Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 146 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả
nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đăng Hưng


2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn
bè.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Mai Văn Bưu về sự hướng dẫn
nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Khoa học quản lý, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ và có những góp ý để luận án được hoàn
thành tốt hơn.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại
học kinh tế quốc dân đã tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng dẫn quy trình
thực hiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn các cán bộ, các chuyên gia và những nhà khoa học đã giúp đỡ
tôi có những thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện luận
án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đăng Hưng



3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
1

Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

2

Asian Organization of Supreme Audit Institutions
- Hiệp hội các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á

TỪ
TẮT

VIẾT

ADB
ASOSAI

3

Bảo hiểm xã hội

BHXH

4


Chính phủ bảo lãnh

CPBL

5

Chính quyền địa phương

CQĐP

6

Hội đồng nhân dân

HĐND

7

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

8

International Organization of Supreme Audit Institutions
- Hiệp hội các Cơ quan kiểm toán tối cao trên Thế giới

IMF
INTOSAI

9


Kho bạc Nhà nước

KBNN

10

Kiểm toán Nhà nước

KTNN

11

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

12

Ngân sách nhà nước

NSNN

13

Official Development Assistance - Vay theo điều kiện hỗ
trợ phát triển chính thức

ODA

14


Trái phiếu Chính phủ

TPCP

15

United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

16

Ủy ban nhân dân

17

World Bank - Ngân hàng thế giới

18

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO

19

Xây dựng cơ bản

XDCB

UNCTAD

UBND
WB


4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG
BIỂU
Bảng 2.1

NỘI DUNG

NGUỒN

TRANG

Phân biệt phạm vi nợ NCS tự tổng hợp
công theo cách tính của
WB,
UNCTAD,
INTOSAI và Việt Nam

32

Nội dung quản lý nợ ASOSAI (2009) Hội thảo Kiểm
công phân theo vai trò toán về nợ công
của các cơ quan tham
gia


42

Bảng 2.3

Nội dung kiểm toán nợ ASOSAI (2009) Hội thảo Kiểm
công
toán về nợ công

50

Bảng 3.1

GDP và GDP bình World Bank
quân giai đoạn 20062013

72

Bảng 3.2

Thống kê nợ công Việt NCS tự tổng hợp từ - Bản tin nợ
Nam những năm qua
công các số;Báo cáo của Bộ Tài
chính trình Quốc hội; Thống kê dư
nợ nước ngoài tại NHNN

73

Cơ cấu nợ nước ngoài NCS tổng hợp từ: - Cục quản lý nợ
công; Bộ Tài chính;
theo kỳ hạn nợ

WorldBank;Tổng cục Thống kê

75

Đánh giá cơ cấu nợ NCS tổng hợp từ: - Cục quản lý nợ
nước ngoài của Việt công; Bộ Tài chính;
WorldBank;Tổng cục Thống kê
Nam

85

Bảng 3.5

Thâm hụt NSNN qua Niên giám thống kê 2006-2013các năm
Tổng Cục Thống kê

77

Bảng 3.6

Tổng vốn đầu tư toàn Tổng cục Thống kê
xã hội qua các năm

78

Bảng 3.7

Vốn đầu tư thực hiện Tổng cục Thống kê
của khu vực kinh tế
Nhà nước phân theo

nguồn vốn

79

Bảng 2.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4


5
Biểu 3.1

Biểu 3.2

Biểu 3.3

Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1

Thống kê nợ công Việt Bộ Tài chính
Nam giai đoạn 20062013

74

Số liệu nợ công Việt Bộ Tài chính
Nam giai đoạn 20062013 theo GDP

74


Chỉ số ICOR của Việt Báo cáo Cạnh tranh Việt Nam của
Nam năm 2001-2013
Viện Cạnh tranh Châu Á

80

Khung lý thuyết về vai
trò của KTNN trong NCS tự tổng hợp
quản lý nợ công

15

Mô hình vị trí bên INTOSAI (2009) Hướng dẫn kiểm
ngoài hệ thống Quản lý toán nợ công
nợ công của KTNN

46


6
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................. 4
Số liệu nợ công Việt Nam giai đoạn 2006-2013 theo GDP .................................... 5
Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ .................................................................... 4
Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam ....................................................... 4
Thâm hụt NSNN qua các năm................................................................................. 4

Niên giám thống kê 2006-2013-Tổng Cục Thống kê ............................................. 4
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm ............................................................. 4
Tổng cục Thống kê ................................................................................................... 4
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn ...... 4
Tổng cục Thống kê ................................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 11
1.

Sự cần thiết của luận án ................................................................................ 11

2.

Mục đích nghiên cứu của luận án ................................................................ 12

3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 13

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................... 13

5.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14

5.1. Khung lý thuyết .............................................................................................. 14
5.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 15
5.3. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
6.


Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 18

7.

Kết cấu của luận án ....................................................................................... 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 22


7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận
án .......................................................................................................................... 22
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên Thế giới liên quan đến đề tài luận
án .......................................................................................................................... 24
1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu .................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ......................................... 30
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG ............................ 30
2.1. Nợ công và quản lý nợ công .......................................................................... 30
2.1.1. Nợ công ......................................................................................................... 30
2.1.2. Quản lý nợ công ............................................................................................ 36
2.2. KTNN trong quản lý nợ công ....................................................................... 44
2.2.1. Tổng quan về KTNN ..................................................................................... 44
2.2.2. Mục tiêu của KTNN trong quản lý nợ công ................................................ 44
2.2.3. Vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công ......................................... 45
2.2.4. Chức năng của KTNN trong kiểm toán nợ công ........................................ 47
2.2.5. Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ................................................... 49
2.2.5.1.

Tổ chức kiểm toán quản lý nợ công. .................................................... 49


2.2.5.2.

Đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công.................................................... 52

2.2.5.3.

Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công ........... 54

2.2.6. Các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ................ 55
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ....... 56
2.2.7.1.

Các yếu tố nội tại của KTNN ................................................................ 56

2.2.7.2.

Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài ..................................................... 57

2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công .... 59
2.3.1. Kinh nghiệm của Hy Lạp ............................................................................. 59
2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................................... 61
2.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ .................................................................................... 65


8
2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra .......................................................................... 69
CHƯƠNG 3:............................................................................................................ 72
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM................................................... 72

3.1. Quản lý nợ công ở Việt Nam ......................................................................... 72
3.1.1. Nợ công tại Việt Nam những năm qua....................................................... 72
3.1.2. Quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến nay ................................ 81
3.2. Vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công ........................................ 85
3.3. Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua ..................... 87
3.4. Kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua88
3.4.1. Kết quả xử lý sai phạm trong lĩnh vực quản lý nợ công ............................. 90
3.4.2. Sai phạm phát hiện trong quản lý nợ công ................................................. 91
3.4.3. Kiến nghị chấn chỉnh quản lý nợ công ..................................................... 102
3.5. Đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công từ 2006 đến
nay ........................................................................................................................ 107
3.5.1. Những thành tựu đạt được......................................................................... 107
3.5.2. Những hạn chế, yếu kém............................................................................ 109
3.6. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 111
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG ............................................... 114
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM ................................................................ 114
4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ
công ........................................................................................................................ 114
4.1.1. Quan điểm ................................................................................................... 114
4.1.1.1.

Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là nhằm nâng cao

vai trò giám sát hoạt động quản lý nợ công. ...................................................... 114
4.1.1.2.

Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là phù hợp với

đường lối, chủ trương của Đảng và phù hợp với các quy định của Luật KTNN và

các bộ luật khác về vai trò, vị trí của KTNN trong hoạt động quản lý nợ công116


9
4.1.1.3. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trong quá trình hội
nhập hiện nay phù hợp với các thực tiễn tốt của quốc tế và xu thế chung về xác
lập vị trí pháp lý và bảo đảm nguyên tắc hoạt động độc lập của KTNN tại các
nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới ...................................................... 117
4.1.1.4. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nâng cao
nhận thức về mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể kiểm toán trong hoạt động
kiểm toán của KTNN............................................................................................ 119
4.1.2. Định hướng ................................................................................................. 120
4.1.2.1.

Định hướng phát triển KTNN ............................................................ 120

4.1.2.2.

Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
............................................................................................................... 124

4.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ......... 125
4.2.1. Nhóm các giải pháp nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công
................................................................................................................. 125
4.2.1.1.

Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong

quản lý nợ công ..................................................................................................... 125
4.2.1.2. Nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và vai trò của KTNN trong quản lý

nợ công ............................................................................................................... 126
4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu lực của KTNN. ......... 127
4.2.2.1.

Nâng cao năng lực kiểm toán.............................................................. 127

4.2.2.2.

Nâng cao hiệu lực kiểm toán ............................................................... 128

4.2.2.3.

Nâng cao hiệu quả kiểm toán ............................................................. 128

4.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng và đào tạo nhân
lực
................................................................................................................. 130
4.2.3.1.

Nhóm các giải pháp hoàn thiện bộ máy............................................. 130

4.2.3.2.
lực

Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân
............................................................................................................... 132

4.2.4. Nhóm các giải pháp phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát
triển khoa học-công nghệ thông tin...................................................................... 134



10
4.2.4.1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,
công chức, kiểm toán viên của KTNN ................................................................ 134
4.2.4.2.

Giải pháp về thông tin tuyên truyền .................................................. 135

4.2.4.3.

Giải pháp phát triển khoa học-công nghệ thông tin......................... 135

4.2.5. Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công ................................... 136
4.3.Các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công . 137
4.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước ........................................................... 137
4.3.2. Những kiến nghị đối với KTNN ................................................................. 138
4.3.3. Những kiến nghị đối với đối với các cơ quan quản lý nợ công ................ 138
4.3.4. Những kiến nghị đối với đơn vị sử dụng các khoản nợ công .................. 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 143
Tài liệu tham khảo trong nước ............................................................................ 143
Tài liệu tham khảo nước ngoài ............................................................................ 145


11
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của luận án


Các khoản nợ công có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều quốc gia đang phát
triển và được xem như là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các khoản thâm hụt
ngân sách và hỗ trợ phát triển cơ sở, hạ tầng, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng
các khoản nợ công cũng như những yếu kém trong quản lý, giám sát nợ công đã tạo ra
những rủi ro tài chính vĩ mô theo diện rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời
gian qua, thế giới liên tục chứng kiến khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Ai Len cũng
như việc lan rộng sang các nước châu Âu khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và
Italia theo hiệu ứng đôminô. Các quốc gia ngoài khối "Eurozone" như Trung Quốc,
Hoa kỳ, Ạnh, Nhật và các cường quốc khác cũng bị cuốn vào vòng xoáy và chịu ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi khủng hoảng nợ công Châu Âu khi có mối liên hệ
mật thiết về tỷ giá hối đoái và các quan hệ đầu tư kinh tế tài chính vào thị trường Châu
Âu. Quản lý nợ công trên thế giới đang là vấn đề nóng bỏng, ẩn chứa nhiều rủi ro và
cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cũng trong xu thế ấy, vay nợ của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần
đây tăng lên đáng kể do nhu cầu đầu tư phát triển và bù đắp bội chi ngân sách. Nhu
cầu đầu tư của Chính phủ tăng mạnh trong khi nguồn thu từ thuế, từ khai thác tài
nguyên và các nguồn thu khác tăng không đáng kể. Danh mục nợ của Chính phủ ngày
càng lớn và phức tạp gây ra những thách thức, rủi ro lớn đối với sự quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý nợ công. Những yêu cầu đó trong thời điểm hiện nay càng ngày
càng bức thiết, cần xác lập vai trò của một cơ quan chuyên môn có vị trí độc lập để
giám sát chặt chẽ lĩnh vực quản lý nợ công và công khai thông tin về nợ công, đồng
thời lại phải là cơ quan chuyên môn có chức năng về kiểm tra tài chính và được giao
nhiệm vụ quản lý giám sát lĩnh vực quản lý nợ công như vậy mới có thể khắc phục
những bất cập, những yếu kém tồn tại và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ
để tránh những hậu quả bất lợi có thể xảy ra trong tương lai, đảm bảo tính bền vững
của tài chính- ngân sách. KTNN, với tư cách là cơ quan chuyên môn độc lập về lĩnh
vực kiểm tra tài chính cao nhất của nhà nước do Quốc hội thành lập, hàng năm thực
hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với mọi
cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách. Hoạt động của KTNN sẽ đảm bảo tính
minh bạch trong quản lý và sử dụng nợ công, giúp ngăn ngừa được các rủi ro phát

sinh, từ đó có thể đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quản lý và sử
dụng các khoản nợ một cách tốt hơn cũng như đảm bảo tính bền vững của NSNN.


12
Xác định vai trò của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công là rất cần thiết, nhất
là trong bối cảnh thế giới đã diễn ra những trường hợp khủng hoảng kinh tế do đổ vỡ
nợ công. Trên thực tế ở Việt Nam, mặc dù hàng năm, KTNN vẫn thực hiện kiểm toán
tổng quyết toán NSNN và các chương trình, dự án sử dung nợ công và đóng góp các ý
kiến chuyên môn trong giai đoạn lập dự toán NSNN. Trong đó, có đóng góp ý kiến
cũng như thực hiện kiểm toán việc vay và trả nợ Chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công vẫn chưa được xác lập. Hàng năm, khi kiểm toán quyết
toán NSNN có đề cập đến các khoản nợ công nhưng mới ở những nội dung hết sức
đơn giản, chưa xem xét trong tính tổng thể, toàn diện của nó. Đồng thời, KTNN cũng
chưa thực hiện một cuộc kiểm toán độc lập về lĩnh vực quản lý nợ công, theo đó, việc
công khai thông tin về quản lý nợ công cũng chưa chất lượng và được đánh giá cao.
Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận, thực tiễn
nhằm xác định rõ vai trò của KTNN trong quản lý nợ công để phục vụ cho việc thực
hiện nhiệm vụ của KTNN. Đây là đòi hỏi cấp thiết đối với đất nước nói chung và đối
với cơ quan KTNN nói riêng tại thời điểm hiện nay.
Xuất phát từ các lý do trên và thực tiễn liên quan đến công tác chuyên môn đã
thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “ Vai trò của KTNN trong việc quản lý nợ công ở
Việt Nam” để nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sỹ.

2.

Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vai trò của

KTNN trong quản lý nợ công, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu để xác lập và
nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công.
Thứ hai, đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt
Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013, chỉ rõ sự cần thiết cũng như những điểm
mạnh, điểm hạn chế của vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm xác lập vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế và thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.


13
3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra như sau:
Câu hỏi 1: Tổ chức quản lý nợ công như thế nào? KTNN có vị trí, chức năng gì
trong quản lý nợ công? Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là như thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng việc triển khai thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý
nợ công ở Việt Nam?
Câu hỏi 3: Nhóm giải pháp nào cần đưa ra để nâng cao vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công ở Việt Nam

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án


Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở góc độ vị trí
pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công, chức năng của KTNN trong quản lý nợ
công và nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công. Trong đó, tập trung vào ba vai trò
chính là tổ chức kiểm toán quản lý nợ công, đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công và
Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công.
Phạm vi nghiên cứu:
Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công bao gồm vị trí pháp lý, chức năng và
nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công. Đây là một vấn đề lớn, liên quan đến
nhiều lĩnh vực và những hạn chế về thông tin, dữ liệu, lý luận, phương pháp nghiên
cứu, thời gian,... nên phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Về nội dung: Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công bao gồm việc xác định
vị trí pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công. Việc xác định
vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công theo hướng độc lập, không nằm trong
hệ thống quản lý nợ công là hiệu quả, chức năng của KTNN được tổ chức các cơ quan
Kiểm toán tối cao Thế giới INTOSAI đã công nhận đó là kiểm tra, giám sát quản lý nợ
công. Do đó luận án không đi sâu phân tích vấn đề này. Trong khuôn khổ nghiên cứu
này, luận án tập trung nghiên cứu vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở góc độ
nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công, là:
+ Vai trò tổ chức kiểm toán quản lý nợ công
+ Vai trò đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công


14
+ Vai trò Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của KTNN trong quản lý
nợ công ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có mức nợ công
lớn, trong đó, chọn mẫu nghiên cứu kinh nghiệm của quốc gia chưa xác lập vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công là Hy Lạp, quốc gia xác lập vai trò KTNN và có hoạt

động quản lý nợ công tốt là Mỹ và Quốc gia đã xác lập vai trò của KTNN trong quản
lý nợ công có hệ thống chính trị tương đồng Việt Nam là Trung Quốc để rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Về thời gian: Do năm 2006 là năm Luật KTNN ra đời khẳng định vị trí, chức
năng và nhiệm vụ của KTNN; Năm 2009 là năm Luật Quản lý nợ công ra đời đánh
dấu những thay đổi lớn về tổ chức quản lý cũng như nội dung quản lý nợ công. Bên
cạnh đó, số liệu về nợ công mới chỉ công khai đến năm 2013, chưa có số liệu chính
thức của năm 2014. Vì vậy Luận án xem xét đánh giá thực trạng vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013; đưa ra quan điểm, định
hướng, giải pháp xác lập và nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt
Nam đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết
Từ điển Oxford 2007 của Trường đại học Oxford định nghĩa vai trò (role) là
“các chức năng hoặc vị trí mà ai đó có đã hoặc đang dự kiến sẽ có trong tổ chức, trong
xã hội hoặc trong một mối quan hệ”; Theo Từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng PhêTrung tâm Từ điển học, vai trò là “tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt
động, sự phát triển chung”. Vì vậy Tác giả sẽ tiếp cận vai trò của KTNN dưới góc độ
vị trí, chức năng và nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công.


15

Quốc hội
KTNN

Chính phủ

Vai trò
Vị trí pháp lý


Chức năng:
- Đánh giá, xác
nhận báo cáo nợ
công
- Tư vấn và kiến
nghị về quản lý
nợ công

Hệ thống
quản lý nợ

Tổ chức kiểm toán quản
lý nợ công
Đánh giá, kiến nghị quản
lý nợ công

công

Ghi chú:

Công khai thông tin quản
lý nợ công

: Vai trò điều
kiểm tra, giám sát;

hành,

: Vai trò báo cáo.


Sơ đồ 1.1 : Khung lý thuyết về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Theo khung lý thuyết, tác giả tiếp cận vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
dưới 3 góc độ: Vị trí pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của KTNN đối với quản lý nợ
công. Trong đó:
- Vị trí pháp lý của KTNN đối với hệ thống quản lý nợ công phải dưới góc độ
một cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập không phụ thuộc Chính phủ và nằm ngoài
hệ thống quản lý nợ công.
- Chức năng của KTNN gồm : (1) Đánh giá, xác nhận báo cáo nợ công; (2) Tư
vấn và kiến nghị về quản lý nợ công.
- Tác giả sẽ phân tích vai trò của KTNN trong quản lý nợ công từ nhiệm vụ của
KTNN, tập trung vào 3 vai trò chính đó là: Tổ chức kiểm toán nợ công; đánh giá, kiến
nghị quản lý nợ công và Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công.
Từ đó, nêu bật được sự cần thiết và xác lập được vai trò của KTNN trong quản
lý nợ công.

5.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn:


16
Bước 1: Đề tài tiến hành nghiên cứu lý thuyết về nợ công, quản lý nợ công,
KTNN và chức năng nhiệm vụ, từ đó xây dựng khung lý thuyết về vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công.
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Bước 3: Phân tích kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở
Việt Nam, rút ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
Bước 4: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các giải pháp và kiến
nghị xác lập và nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam.


5.3.

Các phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài và đạt được mục tiêu
nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp:
* Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lê nin
vào nghiên cứu xã hội học. Xuất phát từ ứng dụng thực tiễn của Luận án và nghiên
cứu cụ thể vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam, Luận án sử dụng
phương pháp khái quát hóa, tổng hợp và phân tích những nguyên lý cơ bản về vai trò
của KTNN trong quản lý nợ công qua các tài liệu, hướng dẫn, công trình khoa học của
một số tác giả gắn với hoạt động của quản lý nợ công và KTNN để thấy được sự cần
thiết phải xác lập vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, từ đó đưa ra nhận định,
đánh giá. Hệ thống hóa tài liệu quốc tế về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, từ
đó tổng hợp kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu từ các nguồn như: Sách, giáo trình (Giáo trình Lý thuyết kiểm toán- Đại
học Kinh tế quốc dân, Giáo trình kiểm toán- Học viện Tài chính, Giáo trình tài chính
công- Học viện Tài chính;, tạp chí (Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý
nợ công, Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2009)-Tạp chí Kinh tế phát
triển số tháng 9/2009, Nợ công và vai trò của kiểm toán- Tạp chí Tài chính Điện tử
số 93 ngày 15/3/2011, Ngưỡng nợ chưa phải là nhất, tạp chí vneconomy, 9/2010, Vấn
đề vay nợ và quản lý nợ của Việt Nam hiện nay- Trần Văn Giao Tạp chí Cộng sản,
3/8/2010, 7 tồn tại cơ bản trong quản lý nợ công, Hoàng Hải Tạp chí tài chính điện tử
online, 17/09/2010...); luận văn, luận án (“Các giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường
ở Việt Nam”, Đỗ Thị Ánh Tuyết, 2013- Luận án tiến sỹ, “Hoàn thiện tổ chức kiểm



17
toán nợ công tại Việt Nam” Vũ Thanh Hải, 2013- Luận án tiến sỹ…); đề tài nghiên
cứu khoa học (“Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ”, Lê Đình Thăng, Đề tài khoa học
cấp Bộ năm 2007 của KTNN; “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
công sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và khủng hoảng nợ công
tại một số nước Châu Âu dưới góc nhìn kiểm toán”, Nguyễn Đình Hòa, Đề tài khoa
học cấp Bộ năm 2012 của KTNN ), các báo cáo đánh giá (“Những thành tựu quản lý
nợ ở Việt Nam và những thách thức phía trước”, UNDP, 2004, “Nợ công và tính bền
vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” đánh giá của Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2013, “Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam”, Vũ
Thành Tự Anh, 2010, “Một số vấn đề về chiến lược phát triển KTNN 2008 - 2015 và
tầm nhìn 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng KTNN”, Thịnh Văn Vinh,
2010, “Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”, Hoàng Ngọc Nắng
Hồng, 2013) các hướng dẫn thông lệ tốt (Hướng dẫn kiểm toán Chuyên đề Quản lý, sử
dụng vốn Trái phiếu chính phủ, KTNN, 2013, Hướng dẫn kiểm toán nợ công IMF,
2001, Hướng dẫn thông lệ tốt kiểm toán tài chính khu vực công tư, INTOSAI, 2007,
Tổng kết và khuyến nghị về cách tính và kiểm toán nợ công, INTOSAI, 2007), kỷ yếu
hội thảo (Hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ
công” do KTNN tổ chức năm 2010, Hội thảo “Nợ công – kinh nghiệm quốc tế và
những bài học cho Việt Nam” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức
năm 2010, Hội thảo “Hướng dẫn kinh nghiệm kiểm toán nợ công” do INTOSAI tổ
chức năm 2009) … Bên cạnh đó, Đề tài cũng thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của
KTNN (Báo cáo kiểm toán tổng quyết toán NSNN 2006- 2013, Báo cáo kiểm toán
chuyên đề Trái phiếu Chính phủ 2010, Báo cáo nhanh tình hình quản lý nợ công 2013
trình Quốc hội), Bộ Tài chính (Báo cáo quyết toán thu chi NSNN 2006-2013, Báo cáo
thực trạng công tác quản lý nợ công 2012, Báo cáo tình nợ công trình Quốc hội 2013),
Ngân hàng Nhà nước(Báo cáo dư nợ tín dụng nước ngoài), Tổng cục Thống kê (Báo
cáo thống kê tình hình tài khoản quốc gia, Thống kê thực trạng vốn đầu tư qua các
năm, thống kê GDP qua các năm)…


* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Ngoài những thông tin thứ cấp có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, luận
án còn thu thập các thông tin sơ cấp, coi đây là nguồn thông tin quan trọng và đáng tin
cậy cho việc tiến hành nghiên cứu. Những thông tin này được thu thập thông qua lấy ý
kiến của các chuyên gia một số đơn vị liên quan đến công tác quản lý nợ như Ủy ban
Kinh tế Quốc hội, Vụ Kinh tế tổng hợp- Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu


18
tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… kết hợp phát phiếu điều tra, phỏng vấn các
chuyên gia về các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu (TS. Đoàn Ngọc Xuân- Ban Kinh
tế Trung ương, Ths. Nguyễn Hoàng Việt- Vụ Kinh tế tổng hợp- Văn phòng Chính phủ,
Ths. Nguyễn Hoàng Hương- Bộ Tài chính, TS Vũ Đình Ánh- Viện nghiên cứu kinh tế
Trung ương, TS. Lê Anh Minh- Bộ Tài nguyên và Môi trường…). Tác giả tiến hành
trao đổi và phỏng vấn trực tiếp tại Cục quản lý nợ- Bộ Tài chính (TS. Nguyễn Thành
Đô, Ths. Nguyễn Anh Tuấn), và những kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán các lĩnh
vực có liên quan đến quản lý nợ công (TS. Vũ Thanh Hải, TS. Lê Đình Thăng, TS.
Hoàng Văn Lương, Ths. Nguyễn Minh Giang, Ths. Lại Khánh Chi…

Kết quả phỏng vấn được mã hóa dữ liệu và thực hiện phương pháp phân
tích tổng hợp. Phương pháp này còn được sử dụng để giải quyết những vấn đề
còn tranh cãi, những quan điểm còn mâu thuẫn giữa những người phỏng vấn.
Tác giả sẽ tổng hợp những thuộc tính, mỗi liên hệ chung của các nhân tố
hình thành và xác lập vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
* Kỹ thuật xử lý số liệu
Sử dụng kỹ thuật phân tích thông thường như thống kê mô tả nhằm nêu ra bức
tranh tổng thể về nợ công của Việt Nam, thống kê, tổng hợp và phân tích để nêu bật
quá trình thực hiện quản lý nợ công và thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ
công qua giai đoạn 2006- 2013.


6.

Những đóng góp mới của đề tài

- Về mặt khoa học:
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết về vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công ở Việt Nam, xác định mục tiêu thực hiện vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công là để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, tăng cường giám sát
của Nhà nước trong quản lý nợ công nhằm bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính
quốc gia, giảm thiểu các hành vi tham nhũng, lãng phí và vi phạm pháp luật trong
quản lý nợ công và để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.
Luận án cũng phân tích được vai trò KTNN trong quản lý nợ công trên 3 góc độ
bao gồm:
+ Góc độ vị trí pháp lý: KTNN phải là một cơ quan chuyên môn độc lập, không
nằm trong hệ thống quản lý nợ công thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình đối
với hoạt động quản lý nợ công.


19
+ Góc độ chức năng: KTNN phải có chức năng kiểm tra, giám sát quản lý nợ
công;
+ Góc độ nhiệm vụ: Qua đó tập trung đi sâu phân tích dưới góc độ nhiệm vụ
của KTNN, trong quản lý nợ công, KTNN phải có 3 vai trò chính đó là vai trò tổ chức
thực hiện kiểm toán quản lý nợ công, đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công và Công
khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công.
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm vai trò của KTNN các nước trên thế giới
trong quản lý nợ công lấy ví dụ một nước có trình độ quản lý nợ công tiên tiến như
Mỹ, một nước có công tác quản lý nợ công không tốt để xảy ra tình trạng vỡ nợ vừa
qua như Hy Lạp và một nước có thể chế chính trị tương đồng Việt Nam như Trung

Quốc. Trên cơ sở đó đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Cần xác lập vị trí
pháp lý, xây dựng chức năng và vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn :
Luận án đã phân tích, đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt
Nam, giai đoạn 2006- 2013. Kết quả đánh giá chỉ ra những ưu điểm đạt được, những
bất cập tồn tại và nguyên nhân của việc thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ
công ở Việt Nam, cụ thể:
- Khuôn khổ pháp lý và các quy định về nợ công chưa quy định rõ vai trò,
trách nhiệm của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công cũng như quy định trách nhiệm
của cơ quan quản lý nợ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến quản lý nợ, trách
nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất cho KTNN về các vấn đề quản lý nợ công.
- Cơ cấu tổ chức của KTNN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa hoàn
chỉnh. Mức độ quan tâm đến nợ công còn hạn chế dẫn đến KTNN chưa có một đơn vị
riêng có chức năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm kiểm toán, đánh giá nợ công hàng
năm. Việc kiểm toán nợ công vẫn chưa được chỉ dẫn một cách rõ ràng bằng các hướng
dẫn, quy trình, chuẩn mực riêng đồng thời cán bộ làm công tác kiểm toán của KTNN
được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau chưa có chuyên sâu và đào tạo bài bản trong
lĩnh vực quản lý nợ công.
- Nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí
pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của KTNN nhất là vai trò của KTNN trong quản
lý nợ công còn chưa đầy đủ và toàn diện, thậm chí có lúc, có nơi còn sai lệch.
- Nhiều vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
KTNN trong kiểm toán nợ công


20
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý
nợ công, cơ quan thanh tra, kiểm toán còn thiếu hiệu quả, có lúc còn chồng chéo, trùng
lặp với nhau.
Bên cạnh đó, Luận án định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm xác lập và

nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, cụ thể:
- Nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công
- Nâng cao chất lượng và hiệu lực của KTNN
- Hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng và đào tạo nhân lực
- Phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và công nghệ thông tin
- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quản lý nợ công
Luận án cũng đưa ra các kiến nghị nhằm xác lập và nâng cao vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công ở Việt Nam phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và
thực tiễn kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể hữu ích đối với:
+ Kiểm toán Nhà nước: là cơ sở tham khảo nghiên cứu xây dựng tài liệu, quy
trình, hướng dẫn kiểm toán nợ công và các chiến lược, trọng tâm kiểm toán qua từng
giai đoạn và từng năm cụ thể.
+ Cơ quan quản lý nợ: là cơ sở tham khảo nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ
chức đồng thời nghiên cứu xây dựng các nội dung quản lý nợ công và triển khai quản
lý nợ công một cách kinh tế, hiệu lực và hiện quả.
+ Chính phủ và Quốc hội: là cơ sở tham khảo xây dựng các văn bản pháp quy,
văn bản hướng dẫn quy định cụ thể vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
tiếp theo về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công nhằm nâng cao nâng cao giá trị
lợi ích của KTNN và hiệu quả quản lý nợ công.

7.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cam kết của tác giả, các phụ lục, tài liệu tham
khảo, luận án chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu



21
Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ
công.
Chương 3: Phân tích thực trạng vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý
nợ công ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán
Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam.


22
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề
tài luận án
Là một quốc gia đang phát triển, đối với Việt Nam, nhu cầu vốn để đầu tư phát
triển cũng như bù đắp các khoản bội chi ngân sách là rất cần thiết. Chính vì vậy, nợ
công tăng cao là vấn đề dễ hiểu. Tuy nhiên vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình hội
nhập và phát triển kinh tế- xã hội là quản lý nợ công minh bạch và hiệu quả. Xác định
vai trò của KTNN trong lĩnh vực quản lý nợ công là đòi hỏi cũng như là mối quan tâm
của Quốc hội nói riêng và toàn xã hội nói chung trong thời gian gần đây. Tuy nhiên vai
trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam vẫn chưa được xác lập được nghiên
cứu rất mơ hồ. Cho đến nay, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công vẫn là vấn đề
mới và có rất ít công trình nghiên cứu trong nước. Trước năm 2009, gần như chưa có
bài viết hoặc công trình nghiên cứu trong nước nào đề cập đến vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập ít nhiều đến những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ở những góc độ và giai
đoạn khác nhau, giúp cho tác giả kế thừa một số vấn đề lý luận về nợ công, đánh giá
tình hình quản lý nợ công, tổ chức kiểm toán nợ công...
Năm 2008, KTNN có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Tổ chức kiểm toán

các khoản vay nợ của Chính phủ” do TS. Lê Đình Thăng làm chủ nhiệm. Tại thời
điểm nghiên cứu, Đề tài đã đề cập khá đầy đủ về nợ Chính phủ và quản lý nợ Chính
phủ; những vấn đề về kiểm toán nợ Chính phủ; đồng thời đề xuất một số giải pháp tổ
chức kiểm toán nợ Chính phủ. Tuy nhiên, đề tài mới tập trung nghiên cứu về kiểm
toán nợ Chính phủ trong khi nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được chính phủ bảo
lãnh và nợ chính quyền địa phương; ngoài ra, Đề tài thực hiện khi Luật quản lý nợ
công chưa ban hành, từ khi Luật quản lý nợ công được ban hành năm 2009, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2010 đến nay, công tác quản lý nợ công đã có rất nhiều thay đổi từ
yêu cầu quản lý nợ, cơ quan quản lý nợ, cơ cấu nợ, cơ chế quản lý nợ,...; công tác kiểm
toán của KTNN trong đó có kiểm toán nợ công từ năm 2008 đến nay đã có những thay
đổi đáng chú ý là việc tăng cường kiểm toán hoạt động đối với các cuộc kiểm toán
chuyên đề và nâng cao một bước về kiểm toán nợ công trong cuộc kiểm toán Quyết
toán ngân sách nhà nước hằng năm.


23
Năm 2012, KTNN có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 – 2009 và khủng hoảng nợ công tại một số nước Châu Âu dưới góc nhìn kiểm
toán” do PGS, TS Nguyễn Đình Hòa làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung nêu bật giá
trị, lợi ích của hoạt động kiểm toán đặc biệt là hoạt động kiểm toán tài chính công;
thống kê, tổng hợp, phân tích khá chi tiết các số liệu cụ thể về cuộc khủng hoảng nợ
công tại một số nước Châu Âu, qua đó, đưa ra một số đánh giá về vai trò của KTNN
đối với vấn đề nợ công và công tác quản lý nợ công.
Năm 2013, luận án tiến sỹ của TS. Vũ Thanh Hải với đề tài “Hoàn thiện tổ chức
kiểm toán nợ công tại Việt Nam”, đề tài đã phần nào đưa ra được hệ thống lý luận về
nợ công và những vấn đề cơ bản về KTNN liên quan đến kiểm toán nợ công. Trong
đó, luận án đã đánh giá tình hình nợ công và quản lý nợ công trong giai đoạn 20062012, tập trung phân tích thực trạng về tổ chức kiểm toán nợ công ở Việt Nam và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công do KTNN Việt Nam thực
hiện. Tuy nhiên, Luận án cũng không đi sâu nghiên cứu về thực trạng nợ công và quản

lý nợ công của Việt Nam. Luận án cũng chưa đề cập đến vai trò của KTNN trong quản
lý nợ công cũng như chưa đi sâu vào đánh giá những vai trò này.
Trên các tạp chí trong nước thời gian qua, nhất là sau khi xảy ra khủng hoảng
nợ ở Hi Lạp, châu Âu, cũng bắt đầu đặt các vấn đề như: tình hình nợ công, nợ nước
ngoài của Việt Nam hiện nay có rủi ro không? mức độ vay nợ nước ngoài hiện nay là
bao nhiêu thì không xảy ra rủi ro? làm thế nào để cảnh báo được khủng hoảng nợ? ...
Tất cả các câu hỏi đó mới chỉ là một số bài viết, công trình nghiên cứu đơn lẻ về một
vài nội dung cụ thể của nợ công và kiểm toán nợ công và dừng lại ở mức độ gợi mở
vấn đề, mà chưa có nghiên cứu để giải đáp cụ thể về vai trò của KTNN trong việc
quản lý và sử dụng các khoản nợ công.
Về các cuộc hội thảo, vừa qua Việt Nam đã tổ chức 3 cuộc hội thảo, cụ thể như
sau:
Hội thảo “Nợ công- kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam” do
Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội tổ chức 9/2010. Tại đây, lần đầu tiên vấn
đề nợ công được đưa ra bàn luận một cách nghiêm túc so với các cuộc hội thảo khác
chủ yếu nói về nợ Chính phủ. Tại cuộc Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra được một
bức tranh khái quát về tình hình nợ công tại Việt Nam, đưa ra một số cảnh báo về việc
cần có công cụ kiểm tra, giám sát nợ công một cách hiệu quả hơn. Hội thảo cũng đưa
một số các kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công, trong đó có đưa ra một số thông lệ


24
tốt trong cách thức tổ chức bộ máy quản lý nợ công. Hội thảo cũng đưa ra một số tiêu
chí về an toàn nợ;
Hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ
công” do KTNN tổ chức 12/2010. Bên cạnh việc ghi nhận những giá trị và lợi ích của
KTNN trong việc tăng cường minh bạch hệ thống tài chính quốc gia, các tham luận tại
Hội thảo cũng phản ánh tình hình nợ công tại Việt Nam, cảnh báo những rủi ro trong
công tác quản lý nợ. Với câu hỏi: KTNN đóng góp vai trò như thế nào trong vấn đề
quản lý và sử dụng các khoản nợ công? Các ý kiến trong Hội thảo cũng chỉ ra rằng,

với tư cách là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc
hội thành lập, KTNN thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách. Vì vậy, việc
kiểm tra của KTNN đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công là cần thiết,
đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính
bền vững của NSNN. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN sẽ cảnh báo, khuyến cáo
khả năng xảy ra rủi ro tài chính quốc gia xét ở tầm vĩ mô và giúp Chính phủ, Quốc hội
có được một bức tranh toàn diện về thu, chi, quản lý và sử dụng các khoản nợ, đánh
giá tính bền vững của các khoản nợ, từ đó có các biện pháp và quyết định phù hợp.
Ngoài ra, KTNN có thể thông báo cho các cơ quan về sự bất thường hoặc thâm thủng
trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công thông qua kiểm toán tính tuân thủ, tính
kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các
khoản nợ công trong từng trường hợp cụ thể;
Hội thảo quốc tế về "Quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia" do Bộ Tài
chính, UNCTAD và Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức 10/2011. Bên cạnh việc báo cáo
về tình hình và cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện nay, Hội thảo đã chỉ ra sự khác biệt
trong cách tính tỷ lệ nợ công/GDP của Chính Phủ Việt Nam với các Tổ chức tài chính
quốc tế kéo dài từ nhiều năm nay. Tại hội thảo, đại diện World Bank và một số tổ chức
quốc tế khác cho rằng, nợ của DNNN cần được tính vào nợ công, như thực tiễn tốt của
quốc tế. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính đã lý giải rằng DNNN hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp này cũng phải bình đẳng và phải tự chịu trách
nhiệm vốn vay. Vì vậy, theo định nghĩa của Việt Nam, nợ công không thể tính gồm cả
nợ của doanh nghiệp Nhà nước;

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên Thế giới liên quan đến
đề tài luận án


25
Vấn đề nợ nước ngoài và mức độ an toàn nợ nước ngoài đã được các tổ chức

quốc tế và các chuyên gia kinh tế tổng kết và nghiên cứu trong nhiều tác phẩm đã được
công bố. Tuy nhiên, đề cập đến vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thì không có
nhiều tài liệu, chủ yếu là nghiên cứu, hướng dẫn khoa học, tài liệu nghiên cứu ứng
dụng của các tổ chức như IMF, WB, UNCTAD, INTOSAI, ASOSAI.
Bước đầu Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu, khảo sát một số công trình nghiên
cứu và nhận thấy, đối với nghiên cứu về nợ công có thể kể đến một số nghiên cứu như
“External Debt, Public Investment, and Growth in Low – Income Countries” Benedict
Clement, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen (2003), “External Debt
Sustainability: Guidelines for Low – and Middle – income Countries” Claudio
M.Loser, United Nations (3/2004) hay các tác giả như Nouriel Roubini, (New York
University, 12/2001), Abdul Abiad and Jonathan D.Ostry, (IMF, 6/2003) Các nghiên
cứu đều tiếp cận nợ công theo cách hiểu là toàn bộ số dư còn lại tại một thời điểm nhất
định của các khoản vay mà một đối tượng nào đó có nghĩa vụ phải thanh toán (cả gốc
và lãi) vào một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai. Cũng đồng quan điểm nhưng rõ
hơn, trong nghiên cứu “External Debt Sustainability and Domestic Debt in Heavily
Indebted Poor Countries”, Marco Arnone and Andrea F. Presbitero (Catholic
University, Italy, 5/2006), lại nghiên cứu theo cách hiểu là nợ là khoản mà người đi
vay phải trả, trả vốn hoặc cả vốn lẫn lãi, trả bằng tiền hoặc bằng hàng hóa dịch vụ cho
người cho vay ở một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai và khuyến cáo các nước nên
tính toán và theo dõi nợ công theo nghĩa rộng này, bởi vì tại nhiều quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam, khu vực quốc doanh rất lớn.
Quản lý nợ công được đúc kết từ kinh nghiệm các nước, theo IMF trong
“Guidelines for Public Debt Management” (IMF, 3/2001), “External Debt Statistics:
Guide for Compilers and Users” (IMF, 2003) hay các tác giả Eduardo Ley (WB
2/2009), Marco Arnone, Luca Bandiera and Andrea F. Presbitero (Italy, 2007) chỉ ra là
quá trình thiết lập và thực thi chiến lược vay nợ của một quốc gia nhằm gây dựng được
một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí và rủi ro, đáp ứng
được các mục tiêu quản lý nợ khác của Nhà nước đặt ra. Trong khuôn khổ kinh tế vĩ
mô, vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là Chính phủ phải đảm bảo quy mô và
tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình

huống khác nhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí.
Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng nguyên tắc quản lý nợ công là phải:
- Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý nợ công.


×