Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần VNPT technology

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH NGỌC NHẬT HUY

MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝCỦA CÔNG TYCỔ
PHẦN VNPT TECHNOLOGY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------TRỊNH NGỌC NHẬT HUY

MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝCỦA CÔNG
TYCỔ PHẦN VNPT TECHNOLOGY
Chuyên ngành : QTKD
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

Hà Nội – 2015




MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................ vii
Danh mục hình ............................................................................................viii

LỜI MỞ DẦU ................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 5

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 6

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 6

6.


Những đóng góp của luận văn ......................................................... 7

7.

Bố cục của luận văn ......................................................................... 8

CHƢƠNG 1 ....................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP .........................................................................9
1.1.

Những vấn đề chung về mô tổ chức quản lý doanh nghiệp ............ 9
1.1.1 Khái niệm .................................................................................... 9
1.1.2 Yêu cầu ..................................................................................... 10
1.1.3 Các nguyên tắc tổ chức quản lý ................................................ 11
i


1.1.4 Mối liên hệ trong tổ chức quản lý ............................................. 14
1.2.

Các mô hình tổ chức quản lý ......................................................... 15
1.2.1 Mô hình tổ chức trực tuyến (đường thẳng)............................... 15
1.2.2 Mô hình chức năng ................................................................... 17
1.2.3 Mô hình trực tuyến - chức năng................................................ 18
1.2.4 Mô hình theo đơn vị.................................................................. 19
1.2.5 Mô hình ma trận........................................................................ 21

1.3.


Sự cần thiết phải hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp
23
1.3.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh, xu thế tái cấu trúc và

yêu cầu tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp ................. 23
1.3.2 Các cơ sở để hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của doanh
nghiệp

32

CHƢƠNG 2 ..................................................................................37
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY VNPT TECHNOLOGY ..........................................37
2.1.

Tổng quan về công ty VNPT Technology ..................................... 37
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty VNPT Technology
37
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của

VNPT Technology ....................................................................................... 38
ii


2.2.

Phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý của công ty VNPT

Technology................................................................................................... 56
2.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT Technology..................... 56

2.2.2 Phân tích mô hình tổ chức quản lý của VNPT Technology ..... 69
2.3.

Đánh giá hiệu quả của mô hình tổ chức quản lý VNPT Technology
75
2.3.1 Ưu điểm .................................................................................... 75
2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân .................................................... 81

CHƢƠNG 3 ..................................................................................86
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ
CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VNPT TECNOLOGY ...86
3.1

Mục tiêu cơ bản và quan điểm hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý

của VNPT Technology................................................................................. 86
3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp công nghệ thông
tin Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................................. 86
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của VNPT
Technology trong thời gian tới..................................................................... 89
3.1.3 Những mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện mô hình tổ chức
quản lý tại VNPT Technology ..................................................................... 94
3.1.4 Quan điểm thực hiện hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của
VNPT Technology ....................................................................................... 95
iii


3.2

Các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của VNPT


Technology................................................................................................... 96
3.2.1 Giai đoạn 1 ................................................................................ 97
3.2.2 Giai đoạn 2 .............................................................................. 103
3.2.3 Những vấn đề khác ................................................................. 107

KẾT LUẬN ................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................113

iv


Danh mục chữ viết tắt
ANSV

Công ty TNHH thiết bị viễn thông ANSV

Ban PTSP

Ban Quản lý dự án phát triển sản phẩm Công nghệ

Ban CN

Ban Công nghiệp

CMMi

Chuẩn quản lý quy trình chất lượng quốc tế phần
mềm


CNCNTT

Công nghiệp Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

KPI

Chỉ số đánh giá chính

NDS

Nội dung số

NM

Nhà máy điện tử

PC-ĐT

Phần cứng điện tử

PM


Phần mềm

R&D

Research & Development

Teleq

Công ty TNHH sản xuất thiết bị viễn thông Teleq
(Telecommunications Equipment Co., Ltd. –
TELEQ)

TCKT

Tài chính Kế toán

v


TTCN

Trung tâm Công nghệ

TT GP PTPM

Trung tâm Giải pháp và Phát triển phần mềm

TTKD

Trung tâm Kinh doanh


VIVAS

Công ty TNHH Cung cấp Giải pháp Dịch vụ giá
trị gia tăng VIVAS

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VNPost

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

VPTH

Văn phòng tổng hợp

VT&CNTT

Viễn thông và Công nghệ Thông tin

vi


Danh mục bảng
Bảng 2- 1 Số lượng lao động của Công ty từ 2011 đến 2015 (theo thời hạn
của hợp đồng) ............................................................................................... 53
Bảng 2- 2 Số lượng lao động của Công ty từ 2011 đến 2015 (theo giới tính)
...................................................................................................................... 53

Bảng 2- 3 Trình độ học vấn của Công ty từ 2011 đến 2015 ........................ 55
Bảng 2- 4 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VNPT Technology
qua các năm 2013, 2014 ............................................................................... 78
Bảng 2- 5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của VNPT Technology
...................................................................................................................... 79
Bảng 2- 6 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014của VNPT Technology
...................................................................................................................... 80

Bảng 3- 1 Danh mục sản phẩm và kế hoạch sản xuất giai đoạn 20152021của VNPT Technolog........................................................................... 92

vii


Danh mục hình

Hình 1- 1 Cấu trúc phân giao nhiệm vụ trong doanh nghiệp....................... 12
Hình 1- 2 Mô hình tổ chức trực tuyến ......................................................... 16
Hình 1- 3 Mô hình tổ chức theo chức năng ................................................. 17
Hình 1- 4 Mô hình trực tuyến-chức năng .................................................... 19
Hình 1- 5 Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý ma trận ....................................... 21

Hình 2- 1Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý hiện tại của VNPT Technology.. 57
Hình 2- 2 Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghiệp.............. 72
Hình 2- 3 Quy trình triển khai dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật ................. 73

Hình 3- 1 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT Technology sau khi kết thúc
giai đoạn 1 .................................................................................................. 102
Hình 3- 2 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT Technology sau khi kết thúc
hoàn thiện cơ cấu giai đoạn 2..................................................................... 106


viii


LỜI MỞ DẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nhìn lại chặng đường đổi mới của đất nước ta suốt thời gian từ năm1986
đến nay, cho dù chúng ta gặp không ít khó khăn thách thức nhưng chúng ta đã
đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng. Nền kinh tế đã từng bước khắc
phục được tình trạng suy thoái yếu kém và có bước phát triển,cơ sởhạtầng được
đầu tư, đời sống của nhân dân được cải thiện, từmột nước có thu nhập thấp trở
thành nước có thu nhập trung bình.
Đất nước ta đang phát triển, đặc biệt hoạt động kinh tếtrong điều kiện hội
nhập quốc tếcó nhiều thách thức,mỗi doanh nghiệp nếukhông biết tựhoàn thiện
và tự đổi mới mình đểđạt mục tiêu hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể tồn
tại, đó là tất yếu khách quan.Trong khung cảnh toàn cầu hóa thị trường, công
nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng ác liệt, doanh nghiệp muốn thành
công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này tùy thuộc nhiều vào việc
quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục,
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất
tiềm năng và cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Trong hoạt động quản trị, phần lớn nguyên nhân tạo ra tình hình quản trị
không tốt đều xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy không hoàn hảo. Việc tổ
chức bộ máy ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được của công tác quản trị, qua đó
có tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì bộ máy
quản lý trong doanh nghiệp được coi là bộ phận đầu não cho ra những chủ
1



trương, chiến lược, sách lược phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu phân
tích bộ máy hiện hữu và tìm biện pháp cải tiến lại tổ chức cho phù hợp với đặc
điểm của từng giai đoạn là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp.
Phát triển công nghiệp CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và
nội dung thông tin số được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng và Bộ Thông tin và
Truyền thông rất quan tâm. Nghị quyết số 36 - NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế đã xác định phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
thành ngành kinh tế kỹ thuật phát triển nhanh và bền vững, có vai trò dẫn dắt, tạo
nền tảng phát triển kinh tế trí thức và ưu tiên sử dụng các sản phẩm công nghệ
thông tin sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị có khả năng và điều kiện để phát triển
công nghiệp CNTT là rất ít, hầu hết là các đơn vị có bề dày và chiếm thị phần
lớn (mảng dịch vụ) của ngành viễn thông và CNTT như: VNPT, Viettel, FPT...
Cho đến thời điểm này, các sản phẩm VT&CNTT, đặc biệt là sản phẩm thiết bị
mạng, đa số phải nhập khẩu nước ngoài. Để có thể phát triển được công nghiệp
CNTT đòi hỏi doanh nghiệp phải có làm chủ được công nghệ; đủ năng lực thiết
kế, nghiên cứu giải pháp; phát triển phần mềm và sản xuất thiết bị. Điều này yêu
cầu doanh nghiệp định hướng phát triển công nghiệp CNTT phải có tiềm lực tài
chính dồi dào, đội ngũ lao động có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực
VT&CNTT cao.VNPT Technology là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam – VNPT, được thành lập vào tháng 01/2011, với sứ mệnh
trở thành doanh nghiệp chủ lực của VNPT trong lĩnh vực phát triển công nghệ
công nghiệp bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, truyền thông và công
2


nghiệp nội dung số. VNPT Technology cầnvượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu,

tiếp cận học hỏi và làm chủ công nghệ nguồn,từng bước phát triển và dần dần
chiếm lĩnh thị phần. Trên cơ sở đó, song song với việc tìm kiếm và phát triển
năng lực tài chính, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, VNPT Technology cần tổ
chức được bộ máy hoạt động một cách hợp lý, hiệu quả và phù hợp với từng giai
đoạn phát triển. Việc phân tích, nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý hiện tại của
VNPT Technolgy và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện mô hình này
là rất cần thiếtnhằm nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong tương lai. Chính vì vậy, vấn đề “Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
cổ phần VNPT Technology” được chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ quản trị
kinh doanh này.
2.

Tình hình nghiên cứu

Mô hình tổ chức quản lý và hoàn thiệnmô hình tổ chức quản lý của doanh
nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm
bởi ý nghĩa thực tiễn của nó. Hoàn thiệnmô hình tổ chức quản lý giúp doanh
nghiệp hình thành mô hình tổ chức quản lý mới với phong cách quản lý mới để
thiết lập một diện mạo mới trong nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng những yêu cầu
thay đổi trong thực tế.
Có thể thấy rằng hoàn thiệnmô hình tổ chức của doanh nghiệp không chỉ
gắn với việc thiết kế lại mô hình tổ chức quản lý, đưa ra một mô hình tổ chức
mới mà còn phải gắn với yếu tố quản lý các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Việt Nga (2012) trong Luận án tiến sỹ
Kinh doanh và Quản lý với đề tài: “Hoàn thiệnmô hình tổ chức các doanh
nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam” và nội dung bài viết “Một số xu
3


hướng hoàn thiện cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam”của Phòng thương mại và

công nghiệp Việt Nam VCCI (2011)đã chỉ ra rằng: đã có nhiều doanh nghiệp đã
áp dụng với nhiều cách thức khác nhau để hoàn thiện mô hình tổ chức nhằm đáp
ứng các yêu cầu, đòi hòi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên kết quả cho
thấy nhiều doanh nghiệp thành công và cũng nhiều doanh nghiệp thất bại. Sự
thất bại cho thấy các doanh nghiệp mới chỉnhìn nhận hoàn thiệnmô hình tổ chức
quản lý như kiểu thay đổi nhỏ,mang tính chất điều chỉnh mô hình tổ chức quản
lý chứ không phải một sự đổi mới mang tư duy mới trong hoạt động quản lý. Vì
vậy, vấn đề hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý cần được nghiên cứu và ứng
dụng một cách triệt để hơn, cụ thể hơn, cách thức tiếp cận và sự đổi mới toàn
diệntrong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Nghiên cứu trong các bài viết “Cuộc cách mạng trong mô hình tổ chức
quản lý doanh nghiệp”,tạp chí kinh tế và phát triển (2010) và “Mô hình nhóm
làm việc liên phòng ban và những ảnh hưởng trên khía cạnh phong cách quản
lý doanh nghiệp”,tạp chí Tài chính – Bộ Tài chính của cùng tác giả Ngô Tuấn
Anh chỉ ra rằng: Từ những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đãxuất hiện
nhiều thách thức mới với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnhvực. Sự tăng
giá của năng lượng, sự thống trị của các tập đoàn lớn trong hầu hết lĩnh vực, sự
cách tân công nghệ trên phạm vi rộng đã gây ra suy giảm nghiêm trọng trong
nhiều ngành và các hoạtđộng truyền thống. Chính vì lý do này, những doanh
nghiệp truyền thống với những kênh liên lạc dài, khoảng thời giankiểm soát hạn
hẹp, thiếu những phản hồi, thiếu quan tâm đến chất lượng đã và đang trở nên
khó khăn hơn trong việc thích ứng với những sự thay đổi nhanh chóng của môi
trường kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, các doanh
nghiệp trên thế giới ngày nay đã và đang không còn ổn định, những yếu tố cơ
4


bản ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp cũng vì thế mà đã thay
đổi.” Trước những biến động nhanh chóng của môi trường kinh doanh, nhiều
doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tiến hành cácbiện pháp tái cấu trúc mô

hình tổ chức với một số xu hướng chủ yếu sau:


Thiết lập mô hình quản lý phi tập trung trong doanh nghiệp;



Loại bỏ bớt các cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp;



Giảmdần những rào cản chức năng giữa các bộ phận trong doanh

nghiệp;


Thiết lập các nhóm làm việc (đặc thùtheo nhóm làm việc liên phòng

ban) trong doanh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài viết về hoàn thiện mô
hình tổ chức quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng trong tế vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện mô hình tổ chức của công ty VNPT
Technology – doanh nghiệp mà lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh luôn
gắn liền với sự sáng tạo và đổi mới - và về nội dung cũng như phương thức
chuyển đổi mô hình tổ chức, những tác động của quá trình chuyển đổi… để từ
đó có những khuyến nghị cho doanh nghiệp.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản
lý của công ty VNPT Technology, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô
hình tổ chức, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
sau đây:

5




Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mô hình tổ chức quản lý của doanh

nghiệp;


Phân tích và đánh giá thực trạng mô hình tổ chức quản lý của Công ty

cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT
Technology:
+

Nghiên cứumô hình tổ chức quản lý hiện tại của VNPT

Technology;
+


Xác định các vấn đề tồn tại, nhược điểm trong mô hình hiện tại.


Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của

công ty VNPT Technology theo từng giai đoạn và những vấn đề khác cần
giải quyết để việc hoàn thiệnmô hìnhtổ chức quản lý được triển khai một
cách toàn diện và hiệu quả.
4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình tổ chức quản lý của Công ty
VNPT Technology.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ nghiên cứu chi tiết mô
hình tổ chức quản lý của VNPT Technology giai đoạn 2011-2015 đồng thời đề
xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Công ty trong tương
lai xuất phát từ sự thay đổi các yếu tốcủa môi trường kinh doanh cũng như yêu
cầu hoàn thiện cấu trúc tổ hức chung của Tập đoàn VNPT (Công ty mẹ của
VNPT Technology) giai đoạn 2015 đến 2020;
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu



Nguồn số liệu chủ yếu:
6


+

Số liệu thứ cấp qua các kênh như Tập đoàn VNPT, Bộ Thông


tin và Truyền thông, Tổng cục thống kê, các đơn vị nghiên cứu thị
trường như: Kanstar, Nielsen, Gartner…;
+

Số liệu qua kênh thông tin của VNPT Technology, phỏng vấn

trực tiếp cán bộ VNPT Technology và các đơn vị thành viên.


Phương pháp nghiên cứu: luận vănsử dụng các phương pháp cụ thể

như phân tích, tổng hợp, so sánh. Phương pháp phân tích, tổng hợp được
vận dụng qua việc phân tích mô hình tổ chức và các quá trình kinh doanh
trong doanh nghiệp; phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh mô hình
tổ chức hiện tại và sau khi hoàn thiệnmô hình.
6.

Những đóng góp của luận văn

Từ nghiên cứu các vấn đề lý luận về cải cách mô hình tổ chức doanh nghiệp
luận vănđã đi đến khẳng định rằng xu hướng cải cách là giảm dần số lượng các
cấp bậc, giảm bớt quyền lực của chuỗi mệnh lệnh chức năng của mô hình tổ
chức theo phòng ban độc lập nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ và đáp lại
sự thay đổi nhanh chóng của môi trường bên ngoài thông qua việc hình thành
các nhóm làm việc liên phòng ban. Mô hình mới này có ưu điểm là nâng cao tinh
thần hợp tác, nâng cao khả năng sáng tạo của nhân viên, tận dụng tối ưu được
các nguồn lực trong doanh nghiệp và tạo ra khả năng thích nghi nhanh chóng với
những biến đổi của thị trường
Trên cơ sở khái quát hóa các công trình, bài viết của các học giả đi trước,

với cách nhìn độc lập, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa một cách đầy đủ về
quá trình ra đời, mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của
Công ty VNPT Technology. Qua nghiên cứu thực tế, luận văn đề xuất:
7




Cần có những giải pháp điều kiện để tiến hành hoàn thiệnmô hình tổ

chức của VNPT Technology, trong đó nhấnmạnh việc thay đổi quan điểm
về quản trị khi hoàn thiệnmô hình tổ chức quản lý;


Cầncó những giải pháp triển khai có hiệu quả thông qua việc đưa ra lộ

trình hoàn thiệnmô hình cụ thể cho VNPT Technology (bao gồm các bước:
xác định mục tiêu,yêu cầu, nội dung, cách thức, lộ trình chuyển đổi theo các
giai đoạn và triểnkhai áp dụng), và xây dựng mô hình mô hình tổ chức quản
lý mới trong doanh nghiệp. Qua đó luận văn giúp VNPT Technology xây
dựng được mô hình tổ chức mới, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực ngành
nghề chủ yếu theo định hướng của Tập đoàn VNPT, thích ứng với những
thay đổi và đòi hỏi của thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh trong và ngoài
nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
7.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:



Chương 1: Tổng quan về mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp;



Chương 2:Thực trạng mô hình tổ chức của Công ty cổ phần VNPT

Technology;


Chương 3: Phương hướng và giải pháphoàn thiệnmô hình tổ chức quản

lý của Công ty VNPT Technology.

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung vềmô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp
1.1.1

Khái niệm

Để tồn tại và phát triển, con người khôngthể hành động riêng lẻ mà cầnphối
hợp những nỗ lực cá nhân hướng vào những mục tiêu chung. Tổ chức đã,đang và
vẫn tiếp tục sẽ là một yếu tố cần thiết củaxã hội loài người, vì nó có thểliên kết,
tập hợp được hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình tháimô hình

nhất định để đạt được những mục đích chung.Quá trình tạo ra của cảivật chất và
tinh thần cũng như việc đảm bảo cuộc sống an toàn cho cộng đồng xãhội ngày
càng được thực hiện trên quy mô lớn hơn với tính phức tạp ngày càngcao hơn
đòi hỏi sự phân công, hợp tác để liên kết những cá nhân một cách khoahọc hơn.
C. Mác đã chỉ ra rằng: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao độngchung khi
thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, mức độ nhiều hay ít đều cầnđến công
tác tổ chức” [5].
Như vậy với một doanh nghiệp, tổ chức là một trong những công việc của
quản lý liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong doanh
nghiệp, nó bao gồm các khâu và các cấp để đảm nhận những hoạt động cần thiết,
xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp. Mục tiêu của tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ
thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực, và đóng góp tốt
nhất vào việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.
9


Mô hình tổ chức quản lý là một dạng thức tổng hợp các bộ phận (đơn vị và
cá nhân)có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có
nhiệmvụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, đượcbố trítheo những cấp, những
khâukhác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và tiến tới
nhữngmục tiêu đã xác định.
Mô hìnhtổchức quản lý thểhiện cách thức trong đó các hoạt động của doanh
nghiệp được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ
mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của doanh nghiệp; và các mối
quan hệ quyền lực bên trong doanh nghiệp. [3].
Nói chung, mô hình tổ chức quản lý bao gồm những sắp xếp bốtrí và những
tầngnấc của một doanh nghiệp về mặt quyền lực, quyền hành, trách nhiệm và cơ
chếthực hiện chức năng của nó. Trong một doanh nghiệp,các bộ phận đều có

liênquan đến chính sách và chức năng. [5].
1.1.2

Yêu cầuviệc xây dựng mô hình tổ chức quản lý

Theo giáo trình Quản trị học [5], việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý
phải bảo đảm những yêu cầu sau:
1.1.2.1

Một là, tính tối ưu

Giữa các khâu và các cấp quản lý (khâu quản lý phản ánh cách phân chia
chức năng quản lý theo chiều ngang, còn cấp quản lý thể hiện sự phân chia chức
năng quản lý theo chiều dọc) đều thiết lập những mối liên hệ hợp lý với số lượng
cấp quản lý ít nhất trong doanh nghiệp cho nên mô hình tổ chức quản lý mang
tính năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ sản xuất.
10


1.1.2.2

Hai là, tính linh hoạt

Mô hình tổ chức quản lýcó khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳtình
huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường.
1.1.2.3

Ba là, tính tin cậy

Mô hình tổ chức quản lý phải bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông

tin được sử dụng trong doanh nghiệp nhờ được bảo đảm sự phối hợp với các
hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của doanh nghiệp.
1.1.2.4

Bốn là, tính kinh tế

Bộ máy quản lý phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu
chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết
quả sẽ thu về.
1.1.3

Các nguyên tắc tổ chức quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp ở từng doanh nghiệp không nhất thiết
phải giống nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Để
xác định được mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào những
nguyên tắc sau:
1.1.3.1

Mô hình tổ chức quản lý phải gắn với phương hướng, mục đích

của doanh nghiệp.
Phương hướng và mục đích của doanh nghiệp sẽ chi phối cơ cấu doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có mục đích hoạt động dịch vụ thì rõ ràng mô hình
quản lý của nó cũng phải có những đặc thù khác một doanh nghiệp có mục đích
hoạt động sản xuất, v.v…
11


1.1.3.2


Chuyên môn hóa và cân đối

Nguyên tắc này đòi hỏi mô hình tổ chức quản lý phải được phân công phân
nhiệm các phân hệ chuyên ngành, với những con người được đào luyện tương
ứng và có đủ quyền hạn. Nói một cách khác, mô hình tổ chức phải dựa trên việc
phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải
cân xứng và cụ thể.
Chỉ có phân giao nhiệm vụ trong doanh nghiệp một cách rõ ràng cụ thể với
sự cân xứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích của từng phân hệ như
trong sơ đồ 1.1 để phân biệt rõ ai làm tốt, ai làm chưa tốt nhiệm vụ được giao thì
doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.

Hình 1- 1Cấu trúc phân giao nhiệm vụ trong doanh nghiệp
Nguồn [5, tr.510]
1.1.3.3

Linh hoạt và thích nghi với môi trường

Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành mô hình tổ chức phải đảm bảo
cho mỗi phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi thủ lĩnh các
12


cấp phân hệ bên dưới phát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị
trí của lãnh đạo cấp trên khi cần thiết. Điều này nói một cách "văn nghệ" là
các cấp trong mô hình tổ chức quản lý phải được "cho phép thất bại ở một
mức độ nào đó". Một tác giả quản lý tại Mỹ đã viết: "Nếu giám đốc một
chương trình hay một cơ quan không có cơ hội để làm sai, thì giám đốc đã
thiếu quyền để thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn".[5, tr.45]

1.1.3.4

Hiệu lực và hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi mô hình tổ chức quản lý phải thu được kết quả hoạt
động cao nhất so với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, đồng thời bảo đảm hiệu
lực hoạt động của các phân hệ và tác động điều khiển của các giám đốc. Để bảo
đảm cho nguyên tắc này được thực hiện, cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Mô hình tổ chức quản lý là cơ cấu hợp lý nhằm đảm bảo chi phí cho các
hoạt động là nhỏ nhất, mà kết quả chung thu lại của doanh nghiệp là lớn nhất
trong khả năng có thể (tức là đảm bảo tính hiệu quả của doanh nghiệp).
Mô hình tổ chức phải tạo được môi trường văn hóa xung quanh nhiệm vụ
của các phân hệ; làm cho mỗi phân hệ hiểu rõ vị trí, giá trị của các hoạt động mà
mình tham dự là nhằm tạo lợi thế, thuận lợi cho các phân hệ có liên quan trực
tiếp với mình. Các thủ lĩnh cấp phân hệ phải có lương tâm, trách nhiệm, ý thức
hợp tác để làm tốt nhiệm vụ của mình, tránh gây khó khăn và trở ngại cho các
phân hệ và cho cả doanh nghiệp, từ đó các hành vi xử sự hợp lý, tích cực giữa
các phân hệ trong doanh nghiệp (tức là đảm bảo tính hiệu quả của mô hình tổ
chức quản lý).

13


Mô hình tổ chức phải đảm bảo cho thủ lĩnh các phân hệ có quy mô (của
phân hệ) được giao quản lý là hợp lý, tương ứng với khả năng kiểm soát, điều
hành của họ.
1.1.4

Mối liên hệ trong tổ chức quản lý


Một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng mô hình bộ máy quản lý là xác
định tính đúng đắn, rõ ràng các mối liên hệ giữa các bộ phận, các cấp, các nhân
viên quản lý doanh nghiệp. Nói chung có 3 loại liên hệ sau đây [5]:
1.1.4.1

Liên hệ trực thuộc

Là loại liên hệ giữa thủ trưởng với cán bộ, nhân viên trong bộ phận, giữa
các bộ phận có cương vị chỉ huy trực tuyến với cấp trên và cấp dưới.
1.1.4.2

Liên hệ chức năng

Là loại liên hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau trong quá trình chuẩn
bị quyết định cho thủ trưởng hoặc giữa bộ phận chức năng cấp trên với cán bộ
nhân viên chức năng cấp dưới nhằm hướng dẫn, giúp đỡ về mặt chuyên môn
nghiệp vụ.
1.1.4.3

Liên hệ tư vấn

Là loại liên hệ giữa cơ quan lãnh đạo chung, giữa cán bộ chỉ huy trực tuyến
với các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, pháp chế với các hội đồng được tổ chức
theo từng loại công việc.
Chỉ có trên cơ sở xác định đúng đắn, hợp lý những loại liên hệ nói trên mới
làm cho mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong tổ chức quản lý nhận rõ vị trí của mình,

14



biết mình trưc thuộc ai, những người nào phụ thuộc vào mình và nói chung trong
công tác phải liên hệ với bộ phận nào và liên hệ theo kiểu nào.
1.2. Các mô hình tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của doanh nghiệp, bao gồm các
bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện nhữnghoạt động nhất định. Một
mô hình tổ chức bao gồm một số bộ phận cấu thành. Theo“Quản trị hiện đại
trong nền kinh tế toàn cầu, nguyên tắc và thực hành”của tác giả Dương Hữu
Hạnh [3, Tr 170] thì một mô hình tổ chức thường bao gồm:


Chuyên môn hóa các hoạt động;



Tiêu chuẩn hóa các hoạt động;



Phối hợp các hoạt động;



Phân quyền và tập quyền trong quyết định;



Quy mô của nhóm công tác.

Trong thực tế, các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác
nhau, và do vậy cũng xuất hiện các mô hình tổ chức khác nhau.

1.2.1

Mô hình tổ chức trực tuyến (đường thẳng)

Đây là mô hình tổ chức đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số
cấp dưới. Toàn bộ vấn đề được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng.
Cấp lãnh đạo trực tiếp điều hành và chịu toàn bộ trách nhiệm vềhoạt động của tổ
chức.
Mô hình tổ chức trực tuyến khá phổ biến ở cuối thế kỷ XIX và chủ yếu
được áp dụng ở những doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm không phức tạp, tính chất
sản phẩm liên tục, hoặc các tổ chức bộ máy của trường đại học v.v... Ngày nay,
15


×