Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn “Vẽ tranh đề tài” ở trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện Thạch Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn “Vẽ tranh đề tài” ở trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện
Thạch Thành” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Ths. Lê Văn Tĩnh. Kết quả nghiên cứu được nêu trong đề tài là trung
thực, không trùng lặp. Các số liệu, trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Nếu có
điều gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Sinh viên

Lê Công Nam


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

GD&ĐT:

Giáo dục – đào tạo

NXB:

Nhà xuất bản

THCS:

Trung học cơ sở

UBND:


Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
C. KẾT LUẬN..................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................52


8

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việc đưa bộ môn Mỹ thuật vào chương trình của trường THCS đã phần
nào đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cái đẹp cho học sinh ngay trong giai đoạn
đầu của quá trình phát triển toàn diện tri thức con người. Học Mỹ thuật giúp
các em có ý thức tư duy sáng tạo để áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách
tốt nhất, đồng thời Mỹ thuật còn giúp các em học tốt các môn học khác trong
chương trình giáo dục THCS.
Bộ môn Mỹ thuật ở bậc học THCS gồm có 4 phân môn: Thường thức
Mỹ thuật, Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí và Vẽ tranh đề tài. Mỗi phân môn đều có
những đặc trưng riêng, nhưng phân môn có tính chất tổng hợp toàn bộ sự hiểu
biết cũng như khả năng thể hiện kỹ năng và cái nhìn thẩm mỹ của học sinh
trong quá trình học tập, rèn luyện bộ môn Mỹ thuật chính là phân môn Vẽ
tranh đề tài.
Qua nhiều năm giảng dạy, kết hợp với việc dự giờ giảng dạy của các
bạn đồng nghiệp, tôi nhận thấy khả năng sáng tạo của học sinh ở phân môn
Vẽ tranh đề tài còn tồn tại nhiều vấn đề, một phần cũng là do giáo viên chưa
dầy công đầu tư, chưa thật sự vận dụng đổi mới phướng pháp dạy - học để tạo
hứng thú cho học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát
triển tư duy va năng lực cho các em.

Từ thực tế trên, tôi luôn nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau để tìm ra
phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học sao cho đạt hiệu quả cao nhất,
nhằm giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với nội dung kiến thức mới một
cách chủ động, phát huy được khả năng sáng tạo, từ đó các em có hứng thú
học tập để đạt kết quả tốt hơn.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở trường THCS
Phạm Văn Hinh, Thạc Thành tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm và xin


9

được trình bày dưới tiêu đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn “Vẽ tranh đề tài” ở trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện
Thạch Thành”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Phân môn Vẽ tranh đề tài còn tồn tại nhiều vấn đề, một phần cũng là do
giáo viên chưa dầy công đầu tư, chưa thật sự vận dụng đổi mới phướng pháp
dạy - học để tạo hứng thú cho học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, phát triển tư duy va năng lực cho các em. Tôi muốn nghiên
cứu đề tài này để có được kết quả giảng dạy tốt hơn.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy
- học sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nhằm giúp học sinh có điều kiện tiếp cận
với nội dung kiến thức mới một cách chủ động, phát huy được khả năng sáng
tạo, từ đó các em có hứng thú học tập để đạt kết quả tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học
phân môn “Vẽ tranh đề tài” ở trường THCS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Học sinh các khối 6, 7, 8, 9 ở trường THCS Phạm Văn Hinh,

huyện Thạch Thành.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tích hợp nhiều phương pháp. Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.


10

- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Mỹ thuật nói chung
và phân môn “Vẽ tranh đề tài” nói riêng.
- Nêu được các bài học rút ra từ nghiên cứu các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy - học bộ môn Mỹ thuật nói chung và phân môn “Vẽ tranh đề
tài” trong trường THCS.
7. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, được
cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng của việc dạy - học phân môn ”vẽ tranh đề tài” ở
trường THCS Phạm Văn Hinh huyện Thạch Thành.
Chương 3: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân
môn “vẽ tranh đề tài” ở trường THCS Phạm Văn Hinh huyện Thạch Thành.



11

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC MỸ THUẬT
1.1.1. Mục tiêu:
- Về kiến thức: Hình thành những hiểu biết cơ bản, cần thiết về bố cục,
đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt….
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí
tưởng tượng, sáng tạo. Thực hành được các bài vẽ tranh. Biết vận dụng các kĩ
năng đã học vào cuộc sống.
- Về thái độ: Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống,
con người.
1.1.2. Vai trò:
Môn Mỹ thuật giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng
thẳng, hơn nữa học tốt môn Mỹ thuật còn giúp học sinh học tốt những môn
học khác. Từ khi bộ môn Mỹ thuật được đưa vào giảng dạy, nhà trường chưa
tạo điều kiện cho học sinh tham quan thực tế để các em có thêm kiến thức,
thêm vốn hiểu biết để làm bài tốt hơn. Những bức tranh đẹp của học sinh
chưa có phòng trưng bày để khuyến khích khả năng sáng tác tranh của học
sinh, đồng thời còn để tạo điều kiện cho học sinh học tập kinh nghiệm lẫn
nhau, cùng nhau học tốt hơn.
1.1.3. Chương trình của phân môn vẽ tranh ở trường THCS:
- Lớp 6: Gồm có 7 bài sau:
+ Cách vẽ tranh đề tài.
+ Đề tài Học tập.
+ Đề tài Bộ đội.
+ Đề tài Ngày Tết và mùa xuân.



12

+ Đề tài Mẹ của em.( Kiểm tra 1 tiết)
+ Đề tài Thể thao, văn nghệ.
+ Đề tài Quê hương em. ( Kiểm tra học kì II ).
- Lớp 7: Gồm có 9 bài sau:
+ Đề tài Tranh phong cảnh.
+ Đề tài cuộc sống quanh em.
+ Đề tài tự chọn. ( Kiểm tra học kì I ).
+ Đề tài Giữ gìn vệ sinh môi truờng.
+ Đề tài Trò chơi dân gian. ( Kiểm tra 1 tiết ).
+ Đề tài Cảnh đẹp đất nước.
+ Đề tài An toàn giao thông.
+ Đề tài Hoạt động trong những ngày nghỉ hè.
+ Đề tài tự do. ( Kiểm tra học kì II ).
- Lớp 8: Gồm có 8 bài sau:
+ Đề tài Phong cảnh mùa hè.
+ Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Đề tài Gia đình.
+ Đề tài tự do. ( Kiểm tra học kì I ).
+ Đề tài Lao động .
+ Đề tài ước mơ của em.
+ Minh hoạ truyện cổ tích.
+ Đề tài tự chọn. ( Kiểm tra học kì II ).
- Lớp 9: Gồm có 4 bài ( Lớp 9 chỉ học Mỹ thuật trong 1 học kì).
+ Đề tài Phong cảnh quê hương.
+ Đề tài Lễ hội. ( Kiểm tra 1 tiết ).
+ Đề tài Lực lượng vũ trang.
+ Đề tài Tự chọn. ( Kiểm tra học kì ).



13

1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thảo luận nhóm .
- Phương pháp luyện tập.


14

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
PHÂN MÔN ”VẼ TRANH ĐỀ TÀI”
Ở TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH HUYỆN THẠCH THÀNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH
Trường THCS Phạm Văn Hinh - ngôi trường mang tên người chiến sĩ
bất khuất, kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo oai hùng, ngôi trường được
nhiều người biết đến, ngôi trường đã trở thành niềm tự hào của người dân đất
Thạch, ngôi trường được xem là điểm sáng của Giáo dục miền núi tỉnh
Thanh!
Trường THCS Phạm Văn Hinh thành lập năm 1990, hiện đang đóng tại
khu III thị trấn Kim Tân- Thạch Thành – Thanh hóa.
Từ năm học 2001-2002 đến nay, nhà trường duy trì 12 lớp/năm, sĩ số
dao động trong khoảng trên dưới 400 HS /năm; là một trong những Trường
Trung tâm chất lượng cao của huyện nên thường có 2 lớp chất lượng cao /một

khối lớp.
Năm học 2014-2015 nhà trường có 12 lớp với 416 học sinh; Khối 6: 3
lớp 110 học sinh; Khối 7: 3 lớp 102 học sinh; Khối 8: 3 lớp 110 học sinh;
Khối 9: 3 lớp 94 học sinh. Nhà trường đã đạt được những thành tích thật xuất
sắc với 35 gương mặt học sinh Giỏi cấp Quốc gia, hơn 400 học sinh Giỏi cấp
Tỉnh, hàng ngàn lượt học sinh Giỏi cấp Huyện; 01 chiến sĩ thi đua toàn quốc,
03 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 22 giáo viên Giỏi cấp Tỉnh, 02 giáo viên có học
sinh Giỏi cấp Quốc gia, 27 giáo viên có học sinh Giỏi cấp Tỉnh. Nhà trường
đã có 8 lần được nhận bằng khen của Chủ Tịch UBND tỉnh, hai lần được Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng
Bằng khen, năm lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua: Đơn vị dẫn
đầu toàn tỉnh. Năm 2006 được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai


15

đoạn 2001-2010. Năm 2008 được Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm học 2012-2013, nhà
trường đã được Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao
động hạng Nhì.
28 năm qua, nhà trường thực sự là cái nôi ươm mầm tài năng và trí tuệ
cho con em huyện Thạch Thành, là nơi chắp cánh cho bao thế hệ học trò
trưởng thành.
2.1.1. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất nhà trường: Hiện tại cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu
nhiều như: chưa có các phòng học chức năng cho các bộ môn, chưa có bộ đồ
dùng chuẩn cho bộ môn, hệ thống tranh tham khảo rất ít, máy chiếu đa năng
và máy chiếu vật thể không có, đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy học
bộ môn mỹ thuật nói chung và tới phân môn vẽ tranh ở trường THCS nói
riêng.

Từ khi bộ môn được đưa vào giảng dạy, nhà trường chưa tạo điều kiện
cho học sinh tham quan thực tế để các em có thêm kiến thức, thêm vốn hiểu
biết để làm bài tốt hơn.
Những bức tranh đẹp của học sinh chưa có phòng trưng bày để khuyến
khích khả năng sáng tác tranh của học sinh, đồng thời còn để tạo điều kiện
cho học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau học tốt hơn.
2.1.2. Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình sôi nổi,
giảng dạy đủ nội dung trọng tâm, chính xác, khoa học. Giáo viên dạy đảm bảo
tính hệ thống, làm rõ được trọng tâm thể hiện được giáo dục thẩm mĩ, giáo
dục được tình cảm đạo đức của học sinh, biết liên hệ được với cuộc sống hàng
ngày. Đồ dùng dạy học chuẩn bị chu đáo, sử dụng các phương pháp phù hợp


16

với đặc trưng, nội dung bài dạy, kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động
dạy và học phân môn vẽ tranh.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TẠI TRƯỜNG THCS
PHẠM VĂN HINH

Thực trạng hiện tại:
Học sinh trung học cơ sở cũng như lứa tuổi trẻ em khác, nói đến vẽ các
em rất thích, song để hướng cho các em tìm được lối đi đúng, phát huy được
tính sáng tạo trong các em lại là cả một vấn đề, đòi hỏi người thầy phải có sự
trăn trở nhất định. Khi thực hiện đề tài này bản thân tôi không khỏi băn khoăn
bởi mình có kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu
tố khác cũng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học như:
-


Cơ sở chưa có phòng học riêng cho bộ môn.

-

Đồ dùng tranh cấp như máy chiếu, tranh, ảnh ...chưa dáp ứng được

yêu cầu học tập của các em.
Song song với những thực trạng trên, tôi còn nhận thấy một số yếu tố
khác ảnh hưởng đến kết quả của việc giảng dạy đó là :
+ Về phía giáo viên: Thời lượng cho một tiết học 45 phút để giúp học
sinh hoàn thành một bài vẽ tranh là quá khó. Tôi đã từng rất nhiều lần thực
hành vẽ tranh với học sinh, với thời gian làm bài khoảng 25 đến 30 phút để
hoàn thành một bức tranh, song quả là khá vất vả, mặc dù tôi biết tôi là giáo
viên và chỉ đang đóng vai trò như một học sinh. Bên cạnh đó để chuẩn bị một
tiết dạy đòi hỏi giáo viên phải có thời gian chuẩn bị rất nhiều về tài liệu giáo
án, trực quan ... Đó là chưa kể đến vấn đề chất lượng, sự khoa học của giáo án
và tính thẩm mĩ, hiệu quả của trực quan...mà điều đó đòi hỏi lương tâm một
người thầy giáo là phải có, làm được điều đó thì chắc chắn rằng học sinh sẽ
yêu thích bộ môn và sẽ háo hức khi giờ mĩ thuật tới, kết quả là những bức
tranh của các em sẽ rất sinh động và đầy cảm xúc .


17

+ Về phía học sinh: Đa số các em học sinh THCS, đều yêu thích bộ
môn Mỹ thuật, song bước đầu các em vẽ còn chưa thực sự có phương pháp
khoa học, do vậy kết quả bài vẽ bước đầu chưa được cao, rất nhiều em vẽ bài
không tuân thủ các phương pháp tiến hành một bài vẽ tranh (đặc biệt là ở
khâu vẽ hình và bố cục) nhiều em mắc phải tình trạnh bố cục quá to, quá nhỏ,
hoặc động tác đơn điệu, trùng lặp ... tất cả điều đó rất cần sự gợi mở, uốn nắn,

chỉ bảo cụ thể cho từng em, từng trường hợp cụ thể, thông qua trực quan
phương pháp mang tính giáo dục áp dụng với từng bài cụ thể.
*Thuận lợi:
Mĩ Thuật là môn học mới và trẻ trong chương trình giáo dục của bậc
học phổ thông, song là môn học được giảng dạy tại ngôi trường có bề dày
thành tích, với chuyền thống hiếu học và có nhiều thuận lợi về môi trường
giáo dục, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các bậc phụ huynh .Là
môn học giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng, hơn nữa
học tốt môn Mĩ thuật còn giúp học sinh học tốt những môn học khác cho nên
nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy- học bộ môn, đã có những đầu tư
nhất định cho bộ môn như cấp phát tài liệu, chỉ đạo tổ chuyên môn thường
xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng, dự giờ góp ý để nâng cao trình độ
chuyên môn cho giáo viên. Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục đã tổ những buổi
chuyên đề của môn mĩ thuật, đó là nguồn động viên lớn lao cho giáo viên bộ
môn.
2.2.1. Về phía ban giám hiệu nhà trường:
Luôn tạo điều kiện để bộ môn hoạt động và phát triển tốt nhất.
2.2.2. Về phía giáo viên Mỹ thuật:
Bản thân đã được đào tạo cơ bản về chuẩn kiến thức quy định đối với
giáo viên dạy bộ môn mỹ thuật ở trường THCS
2.2.3. Về phía học sinh:


18

Đa phần các em đều rất yêu thích bộ môn và rất hăng say vẽ.
2.2.4. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật nói
chung và phân môn vẽ tranh nói riêng còn gặp không ít khó khăn:
- Nhận thức vai trò của môn Mĩ thuật ở phụ huynh và học sinh:

Đại đa số các bậc phụ huynh đã có nhận thức tốt về môn học mỹ thuật,
song bên cạnh đó, còn một số bậc phụ huynh còn nhận thức chưa tốt về môn
học, chưa đầu tư dụng cụ cũng như thời gian học tập cho con em mình, do đó
nhiều học sinh đến lớp không có đủ đồ dùng học tập. Trong khi đó nhiều học
sinh xem việc học môn này chỉ là phụ nên không cố gắng trong học tập.
Ngoài ra, sự nhận thức về cái đẹp và khả năng tư duy của nhiều em còn hạn
chế.
2.3. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẠM VĂN HINH HUYỆN THẠCH THÀNH

2.3.1. Thuận lợi:
Môn Mỹ thuật giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng
thẳng, hơn nữa học tốt môn Mỹ thuật còn giúp học sinh học tốt những môn
học khác cho nên nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy - học bộ môn và đã
có những đầu tư nhất định cho bộ môn như cấp phát tài liệu, chỉ đạo tổ
chuyên môn thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng, dư giờ góp ý để
nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục
huyện đã tổ chức những buổi trao đổi chuyên đề về bộ môn Mỹ thuật, giúp
giáo viên luôn có cơ hội trao đổi, học hỏi những kiến thức, những kinh
nghiệm giảng dạy mới tiến bộ của trong nước cũng như quốc tế.
2.3.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy và học môn Mỹ thuật nói
chung và phân môn Vẽ tranh đề tài nói riêng còn gặp một số khó khăn:


19

- Cơ sở vật chất:
Nhà trường chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn Mỹ thuật, việc
đầu tư công nghệ thông tin hạn chế nên giáo viên còn gặp khó khăn trong

việc tổ chức, thu hút , tạo hứng thú cho học sinh tham gia học tập. Bên cạnh
đó trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn quá nhiều, chủ
yếu là các tranh đã có ở sách giáo khoa, các tranh minh hoạ còn thiếu,… Từ
khi bộ môn Mỹ thuật được đưa vào giảng dạy, nhà trường chưa tạo điều kiện
cho học sinh tham quan thực tế để các em có thêm kiến thức, thêm vốn hiểu
biết để làm bài tốt hơn. Những bức tranh đẹp của học sinh chưa có phòng
trưng bày để khuyến khích khả năng sáng tác tranh của học sinh, đồng thời
còn để tạo điều kiện cho học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau
học tốt hơn.
- Nhận thức vai trò của môn Mỹ thuật ở phụ huynh và học sinh:
Đại đa số các bậc phụ huynh còn xem nhẹ môn học, chưa đầu tư đồ
dùng và thời gian học tập cho con em mình, do đó nhiều học sinh đến lớp
không có đồ dùng học tập, hoặc có nhưng thiếu. Trong khi đó nhiều học sinh
xem việc học môn này chỉ là phụ nên không cố gắng trong học tập. Ngoài ra,
sự nhận thức về cái đẹp và khả năng tư duy của nhiều em còn hạn chế.
2.4. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN “VẼ TRANH
ĐỀ TÀI” Ở TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH HUYỆN THẠCH THÀNH

Để thấy rõ hơn thực trạng của việc dạy - học phân môn Vẽ tranh đề tài
ở trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện Thạch Thành, tôi tiến hành tìm hiểu
qua học sinh bằng phiếu điều tra và kết quả như sau:
Tổng số phiếu phát ra: 174 phiếu cho cac lớp 6A, 7A, 8A, 9A.
Trong đó:
Lớp 6A: 45 phiếu.
Lớp 7A: 43 phiếu.


20

Lớp 8A: 45 phiếu.

Lớp 9A: 41 phiếu.
Câu hỏi 1: Theo em, khi học Vẽ tranh đề tài, dụng cụ trực quan cần
thiết như thế nào?
Kết quả thu được:
Mức độ

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Số lượng

158

16

0

%

90,8

9,2

0

Như vậy, hơn 90% học sinh rất thích học những giờ học phân môn Vẽ
tranh đề tài mà giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan.

Câu hỏi 2: Các em có thích các tiết học phân môn Vẽ tranh đề tài mà
giáo viên kết hợp công nghệ thông tin không?
Kết quả thu được:
Mức độ

Rất thích

Thích

Không thích

Số lượng

168

6

0

%

96,6

3,4

0

Như vậy chúng ta thấy có hơn 96% học sinh rất thích được học vẽ tranh
mà giáo viên kết hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Câu hỏi 3: Trong khi vẽ tranh đề tài, các em có biết cách liên tưởng đến

một nội dung nào đó để hình thành bố cục không?
Kết quả thu được:
Hầu hết các em đều chưa biết cch lin tưởng hoặc hình dung ra một
hoạt động, sự việc có liên quan đến đề tài trong khi vẽ tranh. Trong khi đó
cách làm này sẽ giúp các em tạo được bố cục tranh dễ dàng hơn, giúp các em
thể hiện khả năng sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một
bi vẽ.


21

Câu hỏi 4: Giáo viên có thường xuyên tổ chức trò chơi trong các tiết
dạy vẽ tranh không?
Kết quả thu được:
K. thường
Không tổ chức
xuyên
Số lượng
62
112
0
%
35,6
64,4
0
Như vậy, giaó viên chưa chú trọng đến việc tạo hứng thú cho học sinh
Mức độ

Thường xuyên


học tập cho học sinh bằng phương pháp trò chơi để qua đó khắc sâu thêm
kiến thức cho các em.
Câu hỏi 5: Các em có thường xuyên được tham gia đánh giá bài vẽ
tranh của mình và của các bạn ?
Kết quả thu được:
Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

Số lượng

76

98

0

%

43,7

56,3

0

Qua đây,chúng ta nhận thấy giáo viên còn chủ quan trong việc đánh giá

sản phẩm của học sinh,chưa thật sự tạo điều kiện để tự bản thân các em nhận
biết cái được, cái chưa được trong tranh vẽ của mình cũng như của các bạn
mà từ đó rút kinh nghiệm cho những bài vẽ sau.
Từ việc tìm hiểu thực trạng trên, tôi nhận thấy phân môn Vẽ tranh đề
tài ở trường THCS Phạm Văn Hinh, huyện Thạch Thành chưa tạo cho học
sinh sự hứng thú và yêu thích môn học, sản phẩm mà các em tạo ra chưa thật
sự tốt, phần lớn các em còn phụ thuộc vào tranh có ở sách giáo khoa, do đó
các bài vẽ tranh của các em chưa phong phú, còn thiếu tính sáng tạo. Trong
khi đó, để có tranh vẽ đẹp thì cần phải biết tìm tòi nhiều ý tuởng, phải có và
biết vận dụng thực tế, phải thể hiện được cảm xúc,…. Vì vậy cần phải có
những giải pháp để nâng cao chất lượng.


22

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN “VẼ TRANH ĐỀ TÀI”
Ở TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH HUYỆN THẠCH THÀNH
3.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN
MÔN “VẼ TRANH ĐỀ TÀI” Ở TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH HUYỆN
THẠCH THÀNH

3.1.1. Sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt tuỳ theo đề tài vẽ tranh:
Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật thị giác, vì vậy dạy học mĩ thuât nói
chung và dạy phân môn vẽ tranh nói riêng không thể thiếu trực quan. Trực
quan phải đa dạng, phong phú sẽ tạo hứng thú cho học sinh, kích thích trí
tưởng tượng sáng tạo của các em. Trực quan có thể là đồ dùng dạy học, ảnh
chụp, tranh ảnh của hoạ sĩ hoặc của học sinh năm trước, quan sát thực tế…,
được sử dụng một cách linh hoạt để đạt hiệu quả.

* Ví dụ 1: Với bài vẽ tranh Trò chơi dân gian
Hiện nay trẻ em ít biết đến trò chơi dân gian,cho nên các em gặp khó
khăn trong vẽ hình, do đó trực quan nên được sử dụng ở bước vẽ hình. Giáo
viên có thể cho học sinh quan sát thực tế hoặc bằng máy chiếu một số trò chơi
dân gian , kết hợp với phân tích để học sinh thấy rõ hơn cách thức thực hiện,
động tác, tư thế trong các trò chơi, giúp học sinh nắm bắt những hình ảnh liên
quan một cách nhanh chóng, các em sẽ thấy thích thú và thể hiện ý tưởng một
cách sáng tạo hơn.
* Ví dụ 2: Với đề tài Lực lượng vũ trang .
Khi nói đến đề tài này, đa số học sinh chỉ liên tưởng đến hình ảnh chú
bộ đội chứ chưa biết đến các lực lượng vũ trang khác, vì vậy đồ dùng trực
quan là ảnh chụp được sử dụng ở bước tìm hiểu về đề tài. Giáo viên cần sưa
tầm thật đầy đủ hình ảnh về: Công an, dân quân tự vệ, cảnh sát,…cho học


23

sinh quan sát và nắm bắt đầy đủ thông tin về công việc, trang phục, vũ khí,…
đặc thù của từng lực lượng vũ trang để các em vẽ tranh tốt hơn.
* Ví dụ 3: Với đề tài Ước mơ của em.
Đây là đề tài tương đối rộng, nội dung phong phú. Giáó viên nên sử
dụng đồ dùng trực quan là bài vẽ của những học sinh năm trước để các em
tham khảo, qua đo kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, giúp các em sự tự tin
trong khi vẽ tranh .
Cách lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan như trên sẽ tạo hứng thú
cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác học tập trong các em, từ đó chắc
rằng các em sẽ có đầy đủ nhận thức về môn học và say mê sáng tạo để có
những sản phẩm tốt nhất.
3.1.2. Kết hợp công nghệ thông tin phù hợp và có chọn lọc để đạt hiệu
quả cao nhất trong các tiết dạy Vẽ tranh đề tài:

Sử dụng công nghệ thông tin trong phân môn vẽ tranh giúp học sinh
hiểu biết rõ hơn những hoạt động trong cuộc sống, những cảnh đẹp của đất
nước, của địa phương…. Đồng thời khi kết hợp công nghệ thông tin thì
trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên có thể đưa ra nhiều minh hoạ các
bước vẽ tranh, nhiều bố cục khác nhau, hay từ một bố cục có thể vẽ nhiều
hình ảnh khác nhau, rồi từ một hình vẽ có thể vẽ màu theo nhiều hoà sắc khác
nhau…. Kết hợp công nghệ thông tin còn tạo điều kiện cho học sinh được
tham khảo tranh của các hoạ sĩ, của học sinh năm trước được nhiều hơn với
màu sắc, đậm nhạt rõ ràng hơn. Khi được xem nhiều hình ảnh, nhiều tranh
tham khảo, học sinh thích thú, từ đó hình thành nhận thức nhu cầu được vẽ,
các em sẽ tự giác, sáng tạo trong học tập và học tập có hiệu quả.
Trong khi chuẩn bị giáo án có kết hợp công nghệ thông tin cho mỗi
tiết dạy Vẽ tranh đề tài, giáo viên cần phải xác định sử dụng công nghệ thông
tin ở hoạt động nào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.


24

* Ví dụ 1: Với đề tài Cảnh đẹp đất nước.
Để tạo hứng thú cho hoc sinh, ở hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài,
giáo viên kết hợp công nghệ thông tin cho học sinh xem nhiều cảnh đẹp ở
nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta, với yêu cầu cảnh đẹp đó phải có
hình ảnh tiêu biểu, dễ nhận biết từ đó học sinh nắm bắt được đặc điểm riêng
của từng vùng miền để thể hiện qua tranh vẽ, tạo ra những sản phẩm đa dạng,
phong phú .
* Ví dụ 2: Với nhiều đề tài khác.
Ở hoạt động cách vẽ tranh đề tài, giáo viên thiết kế và chiếu cho học
sinh xem nhiều bố cục khác nhau để học sinh có thể nắm được đâu là bố cục
đẹp cần học tập, đâu là bố cục chưa đẹp cần rút kinh nghiệm…Ở cách vẽ
màu, giáo viên có thể chi cho học sinh thấy rằng cùng một bức vẽ hình có thể

có nhiều cách vẽ màu theo hoà sắc khác nhau.
Rõ ràng,với khoảng thời gian cho phép thì kết hợp công nghệ thông tin
là giải pháp tốt nhất để đem lại hiệu quả cho một tiết dạy vẽ tranh.
3.1.3. Phối hợp các phương pháp dạy - học đặc trưng của phân môn Vẽ
tranh đề tài để tạo hứng thú và phát huy khả năng sáng tạo cho từng học
sinh:
Mỗi tiết dạy vẽ tranh,giáo viên cần phối hợp một số phương pháp để
đạt hiệu quả cao như: phỏng vấn từng học sinh, gợi mở để học sinh có nhiều
cách sáng tạo khác nhau, nhằm tạo hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo cho
từng học sinh….
* Ví dụ: Với đề tài Mẹ của em:
- Trong hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên yêu cầu học sinh
phân tích đề tài một cách cụ thể để tìm ra nội dung gần gũi, yêu thích nhất
bằng phương pháp phỏng vấn như:
? Gia đình em có những ai?


25

? Mẹ thường làm những công việc gì?
? Em hiểu như thế nào về công việc của mẹ?
? Tình cảm của em đối với mẹ như thế nào?
? Em thích vẽ về mẹ khi mẹ đang làm gì?
Mỗi học sinh có cách cảm nhận riêng về mẹ, do đó cùng một hệ thống
câu hỏi phỏng vấn, chúng ta sẽ có nhiều nội dung khác nhau cho một đề tài .
Như vậy sản phẩm thu được sẽ đa dạng, phong phú.
- Trong hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên có thể sử
dụng phương pháp gợi mở để học sinh hình thnh bố cục về nội dung đã chọn
theo sơ đồ sau :
Đề tài

Nội dung đề tài

Hình ảnh chính Hình ảnh phụ Cảnh vật Không gian Thời gian Địa điểm
Sơ đồ này có thể áp dụng cho tất cả các bài vẽ tranh,cho tất cả những
nội dung mà mỗi học sinh đã chọn để hình thành được bố cục hoàn chỉnh .
Như vậy với nội dung đã chọn ,mỗi học sinh lại có một hay nhiều sơ
đồ theo ý tưởng của riêng mình.
- Khi đã có sơ đồ cụ thể, giáo viên tổ chức trò chơi xếp hình để học
sinh hình thành bố cục.Trò chơi này sẽ gây hứng thú, kích thích khả năng
sáng tạo của học sinh . Cùng một sơ đồ, học sinh có thể tạo ra nhiều bố cục
khác nhau nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đẹp và hợp lí, có đầy đủ mảng chính,
phụ, có trọng tâm…
Như vậy từ mỗi sơ đồ, học sinh lại có thể hình thành nên nhiều bố cục
khác nhau, điều này giúp cho học sinh tự tin hơn khi bước vào ve tranh.


26

- Ở bước vẽ hình, giáo viên gợi mở để học sinh liên tưởng đến những
hình ảnh, dáng người(nếu có) có trong sơ đồ .Đối với những học sinh khá, có
thể yêu cầu học sinh kí hoạ thực tế các dáng vận động, cảnh vật, phong cảnh
có trong sơ đồ để làm tư liệu vẽ tranh.
Kết hợp phương pháp trực quan và hợp tác nhóm để học sinh có thể tìm
ra nhiều hình ảnh khác nhau cho cùng một bố cục:
+ Giáo viên chuẩn bị trước một số bộ hình rối, hình ảnh nhà cửa, cây
cối,….cho một bài vẽ.
+ Mỗi nhóm học sinh sắp xếp các hình trên sao cho phù hợp với mảng
hình của bố cục, có xa, có gần, tạo được không gian cho tranh vẽ.
+ Học sinh có thể thay đổi vị trí các hình rối, nhà cửa, cây cối,…. để
tạo nên sự đa dạng, phong phú của tranh vẽ, nhưng vẫn phù hợp với mảng

hình đã có.
- Ở bước vẽ màu, giáo viên có thể kết hợp các phương pháp quan sát,
trực quan, phỏng vấn, luyện tập để giúp học sinh vẽ tranh theo cảm xúc, theo
hoà sắc, phù hợp vớp nội dung đề tài. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần gợi ý
để học sinh tạo sắc độ diễn tả không gian cho tranh vẽ.
- Khi giáo viên vận dụng thành công các phương pháp trên sẽ giúp cho
học sinh có hứng thú trong môn học, từ đó học sinh có mong muốn được học
tập và học tập một cách tự giác, điều này giúp các em tiếp thu kiến thức, hình
thành kĩ năng vẽ nhanh chóng , một khi đã có kiến thức và kĩ năng thì học
sinh sẽ phát huy được khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đa dạng,
phong phú, chất lượng.
Như vậy việc sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân
môn cũng là giải pháp tốt, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn
Vẽ tranh đề tài.


27

3.1.4. Tổ chức trò chơi phù hợp để tạo hứng thú học tập, qua đó khắc sâu
kiến thức cho học sinh:
Giáo viên cần lựa chọn trò chơi có mục đích rõ ràng, có nội dung gắn
liền với kiến thức bài học. Cần cân nhắc việc đưa trò chơi vào hoạt động nào
cho phù hợp với mỗi tiết học. Ngoài ra cần lựa chọn trò chơi cho phù hợp với
lứa tuổi, trò chơi quá dễ sẽ không tạo được sự hứng thú; trò chơi quá khó sẽ
mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.
Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt để mọi học sinh đều hiểu và tham gia
trò chơi dễ dàng.
Các trò chơi có thể áp dụng trong phân môn vẽ tranh ở trường THCS
có thể là: tiếp sức để sắp xếp các bước vẽ tranh, sắp xếp bố cục, xếp hình vào
bố cục, hoàn thiện tranh….

* Ví dụ 1: Trò chơi tiếp sức hoàn thành các bước vẽ tranh đề tài:
- Giáo viên chuẩn bị:
+ Nội dung bằng chữ các bước vẽ tranh (mỗi bước 1 bản)
+ Hình minh hoạ các bước vẽ tranh (mỗi bước 1 hình)
- Sau khi hướng dẫn cách vẽ tranh, giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi
đội cử số bạn tương ứng với các bước vẽ tranh( vẽ tranh có 4 bước thì cử 4
bạn) tham gia.
- Một đội sắp xếp phần chữ, đội còn lại sắp xếp phần hình song với
nhau và theo đúng trình tự mà giáo viên vừa hướng dẫn.
- Mỗi thành viên trong một đội chỉ được xếp 1 bước, đội nào xếp xong
trước thì thắng cuộc.
- Cả lớp theo dõi 2 đội chơi và kiểm tra kết quả.
Trò chơi này không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn khắc sâu
kiến thức để học sinh vẽ bài đúng phương pháp.
* Ví dụ 2: Trò chơi Tìm bố cục tranh:


28

- Giáo viên chuẩn bị nhiều mảng hình hình học khác nhau bằng các tấm
bìa cứng.
- Chia lớp thành 4 đến 6 nhóm.
- Mỗi nhóm lựa chọn các hình hình học để sắp xếp thành một bố cục
trong khoảng thời gian do giáo viên qui định.
- Nhóm nào xếp được bố cục đẹp , hợp lí với thời gian nhanh nhất sẽ
thắng cuộc.
Trò chơi này vừa tạo hứng thú học tập , vưà rèn kĩ năng tìm bố cục ,
kích thích tính sáng tạo của học sinh,
* Ví dụ 3: Trò chơi xếp tranh.
- Giáo viên chuẩn bị một số hình rối, hình nhà cửa,cây cối, đồ vật,

….bằng bìa cứng hoặc xốp màu.
- Chia lớp thành 4 đến 6 nhóm.
- Mỗi nhóm sử dụng các hình trên để sắp xếp thành một bức tranh trong
một khoảng thời gian qui định.
- Nhóm nào xếp được tranh đẹp , sáng tạo, nội dung phù hợp với bài
học với thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc .
Trò chơi xếp tranh giúp học sinh biết cách tạo được những mảng hình
đẹp, phát huy khả năng sáng tạo, tích cực học tập cho học sinh.
* Ví dụ 4: Trò chơi tiếp sức hoàn thiện tranh.
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội, thảo luận trong vòng 5 -7 phút
- Giáo viên dán trên bảng 4 tờ giấy vẽ khổ A3 hoặc A4 có ghi tên các
đội.
- Thành viên của mỗi đội lần lượt vẽ để hoàn thiện một bức tranh của
đội mình.( mỗi người chỉ được vẽ một lần và mỗi lần chỉ được vẽ một mảng
hình hay một chi tiết của bức tranh, đội nào phạm luật sẽ bị trừ điểm)


29

- Đội nào hoàn thiện tranh sớm nhất , đạt yêu cầu về nội dung, bố cục,
mảng hình, màu sắc,đậm nhạt,…thì thắng cuộc.
Trò chơi hoàn thiện tranh ngoài việc tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ
năng và cũng cố kiến thức, còn hình thành kĩ năng làm việc nhóm có khoa
học, có tinh thần đồng đội cho học sinh.
Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo được
sự thích thú, hấp dẫn học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà
học sinh tiếp thu bài một cách tích cực và tự giác; tạo cơ hội cho học sinh rèn
luyện kĩ năng và cũng cố kiến thức; phát huy tính sáng tạo; từ đó học sinh lại
thấy hứng thú trong học tập…. Ngoài ra nó còn giúp học sinh phát triển tâm
sinh lí, thái độ đạo đức như : tôn trọng kỉ kuật, giúp đỡ và có trách nhiệm cao

với đồng đội.
3.1.5. Thay đổi hình thức đánh giá sao cho phù hợp với nội dung từng bài
học Vẽ tranh đề tài:
Tuỳ theo bài học mà giáo viên có hình thức đánh giá sao cho tất cả
học sinh đều được tham gia vào quá trình nhận xét , đánh giá để nhận ra ưu,
nhược điểm từng bài, nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân, khắc sâu kiến thức.
Các hình thức đánh giá có thể là: Nhận xét cá nhân, nhận xét theo
nhóm, trắc nghiệm…
* Đánh giá cá nhân:
- Giáo viên lựa chọn bài ở các mức độ khác nhau như: giỏi, khá, đạt,
chưa đạt để dán lên bảng và đưa ra tiêu chí đánh giá.
- Học sinh xem bài từ 1-2 phút, cá nhân học sinh xung phong nhận xét
và xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên lấy ý kiến của cả lớp về kết qủa xếp loại trên, sau đó bổ
sung nhận xét, nêu những ưu, nhược điểm của từng bài.


×