Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.45 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
CHUYÊN ĐỀ:

PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT NĂM 2014
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK

Nhóm thực hiện :
Nhóm 3
STT sinh viên:
21 - 30
Lớp:
VB2K18BTCCQ
Khóa:
2015 - 2017
Ngành:
Tài Chính
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thành Trung

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10 – 2015
Trang 1


Danh sách nhóm
STT



Họ và tên

Mã SV

Lớp SV

21

Đinh Quốc Hoàng

33151025612 VB18BFN01

22

Lê Minh Hoàng

33151025250 VB18BFN01

23

Phan Thị Thanh Huyền

33121022535 VB16NH002

24

Võ Kim Hùng

33151025373 VB18BFN01


25

Nguyễn Văn Hường

33151025829 VB18BFN01

26

Phạm Quang Hưởng

33151025875 VB18BFN01

27

Trần Phạm Duy Trọng Khang

33151025806 VB18BFN01

28

Nguyễn Duy Khánh

33131021871 VB16NH001

29

Trần Phối Khiết

33151025576 VB18BFN01


30

Đinh Đăng Khoa

33151025205 VB18BFN01

Trang 2


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 4
PHẦN I: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK ..................... 5
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2014
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK ..................... 6
II.1/ Đánh giá sơ lược về báo cáo tài chính Vinamilk 2014. ............. 6
II.2/ Phân tích cơ cấu các chỉ tiêu chính. ........................................... 6
1/ Cơ cấu chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn. ......................................... 7
2/ Cơ cấu nợ. ................................................................................... 8
3/ Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. .................................................. 8
II.3/ Phân tích các nhóm tỷ số tài chính. ............................................ 9
1/ Nhóm tỷ số thanh khoản.............................................................. 9
2/ Nhóm tỷ số sinh lời ................................................................... 10
3/ Nhóm tỷ số đòn bẫy................................................................... 12
4/ Nhóm tỷ số thị giá cổ phần phổ thông ...................................... 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 14

Trang 3



ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính cung cấp các thông tin quan trọng về tình hình kinh doanh, tình hình tài
chính và luồng tiền hoạt động của một doanh nghiệp nhằm mục tiêu làm rõ và bổ sung
các thông tin quan trọng cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế.
Tuy nhiên để đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính không phải là chuyện đơn
giản và không phải ai cũng làm được. Tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng và mục đích
sử dụng các thông tin tài chính mà chúng ta có cách nhìn nhận và phân tích khác nhau
trên báo cáo tài chính. Thông qua các thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính, chúng ta
có thể đánh giá được vị thế, tình hình và kết quả tài chính của một doanh nghiệp. Tóm
lại việc đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết.
Từ năm 2012, Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) đã chính
thức áp dụng chỉ số VN30 thay thế cho VN Index trên sàn giao dịch chứng khoán giúp
cho các nhà đầu tư đánh giá chính xác hơn so với VN Index. Nhóm VN30, nhóm 30 cổ
phiếu của các doanh nghiệp có giá trị vốn hoá thị trường và tính thanh khoản cao nhất
trên thị trường chứng khoán đang là kênh đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Dưới góc độ và cái nhìn của một người đầu tư cho vay và chủ nợ. Nhóm chúng
tôi sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính của một trong những doanh nghiệp trong
nhóm VN30 từ đó giúp người đọc hiểu thêm tình hình tài chính của công ty này, qua
đó trợ giúp cho việc ra quyết định kinh tế dưới vai trò là nhà đầu tư và chủ nợ.
Được sự hướng dẫn và phân công của Th.S Bùi Thành Trung - Giảng viên
môn Tài chính - Tiền tệ. Nhóm chúng tôi xin thực hiện báo cáo chuyên đề
“ Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của Công ty cổ phần sữa Việt
Nam - Vinamilk” - mã giao dịch chứng khoán VNM.

Trang 4



PHẦN I: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Công ty cổ phần sữa Việt Nam - hay thương hiệu sữa Vinamilk đã trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước sau 38 năm không ngừng đổi mới và
phát triển. Luôn nằm trong top 100 thương hiệu mạnh nhất tại Việt Nam. Vinamilk
luôn là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn với các mặt
hàng sữa tươi, sữa bột, các sản phẩm từ sữa … Ngoài ra Vinamilk còn kinh doanh một
số ngành nghề khác như bất động sản, bia rượu…
Năm 2006, cổ phiếu Vinamilk chính thức được giao dịch trên HOSE và từ năm
2012 đến nay luôn nằm trong top những công ty giá trị vốn hoá thị trường và tính
thanh khoản cao nhất trên thị trường chứng khoán.

Trang 5


PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2014
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
II.1/ Đánh giá sơ lược về báo cáo tài chính Vinamilk 2014.
Báo cáo tài chính hợp nhất hết năm 2014 của Vinamilk được thành lập tuân thủ
đúng Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Vinamilk gồm 4 bảng:
 Bảng cân đối kế toán: khái quát tài sản và nguồn vốn mà công ty có tại
một thời điểm nhất định bằng hình thức tiền tệ.
 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: tổng hợp, phản ánh tình hình và kết
quả kinh doanh trong kỳ kế toán của công ty, phản ánh chi tiết các hoạt
động kinh doanh và các hoạt động tài chính khác.
 Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ: tổng hợp, phản ánh việc hình thành và
sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ kế toán của công ty. Báo cáo luân
chuyển tiền tệ có thể xem như là một bảng cân đối thu chi tiền tệ.

 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: giải thích các số liệu, từ ngữ có
trong bảng 3 bảng báo cáo trên.
Chi tiết báo cáo tài chính phụ lục 1.
Trong báo cáo này, dưới góc độ của nhà đầu tư và người cho vay, chúng tôi chỉ
tập trung phân tích các số liệu cần thiết và chủ yếu. Số liệu phần lớn được lấy từ 2
bảng là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ đó lập ra cơ
cấu các chỉ tiêu chính của từng đối tượng trong bảng.
Chúng tôi còn tính toán các tỷ số để đưa vào các nhóm và gọi nó là nhóm tỷ số
tài chính, nhằm tìm ra mối liên hệ giữa 2 chỉ tiêu trong một bảng báo cáo, hoặc 2 bảng
báo cáo khác nhau từ đó tìm ra các số liệu ẩn bên trong báo cáo tài chính.

II.2/ Phân tích cơ cấu các chỉ tiêu chính.
Phân tích cơ cấu các chỉ tiêu, chủ yếu là giúp nhà đầu tư và chủ nợ có cái nhìn
tổng quát chung về công ty bằng việc so sánh các chỉ tiêu qua các năm thông qua biểu
đồ.

Trang 6


1/ Cơ cấu chỉ tiêu tài sản
s và nguồn vốn.
Cơ cấu tổng tài sản
n qua các năm 2010 - 2014 (%).

100%
80%

45%

39%


44%

43%

61%

56%

57%

40%

60%
40%

55%

60%

20%
0%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Cơ cấu tài sảnn Vinamilk qua các năm tương đối
đ ổn định, tỷ lệệ tài sản ngắn hạn

luôn được đầu tư nhiềuu hơn so với tài sản dài hạn, bảo đảm khả năng chi tr
trả cho các
khoản nợ ngắn hạn tốtt hơn.
Cơ cấu nguồn vốn
n qua các năm 2010 - 2014 (%).

100%
80%
74%

77%

80%

79%

77%

26%

20%

21%

23%

23%

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

60%
40%
20%
0%

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Trang 7


Cơ cấu nguồn vốn ổn
ổ định qua các năm với tỷ lệ vốn chủ sở
ở hữu luôn chiếm đến
từ 74% - 79%. Nguồnn vốn
v chủ dồi dào chiếm tỷ trọng lớnn là cơ ssở tự chủ vững chắc
để Vinamilk phát triểnn các chiến
chi lược dài hạn.

2/ Cơ cấu nợ.
Cơ cấu nợ qua các năm 2010 - 2014 (%)


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

94%

95%

100%

6%

5%

0%

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010


Nợ dài hạn

93%

91%

7%

9%

Năm 2013

Năm 2014

Nợ ngắn hạn

Cơ cấu nợ ngắn hạnn qua 5 năm nhìn
nh chung vẫn chiếm tỷ trọọng rất lớn so với nợ
dài hạn và chiếm tỷ trọng
ng lớn(từ
l
94%) trong tổng nợ. Nợ ngắnn hhạn hầu hết là các
khoản phải trả ngườii bán và vay ngắn
ng hạn.
3/ Cơ cấu
u doanh thu và lợi nhuận.
Đơn vị tỷ đồng
34,976
35,000


30,948

30,000

26,561

25,000
20,000

21,627
15,752

Doanh thu

15,000

Lợi nhuận

10,000
5,000

3,616

4,218

5,819

6,534


6,068

0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trang 8


Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đồng đều qua các năm chứng tỏ Vinamilk
đang thuận lợi trong việc kinh doanh tuy nhiên lợi nhuận thuần năm 2014 lại thấp hơn
2013 mặc dù doanh thu cao hơn lý do vì chi phí hoạt động sản xuất tăng làm giảm lợi
nhuận.

II.3/ Phân tích các nhóm tỷ số tài chính.
1/ Nhóm tỷ số thanh khoản
Đây là nhóm tỷ số tài chính quan trọng, đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ trong ngắn hạn (thường là bé hơn 1 năm), chia ra làm 3 tỷ số: Tỷ số hiện thời, tỷ
số nhanh và tỷ số tức thời theo mức độ thanh khoản tăng dần.
Tài sản ngắn hạn
15,522 (tỷ)
Tỷ số hiện thời = ------------------------- = -------------- = 2.85
Nợ ngắn hạn
5,453 (tỷ)
Tỷ số hiện thời cho biết mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
rằng một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.85 giá trị tài sản ngắn hạn.
Với vai trò là chủ nợ và người cho vay, họ sẽ kỳ vọng tỷ số này lớn hơn 2. Tỷ số
hiện thời của Vinamilk tính được là 2.85, một tỷ lệ rất tốt so với mặt bằng chung của
ngành. Nếu như Vinamilk vay nợ thì các chủ nợ có thể tương đối yên tâm về khả năng
trả nợ của doanh nghiệp. Mặt khác, các cổ đông khi mua cổ phiếu của Vinamilk cũng
có thể khá yên tâm , công ty đang kiểm soát rất tốt các khoản nợ, rủi ro phá sản thấp,

tình hình tài chính khá tốt.
Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho 11,902 (tỷ)
Tỷ số nhanh = ------------------------------------- = ----------------- = 2.18
Nợ ngắn hạn
5,453 (tỷ)
Tỷ số nhanh cho chủ nợ và các nhà cung cấp biết khả năng thanh toán nhanh hơn
cả tỷ số hiện thời, họ thường kỳ vọng nó lớn hơn 1. Khi lấy tài sản ngắn hạn trừ đi
hàng tồn kho, có thể hiểu là gần như các mục trong tài khoản ngắn hạn có thể chuyển
thành tiền ngay lập tức khi cần thiết (thường là trong vòng 1-2 tháng) mà không cần
phải đợi thanh lý hàng tồn kho, vì vậy tính thanh khoản không kém gì tiền mặt. Trong
năm 2014, Vinamilk đọng rất ít hàng tồn kho (3.620 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ khá ít so với
tài sản ngắn hạn, vì vậy tỷ lệ thanh toán nhanh của Vinamilk rất tốt.
Tiền mặt
1,527 (tỷ)
Tỷ số tức thời = ----------------- =
----------- = 0.28
Nợ ngắn hạn
5,453 (tỷ)
Tỷ số tức thời thể hiện Vinamilk đã trữ bao nhiêu lượng tiền mặt để thanh toán
ngay lập tức các khoản nợ. Tỷ số này thật ra không quan trọng lắm, các chủ nợ thường
kỳ vọng nó tiệm cận 1. Tỷ số tức thời của Vinamilk thấp vì họ ít trữ tiền mặt mà đầu tư
Trang 9


nó vào các khoản khác, trong thời kỳ lạm phát như hiện nay thì đây là một sự lựa chọn
khôn ngoan.

2/ Nhóm tỷ số sinh lời
Đây là nhóm tỷ số tài chính được đánh giá là quan trọng nhất của mọi doanh
nghiệp, phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận ròng

làm gia tăng vốn chủ sỡ hữu. Nhóm tỷ số này được các nhà đầu tư quan tâm nhiều
nhất trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay
không được thể hiện rất rõ qua nhóm tỷ số này, Gồm 3 tỷ số sau: Tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu (ROS), tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ
(ROE). Các tỷ lệ này được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận/doanh thu (%)= ----------------- =
(ROS)
Doanh thu thuần

6,068 (tỷ)
-------= 17.35%
34,976 (tỷ)

Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần (tổng doanh thu sau khi đã loại
bỏ đi các khoản giảm trừ) thì có 17.35 đồng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) được
tạo ra. Vinamilk đặc thù là doanh nghiệp sản xuất nhóm ngành thực phẩm, nếu so với
các doanh nghiệp cùng ngành hoặc lĩnh vực thì tỷ lệ này khá cao, cho biết doanh
nghiệp đang kiểm soát rất tốt các hoạt động kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả nhưng
vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận ròng tăng thêm cho vốn chủ sở hữu. So với năm
2013 (ROS = 21.11%) thì ROS của năm 2014 giảm 3.76%, do các chi phí cấu thành
nên doanh thu tăng.
Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một cặp tỷ số quan trọng khác thường niêm yết
chung với các thông tin chứng khoán và được sự quan tâm rất nhiều từ phía đa số các
nhà đầu tư.

Tỷ số lợi nhuận/tài sản (%)=
(ROA)

Lợi nhuận ròng

----------------- =
Tài sản bình quân

Trang 10

6,068 (tỷ)
-------=
24,322 (tỷ)

24.95%


Tỷ số lợi nhuận/vốn chủ (%)=
(ROE)

Lợi nhuận ròng
----------------- =
Vốn chủ bình quân

6,068 (tỷ)
-------=
18,612 (tỷ)

32.6%

ROA cho biết Vinamilk đang sử dụng tài sản hiệu quả ra sao để tạo ra lợi nhuận.
Cứ 100 đồng đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì có 24.95 đồng được hoàn lại dưới
dạng lợi nhuận sau thuế. Nếu so với mặt bằng chung của ngành, ROA của Vinamik
khá cao. Tỷ số này là thước đo so sánh mọi doanh nghiệp với nhau về hiệu quả quy mô
đầu tư và sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý.

ROE của Vinamlik cho biết cứ 100 đồng vốn chủ thì có 32.6 đồng lợi nhuận
được tạo ra. Mặc dù ROE không cho thấy cụ thể nhà đầu tư thu được bao nhiêu tiền từ
Vinamilk vì nó còn phụ thuộc vào tỉ lệ chia cổ tức và giá cổ phiếu nhưng nhà đầu tư
luôn muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt, cho thấy Vinamilk có khả năng đảm bảo tạo ra
thu nhập xứng đáng với từng đồng vốn chủ của cổ đông.

Bảng so sánh ROA và ROE qua 5 năm gần nhất.
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

45%
37%

38%
34%

32%

34%
27%


Năm 2010

Năm 2011

30%

29%
25%

Năm 2012
ROA

Năm 2013

Năm 2014

ROE

Bảng cơ cấu ROA và ROE từ năm 2010 - 2015 .
(nguồn />ROA và ROE của năm 2014 khá thấp hơn so với các năm vì lợi nhuận sau thuế
thấp hơn, lý do là vì chi phí tăng trong quá trình tạo ra doanh thu từ đó lợi nhuận giảm
.
Sự ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế vĩ mô năm 2014 cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho giá cả tăng làm gia tăng chi phí.
Trang 11


3/ Nhóm tỷ số đòn bẫy
Từ các khoản vay nợ, doanh nghiệp có thể phát triển vượt ra xa giới hạn của
nguồn vốn đầu tư cho phép, cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhằm tăng cường

vốn chủ sở hữu. Nhóm tỷ số chúng tôi trình bày sau đây liên quan đến việc doanh
nghiệp có quản lý tốt các khoản nợ của mình hay không và được gọi là tỷ số đòn bẩy.
Đây là nhóm tỷ số được chủ nợ hoặc người cho vay quan tâm, đánh giá được độ rủi ro
của doanh nghiệp.
Chúng tôi chia ra 3 tỷ lệ trong nhóm này: tỷ số nợ/tài sản, tỷ số nợ/vốn chủ và
hệ số trả lãi.
Tổng nợ
5,969 (tỷ)
Tỷ số nợ/tài sản (%)= -------------- = -------= 23.16%
Tổng tài sản 25,770 (tỷ)

Ý nghĩa của tỷ lệ này là bao nhiêu phần trăm giá trị tổng tài sản của doanh
nghiệp có được đến từ các khoản nợ. Tỷ lệ này cua Vinamilk chỉ là 23.16% cho thấy
các nguồn bên ngoài chiếm trong tổng tài sản khá thấp, mức độ rủi ro thấp, tạo sự an
tâm cho chủ nợ.

Tổng nợ
5,969 (tỷ)
Tỷ số nợ/vốn chủ (%) = -------------- = -------= 30.3%
Vốn chủ
19,680 (tỷ)
Khả năng tự chủ tài chính của Vinamilk được thể hiện thông qua tỷ số này, cho
thấy khả năng tương quản đối ứng giữa nợ và vốn chủ. Ý nghĩa của của tỷ số trên là:
cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu Vinamilk gánh 30.3 đồng nợ. Nhà đầu tư là người rất
quan tâm đến tỷ số này, nó cho thấy vốn góp của họ đang gánh nợ của doanh nghiệp là
bao nhiêu.
EBIT
7,682 (tỷ)
Hệ số trả lãi =
----------- =

---------- = 192.345
Lãi vay
39.6 (tỷ)
Tỷ lệ này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào, đo
mức chịu lãi của doanh nghiệp. Các chủ nợ rất quan tâm đến con số này, đặc biệt là
các ngân hàng. Hệ số trả lãi của Vinamilk khá lớn, chứng tỏ khả năng trả lợi tức vay
nợ rất tốt. EBIT được định nghĩa là lợi nhuận trước lãi và thuế và cứ 1 đồng lãi vay
có 192 đồng EBIT để đảm bảo thanh toán.
Trang 12


4/ Nhóm tỷ số thị giá cổ phần phổ thông
Sự khác nhau của Thị giá và thư giá. Thị giá là giá trị cổ phiếu đang giao dịch
tại thời điểm ta đang xét hay còn gọi là giá thị trường. Thư giá là giá trị cổ phiếu được
ghi trong sổ sách kế toán.
Nhóm tỷ số thị giá cổ phần phổ thông cũng là nhóm tỷ số thường niêm yết chung
với các thông tin chứng khoán và được sự quan tâm từ phía đa số các nhà đầu tư. Bao
gồm 3 tỷ số chính là EPS, P/E và P/B.

EPS

Lợi nhuận ròng
6,068 (tỷ)
= ---------------------------------------- = ----------------- = 6,067 (đồng)
số cổ phần phổ thông bình quân
1,000,128,234

Tỷ số EPS cho biết lợi nhuận sau thuế tính trên một cổ phần. EPS của Vinamilk
có nghĩa là cứ mỗi một phần vốn góp của cổ đông sinh lời 6,067 (đồng).
Thị giá cổ phần

thị giá đang xét
P/E (lần) = ------------------- = ------------------- = 13.89 (lần) (năm 2014).
EPS
6,067
(nguồn />P/E hay con gọi là chỉ số giá thị trường trên thu nhập, cho biết rằng cứ 1 đồng
lợi nhuận sau thuế trên 1 cổ phần, nhà đầu tư phải bỏ ra 13.89 đồng. Chỉ số này dựa
vào thị giá tại lúc xét để đo lường mức độ hấp dẫn của cổ phần đó đối với công chúng.
Thị giá cổ phần
P/B (lần) = -------------------- = 4.85 (lần) (năm 2014).
Thư giá cổ phần
(nguồn />P/B hay còn gọi là chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách xem mức độ tương
quan chênh lệch của chúng. Chỉ số này được kỳ vọng lớn hơn 1. P/B của Vinamilk cho
thấy thị giá gấp 4.85 lần thư giá. Con số này cũng đo lường mức độ hấp dẫn của cổ
phần.

Trang 13


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc phân tích BCTC chỉ là một trong những công cụ giúp cho chủ thể đưa ra
các quyết định kinh tế của mình. Quyết định nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay
hay không cho vay …. còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan
khác. Tuy nhiên, nếu như chỉ dựa vào việc phân tích BCTC 2014 của Vinamilk, nhóm
chúng tôi có một số lời khuyên.
Người cho vay, chủ nợ: Với tỷ lệ nợ/vốn chủ = 30.3%, 3 tỷ lệ thanh khoản lớn
hơn 1, hệ số trả lãi đều cao…., có thể yên tâm với khả năng trả nợ và lãi vay của
Vinamilk.
Nhà đầu tư, cổ đông: Các chỉ số lợi nhuận (ROS, ROA, ROE) đều ở mức cao,
P/E và P/B ổn định và cao so với trung bình ngành. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ổn định.
Nhà đầu tư nên đầu tư tại Vinamilk, khuyến khích đầu tư dài hạn.

Hết.

Trang 14



×