Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Điều chỉnh trong chính sách lãi suất của việt nam giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.85 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
------**------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 5

ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012-2015

Lớp

: QH 2014 E - TCNH3

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Trần Thị Vân Anh

Hà Nội, 3/2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT Mã học viên

Họ và tên

Ngày sinh

1

14057668


Vũ Thị Tú

Anh

17/08/1991

2

14057031

Lê Văn

Cương

11/06/1990

3

14057033

Nguyễn Hạnh

Dung

04/08/1988

4

14057048


Nguyễn Thị

Huyền

11/11/1990

5

14057051

Đặng Tiến

Hưng

16/12/1989

6

14057057

Hà Văn

Lợi

10/10/1985

7

14057060


Tạ Quốc

Mạnh

04/07/1987

8

14057075

Phạm Đức

Tài

02/05/1987

9

14057076

Vũ Quang

Tạo

06/04/1983

10

14057078


Phạm Phương

Thảo

04/06/1990

11

14057735

Trần Thị Cẩm



07/04/1991


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Đối với các nền kinh tế phát triển, lãi suất được tự do hóa, ngân hàng
trung ương chỉ thực hiện công bố lãi suất chủ đạo hay lãi suất cơ bản. Tuy nhiên,
đối với nhiều nền kinh tế đang trong quá tình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam,
để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…Ngân
hàng nhà nước thực hiện quy định lãi suất trần hay lãi suất sàn... Thực tế điều
hành lãi suất của Việt Nam trong những năm qua để lại nhiều kinh nghiệm và
bài học quý. Từ các lý do trên, Nhóm 5 quyết định lựa chọn chủ đề: “ĐIỀU
CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2012-2015”.

I. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM
TRONG NĂM 2012
Năm 2012 là giai đoạn khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt
Nam. Kinh tế vĩ mô bất ổn, tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, tổng cầu suy
giảm nghiêm trọng, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, trên 1 triệu người
thất nghiệp, tính thanh khoản của thị trường bất động sản, thị trường chứng
khoán rất kém; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sút... Vì vậy, việc
điều hành chính sách tiền tệ nói chung và điều chỉnh chính sách lãi suất nói
riêng là việc vô cùng cần thiết để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Năm 2012, NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
chiết khấu, trần lãi suất huy động theo đó từng bước điều chỉnh giảm lãi suất cho
vay để doanh nghiệp tiếp cận được vốn.
1. Chính sách điều chỉnh lãi suất năm 2012
1.1. Lần 1 (Ngày 13 tháng 3 năm 2012)
Ngày 12 tháng 3 năm 2012, NHNN đã ra quyết định số 407/QĐ-NHNN
điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà
nước và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ ngày
13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.
Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống
4


14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
giảm từ mức 16%/năm xuống mức 15%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức
13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng giảm từ
6%/năm xuống 5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống
13%/năm.
1.2. Lần 2 (Ngày 11 tháng 4 năm 2012)

Ngày 10 tháng 4 năm 2012, NHNN tiếp tục ra quyết định 693/QĐ-NHNN
điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà
nước và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ ngày
11/4/2012. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 14%/năm
xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng giảm từ mức 15%/năm xuống mức 14%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ
mức 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng
VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng giảm từ
5%/năm xuống 4%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13%/năm xuống
12%/năm.
1.3. Lần 3 (Ngày 28 tháng 5 năm 2012)
Ngày 25 tháng 5 năm 2012, NHNN lại tiếp tục ra quyết định 1081/QĐNHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành của Ngân
hàng Nhà nước và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ
ngày 28/5/2012. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức
13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng giảm từ mức 14%/năm xuống mức 13%, lãi suất tái chiết khấu
giảm từ mức 11%/năm xuống 10%/năm.Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi
bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng
giảm từ 4%/năm xuống 3%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm
xuống 11%/năm.
1.4. Lần 4 (Ngày 11 tháng 6 năm 2012)
5


Ngày 8 tháng 6 năm 2012, NHNN lại tiếp tục ra quyết định 1081/QĐNHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành của Ngân
hàng Nhà nước và trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng kể từ
ngày 11/6/2012. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức
12%/năm xuống 11%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng giảm từ mức 13%/năm xuống mức 12%, lãi suất tái chiết khấu
giảm từ mức 10%/năm xuống 9%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi

bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng
giảm từ 3%/năm xuống 2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 11%/năm
xuống 9%/năm.
NHNN cũng ban hành Thông tư quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa
bằng VND của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
vay vốn thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 13%/năm. Các mức lãi suất nêu trên
sẽ được duy trì tương đối ổn định trên cơ sở nhận định lạm phát năm 2012
khoảng 7-8%/năm; nếu phải điều chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể, thì mức
điều chỉnh sẽ nhỏ và tổng mức điều chỉnh không lớn.
Việc điều chỉnh các mức lãi suất nêu trên dựa trên các lý do sau:
Thứ nhất, việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng kỳ
vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ diễn biến
theo xu hướng tích cực và ổn định. Mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định
hiện nay (11%/năm) ở mức khá cao, khoảng 3% so với lạm phát dự báo của
tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm 2011 (khoảng 7,4-7,5%) và lạm phát kỳ vọng
cả năm 2012 (khoảng 7-8%); mức lãi suất này cũng có chênh lệch cao so với lãi
suất tiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tỷ giá kỳ vọng
(khoảng 2-3%/năm).
Thứ hai, NHNN đồng thời quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất
cho vay ngắn hạn, nhưng đối với mỗi loại trần áp dụng đều có sự linh hoạt, đáp
ứng yêu cầu điều hành theo chủ trương của Chính phủ:
- Đối với trần lãi suất huy động, đã có sự thay đổi so với thời gian trước,
đó là chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng,
còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn
6


thị trường. Quy định như vậy tạo thuận lợi cho các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn
theo kỳ hạn theo hướng tốt lên. Và đây cũng là một bước đi để tiến tới dỡ bỏ

trần lãi suất tiền gửi tối đa đối với VND trong thời gian tới.
- Việc quy định trần lãi suất cho vay chỉ áp dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên
gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ
và vừa là phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Nếu áp dụng một mức trần lãi
suất cho vay chung sẽ dẫn đến tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả
các đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến
khích và đối tượng không khuyến khích. Đối với các lĩnh vực ưu tiên cần có một
mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không khuyến khích, là
lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương của Chính
phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao hơn.
Thứ ba, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn
như trên đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền, người vay và các TCTD.
Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương; doanh nghiệp được tiếp cận
vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt là đối với 4 lĩnh vực ưu tiên; ngân hàng đảm
bảo được chi phí hoạt động, dự phòng chi trả và có lợi nhuận ở mức hợp lý.
1.5. Lần 5 (Ngày 01 tháng 7 năm 2012)
Ngay sau lần điều chỉnh thứ 4 không lâu, NHNN lại tiếp tục thực hiện
điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lần thứ 5 như sau:
1. Lãi suất tái cấp vốn: 10,0%/năm.
2. Lãi suất tái chiết khấu: 8,0%/năm.
3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với
các ngân hàng khác: 11,0%/năm.
Việc NHNN điều hành lãi suất đã định hướng, dẫn dắt thị trường, đồng
thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và
tiền tệ; mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã phần nào hỗ trợ cho các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp mở
rộng sản xuất kinh doanh, tổng các phương tiện thanh toán và tín dụng nhờ đó
cũng tăng lên, góp phần kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng
trưởng kinh tế.

7


1.6. Lần 6 (Ngày 24 tháng 12 năm 2012)
Tháng 12 năm 2012, lần thứ 6 NHNN thực hiện điều chỉnh lãi suất tái
chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Quyết định số 2646/QĐ-NHNN ngày
21/12/2012 quy định như sau:
1. Lãi suất tái cấp vốn: 9,0%/năm.
2. Lãi suất tái chiết khấu: 7,0%/năm.
3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với
các ngân hàng khác: 10,0%/năm.
Theo đó lãi suất huy động cũng được tiến hành điều chỉnh giảm. Thông tư
số 32/TT-NHNN ngày 21/12/2012 điều chỉnh giảm lãi suất tối đa áp dụng đối
với TGCKH từ 1 tháng đến dưới 12 tháng từ 9% xuống còn 8%/năm, quỹ tín
dụng nhân dân giảm từ 9,5% xuống còn 8,5%/năm.
Lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm xuống theo Thông tư số
33/TT-NHNN ngày 21/12/2012: lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam
tối đa là 12%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân tối đa là 13%/năm.
2. Kết quả của việc điều chỉnh lãi suất
Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính Phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN năm 2012 và Nghị quyết số
13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường, hệ thống ngân hàng đã thực hiện quyết liệt các giải pháp điều
hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt và cơ bản đã đạt được các
kết quả như sau:
Một là, lạm phát được kiềm chế về một con số, song vẫn đảm bảo được
tăng trưởng kinh tế hợp lý, từng bước tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế
bền vững trung và dài hạn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 6,81% so

với tháng 12/2011; tính bình quân chung trong năm 2012 tăng 9,21% so với năm
2011. Tăng trưởng GDP năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so
với năm 2011 (mức tăng GDP từng quý trong năm 2012 như sau: quý I tăng
4,64%; quý II tăng 4,08%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%) .Một nguyên
nhân quan trọng của thành quả kiềm chế lạm phát đó là, NHNN đã kiên trì chính
8


sách điều tiết hợp lý của việc cung tiền. Năm 2012, tổng phương tiện thanh toán
M2 tăng 22,4%, thấp hơn so với các năm trước đây (giai đoạn từ năm 2005 đến
2010: có mức tăng đều lớn hơn 20%). Nếu so sánh với việc tăng đầu tư từ ngân
sách để kích cầu năm 2009 và mức tăng tín dụng cao năm 2009 (45,3%), cho
thấy việc kiểm soát tiền tệ năm 2012 của NHNN là có kết quả, sau chuyển biến
bước đầu của năm 2011.
Mặt khác, việc NHNN và Chính phủ nhất quán và kiên định cho mục tiêu
ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, đã đáp ứng được ý nguyện
của người dân và từng bước tạo tiền đề cho việc góp phần tăng trưởng kinh tế
bền vững trong tương lai.
Hai là, tính thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện và tăng
cường, (i) Nếu như trong năm 2011 tỷ lệ cho vay/huy động vốn còn ở mức cao,
từ mức 117% (tháng 01/2011) xuống còn ở mức 109% (tháng 10/2011, mức này
xấp xỉ hai năm trước đó năm 2009 và năm 2010), thì đến năm 2012 tỷ lệ tín
dụng/huy động vốn bằng VND ở mức khoảng 95%, (ii) Tiền gửi từ các tổ chức
kinh tế từ tháng 04/2012 đến tháng 06/2012 có mức tăng âm so với đầu năm
2012 (tháng 4/2012 giảm -5,6%, tháng 5/2012 giảm -3,58%, tháng 6/2012 giảm
-0,46%), sang tháng 9/2012 có mức tăng dương, cho thấy dấu hiệu phục hồi của
các tổ chức kinh tế; mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định giảm
trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn các lần trong năm 2012 nhưng tiền gửi từ các tổ
chức kinh tế tính đến tháng 9/2012 có mức gia tăng +3,19% so với đầu năm
2012 (iii) Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2011 có lúc lên đến

30%, thì trong năm 2012 lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh từ
10 - 11 %/năm.
Ba là, chính sách tiền tệ đang từng bước nâng cao niềm tin cho thị trường.
Nếu như trước đây người dân quan tâm đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động
sản... thì nay chuyển sang đồng nội tệ VND gửi vào ngân hàng. Đến cuối năm
2012, tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư tại ngân hàng giảm trên 13% so với thời
điểm cuối năm 2011, tiền gửi nội tệ VND của dân cư tại ngân hàng tăng 36%,
cho dù mặt bằng lãi suất huy động nội tệ VND của các ngân hàng thương mại có
giảm hơn trước rất nhiều (giảm từ 3 đến 6%/năm).
9


Trong lĩnh vực ngoại hối và tỷ giá, thị trường ngoại hối và tỷ gía ổn định,
cùng với các giải pháp phù hợp khác của Chính phủ đưa ra, đã góp phần tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh;
khuyến khích xuất khẩu. Thành công lớn trong năm 2012 đối với lĩnh vực xuất
nhập khẩu đó là, năm đầu tiên kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam xuất siêu xấp
xỉ 0,3 tỷ USD (kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, kim
ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2012 đạt 113,79 tỷ USD) đã góp phần tích cực
trong việc cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối.
Bốn là, lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống theo định hướng của
NHNN; phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát. Trong điều kiện nền
kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát thấp, ngay từ đầu năm 2012 NHNN đã
định hướng giảm lãi suất huy động và cho vay. Kết quả điều hành trong năm
2012 mức lãi suất huy động và cho vay giảm nhanh hơn dự kỉến của NHNN; lãi
suất huy động giảm từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5 - 9%/năm so với
cuối năm 2011. Việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay ở mức thấp là một trong
những điều kiện làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó
khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ
thống ngân hàng.

II. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM TRONG
NĂM 2013
1. Những điều chỉnh chính sách lãi suất trong năm 2013
1.1. Lần thứ nhất: Ngày 26/03/2013
- Nguồn: Thông tư số 08/2013/TT-NHNN
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ
chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không kỳ
hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới
12 tháng là 7,5%/năm (giảm 0,5%); riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài
chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 12 tháng là 8%/năm.
+ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường
10


- Nguồn: Thông tư số 09/2013/TT-NHNN
+ Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay tối đa là 11%/năm;
riêng Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô ấn định lãi suất cho vay
bằng đồng Việt Nam tối đa là 12%/năm
- Nguồn: Quyết định số 643/QĐ-NHNN
+ Lãi suất tái cấp vốn: 8,0%/năm (giảm 1%)
+ Lãi suất tái chiết khấu: 6,0%/năm (giảm 1%)
+ Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử ngân hàng và cho
vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đối với các ngân hàng: 9,0%/năm (giảm 1%)
Nguyên nhân: Chỉ số CPI cả nước tăng âm 0,19% lần đầu tiên trong 9
tháng. Bên cạnh đó là sức ép từ việc tắc tín dụng cũng khiến choviệc giảm lãi

suất được đẩy mạnh.
1.2. Lần thứ 2: Ngày 13/05/2013
- Nguồn: Quyết định số 1073/QĐ-NHNN
+ Lãi suất tái cấp vốn: 7,0%/năm (giảm 1%)
+ Lãi suất tái chiết khấu: 5,0%/năm (giảm 1%)
+ Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và
cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với các ngân hàng: 8,0%/năm (giảm 1%)
- Nguồn: Thông tư số 10/2013/TT-NHNN
Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay tối đa là 10%/năm (giảm
1%); riêng Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô ấn định lãi suất cho
vay bằng đồng Việt Nam tối đa là 11%/năm (giảm 1%)
1.3. Lần thứ 3: Ngày 28/06/2013
- Nguồn: Thông tư số 14/2013/TT-NHNN
+ Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ áp dụng với tiền gửi của
tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài là 0,25%/năm
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là người cư trú, cá
nhân là người không cư trú là 1,25%/năm

11


- Nguồn: Thông tư số 15/2013/TT-NHNN
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới
1 tháng là 1,2%/năm
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6
tháng là 7,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn
định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là

7,5%/năm
+ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường.
Nguyên nhân: Mức lạm phát hiện đang giữ mức 6-7% và lãi suất tiền gửi
cũng chỉ cao hơn một chút, để người gửi tiền vẫn được hưởng lợi.
2. Những kết quả của việc điều hành chính sách lãi suất năm 2013
Năm 2013 là năm mà tình hình kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách
thức, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình
hình khó khăn thêm. Bên cạnh đó là tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên
dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn.Tình trạng
thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài.Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó
khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.
Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong
đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương
mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm
tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao,
đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ không kích thích được các
DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối
với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Thị trường bất động sản tiếp tục lâm vào suy thoái.Gói hỗ trợ lãi suất
30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết
quả đáng kể.Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì
việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.
Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến
thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền
kinh tế Việt Nam.
12


Để đối mặt với những thách thức đó, chính sách tiền tệ đã đặt ra những

mục tiêu nhằm điều hành lãi suất theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và
bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, góp
phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý: Trong năm 2013, NHNN giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành;
giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực
ưu tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND, từ cuối
tháng 6 cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn từ 6
tháng trở lên. Với các giải pháp trên kết hợp với điều hành linh hoạt cung ứng
tiền, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm (trở về mức lãi suất của giai đoạn
2005-2006) nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị
trường tiền tệ. Thanh khoản VND của hệ thống các TCTD được giữ vững và tiếp
tục cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Tính kỷ luật
thị trường được tăng cường, đường cong lãi suất đã dần được hình thành, theo
đó kỳ hạn ngắn có lãi suất thấp, kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn.Do vậy mà những
kết quả đạt được cũng đáng để ghi nhận.
Đáng chú ý nhất trong năm 2013 là chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10
năm trở lại đây, đạt 6,04% và thấp hơn mức kế hoạch 8% thông qua hồi đầu
năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng trưởng 5,42%. Mức tăng này tuy
thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng lại cao hơn mức tăng 5,25% của 2012.
Tăng trưởng tín dụng 2013 ước tăng 8,83%, tuy thấp hơn kế hoạch là 12%
nhưng vẫn cao hơn 2012.
Lãi suất thấp nhất từ năm 2005, giá vàng giảm 24,8%, bất động sản giảm
xuống tương đương thời điểm năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quay
trở lại mạnh mẽ, FDI đăng kí tăng 32,3% so với năm ngoái (GSO).
Tuy vẫn còn nhiều tồn tại và bất ổn như: Hơn 100.000 tỷ đồng tồn kho
trong bất động sản, hơn 411 dự án bất động sản (6.645 ha) tạm hoãn tại 38 tỉnh
thành; hàng loạt ngân hàng bị thâu tóm & sáp nhập; tăng trưởng bán lẻ thấp nhất
trong 04 năm qua; nợ công đang tăng cao; nợ xấu vẫn chưa giải quyết trọn vẹn.
Nhưng việc đạt được những điểm sáng trong chính sách tiền tệ kể trên cũng tạo
động lực cho các nhà hoạch định chính sách bước sang năm 2014.

13


III. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM TRONG
NĂM 2014
Để hỗ trợ khơi thông đầu ra tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận với
nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, đặc biệt khi dư địa giảm lãi suất được nới
rộng, trong năm 2014, NHNN đã thực hiện hai đợt điều chỉnh giảm lãi suất.
1. Lần thứ nhất: ngày 17/03/2014 NHNN quyết định hạ các mức lãi suất lần
đầu tiên trong năm 2014 với mức giảm từ 0,25%- 1%. Có hiệu lực từ ngày
18/3/2014. Cụ thể:
Quyết định số 496/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 về lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với
các ngân hàng. Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm xuống
6,5%/năm;lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất cho vay
qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt
vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ8%/năm xuống
7,5%/năm.
Quyết định số 497/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 về mức lãi suất tối đa đối
với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3
năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức là người
cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài) là 0,25%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là
người cư trú, cá nhân là người không cư trú giảm từ 1,25%/năm xuống 1%/năm.
Quyết định số 498/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 về mức lãi suất tối đa đối
với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3
năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có

kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống
6%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6
tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 7,5%/năm
14


xuống 6,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Quyết định số 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 về mức lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế
theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn
phục vụ nông nghiệp, nông thôn, XK, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN
ứng dụng công nghệ cao giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm; lãi suất cho vay ngắn
hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối
với các nhu cầu vốn này giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm.
2. Lần thứ 2: Ngày 29/10/2014, điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng
VND của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới
6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm
xuống còn 7%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của cá nhân
tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm.
Đồng thời, NHNN theo dõi sát thị trường, điều hành đồng bộ các công cụ chính
sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá.
Thay đổi trong điều hành lãi suất năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước đã
tác động tích cực đến cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của các ngân hàng thương

mại được gia tăng hơn. Nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn tới 24 và 36 tháng vì
dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015. Lãi suất huy động kỳ hạn dài
chênh lệch kỳ hạn ngắn từ 1,6% - 2,6%/năm, đường cong lãi suất trở về đúng
với bản chất vốn có của nó.
Xem xét riêng diễn biến lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại
nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, khối này chiếm
trên 50% thị phần huy động vốn và cho vay trong năm 2014 thì có thể thấy, lãi
suất cho vay đã giảm tới 3%, lãi suất huy động vốn cả 2 kỳ hạn đều giảm 1%.
15


Còn nhìn dài hạn hơn, so sánh thời điểm hiện nay thì cả lãi suất tiền gửi và lãi
suất cho vay nội tệ của các tổ chức tín dụng đều giảm về mức thấp hơn mặt bằng
lãi suất cách đây 10 năm.
Nhìn chung, toàn bộ thị trường đến cuối tháng 12-2014, lãi suất giảm từ
1,5% - 2% so với cuối năm 2013, nhưng người dân vẫn gửi tiền vào hệ thống
ngân hàng thương mại. Tính đến hết năm 2014, ước tính tổng phương tiện thanh
toán tăng 16%, huy động vốn tăng 15,5% so với cuối năm 2013; trong đó huy
động vốn VND tăng 16,5%, chủ yếu ở khu vực dân cư; vốn huy động ngoại tệ
tăng 8,2%. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng được bảo đảm và dư thừa.
Nguyên nhân chủ yếu là do điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm cho người gửi
tiền có lãi suất thực dương. Lãi suất tiền gửi nội tệ bình quân lên tới 6% 8%/năm, trong đó chỉ số CPI chỉ từ 2,08% - 2,2%, người gửi tiền vẫn có thu
nhập thực tế từ lãi suất khoảng 4% - 5,8%. Đầu tư vào vàng, ngoại tệ, chứng
khoán,… đều bị thua lỗ; đầu tư vào bất động sản có nhiều rủi ro; bỏ vốn ra kinh
doanh thì vẫn gặp nhiều khó khăn do cầu của nền kinh tế yếu. Bên cạnh đó, cơ
cấu lại các ngân hàng thương mại đã đạt được những kết quả quan trọng, nên
người dân tin tưởng gửi tiền vào hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Ngân
hàng Nhà nước cũng ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng quy mô và linh hoạt
điều hành thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, trung hòa số tiền bơm ra để mua
ngoại tệ cho quỹ dự trữ ngoại hối,… Kèm theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực

hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Nếu nhìn vào động thái diễn biến lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà
nước kể từ giữa năm 2013 đến nay, rõ ràng là chính sách tiền tệ đang theo hướng
nới lỏng, hoạt động tín dụng, đến hết năm 2014, tổng dư nợ cho vay của nền
kinh tế tăng khoảng 13% so với cuối năm 2013
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT
NAM TRONG NĂM 2015
Hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2014 đã có những bước
chuyển biến tích cực nhờ bám sát các chỉ tiêu định hướng của chính phủ. Trong
năm 2015, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội
16


thông qua đã đặt mục tiêu cho năm 2015: Tăng 6,2% GDP. Tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)
khoảng 5%. Để đảm bảo được các mục tiêu trên, tùy từng điều kiện cụ thể,
NHNN sẽ có những chính sách nới lỏng trần lãi suất huy động hỗ trợ DN phục
vụ sản xuất kinh doanh…
Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN khẳng định, trần lãi
suất đã được dỡ bỏ đối với kỳ hạn trên 6 tháng và hiện nay, mức trần chỉ áp
dụng với kỳ hạn dưới 6 tháng. Thực tế từ những ngày đầu tháng 3/2015, mặt
bằng lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng được nhiều ngân
hàng áp dụng dưới mức trần 5,5%/năm theo qui định, tạo ra xu hướng giảm lãi
suất cho vay trong thời gian tới, được kỳ vọng là giảm thêm 1-1,5%/năm trong
năm nay.Diến biến trên thị trường cho thấy, nhiều TCTD đã hạ lãi suất thấp hơn
trần quy định. Như vậy, trần lãi suất đóng vai trò là “barie” để từ đó các ngân
hàng có lợi thế huy động với lãi suất thấp, còn những ngân hàng quy mô nhỏ
hơn huy động ở mức sát trần. Trần lãi suất vẫn đảm bảo linh hoạt cho quy định
lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và NHNN tiếp tục theo dõi
sát, cân nhắc các yếu tố ổn định vĩ mô, an toàn hoạt động ngân hàng và khả năng

kiểm soát mọi vấn đề để khi có điều kiện sẽ bỏ trần huy động.
Về điều hành công cụ lãi suất, NHNN phụ thuộc nhiều vào kinh tế vĩ mô,
đặc biệt là lạm phát. Dự báo chung năm 2015, lạm phát khoảng 2%, thậm chí có
dự báo thấp hơn, nhìn về tương lai mục tiêu Chính phủ đặt ra là 5%. Như vậy,
NHNN điều hành bám sát mức lạm phát trung bình nên điều hành chính sách
tiền tệ theo mục tiêu 5% về cơ bản sẽ ổn định như hiện nay. NHNN sẽ bám sát
diễn biến từng tháng, từng quý để có những điều hành chính sách phù hợp và về
tăng trưởng tín dụng năm 2015, NHNN dự tính trong khoảng 13 - 15%...

17


KẾT LUẬN
Như vậy, trong giai đoạn từ 2012-2015 với trên 10 lần điều chỉnh giảm
các loại lãi suất, trong đó, riêng năm 2012, NHNN đã thực hiện tới 6 lần điều
chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành, tiếp đến trong năm 2013 thực hiện 3 lần
và trong năm 2014 thực hiện 2 đợt điều chỉnh giảm lãi suất. Với phương pháp
điều hành chủ động, linh hoạt và mạnh dạn nên lãi suất tiền gửi nội tệ kỳ hạn
dưới 12 tháng từ mức 14%/năm vào cuối năm 2011 đến đầu năm 2015 đã giảm
xuống còn 5.5%-6%/năm, trần lãi suất cho vay các đối tượng ưu tiên giảm từ
12%/năm xuống còn dưới 8%/năm càng chứng tỏ sự thành công trong thực thi
chính sách tiền tệ. Lãi suất giảm mạnh, tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền
kinh tế bị đẩy lùi, tỷ lệ nợ xấu giảm, chất lượng tín dụng tăng lên, lạm phát
giảm, dự trữ ngoại hối quốc gia tăng tới 2 lần… Đây là những thành công của
Chính phủ, NHNN trong việc điều hành linh hoạt, kiên định các công cụ chính
sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng, trong quản lý hoạt động
ngân hàng của nước ta thời gian qua.

18




×