Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do đối với hội nhập kinh tế quốc tế của việ nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________

NGUYỄN VĂN HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________________

NGUYỄN VĂN HỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................8
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài...................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................11
6. Nguồn tài liệu tham khảo .....................................................................................12
7. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................12
8. Bố cục và cấu trúc luận văn..................................................................................13
Chƣơng 1: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN FTA VÀ QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC
FTA CỦA VIỆT NAM ..................................................................................................14
1.1 Khái quát xu hướng phát triển FTA trên thế giới ...............................................14
1.1.1 Xu hướng FTA tại các nước châu Âu ..............................................................15
1.1.2 Xu hướng FTA tại châu Mỹ .............................................................................16
1.1.3 Xu hướng FTA tại khu vực Trung Đông và châu Phi .....................................17
1.2 Xu hướng phát triển và đặc điểm chủ yếu của FTA tại Đông Á ........................18
1.3 Khái quát quá trình tham gia các FTA của Việt Nam ........................................25
1.4 Khái quát cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các FTA song
phương và khu vực ...................................................................................................29
1.4.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ........................................................29
1.4.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).........................31
1.4.3 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) .........................33

1.4.4 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) ..................35
1.4.5 Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia, New Zealand
(AANZFTA)...............................................................................................................38
1.4.6 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) .............................40
1.4.7 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ...............................42
1.4.8 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chile (VCFTA) ..............................44
Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM......................................................................46
2.1 Tác động của FTA đến tăng trưởng kinh tế .......................................................46
2.2 Tác động của FTA đến chính sách và hoạt động thương mại ............................52
2.2.1 Những thay đổi trong chính sách thương mại của Việt Nam dưới tác động của
các FTA và hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................52
1


2.2.2 Tác động của FTA đến hoạt động xuất, nhập khẩu ........................................57
2.2.3 Tác động của FTA đến thương mại nội địa.....................................................72
2.3 Tác động của FTA đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ...........................................73
2.3.1 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cam kết trong FTA .....73
2.3.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới tác động của FTA và hội
nhập kinh tế quốc tế..................................................................................................79
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI
VIỆC THAM GIA CÁC FTA CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI ....82
3.1 Triển vọng, thách thức trong việc tham gia các FTA của Việt Nam trong những
năm tới ......................................................................................................................82
3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ......................................................................82
3.1.2 Lợi ích Việt Nam đạt được trong tham gia các FTA .......................................84
3.1.3 Những khó khăn và hạn chế của Việt Nam trong tham gia các FTA ..............86
3.2 Một số giải pháp đối với viê ̣c tham gia các FTA của Viê ̣t Nam trong thời gian
tới ..............................................................................................................................88

3.2.1 Xác định mục tiêu và nguyên tắc lựa chọn khi tham gia đàm phán các FTA
với các đối tác ..........................................................................................................88
3.2.2 Xác định tiêu chí lựa chọn đối tác và thứ tự ưu tiên trong quá trình đàm phán,
ký kết các FTA ..........................................................................................................91
3.2.3 Định hướng về lộ trình tham gia các FTA ......................................................93
3.2.4 Điều chỉnh cơ chế, chính sách trong quá trình tham gia các FTA .................95
KẾT LUẬN ....................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................100
PHỤ LỤC .....................................................................................................................106

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AANZFTA

ASEAN - Australia - New Zealand Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia và New Zealand

ACFTA

ASEAN - China Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN


AHTN

Asean Harmonised Tariff Nomenclature
Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN

AIFTA

ASEAN-India Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

AJCEP

ASEAN - Japan Comprehension Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

AKFTA

ASEAN - Korea Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA

Asean Trade in Goods Agreement
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN


BTA

US - Vietnam Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

CACM

Central America Common Market
Khối thị trường chung Trung Mỹ

CAN

Comunidad ANDINA de Naciones
Cộng đồng Andean

CARICOM

Caribbean Community and Common Market
Cộng đồng Caribe

CEPT

Common Effective Preferential Tariff
Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

CLMV

Campuchia - Laos - Myanmar - Vietnam
Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam


CMEA

Council for Mutual Economic Assistance
Hội đồng tương trợ kinh tế

EHP

Early Harvest Programme
Chương trình thu hoạch sớm
3


EPA

Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GATT

General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

GEL

General Exception List
Danh mục loại trừ hoàn toàn

GTAP

Global Trade Analysis Project
Mô hình phân tích thương mại toàn cầu

HSL

Highly Sensitive List
Nhóm nhạy cảm cao

IL

Elimination List

Danh mục loại trừ

IMF

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế

LAFTA

Latin American Free Trade Association
Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La-tinh

MERCOSUR

Mercado Común del Sur
Khối thị trường chung Nam Mỹ

MFN

Most Favoured Nation
Đãi ngộ tối huệ quốc

NAFTA

North America Free Trade Agreement
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NT

Normal Track

Danh mục giảm thuế thông thường

SL

Sensitive List
Nhóm nhạy cảm thường

TEL

Temporary Exclusion List
Danh mục loại trừ tạm thời
4


TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương

UN

United Nations
Liên Hợp quốc

VCFTA

Vietnam - Chile Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile

VJEPA


Vietnam - Japan Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu

Số trang

Bảng 1.1: Số lượng FTA trên thế giới giai đoạn 1955 – 2011

15

Bảng 1.2: Số lượng FTA theo giai đoạn và khu vực

20


Bảng 1.3: Tỉ trọng thương mại nội khối của các nhóm nước chủ yếu (hai
chiều)

21

Bảng 1.4: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam

27

Bảng 1.5: Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/AFTA

31

Bảng 1.6: Lộ trình giảm thuế theo NT của ASEAN-6 và Trung Quốc

33

Bảng 1.7: Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam

33

Bảng 1.8: Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường AKFTA

35

Bảng 1.9: Phân loại Danh mục nhạy cảm cao (HSL) trong AKFTA

36

Bảng 1.10: Thống kê danh mục cam kết của Việt nam trong AJCEP


37

Bảng 1.11: Bảng phân tán số dòng thuế xoá bỏ thuế quan theo ngành của
Việt Nam theo Hiệp định AJCEP

38

Bảng 1.12: Cam kết thuế nhập khẩu (%) của Việt Nam đối với các mặt
hàng nhập khẩu chính
Bảng 1.13: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định
AITIG
Bảng 1.14: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định
VJEPA
Bảng 2.1: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng theo ngành, giai
đoạn 2002-2011
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong 2 giai đoạn 20012005 và 2006-2010
Bảng 2.3: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân
thương mại giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu sang một số nước, vùng, lãnh thổ chủ
yếu
Bảng 2.5: Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với một số đối tác
giai đoạn 2008 – 2012

40
41
43
51
52
59

62
63

Bảng 2.6: Mức độ tương đồng xuất khẩu của nước ta với các đối tác
thương mại

64

Bảng 2.7: Mức độ bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam đối
với một số đối tác thương mại

65

Bảng 2.8: Tăng trưởng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ (%)

67

6


Tên bảng biểu
Bảng 2.9: Tỷ trọng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ (%)
Bảng 2.10: Cường độ thương mại của xuất khẩu từ các đối tác chính vào
nước ta
Bảng 2.11: Bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu từ một số đối tác
thương mại đối với nước ta

Số trang
68
68

70

Bảng 2.12: 10 đối tác có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam đến năm 2014

81

Bảng 3.1: Tiếp cận chiến lược FTA đa cấp độ của Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020

95

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Kể từ sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời vào năm 1995, quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới phát triển bùng nổ với nhiều biểu hiện mới về
quy mô, mức độ và phạm vi địa lí. Trong đó, xu hướng hình thành các hiệp định thương
mại tự do (FTA) trong khuôn khổ hệ thống thương mại thế giới trở thành một đặc điểm
nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế trong nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX và những
năm đầu của thế kỷ XXI. Đặc biệt, sự trì trệ và bế tắc của vòng đàm phán Doha đã biến
FTA trở thành một trào lưu trên thế giới nói chung và ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương nói riêng do các nước đã bị giảm đáng kể lòng tin vào một hệ thống thương mại
đa phương có tính chất toàn cầu. Các FTA dù mang tính chất liên khu vực, khu vực hay
song phương đều dần được coi là công cụ chính sách kinh tế đối ngoại chủ đạo của các
quốc gia nhằm tạo ra cơ chế để điều chỉnh và đối phó với sức ép cạnh tranh ngày càng
khốc liệt trong môi trường toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, những tiến triển về FTA trong hơn một
thập kỷ qua hầu như đều xoay quanh các nước ASEAN, đặc biệt là các nước Mỹ, Nhật

Bản và Trung Quốc đã tích cực đưa ra các đề án FTA song phương với khối ASEAN và
với từng nước thành viên ASEAN. Hay nói một cách khác, các nước ASEAN đã và
đang giữ vai trò trung tâm trong quá trình hình thành các FTA ở khu vực. Việt Nam,
với tư cách là một thành viên của ASEAN, không thể đứng ngoài xu hướng này. Tính
cho đến năm 2014, Việt Nam với tư cách thành viên của ASEAN đã tham gia các FTA
với các đối tác như Trung Quốc (2002), Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008), Australia
và New Zealand (2009) và Ấn Độ (2010). Ngoài ra, Việt Nam cũng ký kết hiệp định tự
do thương mại song phương với Nhật Bản (cuối năm 2008), Chile (2011) và đang trong
quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gồm 9 nước là Brunei,
Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam), FTA
song phương với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, Lào và một số đối tác khác.
Trước làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra ngày càng sôi động, lối cuốn sự
tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới như trên, FTA đã trở thành một đề tài
hấp dẫn và có tính thời sự cho các nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách của
các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu cũng đã tập trung vào tìm
8


hiểu và khai thác về các FTA cũng như tác động của từng FTA đến những lĩnh vực
khác nhau trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, do đây là một xu
hướng mới và còn tiếp tục phát triển ngày một sâu rộng hơn nên chưa có nhiều công
trình nghiên cứu tổng thể và chuyên sâu để đánh giá một cách toàn diện về xu hướng,
đặc điểm của FTA nói chung và tác động của việc Việt Nam tham gia vào các FTA nói
riêng. Thêm vào đó, đứng trước các khó khăn và thách thức khi tham gia các FTA, Việt
Nam đã bộc lộ rõ nhiều hạn chế trong việc đối phó với xu hướng gia tăng FTA trên thế
giới với chất lượng ngày càng cao, phạm vi ngày càng rộng, cam kết ngày càng sâu.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của việc
tham gia các hiệp định thương mại tự do đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mặc dù ngay từ năm 1992, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) đã được
thành lập, nhưng xu hướng hình thành FTA tại khu vực Đông Á chỉ thực sự rõ nét và
phát triển nhanh chóng kể từ năm 1999 tới nay. Chính vì vậy, phải từ năm 2000 trở lại
đây, ở Việt Nam mới xuất hiện các bài viết, hội thảo và đề tài nghiên cứu cấp Bộ đầu
tiên chuyên về chủ đề xu hướng hình thành FTA trên thế giới cũng như tại khu vực
Đông Á. Trong đó, có thể kể đến các cuốn sách như “Hướng tới Cộng đồng Kinh tế
Đông Á” do GS.TS Đỗ Hoài Nam và PGS.TSKH Võ Đại Lược đồng chủ biên, “Đối
sách của các nước Đông Á trước việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do (FTA) từ
cuối những năm 90” do PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh chủ biên, hay Đề tài nghiên cứu cấp
Bộ “Xu hướng các FTA trên thế giới: Hệ lụy, tác động và kiến nghị chính sách cho
Việt Nam” do Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao chủ trì năm 2005. Về cơ bản, việc
hình thành các FTA trên thế giới và tại Đông Á đã được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu kể trên, tuy nhiên những phân tích về sự sự tác động của xu hướng
phát triển và thực tiễn sôi động của FTA tại Đông Á đến Việt Nam vẫn chưa được khai
thác nhiều.
Năm 2010, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Hướng tới
chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á” của TS. Bùi
Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Cuốn sách được xem như
một công trình nghiên cứu mới nhất đề cập một cách tổng thể đến cơ sở lý thuyết và
các trường phái lý luận khác nhau về hội nhập kinh tế khu vực cũng như phân tích các
9


phương thức liên kết kinh tế tại khu vực Đông Á, trong đó tiêu biểu là phương thức ký
kết các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách cũng không đặt
trọng tâm đi sâu vào phân tích tác động ngày càng mạnh của các FTA đến các lĩnh vực
kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2012, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu
(MUTRAP) do Liên minh Châu Âu tài trợ đã được thành lập với mục tiêu hỗ trợ Việt
Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu

vùng, tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu,
tối đa hóa lợi ích của quá trình phát triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế toàn
diện và xóa đói giảm nghèo. Các công trình nghiên cứu của MUTRAP đã thu hút sự
tham gia của nhiều tác giả và nhà nghiên cứu nước ngoài như Jean Marc Philip, James
Cassing, David Vanzetti,.v.v..
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, một số bài viết và chuyên đề nghiên cứu
trên các tạp chí chuyên ngành như Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Nghiên
cứu kinh tế, Nghiên cứu Đông Nam Á,.v.v.. cũng đã đi vào phân tích xu hướng phát
triển nhanh chóng của các FTA song phương, khu vực và liên khu vực trên thế giới và
tại Đông Á, nhưng hầu hết các tác giả đều tập trung vào mô tả hoặc lý giải nguyên
nhân và một số tác động, chứ chưa lý giải các vấn đề này trên cơ sở

chính sách hội

nhập kinh tế của các quốc gia cũng như các quan điểm tiếp cận, cơ sở lý luận cho việc
hình thành các FTA hiện nay.
Nội dung và các kết quả đã đạt được trong các tác phẩm của các tác giả đi trước
chính là cơ sở quan trọng để luận văn có thể hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu đã đặt ra. Đồng thời, chính những nghiên cứu như đã nêu là tiền đề gợi mở một
hướng mới trong việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đánh giá một cách toàn diện, khách quan về
những tác động của việc tham gia các FTA đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, đồng thời nêu lên một số một số giải pháp đối với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế nói chung và quá trình tham gia các FTA nói riêng của nước ta.

10



Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, khái quát xu hướng phát triển FTA trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực
Đông Á và quá trình tham gia các FTA của Việt Nam từ trước cho đến nay. Phân tích
các các cam kết của Việt Nam trong các FTA đã tham gia cho đến năm 2014.
Thứ hai, phân tích và đánh giá bước đầu về những tác động của các FTA đối với
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thể hiện trên các lĩnh vực tăng trưởng kinh tế,
hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, phân tích bối cảnh, triển vọng và thách thức của Việt Nam trong quá
trình tham gia các FTA trong những năm tới. Từ đó, đề tài bước đầu đưa ra một số giải
pháp đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và quá trình
tham gia các FTA của Việt Nam nói riêng trong những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung vào phân tích xu thế FTA trên thế
giới đồng thời tìm hiểu, đánh giá tác động của các FTA mà Việt Nam đã tham gia
trong những năm gần đây.
Về giới hạn không gian, luận văn đề cập đến xu hướng hình thành các FTA trên
phạm vi liên khu vực, khu vực và song phương cũng như các FTA mà Việt Nam đã
tham gia hoặc đang trong tiến trình đàm phán hiện nay.
Về giới hạn thời gian, do tập trung chủ yếu vào đánh giá tác động của việc tham
gia các FTA của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nên đề tài sẽ giới hạn thời
gian nghiên cứu từ nửa cuối thập niên 90 cho tới năm 2014.
Về mặt nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu vào các xu hướng, đặc điểm của
FTA nói chung và các FTA mà Việt Nam tham gia nói riêng. Trên cơ sở đó, đánh giá
những tác động chủ yếu của quá trình Việt Nam tham gia các FTA ở 03 khía cạnh
chính là tăng trưởng kinh tế vĩ mô, hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài. Từ đó,
tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp cơ bản trong việc đàm phán tham gia các
FTA của nước ta nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác kinh tế quốc tế.


11


Để triển khai đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như
phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, logic, kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu quốc tế nhằm làm rõ tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển của các quốc gia.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Vấn đề FTA và tác động của việc tham gia các FTA trong thời gian gần đây đã
được đề cập đến trong các bài báo, tạp chí, hoặc một số công trình nghiên cứu về tự do
hóa thương mại, về toàn cầu hóa và khu vực hóa,.v.v.. Để hoàn thành đề tài này, những
nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng gồm:
* Nguồn tài liệu gốc:
- Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên
của ASEAN hoặc ký kết trực tiếp.
- Các văn kiện, nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Các thỏa thuận/cam kết được ký kết giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại và đầu tư.
* Nguồn tài liệu khác:
- Các chuyên khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh
- Các bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứu về kinh tế - thương mại, tài liệu
tham khảo đặc biệt,…
- Các báo cáo nghiên cứu/đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, về lộ trình tự do
hóa thương mại của Việt Nam do các bộ ngành, các viện nghiên cứu hoặc các
tổ chức kinh tế thực hiện.
- Các website trong và ngoài nước.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành Quốc tế học, Quan hệ
quốc tế, Kinh tế quốc tế…. và những ai quan tâm.

Ngoài ra, đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn về một trong những xu hướng của quan
hệ kinh tế quốc tế hiện nay, cũng như tác động của nó đến quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
12


8. Bố cục và cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn này được chia
thành 03 chương với các nội dung cơ bản như sau:
- Chương 1: Luận văn nêu khái quát xu hướng phát triển của FTA trên thế giới,
trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các FTA tại khu vực Đông Á và quá trình hội
tham gia các FTA của Việt Nam. Đồng thời, trong chương này, luận văn cũng đi vào
phân tích các cam kết của Việt Nam trong các FTA đã được nước ta ký kết cho đến
trước năm 2014.
- Chương 2: Luận văn đi sâu vào phân tích tác động của các cam kết FTA đến
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên 03 lĩnh vực gồm: tăng trưởng kinh
tế vĩ mô, hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chương 3: Trên cơ sở phân tích bối cảnh, lợi ích và cả những thách thức của
Việt Nam khi tham gia các FTA trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, luận văn
bước đầu đưa ra một số giải pháp đối với quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện FTA
của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm tới.

13


Chƣơng 1: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN FTA VÀ QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC
FTA CỦA VIỆT NAM
Các liên kết kinh tế khu vực đang tồn tại một cách khách quan bên cạnh hệ thống
thương mại đa phương của WTO. Trước đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái
khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA

(Free Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm
vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng
hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ,
thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao
động, môi trường. Xu hướng hình thành các FTA và liên kết kinh tế mang tính chất khu
vực nêu trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và hoạch định
chính sách.
1.1 Khái quát xu hƣớng phát triển FTA trên thế giới
Quá trình phát triển hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới đã bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỷ thứ XVI với vai trò tiên phong của các
cường quốc châu Âu. Đến cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, mặc dù có những quãng thời
gian gián đoạn do nội chiến, xung đột và chiến tranh thế giới nhưng nhìn chung hoạt
động ngoại thương đã có sự bùng nổ trên quy mô toàn cầu với vai trò chủ đạo của Hoa
Kỳ và các nước Tây Âu. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945), các liên kết kinh tế
và thương mại đa phương có xu hướng hoạt động dựa trên các khung khổ thế chế quốc
tế đa phương có quy mô toàn cầu như UN, GATT/WTO, IMF hay WB.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1950 trở đi, bên cạnh các khung khổ liên kết đa
phương toàn cầu, hàng loạt các thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực dựa trên nguyên tắc
tự do hóa thương mại đã được thành lập. Kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX và đặc biệt là
sau khi WTO được thành lập năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại phát triển
mạnh mẽ với những biểu hiển mới về quy mô, mức độ và phạm vi địa lí. Một xu hướng
liên kết kinh tế điển hình trong quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành và bùng nổ nhanh
chóng – xu hướng hình thành các FTA trên thế giới.
Xu hướng hiǹ h thành các FTA khu vực và song phương giữa các nề n kinh tế trên
thế giới bắ t đầ u xuấ t hiê ̣n từ những năm 80 của thế kỷ XX và thực sự bùng nổ từ sau
năm 1995 khi Tổ chức Thươn g ma ̣i Thế giới đươ ̣c thành lâ ̣p. Theo thống kê của WTO,
14


tính đến tháng 06 năm 2011 có 199 FTA còn hiệu lực, gồm cả các liên minh thuế quan.

Trong số 199 FTA đang có hiệu lực, chỉ có 16 FTA được hình thành trước năm 1990,
con số này đã tăng lên 51 FTA vào thập niên 90 của thế kỷ XX và 120 FTA chỉ trong
thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Bảng 1.1: Số lƣợng FTA trên thế giới giai đoạn 1955 – 2011

Nguồn: JETRO (2011), “2011 JETRO White Paper on International Trade and Foreign
Direct Investment”, Bảng II-7, tr.56.
Trong những năm gần đây, 02 xu hướng phát triển FTA xuất hiện ngày nhiều là
FTA liên khu vực và FTA giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi FTA giữa
các nền kinh tế nhỏ đang chiếm phần lớn, thì FTA giữa các nền kinh tế lớn có vai trò
quan trọng trên thế giới đã trở thành một xu hướng được nhiều nước quan tâm.
1.1.1 Xu hướng FTA tại các nước châu Âu
Trong nửa cuối thế kỷ XX, châu Âu được coi là khu vực tập trung nhiều nhất các
thỏa thuận thương mại khu vực, trong đó các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là
nhóm nước tích cực ký kết và triển khai các FTA song phương và khu vực nhất.
Trước khi mở rộng với 28 thành viên như hiện nay, EU-15 đã đàm phán và ký
kết tổng cộng 111 hiệp định song phương và khu vực về thương mại với các nước trên
15


thế giới. Sau khi EU kết nạp thêm 10 nước thành viên vào tháng 5/2004, số lượng các
Hiệp định Thương mại Tự do trong EU đã giảm mạnh do việc kết nạp 10 thành viên
mới đã tự động “vô hiệu hóa” 65 FTA giữa các nước thành viên mới với 15 nước thành
viên cũ và giữa các nước thành viên mới với bên thứ ba trước khi kết nạp. Tuy nhiên,
không gian thị trường chung châu Âu mở rộng hiện nay đã gồm 28 nước thành viên với
hơn 500 triệu dân và chiếm khoảng 20% giá trị thương mại toàn cầu. Các hiệp định
thương mại tự do trong khuôn khổ EU giờ đây trở thành một bộ phận quan trọng của
quá trình tăng cường nhất thể hóa châu Âu về mặt chính trị và kinh tế, đồng thời có xu
hướng tích hợp thành các FTA có quy mô rộng lớn hơn.
Ở khu vực Trung và Đông Âu, sau sự tan rã của Liên bang Xô-viết, quá trình

phát triển liên kết khu vực diễn ra với ba đặc điểm chính: Thứ nhất là một số nước
trong khu vực đã từng bước tham gia vào EU và chịu sự rằng buộc của các khuôn khổ
liên kết nội khối. Thứ hai, Liên bang Nga cùng một số nước thuộc Liên bang Xô-viết cũ
đã thành lập nhóm Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và không gian kinh tế thống
nhất với 5 thành viên. Thứ ba là xu hướng phát triển các khu vực mậu dịch tự do giữa
các nước thuộc khu vực Trung và Đông Âu như Khu vực thương mại tự do Trung Âu
(CEFTA) gồm Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc, Slovakia, và sau đó mở rộng thêm
Rumani, Bungari, Slovenia; Khu vực thương mại tự do Ban-tích (BFTA) gồm Estonia,
Latvia và Litva.
1.1.2 Xu hướng FTA tại châu Mỹ
Tại khu vực Bắc Mỹ, năm 1994, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức cũng như hành động về liên kết
kinh tế khu vực của các nước Bắc Mỹ nói riêng và của một loạt các quốc gia khác trên
thế giới nói chung. So với Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ chậm hơn nhiều trong quá trình
phát triển liên kết kinh tế và thương mại khu vực. Trước khi thành lập NAFTA, năm
1985, Mỹ cũng đã ký FTA với Israel nhưng chủ yếu mang động cơ chính trị và an ninh
hơn là động cơ kinh tế. Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ bắt đầu đẩy mạnh
quá trình hình thành các FTA khu vực và song phương, đặc biệt là dưới thời Chính
quyền Tổng thống Bush (2001-2004) với quan điểm “cạnh tranh trong tự do hóa thương
mại”. Chỉ trong năm 2004, Mỹ đã tiến hành ký kết 9 FTA song phương với các nước và
khối nước trên thế giới, cao hơn tổng số FTA Mỹ đã ký trước đó. Các đối tác FTA khu
vực và song phương đầu tiên của Mỹ là Jordan (2003), Chile (2003), Singapore (2003),
16


Australia (2004), Morocco (2004), Khối Thị trường chung Trung Mỹ (2004) và Bahrain
(2004). Tính cho đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Chính quyền Tổng thống G.
Bush (2008), chính phủ Mỹ đã và đang tiến hành đàm phán ký kết FTA song phương,
tiểu khu vực và khu vực với hơn 10 đối tác khác nhau, cũng như nghiên cứu khả thi về
FTA với một loạt các đối tác kinh tế trên thế giới. Tính đến hết năm 2013, Mỹ đang có

các FTA còn hiệu lực với 20 nước trên thế giới. Đáng chú ý nhất hiện nay là khuôn khổ
Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang rất quan tâm xúc tiến tham gia
đàm phán.
Tại khu vực Trung và Nam Mỹ, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, các nước
Mỹ La-tinh đã thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do Mỹ La-tinh (LAFTA). Không nằm
ngoài xu hướng thành lập FTA hiện nay, các nước khu vực Trung và Nam Mỹ cũng hết
sức tích cực với các thỏa thuận thương mại song phương và nội khối nhằm đạt mục tiêu
cao nhất là một liên minh thuế quan đầy đủ. Trong đó, những ví dụ sinh động nhất có
thể kể đến là Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR-1991), Cộng đồng Andean
(CAN-1969), Khối thị trường chung Trung Mỹ (CACM-1960) và Cộng đồng Caribe
(CARICOM-1973). Xét trên bình diện toàn châu lục, xu hướng hình thành FTA ở châu
Mỹ đang được triển khai theo hướng thành lập một Khu vực thương mại tự do toàn
châu Mỹ (FTAA) với 34 nước thành viên, tạo ra sự kết nối giữa NAFTA với
MERCOSUR, Cộng đồng Andean, CACM và CARICOM. Kế hoạch này đã được khởi
xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ tại Miami – Mỹ (1994), nhưng mục
tiêu hoàn tất đàm phán vào năm 2005 đã không thực hiện được.
1.1.3 Xu hướng FTA tại khu vực Trung Đông và châu Phi
Tại khu vực Trung Đông, ngoài các hiệp định giữa Tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh
(GCC), Nhóm các nước Địa Trung Hải với EU và Mỹ thì Jordan và Morocco là hai
quốc gia tích cực nhất trong việc xúc tiến thành lập FTA song phương với các nước
ngoài khu vực. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều có FTA song phương với EU và Mỹ.
Bên cạnh đó, năm 1997, Khu vực Thương mại Tự do Đại Arab (GAFTA) chính thức
được tuyên bố thành lập và đến nay đã có sự tham gia của 17 nước trong khu vực.
Các quốc gia châu Phi từ lâu cũng tiến hành ký kết nhiều thỏa thuận và hiệp định
tăng cường liên kết kinh tế châu lục như Liên minh Thuế quan Nam Châu Phi (SACU),
Liên minh Tài chính và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC), Cộng đồng Kinh tế Tây Phi
17


(ECOWAS), Hiệp định Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng

Đông Phi (EAC),.v.v.. Ngày nay, các nước châu Phi cũng đang tiến hành xây dựng các
Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với các đối tác bên ngoài như EU. Tuy nhiên, cấp độ
hợp tác và hội nhập kinh tế của châu Phi vẫn ở mức thấp so với các khu vực khác trên
thế giới.
1.2 Xu hƣớng phát triển và đặc điểm chủ yếu của FTA tại Đông Á
Tại Đông Á , cho đến nửa đầ u thập niên 90 của thế kỷ XX , xu hướng liên kế t
kinh tế vẫn còn tiế n triể n châ ̣m do chiến tranh lạnh kéo dài , do sự khác biệt về thể chế
kinh tế và do những vấn đề lịch sử để lại, các nước có nền kinh tế lớn như Nhật, Trung
Quốc và Hàn Quốc đã không tích cực tìm kiếm một định chế hợp tác. Mặt khác, chính
sách ngoại giao kinh tế của Nhật lại có truyền thống nhấn mạnh quan hệ đa phương trên
quy mô toàn cầu thông qua các định chế quốc tế như GATT trước đây và WTO hiện
nay.
Tuy nhiên từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX tới nay , các nước Đông Á kể cả
Nhật Bản đã tích cực trong việc xây dựng một định chế hợp tác khu vực xuất phát từ 2
lý do cơ bản: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á cho thấy cần có một định
chế hợp tác khu vực để ngăn ngừa những bất ổn tương tự trong tương lai. Thứ hai, song
song với sự bế tắc trong các vòng đàm phán do WTO chủ trương đề ra , chủ nghĩa khu
vực đã phát triển mạnh tại nhiề u nơi khác trên thế giới và xu thế này đã thúc đẩy các
nước Đông Á chuyển hướng theo trào lưu chung.
Không kể Khu mậu dịch tự do ASEAN - AFTA thành lập năm 1992, tại Đông
Á, FTA mới được bắt đầu bàn đến từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc
thỏa thuận cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Đế n nay,
mặc dù hai nước vẫn chưa đi đến một sự thỏa thuận cụ thể nhưng sự kiện này đã đánh
dấ u bước khởi đầ u cho những thảo luận , những tiế n trin
̀ h về FTA rất sôi nổi sau đó tạ i
khu vực Đông Á . Nhật Bản và Singapore bắt đầu thảo luận từ tháng 11/1999 và đã ký
kết Hiệp định hợp tác kinh tế (Japan-Singapore Economic Partnership Agreement) vào
tháng 01/2002. Cũng vào thời điểm này , Thủ tướng Nhật Koizumi đề xuấ t xây dựng
Quan hệ đối tác toàn diện Nhật - ASEAN (Japan - ASEAN Comprehensive Economic
Partnership) và vào tháng 10 năm 2003, Nhật và ASEAN đã thỏa thuận sẽ bắt đầu

thương lượng để thúc đẩ y xây dựng FTA . Đặc biệt, Nhật Bản tỏ ra tích cực trong hoạt
18


động này sau khi T rung Quốc đưa ra đề án lập FTA với

10 nước ASEAN vào tháng

11/2001. Trung Quố c và ASEAN đã đi vào giao đoạn thương lượng từ

năm 2003 với

mục tiêu thực hiện FTA giữa Trung Quố c với 6 nước thành viên cũ của ASEAN vào
năm 2010 và với 4 nước thành viên mới vào năm 2015. Nhiều mặt hàng, chủ yếu là
nông, lâm, thuỷ sản, được giảm thuế trước khi FTA chính thức thực hiện (gọi là chương
trình Thu hoạch sớm - Early Harvest).
Mặt khác, vào tháng 10/2003 tại Bali, lãnh đạo Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn
Quốc đã ra tuyên ngôn chung nhằm hướng tới việc lập FTA gồm 3 nước Đông Bắc Á
này. Ngoài ra, một số nhóm nghiên cứu đã được lập ra để tìm kiếm khả năng lập FTA
song phương giữa Nhật Bản và một số nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia và
Philippines.
Nhìn chung, những tiến triển về FTA tại Đông Á cho đến nay có đặc tính là xoay
quanh các nước ASEAN. Đặc biệt, Nhật Bản và Trung Quốc đã thay nhau đưa ra đề án
FTA song phương giữa ASEAN với mình do đó tại khu vực này đang từng bước hình
thành các thể chế ASEAN+1. Trung Quốc, với chiến lược tăng cường ảnh hưởng tại
Đông Nam Á và tìm sự liên kết với khu vực này để phát triển các tỉnh phía Tây Nam
(Vân Nam, Quảng Tây,...), đã đưa ra một đề án FTA dễ thực hiện và rất có tính thuyết
phục đối với ASEAN. Chẳng hạn, chương trình Thu hoạch sớm đánh đúng vào lợi ích
đang nhắm tới của Thái Lan, Philippines và Indonesia là những nước đang muốn đẩy
nhanh xuất khẩu các mặt hàng nông , lâm, thuỷ sản . Còn các nước thành viên mới của

ASEAN thì được Trung Quố c dành cho những ưu đãi đặc biệt như á p dụng quy chế tối
huệ quốc (MFN) cho cả những nước chưa gia nhập WTO như Lào và Campuchia mặc
dù việc thực hiện FTA với Trung Quốc chậm hơn các nước khác 5 năm.
Riêng về các nước ASEAN, AFTA đang từng bước hình thành và đi đến có hiệu
lực với tất cả các thành viên. Sáu nước thành viên cũ đã thực hiện kế hoạch giảm thuế
xuống dưới 5% đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên khác (trừ một số mặt
hàng ngoại lệ). Bốn nước thành viên mới cũng thực hiện kế hoạch tương tự vào năm
2006 (Việt Nam), 2008 (Lào và Myanmar) và 2010 (Campuchia). Cuối cùng, hàng rào
thuế quan sẽ hoàn toàn triệt tiêu giữa các nước ASEAN vào năm 2010 (đối với 6 nước
thành viên cũ ) và 2015 (đối với 4 nước mới ). Ngoài ra, tại Hội nghị thượng đỉnh vào
tháng 10/2003 ở Bali (Indonesia), lãnh đạo các nước ASEAN đã thoả thuận sẽ lập Cộng

19


đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020, trong đó, hàng hoá, dịch vụ, tư bản, v.v.. được di
động tự do giữa các nước thành viên.
Bảng 1.2: Số lƣợng FTA theo giai đoạn và khu vực
Giai đoạn
1955-1959
1960-1964
1965-1969
1970-1974
1975-1979
1980-1984
1985-1989
1990-1994
1995-1999
2000-2004
2005-2009

2010-6/2011
Tổng:

Châu Nga/CIS Trung Đông Châu
Âu
/Châu Phi
Mỹ
1
1
1
1

4
3
8
5
5
28

1

5
17
4
2

2
2
5


28

9

1
1
2
5
8
7
26

Châu Á/Thái Liên khu Tổng
Bình Dƣơng
vực
1
2
0
2
4
2
1
3
2
3
2
3
3
2
18

6
33
9
18
52
20
34
68
4
3
12
40
68
199

Nguồn: JETRO (2011), “2011 JETRO White Paper on International Trade and Foreign
Direct Investment”, Bảng II-8, tr.56.
Trong xu hướng tự do hóa thương mại 20 năm đầu của thế kỷ XXI ở Đông Á,
ASEAN một mặt tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác với nhau hơn nữa, và mặt khác phát
triển liên kết với các nền kinh tế lớn ở Đông Bắc Á, trước hết là thể chế ASEAN+1 (với
từng nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ), sau đó tiến dần đến thể chế
ASEAN+3. Trong bối cảnh đó, quá trình hình thành và phát triển các FTA tại khu vực
Đông Á đang có những chuyển biến nhanh chóng với những đặc điểm chính sau:
Các FTA tại Đông Á xuất hiện trong bối cảnh mức độ hội nhập kinh tế tự nhiên
trong khu vực đã khá cao
Đông Á, khu vực bao gồm các thành viên của ASEAN+3, là khu vực kinh tế
thương mại năng động nhất thế giới trong suốt ba thập kỷ qua (1980 - 2010) tạo thành
tiền đề vững chắc cho các bước hội nhập chính thức sâu hơn giữa các nước trong khu
vực. Tính đến năm 2003, thương mại nội khối của khu vực Đông Á-15 (gồm
ASEAN+3, Hồng Kông và Đài Loan) đã đạt mức 54%, cao hơn hẳn mức 24% của

ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á, cao hơn mức 46% của NAFTA và chỉ thấp hơn
20


mức 64,4% của Liên minh châu Âu [66, tr.52]. Trong nghiên cứu gần đây của JETRO
(2009), tỷ trọng thương mại nội khối của các nhóm nước ASEAN, ASEAN+3,
ASEAN+6 vào năm 2008 lần lượt là 26,7%, 38,5% và 43,5%, cao hơn các mức tương
ứng của năm 2000 là 22,7%, 37,4% và 40,6% (xem Bảng 1.3). Nền tảng quan hệ kinh
tế này đã cho phép các quốc gia Đông Á bước vào giai đoạn chính thức hóa các quan hệ
thương mại đầu tư thông qua một loạt các sáng kiến tự do hóa thương mại, đặc biệt là
các FTA song phương và đa phương.
Bảng 1.3: Tỉ trọng thƣơng mại nội khối của các nhóm nƣớc chủ yếu (hai chiều)
Nhóm nước
ASEAN + 6 (điều chỉnh
theo tái xuất)
ASEAN + 6
ASEAN + 3
ASEAN
Châu ASEAN + Trung Quốc
Á
ASEAN + Ấn Độ
ASEAN + Nhật Bản
ASEAN + 6 + Đài Loan
ASEAN + 3 + Đài Loan
ASEAN + Đài Loan
Châu
NAFTA
Mỹ
Châu
EU-27

Âu
APEC (điều chỉnh theo tái xuất)
APEC
TPP

1980 1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008
-

-

-

41.9

44.1

43.2

43.1 44.2

33.2
28.9
15.9
14.9

33.0
28.6
17.0
15.8


40.3
36.9
21.0
19.1

40.6
37.4
22.7
20.1

43.1
39.1
24.9
20.7

42.4
38.2
24.9
20.7

42.3
37.8
25.0
20.6

43.5
38.5
26.7
21.7


15.1
23.4
35.1
30.9
15.8

16.5
21.7
36.2
32.0
17.3

20.7
27.4
43.7
40.4
21.7

22.3
26.4
44.9
41.9
23.8

23.9 23.9 23.9
26.0 25.4 25.6
47.7 46.9 46.6
44.1 43.1 42.5
25.0 25.1 25.2


25.4
27.2
47.3
42.5
26.6

33.2

37.2

42.0

46.8

43.0

42.0

41.1 39.9

57.3

65.4

65.1

64.6

64.2


64.6

65.1 63.9

57.5
7.6

67.5
8.5

71.6
8.9

71.4
72.3
7.2

68.2
69.3
6.9

67.1
68.3
7.1

65.8 64.1
67.0 65.2
7.0 7.1

Chú thích: Tỉ trọng thương mại nội khối được tính theo công thức: Xi/Xii x 100, trong đó Xi là

giá trị xuất nhập khẩu nội bộ của khu vực i, Xii là tổng giá trị xuất khẩu của khu vực i trên thế
giới và giá trị xuất khẩu của thế giới vào khu vực i.
Nguồn: JETRO (2009), “2009 JETRO White Paper on International Trade and Foreign Direct
Investment”, Bảng II-9, tr.148.

Tính chất Bắc - Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nhóm nước ASEAN và
ba nước Đông Bắc Á đã thúc đẩy trao đổi thương mại nội khối ASEAN+3 tăng cao
trong hai thập kỷ qua: Bức tranh chung của khu vực Đông Á cho thấy tỷ trọng thương
mại nội khối của khu vực Đông Á trên thực tế đã tăng rất nhanh và đạt mức độ tiền đề
21


cho hội nhập sâu trên thực tế. Thực chất Bắc - Nam chính là một đặc điểm nổi bật của
quan hệ thương mại giữa nhóm ASEAN với nhóm “Cộng 3”, gồm ba nước Đông Bắc
Á. Còn theo tính toán của Yap (2005) thì tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu nội khối của
ASEAN+3 cũng đạt mức tương ứng là 34,8% và 43,8% (2004), cao hơn hẳn mức 22 25% của riêng ASEAN hay riêng Nhóm “Cộng 3”.
Trên lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Đông Á ngày càng thu hút nhiều dòng vốn đầu
tư quốc tế, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tuy nhiên hoạt động
đầu tư trực tiếp trong khu vực đã rất phát triển mà không cần tới một thỏa thuận khu
vực chính thức nào. Các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI trong khu vực Đông Á từ
ba thập kỷ nay đã tăng dần theo chuỗi phân công lao động quốc tế và khu vực được
hình thành dựa trên lợi thế so sánh của các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Cho đến
giữa những năm 1990, dòng FDI trong khu vực Đông Á là sự phản ánh khá chính xác
mô hình phát triển và công nghiệp hóa Đông Á với tên gọi “Đàn sếu bay” do Nhật Bản
dẫn dắt. Tuy nhiên, Trung Quốc và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIE) ngày
càng tham gia sâu và đóng vai trò cung cấp vốn FDI vào các mạng lưới sản xuất khu
vực, đặc biệt là các ngành khai khoán và chế tạo. Tỷ trọng dòng FDI nội khu vực Đông
Á cũng tăng từ 37% năm 1999 lên 40% năm 2003. Điều đáng lưu ý là trong khi Nhật
Bản đang giảm dần đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và nỗ lực thu hút mạnh dòng FDI vào
Nhật Bản thì Trung Quốc lại tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và vào các nền

kinh tế trong khu vực.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng và Bùi Trường Giang (2005), những
thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI nội khối cho thấy một loạt các mạng lưới sản xuất
khu vực (RPN) đang định hình, song về cơ bản liệu các mạng lưới sản xuất có bổ sung
lẫn nhau và tạo tiền đề cho một môi trường đầu tư Đông Á hài hòa hơn. Tuy nhiên, hoạt
động thương mại đầu tư năng động trong khu vực do các lực lượng thị trường (khu vực
doanh nghiệp) mang lại trong mấy thập kỷ qua chưa đủ sức vượt qua các rào cản phi
thuế quan, môi trường điều tiết khác biệt của từng quốc gia đang ngày càng bị “biến
dạng” bởi hàng loạt các Hiệp định (bảo hộ) đầu tư song phương (BIT). Thực tế này đã
tạo ra đòi hỏi khách quan cho chính phủ các quốc gia Đông Á cần phải xem xét nghiêm
túc các biện pháp hài hòa hóa môi trường đầu tư và điều tiết thị trường trong khu vực
thông qua quá trình hình thành các FTA với nhau.

22


Các hình thức FTA đã và đang được các nước Đông Á triển khai rất đa dạng,
nhiều cấp độ, nhiều kênh và có sự trùng lặp lẫn nhau.
Ở Đông Á đang hình thành cả các FTA Bắc - Nam như FTA song phương của
Nhật Bản với ASEAN và một số thành viên của ASEAN lẫn các FTA Nam - Nam như
FTA Trung Quốc - ASEAN. Khu vực cũng chứng kiến sự đa dạng về tên gọi chính thức
hiệp định và nội dung đàm phán như Trung Quốc thì ký kết cả Hiệp định Khung (FA)
lẫn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Nhật Bản thì dùng tên gọi Hiệp định đối tác
Kinh tế (EPA) hoặc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), còn Hàn Quốc thì
dùng cả tên FTA lẫn Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (CECA). Sự khác
nhau về khái niệm, tên gọi của các FTA tại Đông Á cũng phản ánh sự đa dạng trong
cách tiếp cận nội dung các hiệp định này, theo đó các FTA/EPA hay FTA/CEC mà
Nhật Bản và Hàn Quốc (các FTA Bắc - Nam) thúc đẩy thường có nội dung và phạm vi
cam kết toàn diện, đưa vào nhiều thực tiễn và thông lệ thương mại mới, trong khi các
FTA mà Trung Quốc hay ASEAN thúc đẩy thì rất linh hoạt theo đối tác, có FTA toàn

diện như FTA Bắc - Nam, có FTA thì ít cam kết những vấn đề vượt lên trên khung khổ
WTO, có một số FTA thì tập trung vào một số phân ngành cụ thể. Sự đa dạng về cách
tiếp cận cũng là sự phản ánh logic mức độ chênh lệch về trình độ phát triển và hội nhập
giữa các quốc gia Đông Á.
Cùng với đó, trong khu vực đang tồn tại cả hai kênh đàm phán song phương giữa
hai chính phủ với nhau (quốc gia – quốc gia) lẫn giữa một chính phủ với một tổ chức
khu vực (quốc gia – tổ chức liên chính phủ). Ví dụ, Chính phủ Nhật Bản vẫn tiến hành
đàm phán FTA với từng nước thành viên ASEAN (như FTA song phương với từng đối
tác Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam), lại vừa đàm
phán FTA với cả nhóm ASEAN (FTA Nhật Bản - ASEAN). Đặc điểm này dẫn đến một
trạng thái trùng lặp đối tác đàm phán FTA và kết cục có thể là nhiều lộ trình FTA cùng
tiến hành với các quốc gia Đông Á. Cụ thể, Singapore và Nhật Bản đã ký kết FTA song
phương (JSEPA) từ năm 2002, song hiện nay Singapore lại đang cùng ASEAN đàm
phán với Nhật Bản về FTA ASEAN - Nhật Bản. Như vậy, trong thời gian tới một trong
hai gói cam kết giữa Singapore với Nhật Bản sẽ bị “vô hiệu” một khi cả hai FTA mà
Singapore tham gia kể trên đều có hiệu lực. Khả năng tương tự cũng có thể xảy ra với
các nước ASEAN khác tham gia ký kết.

23


×