tin” [54, tr. 23- 29]. Các nhà Thư viện học
như F. Voroixki, N.L. Khakhaleva, TS. L. Danhilova, TS. I.A. Phalaeva, TS. L.G.
Ponomareva... coi NLTT chính là nguồn lực thư viện hoặc NLTT - Thư viện.
Ở Việt Nam, theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa, NLTT và vốn tài liệu là một.
Quan điểm này được thể hiện qua khẳng định “chính sách phát triển NLTT là một
tài liệu thành văn, một công bố chính thức được ban hành bởi lãnh đạo của một thư
viện hay cơ quan thông tin, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây
dựng vốn tài liệu của cơ quan” [34, tr. 12]... Theo TS. Lê Văn Viết “NLTT là tổ

hợp các tài liệu phản ánh những kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn của con người” [61, tr. 164 ]. Theo PGS. TS. Trần Thị Quý
"NLTT là các loại hình thông tin đã được lưu giữ trên các dạng vật chất khác nhau
thuộc sở hữu của mỗi tổ chức. NLTT này phù hợp với nhu cầu tin của một nhóm
NDT nhất định sau khi đã được lựa chọn, thu thập, xử lý, lưu giữ và tổ chức dưới
các hình thức khác nhau để có thể tra cứu, truyền tải thông tin tới người dùng một
cách hiệu quả thông qua sự tác động của mọi nguồn lực khác nưã trong tổ chức đó".
Còn TS Nguyễn Hồng Sinh lại coi “NLTT chính là nguồn tài nguyên thông tin”...
Trong nghiên cứu về chính sách phát triển NLTT, TS. Lê Văn Viết cho rằng “NLTT
và vốn tài liệu là tương đồng, chỉ khác nhau ở thành phần, bộ máy tra cứu và nơi
lưu trữ, vì chính sách phát triển NLTT "Là việc xác định những nguyên tắc, phạm
vi, tiêu chuẩn bổ sung của thư viện nào đó" [59, tr. 122].
Tuy có một số khác biệt nhưng xét cho cùng, những quan điểm trên đều coi
NLTT là thông tin / tri thức được ghi lại, cố định lại thông qua một hệ thống dấu
hiệu và được lưu trữ, bảo quản trên những dạng vật chất có đặc tính vật lý khác
nhau như: sách, báo in ấn hoặc tài liệu điện tử,... được tổ chức theo một cấu trúc


×