HORMON VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CHỦ YẾU
CỦA HORMON
I.Đại cương về Hocmon.
I.1. Khái niệm về Hocmon.
I.1.1. Khái niệm:
- Hormon là các chất hóa học do một hay một nhóm các tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào
máu rồi được máu đưa đến các tế bào hay các mô trong cơ thể để gây ra các tác dụng sinh lý ở đó
I.1.2. Phân loại:
- Hormon bao gồm hai loại: Hormon cục bộ (local hormones) và hormon toàn thân (general
hormones).
* Một số hormon cục bộ( Những hormon này phát huy tác dụng mang tính cục bộ). như
acetylcholine do đầu mút các thần kinh phó giao cảm hay thần kinh xương tiết ra; secretin
do các tế bào thành tá tràng được vận chuyển vào máu đến tuyến tụy và làm tăng quá
trình tiết dịch tụy; cholecystokinin tiết từ ruột non và được vận chuyển vào túi mật làm co
túi mật và đến tuyến tụy gây tăng tiết enzyme và nhiều hormon khác.
* Hormon toàn thân
Được tiết ra từ các tuyến nội tiết và chuyển vào máu để đi khắp cơ thể. Một số ít các hormon toàn
thân có tác động đến tất cả hay phần lớn các tế bào của cơ thể: ví dụ hormon sinh trưởng từ thùy
trước tuyến yên làm tăng quá trình phát triển của hầu hết các bộ phận. - Hormon miền tủy tuyến
trên thận (hay còn gọi là tuyến thượng thận) bao gồm epinephrine và norepinephrine được tiết ra
đáp ứng với các kích thích thần kinh giao cảm. Những hormon này được vận chuyển vào máu đến
tất cả các phần của cơ thể và gây ra các đáp ứng khác nhau; đặc biệt chúng làm co mạch máu dẫn
đến tăng huyết áp động mạch.
- Renin tiết ra từ thận khi huyết áp tăng; anginotensin II trong máu được tạo ra khi renin tác dụng
với các protein huyết tương và cũng được coi là các hormon toàn thân.
Hormon tuyến giáp làm tăng cường các phản ứng hóa học xảy ra trong hầu hết các tế bào.
Những hormon khác, tuy nhiên, chỉ ảnh hưởng đến các mô đặc hiệu được gọi là các mô đích
(target tissues) bởi vì chỉ các mô này mới có các cơ quan thụ cảm đặc hiệu
Ví dụ adrenocorticotropin từ thùy trước tuyến yên có tác dụng làm tăng quá trình tiết hormon miền vỏ
thượng thận; các hormon buồng trứng có tác dụng đặc hiệu đến cơ quan sinh dục nữ cũng như làm thay đổi
các đặc điểm sinh dục cấp 2 của cơ thể nữ.
1
I.2. Đặc tính sinh học của Hocmon.
- Liều lượng của Hormon trong cơ thể rất ít nhưng có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hormon không đặc trưng cho loài.Ví dụ Hormon của nhau thai ở người( HCG) lại có tác dụng đến
sự sinh tinh trùng của ếch.
- Mỗi loại Hormon chỉ tác dụng lên một cơ quan, một chức năng xác định, ví dụ hormon FSH của
tuyến yên chỉ có tác dụng lên bao noãn.INsulin của tuyến tuỵ chỉ có tác dụng làm giảm lượng
đường trong máu..Cơ quan để nhận các tác động của Hormon được gọi là cơ quan đích hay mục
tiêu.Ở mỗi cơ quan đích có một chất thụ cảm đặc hiệu( các receptors) có tác dụng kết hợp với các
hormon tương ứng dẫn đến các biến đổi của tế bào và mô bào. Với những Hormon bài tiết ra bình
thường, nhưng cơ quan đích không có khả năng tiếp nhận, thì sẽ không gây ra được tác dụng của
nó.Ví dụ Hormon Estrogen do buồng trứng bài tiểta theo mấu đi khắp cơ thể động vật cái, nhưng
chỉ có niêm mạc tử cung tiếp nhận do ở đó có chất thụ cảm đặc hiệu với Estrogen.
- Các Hormon trong cơ thể thường có tác dụng qua lại với nhau, do đó hoạt động của các tuyến nội
tiết luôn được điều hoà bài tiết một cách hài hoà nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch trong cơ thể..
I. 3. Cấu tạo hoá học của Hocmon.
Các Hormon trong cơ thể rất đa dạng về mặt cấu trúc hoá học và có nguồn gốc rất khác nhau.[2]
Căn cứ vào bản chất hoá học của chúng mà chia ra các loại sau:
I.3.1: Nhóm các Hormon có bản chất là Protein.
Trong nhóm này tuỳ theo cấu trúc mà chia ra:
+ Các Hormon là các aa: Adrenalin, Noradrenalin.do miền tuỷ tuyến trên thận và các sợi
thần kinh giao cảm tiết ra. Chúng là những aa tạo thành do khử nhóm cacboxyl của Tiroxin.
HO
CH-CH2- NH2
HO
Adenozinmetionin
2
HO
HO
CH-CH2- NH- CH3
HO
+ Các Hormon là các chuỗi peptit dài ngắn khác nhau
* Hormon là các chuỗi peptid ngắn như:Oxytoxin, Vazopressin do các tế bào thần
kinh của vùng dưới đồi tiết ra và tích tụ ở thuỳ sau tuyến yên. Chúng đều là những peptid
ngắn gồm 9aa.
H- Xis- Tir- Ilơ- Gln- Axn- Xis- Prp- Lơ- Gli- NH2
S
S
Oxytoxin.
H- Xis- Tir- Fen- Gln- Axn- Xis- Prp- Acg- Gli- NH2
S
S
Vazopressin
* Hormon là các chuỗi peptid dài như: Insulin của tuyến tuỵ có 2 mạch gồm 51aa.( 1
mạch có 21 aa, 1 mạch có 30 aa. Liên kết với nhau nhờ các cầu nối đisunfit( S-S). Glucagon cũng
do tuyến tuỵ bài tiết ra và gồm có 29 aa.
+ Các Hormon là các Protit.Hormon sinh trưởng ( STH) của tuyến yên có 191 aa.
I.3.2 : Nhóm các Hormon có bản chất là Lipid.
Nhóm này còn có tên gọi là các Steroit như: Hormon của miền vỏ tuyến trên thận( Cortison)
hormon Testosteron của dịch hoàn và Hormon Estrogen của buồng trứng.Với các steroid hormone
của vỏ thượng thượng thận, buồng trứng và dịch hoàn, các tế bào tiết chứa một lượng rất nhỏ
hormon nhưng chứa một lượng lớn tiền chất của hormon đặc biệt là cholesterol và các chất trung
gian trong quá trình biến đổi từ cholesterol thành các hormon. Khi có kích thích đặc hiệu, những
enzyme trong các tế bào này có thể xúc tác cho quá trình tạo hormon trong khoảng thời gian ngắn
(tính bằng phút).
3
II. Tác dụng sinh lý chủ yếu và cơ chế tác động chủ yếu của Hocmon.
II.1. Tác dụng sinh lý của Homon.
II.1.1: Các Horrmon tham gia vào sự điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Ví dụ Hormon kích thích sự sinh trưởng STH, Hormon kích thích tuyến giáp TSH, Hormon Troxin
của tuyến giáp…
+ Tác dụng sinh lý chủ yếu của STH: Kích thích sự tăng trưởng nói chung của cơ thể,làm
tăng kích thước của các tế bào, làm tăng khối lượng của cơ thể.Kích thích mô sụn và xương phát
triển theo 2 cơ chế: cơ chế làm xương dài ra( làm phát triển sụn ở đầu xương dài) và cơ chế làm
đầy xương.
+ Tác dụng sinh lý chủ yếu của TSH: Làm tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp, làm
tăng sự phát triển hệ mao mạch của tuyến giáp,tăng hoạt động bơm iottăng khả năng thu nhận
iot của tế bào.
II.1.2:Các Hormon tham gia vào sự điều tiết quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng
của cơ thể
Quá trình chuyển hoá, dự trữ, sử dụng ,biến đổi các vật chất và năng lượng trong cơ thể là phụ
thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều vào tác dụng của các Hormon như: Hormon STH của tuyến yên,
Hormon Tyroxin của tuyến giáp, Hormon insulin và Glucagon của tuyến tuỵ
+ Tác dụng của Hormon Tyroxin của tuyến giáp:
-Làm tăng sự chuyển hoá hầu hết các mô của cơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hoá
học,tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể,
- Làm tăng số lượng và kích thước của các ty thể tăng sự tổng hợp ATP để cung cấp
năng lượng.
- Tăng sự vận chuyển các ion qua tế bào.
- Tác dụng lên sự chuyển hoá Protein: tăng tổng hợp và thoái hoá
protein.
- Tác dụng lên sự chuyển hoá Gluxit, lipid : tăng cường phân giải Glycogen,tạo đường
mới, tăng hấp thụ đường ở ruột non..
+ Tác dụng của Insulin tuyến tuỵ:
-Tác dụng lên sự chuyển hoá gluxit,tăng thoái hoá glucozơ ở cơ, tăng dự trữ Glycogen
ở cơ, tăng thu thập,dự trữ và sử dụng glucozơ ở gan.
4
- Tác dụng lên quá trình chuyển hoá Lipid và Protein: Tăng tổng hợp acid béo và vận
chuyển đến các mô mỡ, làm tăng sự tổng hợp Triglixerit từ axit béo để dự trữ lipit ở mô mỡ, vận
chuyển tích cực nhiều axit amin vào trong tế bào, tăng sự dịch mã m_ARN, ức chế sự thoái hóa của
prôtêin làm giảm tốc độ giải phóng axit amin ra khỏi tế bào.
+ Tác dụng của Glucagon:
- Phân giải Glycogen ở gan, cơ và làm tăng sự tạo thành các đường mới ở gan tăng
nồng độ Glucozo trong máu
- Tăng phân giải lipit ở các mô lipit dự trữ: glucagon có tác dụng hoạt hóa enzim
lipaza ở mô lipit dự trữ. Do đó làm tăng sự phân giải lipit thành axit béo để tạo ra năng lượng
II.1.3:Các hormon tham gia vào sự điều bài tiết, cân bằng bài tiết của nội môi dịch thể trong
cơ thể. Ví dụ: hormon Vasopressin (ADH) và hormon ACTH của tuyến yên…
+ Tác dụng của hormon ADH
- Bài tiết nước tiểu: làm giảm sự bài tiết nước tiểu, làm sự bài tái hấp thu nước ở ống lượn
xa và ống góp
- Với nồng độ ADH có tác dụng làm co các tiểu động mạch ở toàn thân do vậy làm tăng
huyết áp của cơ thể
+ Tác dụng của hormon ACTH
-
Tác dụng lên cấu trúc miền vỏ của tuyến thượng thận: tăng sinh số lượng tế bào lớp vỏ
và lưới là những tế bào bài tiết cortisol và androgen.
-
Tác dụng lên chức năng miền vỏ của tuyến thượng thận: điều hòa sự bài tiết hormon
của miền vỏ do sự hoạt hóa enzim prôtein kinaza A
II.1.4:Các hormon tham gia vào sự điều tiết thích nghi của cơ thể với môi trường. Ví dụ:
hormon Tiroxin của tuyến giáp, Adrenalin và Noradrenalin của miền tuỷ tuyến thượng thận…
+ Tác dụng của hormon Adrenalin
- Tác dụng lên cơ tim: làm cho tim đập nhanh hơn và tăng lực co bóp của cơ tim.
- Tác dụng lên mạch máu : làm co mạch ở dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận,
…
- Tác dụng lên các cơ trơn khác: giãn cơ trơn ruột non, tử cung, phế quản và bàng quang,…
- Tác dụng lên chuyển hóa: làm tăng sự chuyển hóa toàn cơ thể
- Tác dụng lên sự phân giải: làm tăng sự phân giải glycogen thành glucozo ở gan và cơ để
giải phóng vào máu
5
+ Tác dụng của Noradrenalin
- Nhìn chung tác dụng sinh lý của hormon Noradrenalin là cơ bản giống với Adrenalin
nhưng tác dụng lên hệ mạch máu thì mạnh hơn, làm tăng huyết áp tối đa và tối thiểu. Tác dụng lên
cơ tim, cơ trơn và đặc biệt lên sự chuyển hóa yếu hơn Adrenalin.
- Điều hòa bài tiết hormon miền tuỷ
Adrenalin
Noradrenalin
Hình 7: Cấu tạo Adrenalin và noradrenalin
II.1.5: Các hormon tham gia vào sự điều tiết các quá trình sinh sản ở động vật và con người.
Ví dụ: hormon sinh dục đực testosteron, hormon sinh dục cái estrogen, progesteron,…
+ Tác dụng của hormon sinh dục đực
- Có chức năng quan trọng biệt hóa giới tính ở thời kỳ còn là bào thai hay ở con vật sơ sinh như loài
gặm nhấm,
- Duy trì và kích thích sự phát triển cơ quan sinh dục đực và các tuyến sinh dục phụ.
- Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát của giống đực
- Tham gia vào các quá trình chuyển hóa các chất, tăng đồng hóa, làm phát triển cơ thể, sự tăng
tổng hợp protein, tăng dị hóa lipit,…
- Kích thích thần kinh hưng phấn, gây ra các phản xạ về sinh dục giống đực
6
+Tác dụng của hormon sinh dục cái:
- Estrogen do các tế bào hạt trong các mô của bao noãn bài tiết ra gồm có 3 loại : estradiol,
estriol và estron. Tác dụng mạnh nhất là estradiol, tác dụng chính của hormon estrogen: gây ra hiện
tượng động dục do hưng phấn vỏ não phát triển của cơ quan sinh dục và các đặc tính sinh dục thứ
cấp ở động vật cái và phụ nữ. Bắt đầu ở tuổi dậy thì hormon estrogen đã có tác dụng thúc đẩy trứng
phát triển, thành thục, chín và rụng trứng.
- Làm tăng sinh các tế bào niêm mạc ở âm đạo, tăng sinh tế bào tử cung và ống dẫn trứng.
Lí do chính là tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein.
- Làm cho hệ thống ống dẫn của tuyến vú phát triển.
- Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ
- Với cơ trơn của tử cung: làm tăng điện thế tế bào của cơ trơn, tăng tổng hợp protein trong
co cơ, nên trong thời kỳ động dục ống dẫn trứng tăng cường các nhu động để tạo điều kiện cho tinh
trùng di động nhanh hơn,….
- Tăng sự tổng hợp protein va lipid
- Kích thích tuyến yên bài tiết ra hormon LH và prolactin
+Tác dụng của hormon Progesteron
- Kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo,…. Và lưới mao mạch ở
tử cung để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để đón hợp tử về làm tổ và phát triển của thai nhi.
- Là hormon các tác dụng để trợ thai rất quan trọng, làm cho nhau thai phát triển và duy trì
sự phát triển của thai cho tới khi đẻ ra.
- Làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với hormon oxytoxin. Do vậy đã ức chế
được sự co bóp của cơ trơn tử cung, làm cho tử cung yên tĩnh khi có thai, tránh được xảy thai và đẻ
non.
- Kích thích sự phát triển của tế bào tuyến vú và hình thái của xoang tiết, ức chế sự sản
sinh ra hormon FSH và hormon LH của tuyến yên, do vậy đã ức chế quá trình phát triển của bao
noãn. Vì vậy động vật cái không động dục và không thải trứng nữa,….
II.1.6: Tác dụng sinh lý của hormon nhau thai :Các hormon do rau thai bài tiết
* HCG (Human chorionic gonadotropin)
- Do các tế bào lá nuôi bài tiết vào máu mẹ. Hormon này xuất hiện vào khoảng ngày thứ 8 – 9
kể từ khi thụ tinh tức là ngay sau khi trứng đã thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung. Sau đó nồng độ
tăng dần, cao nhất vào tuần thú 10 – 12 và từ tuần thứ 16 – 20 nồng độ giảm dần xuống mức rất
7
thấp. Bản chất hoá học của HCG là glycoprotein có trọng lượng phân tử 39000. Cấu trúc và chức
năng rất giống LH của tuyến yên.
- Tác dụng:
+ Ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối chu kì kinh nguyệt.
+ Kích thích hoàng thể bài tiết một lượng lớn estrogen và progesteron. Hai hormon này tiếp
tục có tác dụng phát triển niêm mạc tử cung và kích thích bài tiết niêm dịch để dự trữ một lượng lớn
chất dinh dưỡng cho phôi phát triển ngay sau khi trứng gắn vào niêm mạc tử cung.
+ Kích thích các tế bào Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết hormon testosteron. Lượng
testosteron này có tác dụng phát triển các cơ quan sinh dục đực và gần cuối thời kì có thai có tác
dụng di chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu
* Estrogen
- Do các tế bào lá nuôi bài tiết
- Tác dụng:
+ Tăng tổng hợp protein.
+ Tăng tuần hoàn.
+ Tăng kích thước và trọng lượng cơ tử cung.
+ Phát triển ống tuyến vú, mô đệm.
+ Phát triển đường sinh dục ngoài: Giãn và làm mềm thành âm đạo, mở rộng lỗ âm đạo.
+ Giãn khớp mu, giãn dây chằng làm cho thai dễ sổ khi đẻ.
+ Tăng tốc độ sinh sản tế bào ở các mô của thai.
Tất cả những tác dụng trên có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển thai và tạo điều kiện dễ
dàng cho sự sổ thai
* Progesteron
- Do hoàng thể trong thời kì đầu có thai và do tế bào lá nuôi bài tiết.
- Tác dụng: làm cho quá trình có thai xảy ra bình thường.
+ Gây hiện tượng màng rụng và phát triển niêm mạc tử cung chuẩn bị cho việc làm tổ của
trứng đã thụ tinh và nuôi phôi trong hai tuần đầu.
+ Giảm co bóp cơ tử cung để giữ thai.
+ Tăng bài tiết dịch ở ống dẫn trứng để hướng trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung
và nuôi dưỡng trứng trong thời gian di chuyển từ vòi trứng vào tử cung.
+ Tăng bài tiết dịch ở niêm mạc tử cung ngay từ khi trứng chưa di chuyển đến buồng tử cung
để dự trữ chất dinh dưỡng cho phôi.
+ Tham gia vào quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh.
Do các tác dụng trên nên progesteron thường được gọi là hormon dưỡng thai. Vì lý do nào đó
nồng độ progesteron bài tiết ít trong thời kì có thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, nhiều
trường hợp dẫn đến xảy thai
* HCS (Human chorionic somatomamotropin)
8
- Là một hormon có bản chất hoá học là protein với trọng lượng phân tử khoảng 38000, được
bài tiết từ tuần thứ 5, nồng độ tăng dần tỷ lệ với trọng lượng rau. Lượng hormon này nhiều gấp
nhiều lần so với tổng lượng các hormon khác gộp lại.
- Tác dụng:
+ Trên một số động vật cấp thấp, HCS tham gia phát triển tuyến vú và trong một số trường
hợp còn gây bài tiết sữa. Chính vì tác dụng này mà lúc mới tìm ra hormon này người ta đặt tên cho
nó là “ yếu tố bài tiết sữa do rau thai bài tiết”. Người ta cho rằng nó có tác dụng giống prolactin.
Tuy nhiên trên người HCS không gây bài tiết sữa.
+ Có tác dụng giống GH nhưng yếu hơn. HCS có công thức hoá học giống như GH nhưng để
có tác dụng làm phát triển cơ thể thì cần phải có một lượng nhiều gấp 100 lần hormon GH.
+ Làm giảm tính nhạy cảm với insulin và làm giảm tiêu thụ glucose ở cơ thể mẹ do đó để dành
một lượng lớn glucose cho thai sử dụng vì glucose là chất chủ yếu cung cấp năng lượng cho thai
phát triển.
+ Kích thích giải phóng acid béo từ mô mỡ dự trữ của mẹ để cung cấp năng lượng cho hoạt
động của mẹ và thai.
Chính vì những tác dụng trên nên HCS được coi là một hormon chuyển hoá có liên quan đến
dinh dưỡng đặc biệt cho cả mẹ và thai.
Cuối thời kỳ có thai, nhau thai bài tiết ra nhiều progesteron để thay thế cho hormon
progesteron của thể vàng. Thời kỳ có thai ở giai đoạn cuối, nhau thai cũng bài tiết ra nhiều estrogen
có tác dụng làm tăng sự mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin. Relaxin được sản sinh ra ở cuối
thời kỳ có thai và có tác dụng làm giãn dây chằng xương chậu, mở cổ tử cung để gây đẻ. Ở người,
nhau thai bài tiết gồm hormon nhau thai gọi là HCG gồm có một ít prolanA (tác dụng như FSH) và
nhiều prolan B (tác dụng như LH).HCG xuất hiện khá sớm ngày có thai thứ 8 hormon đã có trong
nước tiểu và máu, hàm lượng cao nhất vào ngày thứ 50, 60.Sau đó thì giảm dần đến ngày thứ 80 là
rất thấp và duy trì như vậy cho tới khi đẻ ra.
Hình 11: Cơ chế điều hoà sinh trứng
*. Các hormon do cơ thể mẹ tăng bài tiết
9
Trong thời kì có thai, ngoài các hormon do rau thai bài tiết, bản thân người mẹ cũng tăng bài
tiết một số hormon như các hormon tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, buồng trứng...
- Tuyến yên: Trong khi có thai, tuyến yên người mẹ to gấp rưỡi so với bình thường và tăng bài
tiết một số hormon như ACTH, TSH, PRL, trong khi đó LH và FSH lại giảm.
- Cortisol: được bài tiết nhiều để tăng vận chuyển acid amin của mẹ và sử dụng nó làm
nguyên liệu để tổng hợp protein cho thai.
- Aldosteron: Nồng độ tăng gấp đôi bình thường và cao nhất vào thời gian cuối của thời kì có
thai. Aldosteron cùng với estrogen làm tăng tái hấp thu ion Na + và tăng bài xuất ion K+ ở tế bào
ống thận và kéo theo nước do đó làm tăng huyết áp.
- T3 –T4: Tuyến giáp của người có thai to gấp rưỡi người bình thường và tăng bài tiết T 3 –
T4. Nồng độ T3 – T4 tăng một phần do tác dụng của kích thích tuyến giáp của HCG, phần khác do
một ít hormon kích thích tuyến giáp được bài tiết từ rau thai (Human chorionic thyrotropin).
- Parathormon (PTH):
+ Tuyến cận giáp ở người có thai cũng to hơn bình thường và tăng bài tiết PTH. Hiện tượng
này đặc biệt xảy ra mạnh ở những người mẹ thiếu canxi trong chế độ ăn.
+ Lượng PTH tăng đã làm tăng quá trình huỷ xương ở người mẹ nhằm mục đích duy trì nồng
độ ion Ca++ ở dịch ngoại bào của mẹ vì thai luôn cần và lấy Ca++ để tạo xương và phát triển.
- Relaxin:
+ Do hoàng thể và rau thai bài tiết, có bản chất là polypeptid với trọng lượng phân tử là 9000.
+ Tác dụng của relaxin là giãn dây chằng khớp mu ở lợn và chuột động dục. Ở người tác dụng
này chủ yếu do estrogen đảm nhận.
+ Làm mềm cổ tử cung của phụ nữ lúc sinh con
II.2. Điều hoà sự phát triển hậu phôi và trưởng thành: Hormon điều hoà sinh trưởng
* Hormon sinh trưởng (GH)
- Là một hormon do tuyến yên bài tiết có bản chất hoá học là protein với trọng lượng phân tử
22.005.
- GH tham gia điều hoà sự phát triển cơ thể bằng các tác dụng sau:
+ Tăng số lượng và kích thước tế bào do đó làm cơ thể tăng trọng lượng và làm tăng kích
thước các phủ tạng.
+ Kích thích phát triển các mô sụn ở các đầu xương dài làm cho cơ thể cao lên. Ở những
xương đã cốt hoá, GH làm dày màng xương đặc biệt các xương dẹt và xương nhỏ.
+ Tăng tổng hợp protein do đó cũng làm tăng trọng lượng và kích thước cơ thể.
Rối loạn bài tiết GH sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể đặc biệt trong thời kì cơ thể đang
phát triển. Giảm bài tiết GH trong thời kì này sẽ dẫn tới bệnh lùn ngược lại tăng quá mức GH sẽ
làm cơ thể phát triển quá mức dẫn tới bệnh khổng lồ (Hình 9). Đối với người lớn, tăng tiết GH sẽ
sinh ra bệnh to đầu xương chi (Hình 10)
* T3 – T4
10
- Do các tế bào của nang giáp tổng hợp và bài tiết từ nguyên liệu là tyrosin và iod.
- T3 – T4 phối hợp với GH để làm cơ thể phát triển.
- Tác dụng:
+ Làm tăng quá trình biệt hoá tế bào, tăng tốc độ phát triển cơ thể và điều hoà sự phát triển cơ
thể. Trong thời kì cơ thể đang phát triển, nếu thiếu T 3 - T4 cơ thể không phát triển dẫn tới lùn và
khác với bệnh lùn do nguyên nhân tuyến yên, lùn do nguyên nhân tuyến giáp thường không cân đối.
+ Ngoài tác dụng đối với sự phát triển về hình thể, T3 - T 4 còn có một tác dụng rất quan trọng
đó là tham gia vào quá trình phát triển trí tuệ. Vì vậy, những trẻ thiếu T 3 - T4 không chỉ bị lùn mà
còn bị trì độn về trí tuệ. Ngược lại nếu thừa T 3 - T4 trong thời kì đang phát triển, cơ thể sẽ lớn nhanh
hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi nhưng không gây ra bệnh khổng lồ [6].
* Hormon Calcitonin
- Do các tế bào cạnh nang của tuyến giáp bài tiết.
- Bản chất hoá học là polypeptid có trọng lượng phân tử 3400.
- Tác dụng:
+ Giảm nồng độ ion Ca++ trong huyết tương bằng 2 cách:
Tác dụng nhanh của calcitonin là làm giảm hoạt động của các tế bào huỷ xương do đó
chuyển dịch sự cân bằng theo hướng lắng đọng các muối calci ở xương.
Tác dụng thứ phát và kéo dài hơn đó là tác dụng làm giảm sự hình thành các tế bào huỷ
xương mới.
+ Điều hoà tái hấp thu ion Ca ++ ở ống thận và hấp thu ion Ca ++ ở ruột, tác dụng này yếu và
ngược với tác dụng của parathormon của tuyến cận giáp.
Các tác dụng trên đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ con đang lớn vì nó làm tăng quá trình tạo
xương. Ở trẻ con, quá trình tu sửa xương xảy ra nhanh do đó hoạt tính của tế bào tuỷ xương tăng
mạnh, calcitonin có tác dụng làm giảm huỷ xương và tăng quá trình lắng đọng Ca ++ ở xương giúp
cho cơ thể phát triển.
Các tác dụng trên rất yếu ở người trưởng thành vì:
Tác dụng giảm nồng độ ion Ca ++ huyết tương của calcitonin đã kích thích mạnh tuyến cận
giáp bài tiết parathormon.
Ở người trưởng thành tốc độ đổi xương mới hàng ngày thường rất chậm
II.3. Cơ chế tác dụng của Hocmon
II.3.1.Các receptor của hormone:
Hầu như hormon không tác động trực tiếp đến các bộ máy cấu tạo của tế bào để làm thay đổi hoạt
động của tế bào mà trước hết chúng kết hợp với cơ quan thụ cảm hormon nằm trên bề mặt tế bào
hay bên trong tế bào. Các cơ quan thụ cảm hormon được gọi là các receptor. Sự kết hợp của
hormon với receptor thường là khởi đầu cho quá trình biến đổi.
11
Hầu hết các receptor là các protein có kích thước lớn và mỗi tế bào của cơ quan đích có thể có từ
2000 đến 10.000 receptor.
Thêm vào đó, mỗi receptor thường có tính đặc hiệu cao cho từng loại hormon. Cơ quan đích của
loại hormon nào phải có các tế bào chứa receptor của hormon đó.
Vị trí của receptor thay đổi đối với từng loại hormon:
(1)Receptor trên màng tế bào: Thường đặc hiệu đối với các hormon là protein, peptide và
catecholamine (epinephrine và norepinephrine);
(2) Receptor trong tế bào chất: Là các receptor của các hormon steroid
(3) Receptor nằm trong nhân (nuclear receptors): Thường của hormon tuyến giáp (thyroxine và
triiodothyronine). Tuy vậy các nghiên cứu mới cho thấy có nhiều receptor của các steroid hormone
cũng thuộc nhóm này. Các receprtor trong nhân được cho là liên hệ trực tiếp với một hay nhiều
nhiễm sắc thể.
Số lượng receptor:
Số lượng các receptor tại các tế bào đích không phải lúc nào cũng ổn định mà có thể thay đổi từng
ngày, thậm chí từng phút. Với bản chất là các protein nên các chúng có thể tự phân giải trong khi bộ
máy tổng hợp protein của tế bào luôn sẵn sàng tổng hợp các receptor mới. Sự kết hợp giữa hormon
với các receptor của tế bào đích thường làm giảm số lượng receptor do hormon làm bất hoạt
receptor hoặc giảm số lượng receptor còn tự do. Khi số lượng receptor giảm, đáp ứng của cơ quan
đích với hormon cũng giảm theo.
Trong một số trường hợp, hormon làm tăng số lượng receptor do kích thích hormon dẫn đến tăng
tổng hợp receptor protein của bộ máy tổng hợp protein của tế bào. Trong những trường hợp này các
cơ quan đích trở nên mẫn cảm hơn đối với các kích thích của horrmon.
II.3.2. Cơ chế tác dụng của Hormon
Cơ chế và tác dụng sinh lý của các Hormon trong cơ thể rất phức tạp. Các Hormon được bài tiết ra
từ các tuyến nội tiết được đưa vào máu, rồi đưa lên các tế bào đích để gây ra tác dụng sinh lý khác
nhau.Tại tế bào đích đã xảy ra 3 giai đoạn chủ yếu như sau:
-Các Hormon đã được nhận biết bởi 1 thụ cảm đặc hiệu trên màng hoặc nhân tế bào đích.
- Phức hợp của Hormon- thụ cảm vừa được tạo thành sẽ kết hợp với một cơ chế để sinh ra tín hiệu.
- Tín hiệu đựơc sinh ra đựơc gọi là chất truyền tin thứ 2.đã gây ra các tác dụng đối với quá trình nội
bào như: thay đổi hoạt tính và nồng độ enzim, thay đổi tính thấm của màng để tăng cường quá trình
12
hấp thụ hay đào thải các chất và gây bài tiết ra các Hormon ở các tuyến nội tiết khác nhau, gây ra
co, giãn cơ và tăng sự tổng hợp protein…
Hiện nay người ta phát hiện ra 2 cơ chế quan trọng về tác dụng của Hormon đã được nhiều nhà
khoa học thừa nhận là:cơ chế chất truyền tin thứ 2 và cơ chế hoạt hoá gen.
II.3.2.1.Cơ chế chất truyền tin thứ 2 hay AMP vòng.
Các Hormon mà bản chất của nó là protein hoặc peptid và aa là tác dụng theo cơ chế
này:Các hormon tác động đến tế bào theo phương thức này bao gồm:
Adrenocorticotropin ,Thyroid- stimulating hormone ,Luteinizing hormone
Follicle-stimulating hormone ,Vasopressin ,Parathyroid hormone ,Glucagon
Catecholamines ,Secretin ,Hypothalamic releasing hormones
Với các Hormon được gọi là chất truyền tin thứ nhất, được truỳên theo máu mang thông tin đến
các tế bào. Khi được tiếp xúc với màng tế bào chúng sẽ được gắn kết với các thụ cảm thể đặc hiệu
có sẵn trên màng.Phức hợp Hormon -thụ cảm thể mới được hình thành thông qua các phần tử kết
hợp là G- protein ( protein có khả năng kết hợp với Guanyl nucleotid ở dạng GDP hoặc GTP)trên
màng sẽ phản ứng với 3 hệ thống đáp ứng khác nhau trên màng là:
- Hệ thống adenylylcyclaza- AMPvòng.
Khi phức hợp hormon- thụ cảm thể đặc hiệu được hình thành thì xúc tác chuyển GDP thành GTP.
Thông qua G-protein, enzim adenylcyclaza được hoạt hoá xúc tác quá trình hình thành AMPv từ
ATP với sự có mặt của ion Ca2+.AMPv được gọi là chất truyền tin thứ 2. Nó sẽ kích thích sự hoạt
động của enzim protein kinaza. hoạt hoá các enzim khác qua con đường chuyển hoá nội bào
bằng cách photphoryl hoá các kinaza của chúng. Kết quả làm thay đổi các quá trình chuyển hoá vật
chất trong tế bào.Hoạt động của AMPv được kết thúc bằng sự thuỷ phân của nó do enzim
photphodiesteraza xúc tác và trở thành AMP dạng không hoạt động.
Ví dụ:ở gan và ở cơ xương, AMPv được hoạt hoá bởi Adrenalin, nó ức chế các enzim cần thiết cho
việc hình thành Glycogen và hoạt hoá các enzim cần thiết cho việc phân giải glycogen.Nhờ đó mà
nó làm tăng Glucozơ cần thiết cho hô hấp tế bào.
- Hệ thống Ca- Calmodulin.:Nếu các hormon đựơc kết hợp với các thụ cảm thể trên màng
thông qua G-protein đặc hiệu, sẽ có tác dụng làm hoạt hoá kênh Ca ở trên màng nên đã làm Ca từ
dịch ngoại bào được chuyển vào trong nội bào. Số Ca dự trữ tại các túi nội nguyên sinh và ty thể
cũng được huy động và giải phóng. Lượng Ca nội bào sẽ tăng lên, được kết hợp với các protein đặc
13
hiệu ở trong bào tương là Calmodulin. Phức hợp Ca- calmodulin với tỷ lệ khác nhau sẽ làm tăng
hoặc giảm hoạt tính của các loại enzim phụ thuộc vào Ca trong nội bào.Kết quả là
các chất chuyển hoá trong tế bào cũng biến đổi theo.
Canxi2+
Horm
on
G-protein
Màng tế bào
Chất thụ cảm
đặc hiệu
Lưới nội
Nguyên sinhchất
Ca2+
2+ Camodulin
Canxi+
Ca- Calmodulin
Nội Bào
Tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim phụ thuộc Ca
Tăng hoặc giảm quá trình chuyển hoá các chất
*Sơ đồ cơ chế tác dụng của Hormon thông qua hệ thống Ca- Calmodulin
-
Hệ thống phôtpholipaza-phôtpholipid.
Phức hệ hormon- thụ cảm thể mới được hình thành thông qua một G-protein đặc hiệu sẽ hoạt hoá
enzim photpholipaza ở màng. Enzim này sẽ phân giải một dạng photpholipid là photphatidylinositol
để thành diacylglycerol và inositol triphotphat có tác dụng huy động Ca 2++ từ các lưới nội nguyên
sinh chất . Các protein kinaza được hoạt hoá đến lượt mình lại hoạt hoá hoặc ức chế các enzim khác
ở nội bào làm thay đổi quá trình chuyển hoá chất ở nội bào.
II.3.2.2.Cơ chế hoạt hoá gen:
Các Hormon khác bao gồm các Steroit tác dụng lên tế bào đích bằng cách hoạt hoá gen.
Cách thức tác động của steroid hormones có thể tóm tắt như sau:
(1)Hormon vào tế bào chất và kết hợp với các receptor trong tế bào chất
14
(2)Phức hợp receptor-hormon di chuyển vào nhân tế bào
(3)Phức hợp này kết hợp và tác động đến các gene đích dẫn đến tổng hợp các mRNA (các ARN
thông tin)
(4)Các mRNA di chuyển ra tế bào chất và quá trình tổng hợp các protein mới dựa trên mRNA diễn
ra tại ribosome.
Ví dụ: aldosterone (một hormon của vỏ thượng thận) đi vào tế bào chất của các tế bào ống thận và kết hợp
với các receptor đặc hiệu tại đó. Sau khoảng 45 phút (là thời gian diễn ra quá trình được mô tả ở trên) các
protein bắt đầu xuất hiện trong cac tế bào ống thận sẽ kích thích qua trình tái hâp thu Natri từ ống thận và
tăng tiết Kali vào ống thận.
II.4. Điều hoà sự bài tiết Hormon:
Tuy cơ thể cần một lượng Hormon rất ít nhưng điều quan trọng là phải luôn duy trì được hàm
lượng Hormon ổn định trong máu.Vì sự thay đổi về hàm lượng hormon trong máu( quá nhiều hay
quá ít) đều có thể dẫn tới trạng thái bệnh lý, ưu năng hay nhược năng tuyến nội tiết trong cơ thể.Vì
vậy trong cơ thể đã hình thành các cơ chế điều hoà sự bài tiết Hormon. Đó là cơ chế thần kinh nội
tiết theo phương thức điều hoà ngược như sơ đồ:
Môi trường
Kích thích
Đại não- vỏ não
Hypothalamus
Tiết RH- IH
Tuyến Yên
Tiết các loại kích tố
Giảm tiết các loại kích tố
Tuyến đích
Tiết các loại Hormon
Giảm tiết các loại Hormon
Hàm lượng
Hormon trong
máu
-Cơ chế điều hoà ngược có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng hệ nội tiết trong cơ
thể.
+ Khi lượng hormon của tuyến đích được tiết vào máu tăng lên như Hormon tyroxin,
hormon sinh dục, Coticosteroit… thì ức chế sự bài tiết các Hormon của tuyến yên tương ứng như:
TSH, FSH, ACTH, đồng thời cũng ức chế sự bài tiết các Hormon của vùng dưới đồi Hypothalamus
tương ứng.
15
+ Khi lượng hormon của tuyến đích được bài tiết vào máu giảm xuống, thì sẽ kích thích
tuyến yên bài tiết ra các hormon tương ứng và những hormon tương ứng của vùng dưới đồi.Cơ chế
điều hoà này đựoc gọi là điều hoà ngược âm tính.Vì sự thay đổi lượng hormon của tuyến đích đã có
tác động ngược lại đến sự bài tiết hormon của tuyến yên và hormon của vùng dưới đồi.
- Bên cạnh cơ chế điều hoà ngược thì nhịp sinh lý ngày và đêm và chu kì mùa cũng có ý nghĩa trong
sự điều hoà bài tiết hormon. Ngoài ra một số chất sinh học khác cũng tham gia điều hoà bài tiết của
hormon đó là các chất dẫn truyền thần kinh như: dopamin, noradrenalin…
16