Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

khảo sát đa dạng thực vật bậc cao tại vùng đất đất ngập nước thanh trì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 26 trang )

I. Đặt vấn đề
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, vùng đất đã đi đi vào lịch sử Việt Nam
như một nơi “tụ thuỷ, tụ nhân”, một vùng đất “sông hồ”. Các thuỷ vực tại Hà Nội
rất phong phú, được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm
của sông Hồng vùng hạ lưu, dòng chảy của những con sông khác qua địa phận Hà
Nội bắt nguồn từ con sông này hoặc chảy vào con sông này và dần dần trở thành
một nét đặc trưng riêng của mảnh đất này, tạo nên ấn tượng về màu xanh đặc biệt
cho thành phố khi nhìn trên máy bay, khác biệt với những thành phố khác.
Huyện Thanh Trì nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, ở phần cuối thấp dần
theo chiều tây bắc - đông nam của thủ đô Hà Nội. Nét đặc trưng của cảnh quan nơi
này là một vùng nhiều sông ngòi và đầm hồ. Bao bọc xung quanh Thanh Trì là
sông Hồng ở phía đông, sông Nhuệ ở phía tây. Phía bắc là sông Kim Ngưu, ở giữa
có sông Tô, sông Sét, sông Lừ tạo nên hình ảnh rõ nét về một "tứ giác nước" - bên
cạnh những "tứ giác nước" khác của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Địa hình
của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng
để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và
tên cổ Thanh Đàm có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm
địa hình của huyện
Cũng như nhiều thuỷ vực khác của Hà Nội, các thuỷ vực và vùng đất ngập
nước của khu vực Thanh Trì có giá trị to lớn về kinh tế - văn hoá - xã hội: gắn liền
với các huyền tích lịch sử, trở thành một phần của các công viên trong khi số khác
trở thành khu vực dự trữ nguồn nước, điều hoà khí hậu và điều tiết lưu lượng nước
thải. Vùng đất này cũng là nơi sinh sống của nhiều loài thực - động vật đặc biệt tạo
nên những sản vật của vùng Thanh Trì với một hương vị riêng như mướp hương
Quỳnh Lôi, cà pháo Hoàng Mai, cá rô Ðầm Sét, cá chép Ðầm Ðại,v.v... "lúa đồng
Ngâu" (làng Yên Ngưu) thơm ngon đã làm nên "rượu hũ làng Ngâu" nổi tiếng.
Tuy nhiên hiện nay, do sự lấn chiếm, san lấp của dân cư, nhiều thuỷ vực đã
biến mất, thu hẹp một phần hoặc vĩnh viễn; biến thành nơi xả rác, chứa nước thải,
gây ô nhiễm môi trường. Nhiều loại động thực vật nổi tiếng xưa đã không còn và
chỉ là ký ức một thời.
1




Từ các luận điểm trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “khảo sát đa dạng
thực vật bậc cao tại vùng đất đất ngập nước Thanh Trì, Hà Nội” nhằm mục đích
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học phục
vụ cho việc trồng và quản lý chúng như một “công cụ” xử lý ô nhiễm nguồn nước
góp phần bảo vệ môi trường. Mặt khác, nghiên cứu này còn góp phần bảo tồn các
loài thực vật thuỷ sinh, đặc biệt là các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, các
loài có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoa học, loài bản địa có nguy cơ tuyệt chủng;
bảo vệ nguồn gen và một số hệ sinh thái tiêu biểu cho các thuỷ vực Hà Nội và vùng
phụ cận
II. Phương pháp nghiên cứu:
1. Để có cơ sở đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thuỷ sinh các
thuỷ vực và đất ngập nước ở khu vực Thanh Trì, Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát sơ bộ và tập hợp các tài liệu và thông tin hiện có từ các công trình nghiên
cứu, chương trình, đề tài, dự án, … đã tiến hành từ trước tới nay về hiện trạng đa
dạng thực vật thuỷ sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường
sống và các vấn đề có liên quan.
2. Trên cơ sở những dẫn liệu thu được phân tích và đánh giá hiện trạng đa
dạng thực vật thuỷ sinh tại các vùng đất ngập nước của khu vực Thanh Trì, Hà Nội.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành các đợt khảo sát thực địa nhằm thu thập mẫu vật,
kiểm tra, bổ sung cơ sở dữ liệu, xây dựng danh lục thực vật thuỷ sinh tại các khu
vực khảo sát.
Phạm vi khảo sát: trong và xung quanh các vùng đất ngập nước thuộc
huyện Thanh Trì - Hà Nội
Thời gian tiến hành nghiên cứu: tháng 10-11/2010 và 2-5/2011
3. Danh lục thực vật bậc cao khu vực đất ngập nước Thanh Trì được xây
dựng với việc tham khảo các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam
(các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae…), Từ điển cây thuốc
Việt Nam, Danh lục thực vật Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam (phần Thực vật), 1900

loài cây có ích ở Việt Nam, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam... Sau đó,
chúng tôi tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự
nhầm lẫn và sai sót; hiệu chỉnh theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant
2


Families and Genera" (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu "Cây cỏ Việt
Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), "Danh lục các loài thực vật Việt Nam"
(2002 - 2005) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu "Authors of Plant Names" của
Brummitt R.K. và C. E. Powell (1992)
Trong Danh lục thực vật ngoài tên Khoa học (tên La tinh) còn có tên địa
phương, công dụng (AQ: ăn quả; Bm: Bóng mát; Hr: Hàng rào; CC: Cây cảnh; HL:
Hương liệu; GK: Giải khát; LG: Lấy gỗ; LT: Làm thuốc; RA: Rau ăn; UN: Đồ
uống; XD: Xây dựng; Mn: Mỹ nghệ; Nh: Nhuộm) và nơi sống. Vấn đề nơi sống là
vấn đề rất khó khăn: Thực chất đều là cây ngoài tự nhiên nhưng được đưa vào trồng
theo nhiều hướng: có thể nhập từ nước ngoài vào; có thể đưa từ rừng về trồng;
nhưng cũng có những cây là cây trồng được thuần hóa từ rất xa xưa không còn
nguồn gốc hoang dại. ở đây, chúng tôi chỉ phân biệt là cây trồng (Tr.) hay mọc
hoang dại (Hd.). Đương nhiên cũng có những cây bản chất là cây mọc hoang dại
mới được đưa vào trồng và gặp cả trạng thái tự nhiên hoang dại và trồng (Tr.
+Hd.). Phần ghi chú, chúng tôi có ghi nhận những loài quý hiếm được ghi trong
Sách đỏ Việt Nam với các cấp độ khác nhau: Endangered (E): Đang bị đe dọa tuyệt
chủng; Vulnerable (V): Có thể bị đe dọa tuyệt chủng; Rare (R): Có thể sẽ nguy cấp;
Threantened (T): Bị đe dọa tuyệt chủng; Insufficiently know (K): Biết không chính
xác
III. Kết quả và thảo luận:
1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu:
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng trù phú, Hà
Nội có vị trí:
-


Từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc

-

Từ 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông

Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam, Hoà Bình;
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích
3.324,92km2, gồm 10 quận, 18 huyện và một thị xã.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
3


Hà Nội có sông Hồng là con sông chính chảy qua thành phố, sông Hồng bắt
đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú
Xuyên tiếp giáp với Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km,
chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội
còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng
ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều
sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy
trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... đây là những đường
tiêu thoát nước của thành phố.
Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng,
nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần
diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với
các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh
427 m, Thiên Trù 378 m… Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống

Đa, núi Nùng.
Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng
sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500ha,
đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn.
Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận
được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của
biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Trung bình hằng năm, nhiệt độ
không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm. Mỗi năm có khoảng 114 ngày
mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm
cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng. Nhiệt độ thấp
nhất là 2,70C (tháng 1/1955), cao nhất: 42,8 0C(tháng 5/1926)
Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.
Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt,
gió mát, nắng vàng.
Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.
4


Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa
khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán,
lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với một thị trấn
Văn Điển và 15 xã. Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội,
giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía
Tây); huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên (với Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở
phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam. Huyện Thanh Trì nằm ở hữu
ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của
sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với
sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Ðịa thế thấp, nhiều ruộng trũng, ao đầm, nguồn nước

dồi dào là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để Thanh Trì có một nền nông nghiệp
đa dạng và lâu đời với nhiều loại sản vật có chất lượng cao. Trong số các làng ở
đây, nhiều hơn và nổi tiếng hơn vẫn là những tên làng có liên quan với việc sản
xuất, chế biến những món ăn uống đặc sản: làm bún, kẹo, bánh cuốn, đậu phụ, nấu
rượu, xôi lúa, bún ốc, miến, bánh đa, mướp hương, vải, nhãn, dưa, cà pháo, ớt, rau
muống, cá rô, cá chép, ... Ở Thanh Trì, nghề sản xuất lương thực, thực phẩm và
nghề thủ công chế biến nông sản phát triển có vẻ trội hơn so với những nghề thủ
công khác. Những sản phẩm người Thanh Trì sản xuất là nhằm phục vụ cho cái thú
ăn uống của nhiều người góp phần làm nên nét văn hóa ăn uống riêng của người Hà
Nội.
Là một huyện ngoại thành, Huyện Thanh Trì nằm giữa ngã ba đường là cầu
nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận như: Hà Tây, Hà Nam,
Nam Định…Do đó huyện có vại trò to lớn đối với sự phát triển của thủ đô, Tuy là
một huyện thuộc thành phố Hà Nội nhưng huyện Thanh Trì vẫn là một huyện sản
xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đang trên bước đường chuyển mình chưa hình
thành cơ cấu triệt để cho nền sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp và đảm bảo
các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là vấn đề quan trọng trong phát triển
kinh tế huyện, mà cụ thể là quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên toàn huyện.
Đứng trước xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá diễn ra ngày càng
nhanh, ngày càng mạnh. Đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ thu hẹp dần
5


diện tích, do đó để có được hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao và
hợp lý, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ngày càng phải hoàn
thiện, chặt chẽ hơn nữa.
Đối với huyện Thanh Trì, số lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp
chiếm đa số( 68,9%), diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 53,6 % (thống kê năm
2005) qua đây để thấy được vai trò của đất nông nghiệp với toàn huyện và có nhận
định đúng đắn hơn về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện

Thanh Trì.
2. Khái quát hiện trạng các thuỷ vực ở khu vực Thanh Trì, Hà Nội:
Các thuỷ vực là một hệ sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh
thái đô thị tối ưu. Sức sống của thuỷ vực được quyết định bởi quần xã sinh vật, hoạt
động của sinh vật đóng vai trò quyết định với chu trình vật chất và dòng năng
lượng của hệ sinh thái hồ nước, nhờ đó mà nước hồ được trong sạch, không bị ô
nhiễm. Các nhóm sinh vật khác nhau hấp thụ dinh dưỡng khác nhau, qua các chuỗi
thức ăn của các loài sinh vật chúng có thể hấp thụ cả chất độc hoà tan trong nước,
trong đáy bùn... để sinh trưởng và tích trữ trong cơ thể của mình tạo nên một chu
trình sống khép kín. Một thuỷ vực nếu không có được một quần xã sinh vật làm
được chức năng như vậy được gọi là ''thuỷ vực chết'', ở đây ta chỉ gặp được các vi
sinh vật chịu được ô nhiễm và vi sinh vật gây ô nhiễm tồn tại cho nên nước bị ô
nhiễm.
Do các dự án phát triển đô thị và tình trạng lấn chiếm bất hợp pháp, một số
hồ, ao đã bị lấp để tạo quỹ đất cho phát triển đô thị nên diện tích hồ, ao, sông, kênh
mương ở khu vực Thanh Trì, Hà Nội giảm mạnh trong hai thập kỷ qua. Các cơ
quan quản lý đã có nhiều biện pháp tích cực và đã thực thi như là tát cạn, nạo vét
bùn và nuôi thả cá, ngăn chặn dòng nước thải ô nhiễm chảy vào hồ, ao... Hầu hết
các hồ, ao, các khúc sông đã được cải tạo hoặc chưa được cải tạo đều trong tình
trạng bị suy thoái nhiều hoặc ít nhiều bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ
(phì dưỡng) và tảo độc.
Theo đánh giá của GS. Vũ Hoan và GS. Dương Đức Tiến - Hội các ngành
Sinh học Hà Nội - hệ thống các thuỷ vực ở Hà Nội nói chung và khu vực Thanh Trì
nói riêng hiện đang bị ô nhiễm do thường xuyên phải tiếp nhận một lượng lớn nước
6


thải của thành phố đổ và chưa qua xử lý, lớp bùn đáy khá dầy với độ sâu từ 0,5m
đến 1,5m. Lưu lượng nước thải chảy vào hồ đã vượt qua khả năng tự làm sạch các
thuỷ vực. Sự ô nhiễm đã làm suy thoái chất lượng nước, thiếu ôxy và làm tăng trầm

tích. Nồng độ các chất hữu cơ và vô cơ dinh dưỡng vượt quá chỉ tiêu cho phép.
Tính chất đa dạng sinh học của các thủy vực bị suy thoái. Một số hồ, ao, đầm đã
được cải tạo chỉ có trơ trọi vách đá quanh hồ và nước. Chúng ta không nhìn thấy
các loài hoa đẹp và không được cảm thụ hương thơm của các loài thực vật thủy
sinh. Trước hiện trạng trên việc nghiên cứu cải tạo các thuỷ vực ở Hà Nội nói
chung và khu vực Thanh Trì nói riêng nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nước, điều
hòa nước mưa, giảm thiểu úng ngập, duy trì sự sống, tạo nơi thư giãn của nhân dân;
giữ gìn, cải tạo, phát triển thuỷ vực là một việc làm hết sức cấp thiết.
Với các đặc điểm nổi bật của hầu hết các thuỷ vực ở đây bị phú dưỡng, có
hàm lượng muối dinh dưỡng N, P cao, là cơ sở cho các nhóm thủy sinh vật phát
triển mạnh, đặc biệt là sự nở rộ nhóm thực vật nổi (algal bloom). Trong thành phần
thực vật nổi nở rộ, một số loài tảo, đặc biệt tảo lam Microcystis trong quá trình phát
triển có sản sinh ra những độc tố gây hại. Sau thời kỳ nở rộ thực vật nổi, lượng lớn
tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu. Tảo chết chìm xuồng đáy hồ, làm giảm
lượng ôxy tầng đáy, làm chết cá và một số loài thuỷ sinh vật khác.
Sự tự làm sạch của thuỷ vực là rất quan trọng trong tự nhiên mà nhờ đó, các
thuỷ vực bị ô nhiễm chỉ sau một thời gian là đã giảm mức độ nhiễm hoặc có thể
sạch trở lại như ban đầu. Tuy nhiên, khả năng tự làm sạch của thuỷ vực chỉ có hạn,
không thể thực hiện được khi thuỷ vực bị ô nhiễm quá nặng hoặc liên tục. Trong
quá trình tự làm sạch của thuỷ vực, vi sinh vật ở nước giữ một vai trò rất quan
trọng. Tham gia vào quá trình này, bên cạnh các vi sinh vật (có thể phân huỷ lưu
huỳnh, phân huỷ cácbon, nitơ. . .), có các nhóm thực vật quang hợp, các nhóm thực
vật, động vật có khả năng hấp thụ và tích luỹ các chất hữu cơ, kim loại nặng. Tuy
nhiên, khả năng tự làm sạch của thuỷ vực còn phụ thuộc rất nhiều vào hình thái
thuỷ vực như độ sâu, diện tích và đặc biệt khả năng thay mới nước. Các hồ, ao,
đầm có diện tích mặt nước lớn, độ sâu lớn và thời gian thay mới nước nhanh, thì
khả năng tự làm sạch của chúng càng lớn. Trong khi các thuỷ vực nhỏ, nông, lượng
7



bùn đáy quá dày thì khả năng tự làm sạch rất thấp, thậm chí không còn khả năng tự
làm sạch nữa.
Theo PGS. Hồ Thanh Hải, hiện nay TP. Hà Nội đã và đang triển khai thử
nghiệm xử lý ô nhiễm nước của một số thuỷ vực. Các công nghệ thử nghiệm cơ
bản sử dụng trong giai đoạn này bao gồm các chế phẩm vi sinh vật, các chất kết
tủa, cơ - sinh - hoá, các nhóm thực vật thuỷ sinh. Nhìn chung, hầu hết các đơn vị
tham gia thử nghiệm xử lý đều triển khai biện pháp xử lý tổng hợp bao gồm cả các
chế phẩm làm sạch nước kết hợp với lắp đặt các bè nuôi một số loài thực vật thuỷ
sinh có khả năng lọc nước vừa làm đẹp cảnh quan mặt hồ. Cùng với các biện pháp
xử lý trên, phải xem các thuỷ vực như là một hệ sinh thái. Cần đặc biệt coi trọng
duy trì ổn định, cân bằng các thành phần sinh vật và môi trường trong đó để tồn tại
các chu trình trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái và khả năng tự làm
sạch của thuỷ vực.
Từ thực trạng trên, đối với các thuỷ vực chưa cải tạo, để đáp ứng cả hai mục
đích điều hoà lũ và cải tạo môi trường, công tác cải tạo cần triển khai thực hiện các
giải pháp sau:
a) Bảo vệ diện tích thuỷ vực/cải thiện các công trình tiện ích: Các hồ, ao đầm
nằm trong khu vực phát triển đô thị sẽ được kè để chống lại việc lấn chiếm bất hợp
pháp và xả rác xuống đó. Đồng thời, tiến hành xây dựng đường dạo và không gian
xanh để cải thiện cảnh quan xung quanh.
b) Nâng cao chức năng điều hoà và cải thiện chất lượng nước:
• Bảo vệ thuỷ vực khỏi nguồn nước thải chưa qua xử lý bằng việc xây
dựng các cửa chặn nước thải (lắp đặt các cửa phai hoặc tuyến công
bao có bố trí giếng tách nước thải) hoặc các phương pháp xử lý nước
thải phù hợp cho tất cả các lưu vực.
• Nạo vét bùn có thành phần hữu cơ cao.
Việc triển khai thực hiện cải tạo nhằm đáp ứng cả hai mục đích: chức năng
điều hoà góp phần chống úng ngập và cải tạo môi trường, tạo cảnh quan môi
trường cần thực hiện: Nạo vét đến cao trình thiết kế; xây kè và hạ tầng kỹ thuật
xung quanh như đường dạo, chiếu sáng, không gian xanh, lắp đặt cống bao thu gom

8


nước thải…; lắp đặt trạm bơm điều tiết mực nước (nếu cần), cửa điều tiết và hệ
thống cứu hoả...
3. Khái quát về Thực vật bậc cao sống ưa ẩm và sống thuỷ sinh:
Các loài thực vật sống trong môi trường nước, bao gồm những loài cơ thể
ngập hoàn toàn trong nước, hoặc những loài chỉ ngập từng phần cơ thể. Do sống
trong môi trường nước, TVTS có những đặc điểm thích nghi cả về hình thái cấu tạo
và phương thức sống. Để tăng cường khả năng hấp thụ oxi, tăng bề mặt tiếp xúc, lá
của chúng có bản lớn hoặc chẻ nhỏ thành dạng sợi, xoang khí và gian bào phát triển
mạnh. Lá có thể khác nhau về hình dạng và cấu tạo tuỳ theo vị trí tiếp xúc với
nước. Mô đỡ (thân, cành) kém phát triển, thường là mềm yếu. Một số loài sống ở
đáy, ở ven bờ như rong, khoai nước; một số sống trôi nổi trong nước. TVTS có số
lượng loài lớn và tăng nhanh về sinh khối nên rất nhiều loài được khai thác, phục
vụ cho đời sống. Nhiều loài rong dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm
nguyên liệu cho công nghiệp (ví dụ như rong câu, rong mơ...), làm cảnh (thuỷ
tiên...), làm thức ăn cho cá, chim. Nơi cư trú và đẻ trứng cho nhiều loài động vật
thuỷ sinh. TVTS còn có vai trò quan trọng trong xử lí nước thải, tăng khả năng tự
làm sạch thuỷ vực. Nhưng trong một số điều kiện môi trường cụ thể, một số loài có
thể trở thành loài gây hại do phát triển quá dày làm tắc nghẽn kênh mương, hồ
chứa.
Theo nguyên tắc chung, rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần
phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong
nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết
thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích
nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể
hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy. Trong lớp vỏ
rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với
nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng

mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào
trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung
cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp. Ngoài ra, để thích nghi với môi
trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy
9


chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn,
nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông
với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với
khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình
thường nhờ tự do thở qua mặt lá. Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong
bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ
thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là
biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ. Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ
sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá)
không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả
năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn
để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.
Các nhóm thực vật thuỷ sinh trong khu vực là những loài phổ biến mọc tại
nhiều thuỷ vực là nơi trú ngụ cho các nhóm thuỷ sinh vật khác như tôm, cua, ốc và
các nhóm côn trùng nước. Chúng thường không có giá trị kinh tế lớn và cũng
không gây ảnh hưởng đến môi trường của thuỷ vực. Các loài thực vật thuỷ sinh như
Cây khoai nước (Colocassia esculenta), Rau muống (Ipomoea aquatic), Rau cần
nước (Oenanthe javanica) … được nhân dân địa phương sử dụng làm thực phẩm,
chăn nuôi gia súc khá phổ biến ở nhiều nơi. Một số nhóm thực vật thuỷ sinh như
Sen (Nelumbo nucifera Gaertn), Súng (Nymphaea pubessens Georg) ... được trồng
để làm cảnh và lấy hạt làm thuốc. Thực vật thuỷ sinh là nhóm tham gia trong quá
trình làm sạch tự nhiên của thuỷ vực. Một số loài được dùng trong công đoạn xử lý
nước thải của các cơ sở sản xuất thực phẩm, bệnh viện như cây Sậy (Phragmitis

comunis Trin), một vài loài rong, bèo. Chúng giữ lại và hấp thụ một phần các chất
thải trước khi đi qua các công đoạn xử lý khác, làm giảm ô nhiễm cho thuỷ vực.
Trên những nơi nước chảy mạnh và ở những nơi các hoạt động giao thông diễn ra
với cường độ cao, thực vật thuỷ sinh không phát triển nhiều. Ven sông chỉ thấy có
một vài nhóm thực vật thuỷ sinh sống thành đám như cây Nghể nước (Polygonum
hydropiper). Tại khu vực các bãi ven sông, người dân địa phương trồng một vài
loài thực vật thuỷ sinh làm thực phẩm rau xanh, chăn nuôi gia súc như khoai nước,
bèo cái, rau muống và rau cần theo thời vụ.
10


4. Tính đa dạng thực vật bậc cao tại vùng đất nước Thanh Trì, Hà Nội:
Do việc kè đá làm đường bao xung quanh hồ cùng với việc nạo vét, tu bổ các
hồ được tiến hành hàng năm nên các loài thực vật thuỷ sinh cũng như các nhóm
thực vật ưu ẩm sống ven thuỷ vực gần như không còn nhiều, chỉ còn rất ít. Qua
nghiên cứu, đã xác định được 64 loài thuộc 31 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao
có mạch là Ngành Dương xỉ và Ngành Ngọc Lan phân bố trong hoặc xung quanh
các vực nước thuộc phạm vi nghiên cứu. Thành phần các loài thực vật được liệt kê
trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Danh lục thực vật bậc cao tại khu vực đất ngập nước Thanh Trì
STT
A
I
1
II
2
III
3
B
I

1
II
2
3
III
4
5
6
IV
7
V
8
9
10
VI
11
12
13
14
15

Tên latinh
POLYPODIOPHYTA
Azollaceae
Azolla caroliniana
Thelypteridaceae
Cyclosorus parasiticus (L.) Farw.
Marsileaceae
Marsilea quadrifolia L.
MAGNOLIOPHYTA

Acanthaceae
Ruellia tuberosa L.
Alismataceae
Sagittaria trifolia L. var. angustifolia (Sieb.)

Tên Việt Nam
Ngành Dương xỉ
Họ Bèo hoa dâu
Bèo Hoa dâu
Họ Ráng thư dực
Dương xỉ thường
Họ Cỏ bợ
Rau bợ
NGÀNH NGỌC LAN
Họ Ô rô
Quả nổ
Họ Trạch tả
Cây rau mác

Kitagawa
Limnocharis flava (L.) Buch
Amaranthaceae
Amaranthus spinosus L.
Amaranthus viridis L.
Alternanthera sessilis (L.) R.Br.
Apiaceae
Oenanthe javanica (Blume) DC.
Araceae
Colocassia esculenta (L.) Schott.
Colocasia gigantea (Blume ex Hassk.) Hook.f.

Pistia stratiotes L.
Asteraceae
Ageratum conyzoides L.
Enydra fluctuans Lour.
Eclipta alba (L.) Hassk
Vernonia cinerea (L.) Less.
Eupatorium odoratum L.

Cây Tai tượng
Họ Rau dền
Rau dền gai
Rau dền cơm
Rau dệu
Họ Hoa Tán
Rau cần nước
Họ Ráy
Cây khoai nước
Cây Dọc mùng
Bèo cái
Họ Cúc
Hoa cứt lợn
Ngổ trâu
Cỏ mực
Bạch đầu ông
Cỏ lào
11


VII
16

VIII
17
IX
18
X
19
XI
20
21
XII
22
23
24
25
26
27
28
XIII
29
30
31
XIV
32
XV
33
34
XVI
35
36
XVII

37
38
XVIII
39
40
41
42
XIX
43
XX
44
45
XXI

Balsaminaceae
Impatiens balsamina L.
Boraginaceae
Heliotropium indicum L.
Brassicaceae
Rorippa nasturtium-aquaticum (L.) Hayek
Ceratophyllaceae
Ceratophylum demersum L.
Convolvulaceae
Ipomoea aquatica Forsk.
Ipomoea pulchella Roth.
Cyperaceae
Cyperus malaccensis Lamk.
Cyperus iria L.
Cyperus rotundus L.
Cyperus alternifolius L.

Scirpus grossus L.f.
Cyperus platystylis R. Br
Fimbristylis miliacea (L.) Vahl
Euphorbiaceae
Phyllanthus clarkei Hook.f.
Euphorbia hirta L.
Euphorbia thymifolia Burm
Fabaceae
Sesbania javanica Miq.
Haloragaceae
Myriophyllum verticillatum L.
Myriophyllum spicatum L.
Hydrocharitaceae
Hydrilla verticillata (L.f.) Royle
Vallisneria spiralis L.
Lemnaceae
Spirodela polyrrhiza (L.) Schleid
Wolffia globosa (Roxb.) Hartog & Plas
Mimosaceae
Mimosa pigra L.
Neptunia oleracea Lour
Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle
Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit
Nelumbonaceae
Nelumbo nucifera Gaertn.
Nymphaeaceae
Nymphaea rubra Roxb.
Nymphaea pubescens Willd.
Onegraceae


Họ Bóng nước
Bóng nước
Họ Vòi voi
Vòi voi
Họ cải
Cải xoong
Họ Rong đuôi chó
rong đuôi chó
Họ Bìm Bìm
Rau muống
Bìm bìm
Họ Cói
Cỏ Lác
Cói gạo
Cỏ gấu
Thuỷ trúc
Lác hến
Lác vòi dẹp
Cỏ tò te
Họ Thầu dầu
Cây chó đẻ răng cưa
Cỏ sữa lá lớn
Cỏ sữa lá nhỏ
Họ đậu
Điền thanh
Họ Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn vòng
Rong đuôi chồn
Họ Thuỷ thảo
Rong mái chèo

Rong tóc tiên
Họ Bèo tấm
Bèo tấm tía
Bèo cám
Họ Trinh nữ
Cây Mai dương
Cây rau rút
Trinh nữ móc
Keo giậu
Họ Sen
Sen
Họ Hoa súng
Hoa súng đỏ
Hoa súng trắng
Họ Dừa nước
12


46
XXII
47
XXIII
48
49
50
XXIV
51
52
53
XXV

54
55
56
57
XXVI
58
XXVII
59
60
XXVII
I
61

Ludvigia repens L.
Oxalidaceae
Oxalis repens Thunb.
Polygonaceae
Polygonum odoratum Lour.
Polygonum hydropiper L.
Polygonum persicaria L.
Pontederidaceae
Eichhornia crassipes (Mart) Solms
Monochoria hastata (L.) Solms
Monochoria vaginalis Presl.
Poaceae
Cynodon dactylon (L.) Pers.
Dactyloctenium aegyptium (L.)Willd.
Hygroryza aristata (Retz.) Nees ex W. & Arn
Eleusine indica (L.) Gaertn.
Portulacaceae

Portulaca oleracea L.
Salviniaceae
Salvinia cucullata Roxb. ex Bory
Salvinia natans (L.) All.
Scrophulariaceae

Dừa nước
Họ Chua me đất
Chua me đất
Họ Rau răm
Rau răm
Nghể
Nghể bim
Họ Lục bình
Bèo Nhật Bản
Rau mác thon
Rau mát
Họ Hoà thảo
Cỏ gà
Cỏ chân gà
Phỏng dạ
Cỏ mần trầu
Họ Rau sam
Rau sam
Họ Bèo ong
Bèo tai chuột
Bèo vảy ốc
Họ Hoa mõm sói

Limnophila aromatica (Lam.) Merr.


cây Ngổ

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi không thấy có nhóm thực vật nào phổ biến
trong các hồ của Hà Nội hiện nay ngoại trừ một số loài Rong như Rong đuôi chồn
vòng (Myriophyllum verticillatum L.), Rong đuôi chồn (Myriophyllum spicatum
L.), Rong đuôi chó (Ceratophylum demersum L.). Một số loài như Dừa nước
(Ludvigia repens L.), Ngổ trâu (Enydra fluctuans Lour), Phỏng rạ (Hygroriza
aristata (Retz.) Nees ex W. & Arn), Rau bợ (Marsilea quadrifolia L.)... mọc ven bờ
bờ trước đây nhưng nay đã được dọn sạch khi làm kè bờ, nạo vét hàng năm. Các
loài thực vật thuỷ sinh thuộc các họ ráy Araceae, khoai lang Convolvulaceae, hoa
tán Apiaceae như Cây khoai nước (Colocassia esculenta), Rau muống (Ipomoea
aquatic), Rau cần nước (Oenanthe javanica) … vốn trước đây dân địa phương sử
dụng làm thực phẩm, chăn nuôi gia súc khá phổ biến nhưng nay không thấy xuất
hiện ở trong thuỷ vực nghiên cứu. Một số nhóm thực vật thuỷ sinh như Sen
13


(Nelumbo nucifera Gaertn), Súng (Nymphaea pubessens Georg) trước đây được
trồng tại một số hồ để làm cảnh và lấy hạt làm thuốc nhưng nay đã bị tiêu huỷ hoàn
toàn.
5. Đặc điểm một số nhóm thực vật vùng Thanh Trì
5.1. Cây khoai nước (Colocassia esculenta)
Mô tả: Khoai nước là một loài cây thuộc họ
Ráy (Araceae). Đây là cây mọc dựa vào bờ nước,
có củ ở gốc thân hình khối tròn, lá cọng cao 0,30,8 m, láng, phiến dạng tim có thể dài 75cm, rộng
65cm, màu lục sẫm nhiều hay ít, gân nổi rõ, không
thấm nước vì lông mịn như nhung, mo vàng, có
phần ống xanh, đầu nhọn, buồng nở thơm mùi đu
đủ. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa

cái có bầu nhiều noãn. Noãn sào đính phôi trắc
mô, nhiều tiểu noãn, phì quả chín màu vàng to 34mm. Cây này có khả năng thích nghi tương đối
rộng trên các loại đất: sét, thịt, cát, pha, cát thô với độ pH cao. Cây có 2 thời kỳ
sinh trưởng, 6 tháng đầu phát triển dọc và lá, từ tháng thứ 7 phát triển củ; khi củ
già, lá rụng dần
Công dụng: Cây được dùng làm thức ăn gia súc hoặc thu hái làm rau ăn cả
thân cây (dưa chua) và củ (thường gọi là Vu). Khi còn sống, cây chứa nhiều oxalat
canxi, các chất này bị tiêu hủy đi khi nấu chín. Phần củ được dùng nấu ăn với xôi
hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc
ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị
mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng
và trị ghẻ. Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt.
Thành phần hoá học: Lá và cuống là cung cấp provitamin A và vitamin C.
Củ chứa tới 30% một chất hột màu trắng, dính, không mùi vị với những hạt bột rất
nhỏ; Trong củ có ít nhiều loại hoạt chất chát đắng làm kích thích các màng nhầy
nhất là ở ống tiêu hoá, có thể gây ngộ độc; mà có tác giả cho là sapotoxin. Nhưng
hoạt chất đó tan trong nước và bay hơi, do đó khi nấu hoặc khi rửa kỹ đều làm mất
14


hoạt chất trong củ. Trong củ còn có các tinh thể oxalat calcium gây cảm giác ngứa,
nên khi luộc cần phải thay 2 lần nước thì ăn mới hết ngứa. Dù có luộc chín vẫn giữ
lại 37-70% hàm lượng vitamin B1, còn riboflavin hay vitamin B2 và vitamin PP
vẫn được giữ lại với một tỷ lệ khá cao.
5.2. Ngổ trâu (Enydra fluctuans):
Mô tả: Ngổ trâu (Enydra fluctuans
Lour.), thuộc họ Cúc, là loài cây mọc dưới
nước, sống nổi hoặc ngập nước, phân cành
nhiều, có đốt, có mắt. Lá dài, không cuống, mọc
đối hay từng ba cái một; phiến hẹp, nhọn, bìa có

răng thưa. Thân dài hàng mét, thân hình trụ
nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt,
không lông. Lá ngổ trâu mọc đối, không cuống,
phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài
khoảng 5 cm, rộng 6-10 mm. Cụm hoa hình đầu,
không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có
màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái
hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ
5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bế không mào
lông.Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau.
Công dụng: được sử dụng làm rau ăn sống hay nấu canh. Vị đắng, tính mát,
mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm
máu. Cành lá non thơm để nấu canh chua, cũng có thẻ ăn sống làm gia vị. Cây
được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị
bệnh về gan mật và thần kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. Liều
dùng 12-20g dạng thuốc sắc dùng ngoài không kể liều lượng.
Thành phần hoá học: Rau ngổ có vị đắng, tính mát, mùi thơm và có các
thành phần sau (tính theo %) nước 92,2; protein 1,5; lipid 0,3; collulose 2,0; dẫn
xuất không protein 3,8; khoáng toàn phần 0,8. Còn có các caroten, vitamin B và
vitamin C. Cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một
chất đắng là enydrin [4]. Có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết,
15


cầm máu [4].Ruộng và trồng ở bình nguyên để làm rau. Chứa enhidrin, bổ thần
kinh, trị bịnh vì xáo trộn ở mật, trị băng huyết, thổ huyết, xổ, trị ăn khó tiêu, làm tốt
da.
5.3. cây Rau Ngổ (Limnophila aromatica )
Mô tả: Rau ngổ hay còn gọi là rau Om,
Ngổ hương (Limnophila aromatica (Lam) Merr)

thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) là loài
cây thảo sống nhiều năm cao 15-30cm, mọc
hoang ở ven thuỷ vực hoặc được trồng. Cây có
thân mập giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn,
không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 35, lá mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có
nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn
độc ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5cm. Ðài
hình chuông, chia 5 răng, dài 4-5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa
màu tím nhạt. Nhị 4, chỉ nhị ngắn. Vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ chẻ đôi. Quả nang
hình trứng, không lông, nằm trong đài, chứa nhiều hạt.
Công dụng: cây được sử dụng làm gia vị. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa
sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Vị cay, hơi chát, tính mát,
mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng. Rễ có tác dụng làm
dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch,
tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.
Thành phần hoá học: Rau om chứa tinh dầu, flavonoid, tanin
5.4. Cây cỏ mực (Eclipta alba)
Mô tả: Cỏ mực hay còn gọi là
cây nhọ nồi là cây thảo, mọc đứng, đôi
khi bò lan rồi vươn thẳng, cao 30 - 40
cm,có khi hơn. Thân bò, có lông cứng
áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc
đối, hình mác, dài 2 - 8 cm, rộng 0,5 1,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía
16


răng rất nhỏ, hai mặt có lông nháp; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân
hoặc kẽ lá thành đầu, cuống dài 1 - 4 cm, có lông thô áp sát; đầu có đường kính 0,81,2 cm, lá bắc thuôn nhọn, có lông; hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài, hình lưỡi, xếp
thành một hàng, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và
ngắn, tràng hoa cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ 2 răng; tràng hoa lưỡng tính có 4 thuỳ

hình trái xoan, nhị 4. Quả bế, dài 3mm, rộng 1,5mm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có
2 sừng nhỏ. Mùa hoa quả từ tháng 2 đến tháng 5.
Công dụng: Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương
huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.
Ngoài ra còn được dùng để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện
ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy
lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài), điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung
thư và nhiều bệnh khác. Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc
tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin
(thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không
gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Thành phần hoá học: trong cỏ mực có saponin, tanin, chất đắng, caroten,
ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A...
5.5. Rong đuôi chó (Ceratophylum demersum )
Mô tả: là loài thuộc họ
Rong

đuôi

(Ceratophyllaceae).

chó
Thân

thảo,

mềm, không có rễ, dài 30 - 50 cm,
phân nhánh nhỏ dài, mọc lơ lửng
trong nước. Lá mọc vòng 4 - 12,
vò ra có mùi khét đặc biệt, phiến lá

lưỡng phân 3-4 lần làm thành các
đoạn nhỏ hình sợi hơi cứng, mép
có răng. Hoa nhỏ, đơn độc mọc ở nách lá, không có cuống, lá đài nhiều, cánh hoa
trắng; nhị nhiều (đến 30), xếp thành nhiều vòng; không có chỉ nhị. Quả bế hình
17


trứng dẹt, mang 2 sừng ở gốc dài đến 1cm. Cây phát triển mạnh nhất vào tháng 6 –
7, ra hoa vào mùa xuân-hè và từ tháng 9 thì lụi dần.
Công dụng: Vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, cầm
máu, được dùng trị nội thương xuất huyết, viêm tuyến mang tai, viêm khí quản mãn
tính, thiểu năng mật và dùng trị bò cạp đốt.
Thành phần hoá học: Các đoạn lá chứa myrophyllin
4.6. Rong đuôi chồn vòng (Myriophyllum verticillatum):
Mô tả: Rong đuôi chồn vòng còn có tên là
Thủy thảo. Cây thảo thủy sinh chìm ở nước ngọt hay
nước lợ; thân mảnh, phân nhánh. Lá xếp vòng 3-6
cái, mép có răng, màu lục nhạt, dài cỡ 2cm. Hoa đơn
tính cùng gốc hay khác gốc; hoa đực không có cánh
hoa, nhỏ, trong một mo và mau rụng, 2 nhị; hoa cái
trên một cuống dài và nổi trên mặt nước; 3 lá đài; 3
cành hoa dạng như đài, bầu dưới, 3 vòi nhụy. Quả bế
nhỏ. Ra hoa tháng 5-10.
Công dụng: có tác dụng thanh lương giải độc, trị mụn nhọt lở ngứa, vô danh
thũng độc.
4.7. Rong đuôi chồn (Myriophyllum spicatum):
Mô tả: Rong đuôi chồn còn có tên
khác là rong xương cá, thuộc họ Rong
đuôi chồn (Haloragaceae), cây thảo thuỷ
sinh, mọc chìm trong nước, có thân phân

nhánh, dài 1-2cm. Lá xếp thành vòng 4-6,
cách quãng nhau, các lá chìm hình lông
chim có các phiến sợi. Hoa thành bông.
Quả hình 4 cạnh, dạng cầu, dài 2-3mm, có các mảnh vỏ sít nhau, tròn và hơi sù sì ở
mặt ngoài.
Công dụng: có tác dụng thanh lương giải độc; cây thái nhỏ trộn với cám làm
thức ăn cho lợn; các lá tươi đem giã ra được một chất dịch uống để trị lỵ mạn tính.
18


4.8.

Rau

muống

(Ipomoea

aquatica):
Mô tả: Rau muống còn có tên khác
là bìm bìm nước. Thân rỗng, dày, có nhiều
đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu
mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống
hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình
cầu. hạt có lông, màu hung.
Công dụng: rau muống có vị ngọt,
nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu... được sử dụng
trong chữa trị: trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi, sốt, khó thở, mụn nhọt, đau dạ dày
với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, nhuận tràng, rôm sảy, mẩn
ngứa, nước tiểu đục, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, quai bị sưng, chữa dị ứng bội

nhiễm ngoài da, chữa say sắn
Thành phần hoá học: Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước,
3,2% prôtít, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cũng
rất cao, chủ yếu là canxi, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP... Trong rau muống đỏ
có chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên.
4.9. Cỏ Lác (Cyperus malaccensis):
Mô tả: Cỏ sống ở bùn, lâu năm, nhiều chồi và căn
hành, cao 1 - 2m, thân có 3 cạnh bén.
Lá dài bằng nửa thân, bẹ dài.
Hoa tạo thành phát hoa mang 3 - 10 tua dài, mỗi
tua có 4 - 10 giéù hoa, gié hoa dài 15 - 22mm, mang 20 40 hoa, lá bắc rộng dài hơn phát hoa, vòi nhụy
chẻ 3, sóng của gié không lông, không vảy.
Trái là bế quả nâu đen, 3 cạnh ngắn, vòi
chẻ 3.
4.10. Cói Gạo (Cyperus iria):
19


Mô tả: loài cỏ dại hằng năm, mọc dựa nước, phổ biến ở ruộng lúa. Thân ba
cạnh nhiều chồi, cao 20 - 60 cm. Rễ sợi màu đỏ vàng. Lá có phiến ngắn hơn thân,
rộng 2-4mm. Bẹ lá mỏng bọc thân gốc, lá hẹp hình mũi giáo. Trục hoa tán kép: trục
hoa bậc I dài 10 cm, trục hoa bậc II dài 2 cm, lá bắc dài; các tia mang tán; bông
chét nhỏ, vàng tươi, nhiều. Bông dài 2 - 4 cm, mọc đôi ở đầu nhánh hoa. Hoa tháng
2 đến tháng 7. Quả bế đen, dễ rụng; vòi nhuỵ 3 nuốm dài. Hạt thon dài 1 - 2 mm;
quả và hạt màu nâu vàng, thon, tam giác. Sinh sản bằng hạt.
Công dụng: Vị cay, tính bình; có tác dụng khử phong trừ thấp, điều kinh lợi
niệu. Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc. Toàn cây dùng
trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh,
sỏi niệu...
4.11. Cỏ Gấu (Cyperus rotundus):

Mô tả: Cỏ sống dai, lâu năm, cao 20-30cm.
Thân ba cạnh, không phân nhánh, gốc phình ra
thành củ nằm sâu trong đất, màu nâu thẫm hay nâu
đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt.
Mầm trắng, mọc lan nhanh, có lớp vảy bao bọc khi
non, thành sợi khi già. Củ có nhiều dạng. Lá hẹp,
dài 5 - 25 cm, rộng 5 mm, mọc từ gốc, có bẹ. Cụm
hoa tán đơn hoặc kép mọc từ 2 đến 4 lá bắc. Hoa
nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn
thân. Quả ba cạnh, màu xám. Quả và hạt hình
trứng, có 3 góc dài 1,5 mm. Sinh sản bằng mầm,
củ, hạt. Mọc ở vườn, đất màu cạn
Công dụng: Hương phụ (thân rễ, củ) có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, có
tác dụng hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau, giải cảm, lợi tiểu,
điều kinh, trị giun, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích. Ngoài ra còn được dùng để
chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các
bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp
ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và ỉa chảy, tổn thương, chữa rối
loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
20


Thành phần hoá học: Trong tinh dầu củ gấu có 32% cyperen, b-selinen,
49% cyperol; còn có a-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu
còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic,
stearic, chất không xà phòng hóa 22,8%.
4.12. Rau bợ (Marsilea quadrifolia):
Mô tả: Cây thảo, có thân bò dưới đất,
mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và
2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập.

Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái
một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có
lông dày. Mùa sinh sản tháng 5-6.
Công dụng: Rau bợ có vị ngọt, hơi đắng,
tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu
sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh,
chữa suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng; viêm thận phù 2 chân,
viêm gan, viêm kết mạc; sưng đau lợi răng; đinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia
sữa, rắn độc cắn; sốt rét, động kinh; khí hư, bạch đới; thổ huyết, đái ra máu, sỏi
thận, sỏi bàng quang, đái đường. Ngoài ra còn được dùng làm rau ăn sống, xào,
luộc hoặc nấu canh với tôm tép.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid
4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa
cyclolaudenol.
4.13. Cây Dừa nước (Ludwigia repens):
Mô tả: Cây thảo mọc bò, nổi trên mặt nước
nhờ có phao xốp màu trắng. Thân mềm, xốp có rễ ở
các mấu. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa trắng, có
cuống dài, mọc ở nách lá. Quả nang dài, có lông
nhỏ, chứa nhiều hạt.
Công dụng: Lá và ngọn non thu hái quanh
năm, tốt nhất vào mùa thu, dùng tươi hay thái nhỏ
phơi khô dùng dần. Dừa nước có vị ngọt nhạt, tính
21


hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng chữa: cảm
mạo, phát sốt, ho, ho khan; bệnh sởi không suy sụp hoàn toàn; giảm niệu. Dùng
ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, áp xe vú, viêm tuyến mang tai, bệnh zona,
eczema, viêm da, rắn độc cắn.

Thành phần hoá học: Trong thân, lá có flavon và tanin.
4.14. Bèo Nhật bản (Eichhornia crassipes):
Mô tả: Bèo Nhật bản hay còn gọi là Bèo lục bình là cây thảo sống nhiều
năm, nổi ở nước hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới.
Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc
thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông
hay chuỳ ở ngọn thân dài 15cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím;
đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6
nhị (3 dài, 3 ngắn); bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn, nhưng chỉ có một cái sinh sản.
Quả nang. Cây ra hoa từ mùa hạ tới mùa đông.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết
thành phần hoá học của Bèo lục bình theo tỷ lệ
%: Nước 92,6, protid 2,9, glucid 0,9, xơ 22, tro
1,4, calcium 40,8mg%, phosphor 0,8mg%,
caroten o,66mg% và vitamin C 20mg%.
Công dụng: Vị nhạt, tính mát; có tác
dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc,
tiêu sưng, giảm đau. Bèo lục bình có thể dùng
làm thức ăn cho người; chữa sưng tấy, viêm
đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe,
chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết, trị
cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ, hoa được
dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp, thân và lá dùng để chữa các vết
thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Ngoài ra, gần đây người ta đã phát
hiện các lợi ích khác của Bèo lục bình như:

22


- Chống ô nhiễm nguồn nước: chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225

tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo này còn loại được
các kim loại nặng độc như thuỷ ngân, chì, kền, bạc, vàng...
- Cung cấp năng lượng: dùng vi khuẩn cho lên men bèo ; 1kg bèo sẽ cho
0,3m3 khí methan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.
4.15. Cây Rau mác (Monochoria hastata):
Mô tả: Cây mọc ở đầm lầy, có củ; thân
đứng yếu, mang lá có phiến hình ba cạnh, dài 426cm, rộng 4,5-10cm, gốc hình tim, màu lục,
cuống lá dài 25-50cm. Cụm hoa là chùm ngắn dày
và như ở trên cuống lá; hoa màu lam, rộng 1,5cm;
lá đài 3; cánh hoa 3, rời, giống như lá đài; nhị 5,
vàng, 1 nhị to màu tím; bầu 3 ô. Ra hoa quanh
năm. Quả nang nhiều hạt.
Công dụng: Vị nhạt và mát, có tác dụng
thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bạt nồng, lợi niệu.
Lá có thể làm rau ăn, chữa hậu bối, hút mủ. Dịch lá để chữa mụn nhọt, và cây được
dùng làm thuốc chữa bệnh tâm thần, lỵ, viêm ruột, viêm đau lợi răng, sưng
amygdal cấp tính, viêm họng, mụn nhọt, rắn cắn.
4.16. Phỏng dạ (Hygroryza aristata):
Mô tả: Cây phỏng dạ hay còn gọi là
cây thia lia, cỏ chửa,cỏ chân vịt là cây thảo
thuộc họ lúa (Poaceae). Đây là cây thân
mềm, có lá phình to ở bẹ nom như bụng
chửa, mặt trên có những đốm đỏ nâu.
Công dụng: Theo kinh nghiệm dân
gian, cỏ chửa được dùng chủ yếu làm thuốc
chữa phỏng rạ (thủy đậu). Ngoài ra, lá cỏ
chửa để tươi, rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, vết
đứt; chữa khí hư, tiểu tiện vàng.
23



4.17. Cỏ gà (Cynodon dactylon):
Mô tả: Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn.
Thân có nhiều cành, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại
phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng,
ngắn, hẹp, nhọn, dài 3-4cm, hơi có màu lam.
Cụm hoa gồm 2-5 bông hình ngón tay mảnh, dài
2,5-5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một
cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng, họp
thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc,
hình thoi thường dẹt, không có rãnh.
Thành phần hoá học: Thân rễ Cỏ gà
chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, còn có tinh bột, đường, các
muối kali. Trong lá có vitamin C (64mg/100g lá tươi).
Công dụng: Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, giải
độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm. Cây được chỉ định dùng trị các bệnh
nhiễm trùng và sốt rét; các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang,
vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật; thấp khớp, thống phong; phụ nữ kinh nguyệt
không đều; trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái; viêm mô tế bào, rắn cắn.
4.18. Cỏ mần trầu (Eleusine indica):
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài
ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn.
Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và
có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần
như có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3-11.
Công dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ
nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan, trị mụn
nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Cây thường được dùng trị cao huyết áp,
lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn
dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn

mửa, tức ngực, sốt nóng. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Ðề phòng chứng
viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5.
24


Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm
máu chó cắn.
IV. Kết luận
Thành phần thực vật tại khu vực đất ngập nước Thanh Trì Hà Nội trước đây
rất phong phú nhưng hiện nay không còn nhiều, qua khảo sát thấy có mặt với 64
loài thuộc 31 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Polypodiophyta và
Magnoliophyta. Hiện nay thành phần loài ở đây có dấu hiệu bị suy giảm. Do vậy,
cần tiến hành điều tra khảo sát sâu, rộng, đồng bộ hơn về tính đa dạng thực vật, ô
nhiễm môi trường để có thể đánh giá một cách chính xác các giá trị đa dạng, mức
độ thiệt hại của việc ô nhiễm môi trường gây ra. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc
phục suy giảm môi trường phục vụ cho phát triển bền vững.

25


×