BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỐ CHÍ MINH
TỐNG THỊ LỘC
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỐ CHÍ MINH
TỐNG THỊ LỘC
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở SÁU NƯỚC ASEAN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong
luận văn là trung thực, rõ ràng và cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên
Tống Thị Lộc
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
Chương 1. Giới thiệu................................................................................................. 1
1.1.
Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3.
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
1.5.
Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3
1.6.
Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 3
Chương 2: Tổng quan lý thuyết ............................................................................... 4
2.1.
Một số mô hình tăng trưởng kinh tế................................................................. 4
2.1.1. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh ........................................................................ 4
2.1.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh ............................................................................ 6
2.2.
Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế..................................... 9
2.2.1. Cơ sở lý thuyết kinh tế về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ............... 9
2.2.2. Một số mô hình lý thuyết về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ......... 10
2.2.2.1. Mô hình của Robert Barro (1990) ................................................................. 10
2.2.2.2. Mô hình của Devarajan, Swaroop và Zou (1996) ......................................... 12
2.2.2.3. Mô hình của Davoodi và Zou (1998) ............................................................ 15
2.3.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 17
2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 17
2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................ 23
Chương 3: Mô hình và Phương pháp nghiên cứu ................................................ 26
3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30
3.3. Dữ liệu ............................................................................................................ 32
Chương 4: Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 34
4.1.
Mô tả các biến và phân tích thống kê ............................................................. 34
4.2.
Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 41
4.2.1. Kết quả thực nghiệm chung ........................................................................... 41
4.2.2. Kết quả thực nghiệm so với tốc độ tăng trưởng trung bình ........................... 45
4.2.2.1. Hồi quy với số liệu các nước có tốc độ tăng trưởng dưới mức trung bình .. 46
4.2.2.2. Hồi quy với số liệu các nước có tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình ... 49
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách ............................................................. 54
5.1.
Kết luận .......................................................................................................... 54
5.2.
Hàm ý chính sách ........................................................................................... 55
5.3.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 58
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
: Ngân hàng phát triển châu á
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM
: Mô hình hiệu ứng cố định
FGLS
: Feasible Generalized Least Squares
GDPGR
: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm
GI
: Chi tiêu công
PGR
: Tốc độ tăng trưởng dân số hằng năm
PI
: Đầu tư tư nhân
REM
: Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
TOP
: Độ mở thương mại
VIF
: Nhân tử phóng đại phương sai
WDI
: Chỉ số phát triển thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình tăng trưởng
Bảng 4.1. Mô tả dữ liệu
Bảng 4.2. Mô tả các biến và phân tích thống kê
Bảng 4.3. Kiểm tra tính dừng của biến GDPGR
Bảng 4.4. Kiểm tra tính dừng của biến GI
Bảng 4.5. Kiểm tra tính dừng của biến PI
Bảng 4.6. Kiểm tra tính dừng của biến PGR
Bảng 4.7. Kiểm tra tính dừng của biến TOP
Bảng 4.8. Kiểm tra tính dừng sau khi lấy sai phân của biến GI
Bảng 4.9. Kiểm tra tính dừng sau khi lấy sai phân của biến PI
Bảng 4.10. Kiểm tra tính dừng sau khi lấy sai phân của biến TOP
Bảng 4.11. Tương quan giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.12. Kiểm tra đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance
inflation factors)
Bảng 4.13. Hồi quy mô hình bằng phương pháp Fixed – Effects (FEM)
Bảng 4.14. Hồi quy mô hình bằng phương pháp Random – Effects (REM)
Bảng 4.15. Xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng phương
pháp FGLS
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp ước lượng mô hình bằng các phương pháp FEM, REM và
FGLS
Bảng 4.17. Hồi quy theo phương pháp FEM đối với số liệu tốc độ tăng trưởng dưới mức
trung bình
Bảng 4.18. Hồi quy theo phương pháp REM đối với số liệu tốc độ tăng trưởng dưới mức
trung bình
Bảng 4.19. Xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng phương
pháp FGLS đối với số liệu tốc độ tăng trưởng dưới mức trung bình
Bảng 4.20. Bảng tổng hợp kết quả của FEM, REM và FGLS với số liệu tốc độ tăng
trưởng dưới mức trung bình
Bảng 4.21. Hồi quy theo phương pháp FEM với số liệu tốc độ tăng trưởng trên mức
trung bình
Bảng 4.22. Hồi quy theo phương pháp REM với số liệu tốc độ tăng trưởng trên mức
trung bình
Bảng 4.23. Xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng FGLS
với số liệu tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình
Bảng 4.24. Bảng tổng hợp kết quả của FEM, REM và FGLS với số liệu tốc độ tăng
trưởng trên mức trung bình
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia ASEAN (%)
Hình 4.2. Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP của các quốc gia ASEAN (%)
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.
Đặt vấn đề nghiên cứu
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây đã tạo ra nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong việc tìm hiểu mối liên hệ giữa chính sách tài khóa và tăng trưởng.
Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế là một thực tế, đồng thời mang tính nguyên
lý đã được thừa nhận rộng rãi. Chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa để can thiệp
vào nền kinh tế dưới hình thức thu chi ngân sách nhà nước. Keynes đã đánh giá cao
hệ thống thuế khóa và công trái của chính phủ, nhờ chúng mà bổ sung thu nhập cho
ngân sách. Các khoản chi của chính phủ cũng có tác dụng điều tiết nền kinh tế như
các khoản thu. Theo Keynes, nhà nước cần thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu
quả, kích thích tiêu dùng sản xuất. Nhà nước dùng ngân sách để tiến hành các đơn
đặt hàng, trợ cấp về tài chính, đảm bảo lợi nhuận ổn định cho tư nhân. Đồng thời, nhà
nước phải có chương trình đầu tư với quy mô lớn (Keynes, 1936). Một số nhà kinh
tế học khác cũng ủng hộ cho việc chi tiêu chính phủ để cung cấp các hàng hóa dịch
vụ công. Các hàng hóa dịch vụ này thường có hiệu quả vốn đầu tư thấp, vốn lớn, thời
gian thu hồi vốn dài nhưng nó lại rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã giúp chúng ta hiểu rõ tầm ảnh hưởng
quan trọng của chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế dài hạn trong nền kinh tế
và tác động của chi tiêu chính phủ tới tăng trưởng cũng đóng một vai trò then chốt.
Trên thế giới có rất nhiều mô hình đề cập tới vấn đề này chẳng hạn như Barro (1990)
nói về tác động của chi tiêu chính phủ nói chung tới tăng trưởng hay mô hình
Devarajan và cộng sự (1996) đã xem xét tác động của các thành phần chi tiêu chính
phủ tới tăng trưởng kinh tế….
Mặc dù hiện nay, thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức về tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm, thế nhưng các nước trong khu vực ASEAN vẫn duy trì một tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định.
2
Vì vậy, khi đề cập tới yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chúng ta không thể
bỏ qua chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nền kinh tế. Và việc đánh giá các tác động của những công cụ chính
sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế là một việc không thể thiếu khi xem xét vấn đề
trên.
Để hiểu rõ các công cụ của chính sách tài khóa ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng
kinh tế tại sáu quốc gia trong khu vực ASEAN, tác giả sẽ nghiên cứu một trong những
công cụ đó, đó chính là chi tiêu công. Vì thế, việc thực hiện nghiên cứu “TÁC ĐỘNG
CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở SÁU NƯỚC
ASEAN” là thực sự cần thiết.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự ảnh hưởng của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN
trong giai đoạn 1989-2013.
Câu hỏi nghiên cứu: Chi tiêu công có ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng kinh tế
tại sáu nước ASEAN từ năm 1989-2013?
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế ở
các nước ASEAN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
•
Thực hiện nghiên cứu ở 6 nước ASEAN (Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia,
Thailand, Vietnam) để xem xét tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế
như thế nào? Các quốc gia được lựa chọn là những quốc gia có mức thu nhập
bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình thấp, có nhiều nét tương đồng về văn
hóa. Trong quá trình chọn mẫu thì tác giả ưu tiên chọn các quốc gia tương đối có
số liệu thống kê.
•
Thời gian nghiên cứu từ năm 1989 – 2013.
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Với
phương pháp này, trên cơ sở xây dựng dữ liệu, đề tài kiểm định tác động của chi tiêu
công tới tăng trưởng kinh tế. Theo đó, bài xây dựng mô hình và chọn biến dựa vào
các nghiên cứu trước, tiếp theo, tác giả sử dụng hai phương pháp ước lượng là mô
hình tác động cố định, FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên, REM để hồi quy mô
hình đã xây dựng. Cùng với việc thực hiện một số kiểm định cần thiết, tác giả sẽ chọn
ra phương pháp hợp lý nhất trong hai phương pháp đã đưa ra. Ngoài ra, tác giả khắc
phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình (nếu có)
bằng phương pháp FGLS.
1.5.
•
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tác
động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực ASEAN. Từ kết quả
này, họ có thêm cơ sở để đưa ra những điều chỉnh về mức độ chi tiêu công nhằm
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai cũng như tăng cường
hiệu quả chi tiêu công.
•
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ở khu vực
ASEAN.
1.6.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được bố cục thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương 3: Mô hình và Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 1 đã giới thiệu về tổng quan đề tài nghiên cứu. Nội dung chương 2 bao gồm
các cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài, cụ thể là:
-
Một số mô hình tăng trưởng kinh tế
-
Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
-
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.
Một số mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh
Mô hình tăng trưởng đơn giản và nổi tiếng nhất được ứng dụng rộng rãi đó là
mô hình Harrod – Domar đưa ra phổ biến vào những năm 1940.
Mô hình Harrod - Domar giả định một hàm sản xuất có hệ số cố định, giúp đơn giản
hóa mô hình, nhưng đưa ra một sự kết hợp cứng nhắc giữa vốn và lao động để sản
xuất một mức sản lượng bất kì. Trong mô hình này, tăng trưởng có mối quan hệ trực
tiếp với tiết kiệm theo một hệ số bằng nghịch đảo của tỷ số vốn tăng thêm trên sản
lượng (ICOR).
Mô hình Harrod - Domar chú trọng vào vai trò của tiết kiệm, nhưng đồng thời lại chú
trọng thái quá vào tầm quan trọng của nó bằng cách ngụ ý rằng tiết kiệm (và đầu tư)
là điều kiện đủ để tăng trưởng bền vững, trong khi thực ra thì không đủ. Đồng thời mô
hình cũng không trực tiếp đề cập đến thay đổi năng suất. Ngoài ra, giả định của mô
hình về ICOR cố định làm cho mô hình trở nên kém chính xác hơn theo thời gian khi
cơ cấu sản xuất tiến hóa và sản lượng biên của vốn thay đổi.
Mô hình Solow cải thiện một số nhược điểm của mô hình Harrod - Domar và
đã trở thành mô hình tăng trưởng có ảnh hưởng nhiều nhất trong các nền kinh tế.
5
Cho dù mô hình Solow phức tạp hơn mô hình Harrod - Domar, nhưng nó là một công
cụ hữu hiệu hơn để tìm hiểu quá trình tăng trưởng. Thông qua thay thế hàm sản xuất
có hệ số cố định bằng hàm sản xuất tân cổ điển, mô hình mang lại sự linh hoạt cho các
yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất. Cũng như mô hình Harrod - Domar, mô hình
Solow nhấn mạnh vai trò quan trọng của của việc tích lũy yếu tố sản xuất và tiết kiệm,
nhưng giả định của mô hình về sản lượng biên giảm dần theo vốn giúp cho mô hình
trở nên sát thực tế hơn và chính xác hơn theo thời gian. Nó khác biệt đáng kể so với
mô hình Harrod - Domar ở chỗ nó phân biệt giữa mức thu nhập trên lao động hiện tại
và mức thu nhập trên lao động ở trạng thái ổn định dài hạn, và tập trung chú ý vào con
đường chuyển đổi sang trạng thái dừng đó. Mô hình giúp ta hiểu rõ hơn về mối quan
hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng dân số và thay đổi công nghệ với mức sản lượng
trên lao động ở trạng thái dừng. Tuy nhiên, sự chú trọng vào vai trò của tích lũy yếu
tố sản xuất và năng suất (bao gồm công nghệ) như những yếu tố gần đúng xác định
trạng thái dừng, làm phát sinh những câu hỏi mới mà mô hình không trả lời được.
Những yếu tố cơ bản hơn xác định sự tích lũy yếu tố sản xuất và năng suất mà ảnh
hưởng tới trạng thái dừng và tỷ lệ tăng trưởng là gì?
Một đóng góp đặc biệt quan trọng của mô hình là nhận thức tuy đơn giản nhưng
rất có ảnh hưởng về vai trò của thay đổi công nghệ trong quá trình tăng trưởng. Mô
hình cho thấy việc tiếp thu công nghệ mới thông qua phát minh trong nước hay nhập
khẩu công nghệ mới từ nước ngoài, có thể kích thích tăng trưởng mạnh như thế nào.
Cũng như với mọi mô hình, mô hình Solow cũng có một vài hạn chế quan
trọng. Thứ nhất, như đã nêu, mô hình không làm rõ yếu tố then chốt ảnh hưởng đến
trạng thái ổn định. Hạn chế thứ hai, vì mô hình chỉ bao gồm một khu vực, nên nó
không làm rõ được vai trò của sự phân bổ vốn và lao động giữa các lĩnh vực sản xuất
khác nhau (ví dụ như nông nghiệp và công nghiệp) mà có thể ảnh hưởng quan trọng
đối với năng suất. Mọi nền kinh tế đều sản xuất một tập hợp các hàng hóa và dịch vụ
khác nhau, từng hàng hóa và dịch vụ như vậy đều sử dụng những cách kết hợp khác
nhau giữa lao động và vốn (và các loại công nghệ khác nhau), có năng suất và tiềm
năng tăng trưởng khác nhau. Cuối cùng, mô hình Solow xem các yếu tố sau đây là đã
6
được cho trước: tỷ lệ tiết kiệm, tăng trưởng cung lao động, trình độ kỹ năng của lực
lượng lao động và tỷ lệ thay đổi công nghệ. Những giả định này giúp đơn giản hóa mô
hình, nhưng cũng chính vì thế mà ta không hiểu được nhiều về các yếu tố cơ bản xác
định những thông số này và chúng thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển.
Hiện nay, các lý thuyết tăng trưởng thường chủ yếu dựa vào mô hình này để
mở rộng các biến liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh
Những hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã thúc đẩy nhiều hướng
nghiên cứu mở rộng mô hình để phù hợp hơn với thực tế của các nước đang phát triển
và đã đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh. Gọi là mô hình tăng
trưởng nội sinh bởi vì các mô hình tăng trưởng mới này cố gắng nội hóa sự tăng
trưởng, nghĩa là giải thích tăng trưởng bên trong một mô hình của nền kinh tế.
Mô hình tăng trưởng nội sinh ra đời với các tác giả điển hình như Romer và
Lucas. Các mô hình này nội sinh hóa các yếu tố góp phần vào tăng trưởng dài hạn.
Mô hình này nhấn mạnh các yếu tố như là “tác động lan tỏa” nhờ đó mà các quyết
định đầu tư của các doanh nghiệp về vốn hay nghiên cứu phát triển, hoặc đầu tư của
các cá nhân về nguồn vốn nhân lực có thể đưa đến những ảnh hưởng có lợi cho nền
kinh tế.
Các mô hình tích lũy kiến thức tuy đã có đóng góp nhất định trong việc giải thích
nguồn gốc tăng trưởng từ tiến bộ công nghệ nội sinh, nhưng với giả định công nghệ
không có tính cạnh tranh - tức mọi quốc gia đều có thể tiếp cận công nghệ mới, các
mô hình này không thể giải thích được sự chênh lệch về thu nhập giữa các nước. Bởi
vậy, để giải thích sự chênh lệch về thu nhập này, chúng ta thường nhấn mạnh đến các
mô hình về vốn con người.
Vậy nghiên cứu vốn con người có ý nghĩa gì đối với tăng trưởng? Mặc dù các mô
hình tăng trưởng nội sinh này vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với khả năng tăng
trưởng của nền kinh tế, nhưng những kết luận của mô hình này có nhiều điểm trái
7
ngược với mô hình Solow. Đặc biệt là ở chỗ mô hình này cho thấy không có xu hướng
các nước nghèo (ít vốn) có thể đưổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình quân,
cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ ở
lượng vốn vật chất (có thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan trọng
hơn là ở vốn con người.
Ta thấy rằng, mô hình vốn con người nhất quán với bằng chứng trong phân phối thu
nhập trên thế giới. Mô hình dự báo xảy ra hội tụ giữa các nước giàu (với giả định rằng
các nước này có cùng mức vốn con người), nhưng cũng cho rằng nền kinh tế của các
nước nghèo (xuất phát với mức vốn thấp) sẽ tiếp tục trì trệ. Tuy nhiên, dự báo về các
nước nghèo không hoàn toàn bi quan. Bởi lẽ tốc độ tăng trưởng là nội sinh, nên mô
hình chỉ ra một con đường thoát khỏi nghèo: một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân
lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, và do đó sẽ hội tụ với các nước giàu cho
dù vốn con người ban đầu thấp hơn.
Như vậy, trái với các lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển các mô hình tăng trưởng nội
sinh đề cao vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua đầu
tư trực tiếp và gián tiếp vào giáo dục – đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức.
Mô hình tăng trưởng nội sinh cũng cho thấy có thể xây dựng được các mô hình trong
đó những thay đổi dài hạn trong chính sách của chính phủ (đánh thuế, cung ứng cơ
sở hạ tầng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp các dịch vụ công cộng liên quan đến giáo
dục, y tế…), có thể tạo ra sự thay đổi dài hạn trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế. Vì các chính sách này có thể tác động tới các hoạt động sáng chế, phát minh và
tích lũy vốn con người.
Mặc dù có những ý nghĩa và đóng góp chính sách to lớn, tuy nhiên, các mô
hình tăng trưởng nội sinh nói chung, và các mô hình về vốn con người nói riêng, còn
nhiều hạn chế.
8
Thứ nhất, về mặt thực tiễn, các nghiên cứu tính toán tăng trưởng đã cho thấy:
mô hình vốn con người đã đánh giá quá cao vai trò của vốn con người, theo nghĩa có
sự chệnh lệch về mức thu nhập giữa các quốc gia mà không thể giải thích bằng vốn
vật chất hay vốn con người, và rằng đầu tư vào giáo dục không đủ để thúc đẩy tăng
trưởng ở các nước nghèo.
Thứ hai, một số đề xuất chính sách của các mô hình về vốn con người còn
mang tính trực quan. Hai nghiên cứu sau đây đã cho thấy cần thận trọng với các kết
luận này.
Zhang (1996) lập luận rằng mặc dù việc chính phủ trợ cấp cho giáo dục tư nhân sẽ
kích thích tăng trưởng, nhưng việc khu vực công cộng cung ứng dịch vụ giáo dục trực
tiếp trên thực tế có thể làm giảm tăng trưởng (cho dù nó làm giảm bất bình đẳng thu
nhập). Điều này có thể xảy ra nếu giáo dục công cộng được tài trợ thông qua một loạt
thuế gây méo mó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, ngoại ứng tích cực tạo
ra từ trình độ giáo dục cao hơn có thể đủ bù đắp lại khoản mất mát do sự can thiệp
của chính phủ, để phúc lợi ròng vẫn tăng lên.
Upadhyay (1994) chứng minh rằng trợ cấp của chính phủ có thể tạo ra quá nhiều giáo
dục. Đó là trợ cấp làm tăng cầu về giáo dục trình độ cao, đổi lại là sự giảm sút đầu tư
vào vốn vật chất và dẫn đến sự thay thế không hiệu quả giữa lao động có trình độ cao
và lao động chân tay trong dài hạn. Có thể xảy ra một nghịch lý là trong dài hạn, tăng
trưởng có thể bị giới hạn do thiếu lao động thô sơ, đồng thời những người lao động
có trình độ lại bị thất nghiệp.
Thứ ba, các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn phụ thuộc vào một số giả định
tân cổ điển truyền thống mà không phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển. Chẳng
hạn, các mô hình tăng trưởng nội sinh còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về
cấu trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế, các thị trường vốn và thị trường hàng hóa không
hoàn hảo… ở các nước đang phát triển, mà đây cũng là những yếu tố kìm hãm tăng
trưởng GDP giống như tiết kiệm và tích lũy vốn con người thấp.
9
Thứ tư, có nhiều bằng chứng thực nghiệm vẫn trái ngược với dự đoán này của
các mô hình tăng trưởng nội sinh. Chẳng hạn, số lượng nhà khoa học và kỹ sư tham
gia vào hoạt động nghiên cứu đã tăng lên rất nhiều trong khoảng 40 năm qua. Ngược
lại, tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ là 1,8% trong suốt quãng thời gian này
(Jones,1995). Chứng cớ này có vẻ ủng hộ cho mô hình theo quan điểm “thấp hơn
tuyến tính”, tức là 𝜑 < 1. Diễn biến của nước Mỹ trong thế kỷ trước cho thấy tỷ lệ
đầu tư vào giáo dục (được đo bằng mức học vấn vẫn đạt được bình quân của từng thế
hệ) đã tăng mạnh trong thế kỷ qua. Ví dụ, vào năm 1940, trong bốn người lớn thì có
chưa đến một người hoàn tất bậc trung học, nhưng năm 1995 thì hơn 80% người lớn
đã có được chứng chỉ bậc trung học. Tỷ lệ đầu tư vào các thiết bị như máy tính đã
tăng rất mạnh. Kể từ năm 1950, tỷ lệ lực lượng lao động là các kỹ sư và nhà khoa học
tham gia vào hoạt động R&D chính thức đã tăng lên khoảng ba lần. Mặc dù có những
thay đổi này, tốc độ tăng trưởng bình quân của nước Mỹ ngày nay không cao hơn so
với mức đã đạt được trong giai đoạn từ 1870 tới năm 1929 (Jones, 1998).
Tuy nhiên, việc xét đến nguồn vốn con người (và những yếu tố khác như nghiên
cứu và phát triển… ở các dạng mô hình tăng trưởng nội sinh khác) đã là một bước
tiến quan trọng, hướng tới việc trả lời các câu hỏi về sự chênh lệch thu nhập giữa các
quốc gia mà mô hình Solow còn để ngỏ.
2.2.
Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Cơ sở lý thuyết kinh tế về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
Trong thập niên 70, các nhà kinh tế theo trường phái Keynes vẫn tin rằng
chi tiêu chính phủ - đặc biệt là các khoản chi tiêu thông qua vay nợ - có thể thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế. Các chính
trị gia thường ưa thích lý thuyết của Keynes bởi vì nó cho họ những lý do hợp lý
để chi tiêu. Một số nhà nghiên cứu đã ước lượng được mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa chi tiêu chính phủ và mức sản lượng của nền kinh tế, tuy nhiên, các phương
pháp ước lượng của họ thường mắc nhiều sai lầm. Những phương pháp ước
lượng phức tạp hơn đã chỉ ra rằng, chi tiêu chính phủ không thể thúc đẩy tăng
10
trưởng. Lý thuyết của trường phái Keynes đã bỏ qua sự thật là chính phủ không thể
bơm sức mua vào nền kinh tế trước khi làm giảm nó ra thông qua thuế và vay nợ.
Lý thuyết của Keynes đã gặp thách thức lớn khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy
thoái trong những năm 1970, và khi có sự bùng nổ kinh tế nhờ cắt giảm thuế kết
hợp với thắt chặt chi tiêu trong những năm 1980. Ngày nay, mặc dù lý thuyết của
Keynes về chi tiêu chính phủ không còn được các nhà kinh tế trọng dụng nhưng nó
vẫn được các chính trị gia và các nhà báo thường xuyên nhắc đến như là động lực
để thúc đẩy tăng trưởng.
2.2.2. Một số mô hình lý thuyết về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
Trong phần này tác giả xin giới thiệu tóm tắt một số mô hình tăng trưởng được sử
dụng phổ biến bởi các nhà kinh tế trên thế giới khi xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu
chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.1. Mô hình của Robert Barro (1990)
Trước Barro (1990) cũng đã có nhiều nghiên cứu về chi tiêu chính phủ, tuy
nhiên vai trò của chi tiêu chính phủ và thuế đối với tăng trưởng kinh tế chỉ được xem
xét một cách có hệ thống dựa trên các hành vi tối đa hoá lợi ích của các tác nhân trong
nền kinh tế kể từ khi xuất hiện bài báo “Government Spending in a Simple Model of
Endogenous Growth” của Barro vào năm 1990. Mục tiêu chính của bài báo này là
đưa khu vực chính phủ vào mô hình tăng trưởng tân cổ điển chuẩn để nghiên cứu mối
quan hệ giữa các lựa chọn chính sách của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Ý
tưởng chính của mô hình Barro (1990) có thể tóm tắt như sau:
Khu vực sản xuất: Barro (1990) giả định chi tiêu chính phủ đối với hàng hoá và dịch
vụ công cộng, ví dụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu…, có ảnh hưởng
tích cực đến sản xuất của khu vực tư nhân. Hàm tổng sản xuất trong nền kinh tế có
dạng Cobb-Douglas và được biểu diễn như sau:
Y = 𝐴𝐿1−𝛼 𝐾 𝛼 𝐺 1−𝛼 ,
(1.1)
trong đó 0 < α <1, L , K và Y lần lượt là lao động, tư bản, và sản lượng của nền kinh
tế, và G là tổng chi tiêu chính phủ. Để đơn giản chúng ta có thể giả định tổng lực
11
lượng lao động trong nền kinh tế, L, là cố định. Phương trình này hàm ý rằng công
nghệ sản xuất của nền kinh tế có hiệu suất không đổi theo quy mô đối với các đầu
vào lao động và tư bản. Với L cố định, nếu G cố định, K sẽ có hiệu suất biên giảm
dần. Tuy nhiên nếu G tăng cùng với K thì hàm sản xuất sẽ có hiệu suất cố định theo
G và K và nền kinh tế có thể có được tăng trưởng nội sinh. Hàm tổng sản xuất (1.1)
có thể được biểu diễn dưới dạng biến bình quân một lao động như sau:
y = A𝑘 𝛼 𝐺 1−𝛼 ,
(1.2)
trong đó y =Y / L và k = K / L lần lượt là sản lượng và tư bản bình quân một đơn vị
lao động.
Khu vực chính phủ: Do mô hình không nhằm phân tích tác động của các loại thuế
suất khác nhau đến tăng trưởng kinh tế nên để đơn giản, Barro (1990) giả định rằng
chính phủ tài trợ cho chi tiêu của mình nhờ áp dụng một mức thuế suất cố định τ .
Điều này hàm ý chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng. Do vậy ta có:
𝜏 Ly = G,
0 < τ <1
(1.3)
Kết hợp (1.1) và (1.2) chúng ta có:
G = (𝜏)1/𝛼 (𝐴𝐿)1/𝛼 k.
(1.4)
Tốc độ tăng trưởng: Tổng thu nhập trong nền kinh tế được phân bổ cho tiêu dùng,
đầu tư và chi tiêu chính phủ, do vậy phương trình tích luỹ cơ bản có thể được viết
như sau:
k∙ = s (1-𝜏) y - 𝛿𝑘 ,
(1.5)
Trong đó 𝛿 là tỷ lệ hao mòn của tư bản và s là tỷ lệ tiết kiệm cố định của khu vực tư
nhân. Chia cả hai vế phương trình (1.5) cho k và kết hợp với (1.2), (1.3), và (1.4)
chúng ta có thể thu được tốc độ tăng trưởng của sản lượng, 𝛾𝑦 , như sau:
𝛾𝑦 = 𝛼[ 𝑠(1-𝜏) (𝜏 𝐴𝐿)(1−𝛼)/𝛼 + 𝛿 ]
.
(1.6)
Từ phương trình này chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng là cố định và nền kinh tế
không có tính động. Ảnh hưởng của chính phủ đối với tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế có thể được thực hiện theo hai kênh như sau:
12
Chi tiêu chính phủ phải được tài trợ bằng thuế do chính phủ luôn thực hiện cán
cân ngân sách cân bằng. Việc tăng thuế sẽ làm giảm sản phẩm biên sau thuế của tư
bản, và do vậy làm giảm tốc độ tích lũy tư bản và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tham số (1-𝜏) trong phương trình (1.6) phản ánh hiệu ứng tiêu cực này của thuế đối
với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tăng thuế cũng đồng nghĩa với tăng chi tiêu
của chính phủ cho các hàng hóa và dịch vụ công cộng như cầu cống, đường sá, hệ
thống luật pháp… Những hàng hóa và dịch vụ công cộng này làm tăng sản phẩm biên
và sản lượng của khu vực tư nhân như thể hiện trong hàm sản xuất (1.1). Tham số
(𝜏)(1−𝛼)/𝛼 trong phương trình (1.6) phản ánh hiệu ứng tích cực này của hàng hóa và
dịch vụ công cộng đối với tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta có thể tìm giá trị tối ưu của thuế suất đối với tăng trưởng bằng cách lấy đạo
hàm bậc nhất của 𝛾𝑦 theo 𝜏 . Kết quả thu được:
𝜏∗ = 1 - 𝛼
(1.7)
Đây chính là mức thuế suất tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế. Điều kiện này hàm ý
việc tăng chi tiêu chính phủ hay thuế chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tác động
tích cực của việc tăng chi tiêu lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng thuế, hay nói
cách khác khi thuế suất nhỏ hơn hiệu suất biên của khoản chi tiêu chính phủ đối với
tổng sản lượng của nền kinh tế.
2.2.2.2. Mô hình của Devarajan và cộng sự (1996)
Devarajan và cộng sự (1996) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và một số
kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác để xây dựng mô hình nghiên cứu vai trò của
các thành phần chi tiêu nào là không hiệu quả và sự chuyển dịch giữa các thành phần
chi tiêu có tác động như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mô hình
của Devarajan và cộng sự (1996) có thể tóm tắt như sau:
Khu vực sản xuất: Hàm tổng sản xuất có dạng CES với sản lượng phụ thuộc vào
lượng tư bản của khu vực tư nhân, k và hai thành phần chi tiêu khác nhau của chính
13
phủ, g1 và g2. Mỗi loại chi tiêu được giả định là có tác động khác nhau đến tổng sản
lượng của nền kinh tế. Cụ thể hàm sản xuất được viết dưới dạng sau:
−𝜁 −1/𝜁
−𝜁
y = f (k, g1, g2) = [𝛼𝑘 −𝜁 + 𝛽𝑔1 + 𝛾𝑔2 ]
,
(2.1)
Trong đó:
𝛼 ≥ 0, 𝛽 ≥ 0, 𝛾 ≥ 0, 𝛼 + 𝛽 + 𝛾 = 1, 𝜁 ≥ −1.
Khu vực chính phủ: Tương tự như trong Barro (1990), các tác giả giả định rằng chính
phủ tài trợ cho chi tiêu của mình nhờ áp dụng một mức thuế suất cố định 𝜏. Điều này
cũng hàm ý chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng. Do vậy,
𝜏𝑦 = 𝑔 = 𝑔1 + 𝑔2
(2.2)
𝑔1 = 𝜙𝜏𝑦 và 𝑔2 = (1 − 𝜙)𝜏𝑦,
(2.3)
trong đó 𝜙 là tỷ trọng của thành phần chi tiêu 𝑔1 trong tổng chi tiêu chính phủ. Biến
đổi các phương trình (2.1) - (2.3) ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản lượng
của nền kinh tế với tỷ trọng của các loại chi tiêu chính phủ như sau:
𝑔
𝑘
=[
𝜏−𝛽𝜙−𝜍 −𝛾(1−𝜙)−𝜍 1/𝜍
𝛼
]
(2.4)
Hộ gia đình: Devarajan và cộng sự (1996) giả định rằng trong nền kinh tế có nhiều
hộ gia đình giống nhau. Với các quyết định của chính phủ về τ và 𝜙 , mỗi hộ gia đình
sẽ lựa chọn các quyết định về mức tiêu dùng, c, và mức tư bản, k, để tối đa hoá lợi
ích của mình trong cả vòng đời. Hàm lợi ích của một hộ gia đình tiêu biểu có thể được
viết dưới dạng:
𝑢 (𝑐 ) =
𝑐 1−𝜎 −1
1−𝜎
và vấn đề của hộ gia đình này là tối đa hoá
∞
𝑈 = ∫0 𝑒 −𝜌𝑡 𝑢(𝑐) 𝑑𝑡
(2.5)
14
với ràng buộc:
𝑘 ∙ = (1 − 𝜏 )𝑦 − 𝑐
(2.6)
trong đó ρ là hệ số chiết khấu theo thời gian. Phương trình (2.6) hàm ý đầu tư của khu
vực tư nhân bằng với phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi đã tiêu dùng.
Giải mô hình
Thiết lập Hamilton và giải mô hình chúng ta có thể biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh
tế theo phương trình sau:
𝛾=
𝑐∙
𝑐
=
1+𝜁
𝜁
𝜁
−𝜁
−𝜁
𝛼(1−𝜏)[𝛼𝜏 /(𝜏 −𝛽𝜙 −𝛾(1−𝜙) )] 𝜁 −𝜌
𝜎
(2.7)
trong đó 1/𝜎 = −𝑢′(𝑐)/𝑢′′(𝑐), c được hiểu là hệ số thay thế của tiêu dùng giữa các
thời kỳ.
Phương trình (2.7) biểu diễn mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng
của các loại chi tiêu chính phủ đóng vai trò trung tâm trong mô hình. Từ phương trình
này chúng ta có thể xác định được liệu việc gia tăng tỷ trọng chi tiêu cho thành
phần 𝑔1 hay 𝑔2 có làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hay không. Cụ thể, lấy đạo
hàm γ theo 𝜙 ta có:
𝜕𝛾
𝜕𝜙
=
𝛼(1−𝜏)(1+𝜍)(𝛼𝜏𝜍 )−(1+𝜍)/𝜍 (𝛽𝜙−(1+𝜍) −𝛾(1−𝜙)−(1+𝜍) )
𝜎(𝜏𝜁 −𝛽𝜙−𝜍 −𝛾(1−𝜙)𝜍 )−1/𝜍
(2.8)
Do 𝜍 ≥ −1 phương trình này hàm ý
𝜕𝛾
𝜕𝜙
>0
nếu
𝜙
1−𝜙
𝛽 1/(1+𝜍)
<( )
𝛾
(2.9)
Điều kiện này hàm ý rằng sự chuyển dịch cơ cấu chi tiêu giữa hai thành phần chi tiêu
chính phủ 𝑔1 và 𝑔2 làm tăng hay giảm tốc độ tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ
phụ thuộc vào hiệu suất ( β và γ ) của hai thành phần đối với tổng sản lượng y, mà
còn phụ thuộc vào tỷ trọng ban đầu của hai thành phần (𝜙 và (1- 𝜙). Nếu 𝜙 đang quá
15
lớn (hay 1- 𝜙 đang quá nhỏ) thì việc chính phủ chuyển dịch cơ cấu chi tiêu theo hướng
tăng chi tiêu cho thành phần 𝑔1 bằng cách giảm chi tiêu cho thành phần 𝑔2 , có thể
không làm tăng tốc độ tăng trưởng ngay cả khi thành phần chi tiêu 𝑔1 có hiệu suất
đối với tổng sản lượng y lớn hơn so với thành phần chi tiêu 𝑔2 (tức là ngay cả khi
β>γ ).
Từ phương trình (2.7) chúng ta cũng có thể xác định được tác động của việc tăng thuế
(hay tăng tổng chi tiêu chính phủ) đối với tốc độ tăng trưởng. Lấy đạo hàm γ theo τ ,
sau một số bước biến đổi thích hợp ta có
𝜕𝛾
𝜕𝜙
≥ (<) 0 nếu
𝜏1+𝜍
𝛽𝜙−𝜍 +𝛾(1−𝜙)−𝜍
+ 𝜏𝜍 ≤ (>) 1 + 𝜁 .
(2.10)
Điều kiện này cho thấy mối quan hệ giữa giữa tốc độ tăng trưởng, γ , và thuế suất, τ,
là không rõ ràng. Dấu của nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa τ và
𝛽𝜙 −𝜍 + 𝛾(1 − 𝜙)−𝜍 . Trong đó 𝛽𝜙 −𝜍 + 𝛾(1 − 𝜙)−𝜍 có thể được hiểu là tổng hiệu
suất của các khoản chi tiêu chính phủ đối với sản lượng. Mô hình này có thể được mở
rộng để xem xét vai trò và so sánh tính hiệu quả tương đối của nhiều thành phần chi
tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế (xem Phạm, 2008).
2.2.2.3.
Mô hình của Davoodi và Zou (1998)
Davoodi và Zou (1998) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và Devarajanvà
cộng sự (1996) để xem xét mối quan hệ, cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, giữa tính
tập trung của chính sách tài khoá và tăng trưởng kinh tế. Trước đó, nhiều nhà kinh tế
đã đưa ra nhiều lập luận ủng hộ sự phân quyền trong việc thực thi chính sách tài khoá.
Họ cho rằng: (i) sự phân quyền sẽ làm tăng tính hiệu quả của các khoản chi bởi vì các
chính quyền địa phương có thông tin tốt hơn so với chính quyền trung ương; (ii) chính
quyền địa phương có thể cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng thiết thực hơn đối
với nhu cầu của cộng đồng địa phương, do họ nắm bắt được các đặc tính khác biệt về
mặt địa lý, con người… Davoodi và Zou (1998) giả định rằng chi tiêu chính phủ có
16
thể được phân thành ba cấp: trung ương, bang, và địa phương. Mức độ phân cấp trong
việc thực thi chính sách tài khoá được xác định theo tỷ phần chi tại các cấp địa phương
so với tổng chi tiêu chính phủ. Ví dụ mức độ phân cấp sẽ tăng nếu chi tiêu cấp địa
phương và chi tiêu cấp bang tăng một cách tương đối so với chi ở cấp trung ương.
Giống như trong Barro (1990), Davoodi và Zou (1998) sử dụng hàm sản xuất với hai
đầu vào là tư bản tư nhân và chi tiêu chính phủ. Chi tiêu chính phủ được chia thành
ba cấp: trung ương, bang, và địa phương. Nếu kí hiệu k là lượng tư bản tư nhân, g là
tổng chi tiêu chính phủ, f là chi ở cấp chính quyền trung ương, s là chi ở cấp chính
quyền bang, và l là chi ở cấp chính quyền địa phương (tất cả các biến đều được đo
lường dưới dạng bình quân đầu người), mô hình của họ có thể được tóm tắt qua một
số phương trình sau:
Hàm sản xuất Cobb-Douglas:
𝑦 = 𝑘 𝛼 𝑓𝛽 𝑠 𝛾 𝑙𝜔 ,
(3.1)
trong đó y là sản lượng bình quân đầu người, 0 < α, β, γ, ω < 1 và α+β+γ+ω=1.
Chi tiêu chính phủ:
Sự phân bổ tổng chi tiêu chính phủ cho các cấp được thực hiện như sau:
g = 𝑓 + 𝑠 + 𝑙.
𝑓 = 𝜙𝑔 𝑔
𝑠 = 𝜙𝑠 𝑔
(3.2)
𝑙 = 𝜙𝑙 𝑔 ,
(3.3)
trong đó 𝜙𝑔 + 𝜙𝑠 + 𝜙𝑙 = 1 và 0 < 𝜙𝑖 < 1 với 𝑖 = 𝑓, 𝑠, 𝑙. Do vậy, 𝜙𝑓 chính là tỷ trọng
chi tiêu của chính quyền trung ương trong tổng chi tiêu, 𝜙𝑠 là tỷ trọng chi tiêu của
chính quyền bang trong tổng chi tiêu, và 𝜙𝑙 là tỷ trọng chi tiêu của chính quyền địa
phương. Tổng chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi một mức thuế thu nhập cố định τ,
do vậy ta có:
𝑔 = 𝜏𝑦
(3.4)
Hộ gia đình: Nền kinh tế có nhiều hộ gia đình giống nhau, với các quyết định của
chính phủ về τ và 𝜙𝑖 , mỗi hộ gia đình sẽ lựa chọn các quyết định về mức tiêu dùng,
c, để tối đa hoá lợi ích của mình trong cả vòng đời. Hàm lợi ích của một hộ gia đình
tiêu biểu có thể được viết dưới dạng: