Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
____________________________

LÊ NGỌC THU TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
____________________________

LÊ NGỌC THU TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi
Đồng thời, các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực,
được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Những
số liệu thống kê tổng hợp, luận cứ nhận xét đánh giá, nội dung truyền tải thông tin đều
có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trong luận văn được
khai thác dựa trên cơ sở trung thực, khách quan và khoa học
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Thu Trang
Học viên cao học khóa 23 – Đại học Kinh Tế TP.HCM


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 5
2.1 Tổng quan về NHTM ............................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 5
2.1.2 Chức năng của NHTM ....................................................................................... 7
2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNHTM ........................................................ 12
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................................................... 12


2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ................ 13
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .......... 18
2.3.1 Các nhân tố bên trong ...................................................................................... 18
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ...................................................................................... 19
2.4 Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan ........................................................ 23
2.4.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài ..................................................... 23
2.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM ................................................................................................................................. 33
3.1 Tổng quan về NHTM cổ phần Ngoại Thương ................................................... 33

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 33
3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động ................................................................................ 34
3.1.3 Sản phẩm dịch vụ ............................................................................................. 35
3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................ 36
3.2.1 Huy động vốn và tín dụng................................................................................ 36
3.2.2 Lợi nhuận sau thuế ........................................................................................... 38
3.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB ....................................... 39
3.3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh qua nhân tố định lượng ................................. 39
3.4. Phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NH TMCP Ngoại Thương. ......................................................................................... 48
3.4.1.Phân tích các nhân tố bên ngoài ...................................................................... 48


3.4.2 Phân tích các nhân tố bên trong ....................................................................... 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............. 54
4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 54
4.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 57
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 57
4.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................ 59
4.3 Kết quả hồi quy ................................................................................................... 60
4.3.1 Quan hệ tương quan giữa các biến trong hai mô hình ..................................... 60
4.3.2 Kiểm định khuyết tật mô hình ......................................................................... 61
Đối với mô hình (1) .................................................................................................. 61
Đối với mô hình (2) .................................................................................................. 62
4.3.3 Kết quả hồi quy ................................................................................................ 63
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 66
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA VIETCOMBANK .................................................................................. 67

5.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của Vietcombank ............................................ 67
5.1.1 Tầm nhìn phát triển .......................................................................................... 67
5.1.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................................... 67
5.1.3 Định hướng chiến lược trung và dài hạn ......................................................... 68
5.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietcombank ....................... 69


5.2.1. Giải pháp về quy mô tài sản ngân hàng .......................................................... 69
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng............................................ 70
5.2.3. Tăng cường năng lực quản trị ........................................................................ 71
5.2.4 Giải pháp hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến ......................... 72
5.3 Một số kiến nghị khác ......................................................................................... 73
5.3.1 Đối với ngân hàng nhà nước ............................................................................ 73
5.3.2 Đối với chính phủ ........................................................................................... 74
5.4 Về các kết quả chính của Luận văn .................................................................... 74
5.4.1 Kết quả chính của đề tài ................................................................................... 74
5.4.2 Hạn chế và định hướng nghiên cứu ................................................................. 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích

BCTC


Báo cáo tài chính

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN

Ngân
Ngân

hàng
hàng
thương
thương
mạimại
Nhànhà
nước
nước

PGD

Phòng giao dịch

ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TCTD

Tổ chức tín dụng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VN


Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Huy động và tín dụng của Vietcombank 2004-2014.................................... 36
Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận của Vietcombank 2004-2014 ...................................................... 39
Biểu đồ 3.3: ROA,ROE của Vietcombank 2004-2014 ..................................................... 40
Biểu đồ 3.4: Quy mô tài sản Vietcombank 2004-2014 ..................................................... 42
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản của VCB ............................................... 43
Biểu đồ 3.6: Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Vietcombank 2004-2014 ..... 44
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của Vietcombank 2004-2014...... 46
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của Vietcombank 2004-2014 ... 47


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Các biến đưa vào mô hình ................................................................................. 56
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 59



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là khu vực then chốt đảm bảo
cho nền kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng. Vì vậy khu vực này được chính phủ
các nước quan tâm đặc biệt, và là một trong những ngành được giám sát chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động của các
ngân hàng tại các nước này còn chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng tầm cỡ trong
khu vực. Kỹ năng và trình độ quản trị ngân hàng còn nhiều yếu kém làm cho hoạt động
kinh doanh của các NHTM chưa đạt hiệu quả. Hơn 25 năm qua, nhờ mạnh dạn đổi mới
và hội nhập, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra các
điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cũng nhờ chính sách đổi mới kinh tế, trong
những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn và Việt Nam
đã xây dựng được các cơ sở quan trọng về tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp hơn
với nền kinh tế thị trường.
Hiện nay trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Việt Nam đã đạt được
nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên hoạt động của các NHTM Việt Nam còn bộc lộ
nhiều yếu kém, rủi ro cao, nhất là sau khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008. Trong năm 2013 quy mô nợ xấu tăng
cao đã khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro thanh khoản gia tăng.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành quyết định số 734/QD-NHNN phê duyệt kế
hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai: “Đề án cơ cấu lại hệ thống tín dụng
giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng
cố năng lực hoạt động của các TCTD; Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động
của các TCTD; Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động
ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 NHTM có quy mô
và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.”



2

Để có thể thực hiện được mục tiêu trên, các Ngân hàng cần đánh gía lại hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian qua một cách khách quan. Đặc biệt là
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu VN
và cũng là ngân hàng trọng điểm trong đề án số 734/QD - NHNN. Việc phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị Hệ
thống các NHTM Việt Nam nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó
đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời
gian tới. Phấn đấu đến năm 2015 có thể cạnh tranh với các Ngân hàng lớn trong khu
vực.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi xin trình bày nghiên cứu của chuyên
đề là: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong
thời gian qua.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
Vietcombank, từ kết quả phân tích đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Vietcombank trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 20042014 như thế nào?
- Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Vietcombank và tác động như thế nào?
- Từ kết quả của mô hình nghiên cứu, các giải pháp nào là cần thiết nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phẩn Ngoại Thương Việt Nam?



3

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả và
phân tích định lượng, áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại đơn vị nghiên
cứu là NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ năm 2004
đến năm 2014.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thông qua ứng dụng mô hình định lượng trong phân tích, đề tài góp phần
chứng minh các kết quả nghiên cứu trước đây, bên cạnh đó, giúp đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói riêng và
qua đó, suy ra cả hệ thống NHTM nói chung. Trên cơ sở đó, tuỳ vào mục tiêu, chiến
lược hoạt động của từng ngân hàng mà có cách tiếp cận phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt đông kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo chức năng dẫn vốn,
góp phần làm ổn định và đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu chung.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam.



4

- Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong thế giới hiện đại ngày nay, thuật ngữ “NHTM” đã trở nên quen thuộc với
tất cả mọi người. Tuy vậy, bản chất của NHTM là gì, cách thức NHTM hoạt động ra
sao và hiệu quả của NHTM được đo lường như thế nào lại là những câu hỏi không dễ
trả lời. Chương 2 sẽ khái quát hóa lý thuyết về ngân hàng, làm tiền đề cho những lập
luận sau đó của tác giả.
2.1 Tổng quan về NHTM
2.1.1. Khái niệm
Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống ra đời khi quan hệ sản
xuất và trao đổi hàng hóa của xã hội đã phát triển và đã trải qua một quá trình hoàn
thiện từ hơn 4000 năm trước, cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội
(theo Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thu Thủy, Lê Thị Thanh và Nguyễn Thị Hà Thanh,
2014, tr.12).Từ đó, không thể phủ nhận rằng sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, và ngược
lại, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện
và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín
dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng
thông qua chênh lệch lãi suất mà tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Dù có lịch sử ra đời và phát triển song hành với sự phát triển của xã hội loài
người, cho đến thời điểm hiện nay, cách hiểu về NHTM vẫn chưa thực sự đồng nhất:
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) đã định nghĩa: "NHTM là những xí nghiệp
hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình
thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ
trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".
Bên cạnh đó, một số định nghĩa về NHTM cũng được sử dụng rộng rãi. Chẳng
hạn, theo trang mạng Investopedia: NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp các dịch


6

vụ như nhận tiền gửi, cho vay doanh nghiệp và vay mua ô tô, cho vay thế chấp và các
sản phẩm đầu tư cơ bản như tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi. Các NHTM
truyền thống được hình thành với các thành phần gồm giao dịch viên, két an toàn, hầm
an toàn và các máy ATM. Tuy nhiên, một số NHTM không có bất kỳ chi nhánh vật lý
nào và yêu cầu khách hàng hoàn thành tất cả các giao dịch qua điện thoại hoặc Internet.
Đổi lại, ngân hàng thường trả lãi suất cao hơn cho các khoản đầu tư và các khoản tiền
gửi và thu phí dịch vụ thấp hơn1.
Một trang thông tin điện tử khác là www.study.com cũng đưa ra nhận định: Một
NHTM là một tổ chức tài chính được ủy quyền của pháp luật để nhận tiền từ các doanh
nghiệp, cá nhân và cho họ vay tiền. Các NHTM được mở cho công chúng và phục vụ
cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Một NHTM là một loại hình ngân hàng mà
chắc chạn bạn sẽ nghĩ đến khi bạn nghĩ về ngân hàng bởi vì đó là loại ngân hàng mà
hầu hết mọi người thường xuyên sử dụng.2
Theo quy định tại Việt Nam, định nghĩa NHTM đã được nêu rõ trong Luật tổ
chức tín dụng năm 2010. Theo đó, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
nhằm mục tiêu lợi nhuận (trích Khoản 3, Điều 4, Chương 1); từ đó có thể hiểu NHTM
như những tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận

tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Nguyên văn tiếng Anh: A financial institution that provides services, such as accepting deposits, giving
business loans and auto loans, mortgage lending, and basic investment products like savings accounts and
certificates of deposit. The traditional commercial bank is a brick and mortar institution with tellers, safe deposit
boxes, vaults and ATMs. However, some commercial banks do not have any physical branches and require
consumers to complete all transactions by phone or Internet. In exchange, they generally pay higher interest rates
on investments and deposits, and charge lower fees.
2
Nguyên văn tiếng Anh: A commercial bank is a financial institution that is authorized by law to receive
money from businesses and individuals and lend money to them. Commercial banks are open to the public and
serve individuals, institutions and businesses. A commercial bank is almost certainly the type of bank you think
of when you think about a bank because it is the type of bank that most people regularly use.
1


7

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là
nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
2.1.2 Chức năng của NHTM
Có thể chia các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM theo các chức năng:
trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và tạo tiền.
2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối
giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng

vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản
chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả
các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan
trọng nhất của NHTM, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho NHTM.
2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách
hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo
nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó
mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp
người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó
để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung


8

đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,
từ đó góp phần phát triển kinh tế.
2.1.2.3 Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với
mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển
của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô
hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là
chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng,
ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách

hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM
đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh
toán, chi trả của xã hội. NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân
hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng
tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
2.1.3. Hoạt động cơ bản của NHTM
2.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ, hoạt động tạo lập nguồn vốn:
2.1.3.1.1. Vốn của ngân hàng (Bank capital):
Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn
tự có và vốn coi như tự có.
a) Vốn tự có gồm:
Vốn điều lệ (Charter capital): là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, được
ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, và được hình thành ngay từ khi NHTM được
thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của
ngân hàng.


9

Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành từ 2 quỹ: Quỹ dự trữ để
bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro (Loan loss reserves). Các
quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các
quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong
kinh doanh.
b) Vốn coi như tự có:
Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng.
Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định
nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến

hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển kỹ
thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố
định...
2.3.1.1.2. Vốn tiền gửi (Deposit):
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các
NHTM, bao gồm:
Tiền gửi không kỳ hạn (demand deposit):
Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit)
Tiền gửi tiết kiệm (Savings deposit)
Nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng, chứng chỉ tiền gửi...
2.3.1.1.3. Vốn đi vay:
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ ngân hàng trung
ương hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.
a)Vay từ ngân hàng trung ương:
Bất kỳ NHTM nào khi được ngân hàng trung ương cho phép thành lập hoạt
động đều hưởng quyền vay tiền tại ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu hụt
dự trữ hay quá thiếu tiền mặt.


10

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình thức:
chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay thế chấp hay ứng trước.
Do vậy loại vay này được gọi là tiền chiết khấu hay tiền ứng trước.
b) Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác:
Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định
của ngân hàng trung ương. Trong quá trình hoạt động, một số NHTM có những ngày
cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương.
Trong khi đó lại có một vài NHTM khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo qui định

của ngân hàng trung ương, NHTM thiếu hụt dự trữ sẽ vay của NHTM có dự trữ dư
thừa. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.
c) Vay từ thị trường tài chính trong nước:
Các NHTM có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ
có giá như chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng - thường với thời gian đáo
hạn không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành và trái phiếu ngân hàng - với thời hạn vay
thường từ 2 năm trở lên.
d) Vay nước ngoài:
Các NHTM cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu
nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay là
USD cho nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.
2.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản có- hoạt động sử dụng vốn
2.1.3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ :
Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn giữ
một lượng tiền mặt dưới các dạng sau:
+ Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng
+ Tiền gửi tại các NHTM khác
+ Tiền gửi tại ngân hàng trung ương: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui
định của ngân hàng trung ương và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh


11

toán giữa các ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng trung
ương.
+ Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng
cao để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu
v.v...
2.1.3.2.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng:
Hoạt động cấp tín dụng được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân

hàng NHTM. Có thể nêu một số loại hình chủ yếu sau: cho vay (ngắn, trung, dài hạn),
chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh
toán…..
2.1.3.2.3. Nghiệp vụ đầu tư tài chính
NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm
kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng . Các hình thức đầu tư tài chính bao
gồm:
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần các công ty xí nghiệp và các tổ chức tín
dụng khác.
- Mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị để hưởng lợi tức và chênh lệch giá.
2.1.3.2.4 Các nghiệp vụ kinh doanh khác
- Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo
quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Dịch vụ môi giới tiền tệ.


12

- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn
bản.
2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNHTM
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai
mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của

doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả
xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh
doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. (Lê Văn Tư, 2005)
Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng
Anh- Việt" Nguyễn Khắc Minh (2004) thì "hiệu quả - efficiency" trong kinh tế được
định nghĩa là "mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa
và dịch vụ" và "khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị
trường phân phối tốt như thế nào". Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công
mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể
sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Mục tiêu
của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng cách đạt được đầu
ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hoá sử dụng đầu vào trong
sản xuất các đầu ra đã cho.
Có nhiều cách để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như sử dụng chỉ
số ROA, ROE (với ROA được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và ROE
được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Frederick 2014). Các chỉ số
này được sử dụng hầu hết cũng như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để
đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Hiệu quả hoạt động của các NHTM có thể được
đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt dối và hiệu quả tương đối. Các chỉ tiêu


13

phản ánh hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (hiệu quả hoạt động =
kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch hiệu quả hoạt
động = chi phí/kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt
động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí).
Như vậy, quan điểm về hiệu quả là đa dạng. Xuất phát từ những hạn chế về thời
gian và kỹ thuật phân tích, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh được sử dụng
trong bài luận văn này sẽ vẫn sử dụng quan điểm truyền thống về hiệu quả hoạt động

kinh doanh hiện nay là chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân
tích và phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM ở cấp ngành và cấp
quản lý của chính phủ. Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua
đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích
xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chính
được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các
hệ số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánh
hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng.
2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của NHTM
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời – phản ánh tính hiệu quả của một
đồng vốn kinh doanh thường được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM), thu nhập hoạt động biên
(TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS), thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA)
và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE).
NIM

Tổng thu nhập – tổng chi phí
=

Tổng tài sản có sinh lời (hoặc tổng tài sản có)


14

NOM

=


TNHĐB

=

EPS

=

ROA

=

ROE

=

Tổng thu nhập ngoài lãi – tổng chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản có
Tổng thu hoạt động – tổng chi phí hoạt động
Tổng tài sản có

Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản có

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu


Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NOM), thu
nhập hoạt động biên (TNHĐB) phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên
ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản
cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền
gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân
hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo
đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp. Trái lại tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường
mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với
các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo
hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Còn thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường
trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành


15

ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra rằng khả
năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng
thành thu nhập ròng. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động
và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của
một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của
ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt động
hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng
mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.
ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó
thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp
nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý). Chỉ tiêu này cũng được sử
dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị
ngân hàng còn xem xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu ROA và ROE vì trên thực tế hai chỉ
tiêu này phản ảnh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập. Chính điều này cho thấy
một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt được ROE khá cao do họ sử
dụng đòn bẩy tài chính lớn.
2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập,chi phí trong hoạt động kinh doanh
của NHTM
Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các NHTM thường nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự
động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quả
trong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu
sau:


×