Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.36 KB, 13 trang )

Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

A MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, thu nhập cũng như nhận thức của
người dân đã tăng lên, nhu cầu bảo vệ bản thân trước những rủi ro ngày càng được
quan tâm. Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh hết sức phát
triển và dần trở nên một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở nhiều
quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người
dân. Bảo hiểm trở nên thực sự cần thiết như vậy cũng bởi rất nhiều lý do.Các
nghiệp vụ bảo hiểm cũng được các công ty bảo hiểm tung ra nhiều hơn, đặc biệt là
bảo hiểm con người. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm cũng như
bảo hiểm con người nói riêng đó là “quyền lợi có thể được bảo hiểm”. Đây là
nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh bảo hiểm, em xin lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người. Phân
tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người”.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người (insurance of the person): là loại bảo hiểm mà đối
tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người. Bảo
hiểm con người bao gồm các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ
và tai nạn con người bao gồm các loại như bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm trả
tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư, bảo hiểm chi phí khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn học sinh, lao động… Bên mua bảo hiểm có
thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ, chồng, con, cha, mẹ; anh, chị,
em ruột; người có quan hệ ni dưỡng và cấp dưỡng; và người khác nếu bên mua
bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318


Trong bảo hiểm tai nạn con người, người thụ hưởng nhận được số tiền trong
phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm
và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Còn trong bảo hiểm sức khỏe con người, người được bảo hiểm được nhận số
tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi sức khỏe của người đó do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.


Hợp đồng bảo hiểm con người

+ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người (Điều 31 Luật KDBH):
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức
khỏe và tai nạn con người.
Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.


Căn cứ để trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con ngươi (Điều 33 Luật
KDBH):


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

+ Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểmcho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật
thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểmcho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí
khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật
hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm khơng đóng hoặc đóng
khơng đủ phí bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm khơng được khởi kiện địi bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm
vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà khơng có quyền u cầu người thứ ba bồi
hồn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ
ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của
pháp luật.


Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết.
+ Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường
hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản trong đó ghi
rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản
của bên mua bảo hiểm.


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

+ Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
của những người sau đây:
-

Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của

người đó đồng ý bằng văn bản;



Người đang mắc bệnh tâm thần.

Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp
sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày
nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có
hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của
bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
+ Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết
hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn
phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
+ Trong những trường hợp trên doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua
bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc tồn bộ số phí bảo hiểm đã


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan;nếu bên mua bảo hiểm chết thì
số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Quyền lợi có

thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền tài
sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”
Quyền lợi có thể được bảo hiểm, hay lợi ích bảo hiểm, là quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp
dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Như vậy, quyền lợi có thể được bảo hiểm
là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an tồn
hay khơng an tồn của đối tượng bảo hiểm. Người nào có quyền lợi có thể được
bảo hiểm ở một đối tượng bảo hiểm nào đó có nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ
được đảm bảo nếu đối tượng đó được an tồn, và ngược lại, quyền lợi của người đó
sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro. Nói khác đi, người có
quyền lợi có thể được bảo hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bảo
hiểm gặp rủi ro. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có một số quan
hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật cơng nhận. Đó có thể là người chủ sở
hữu của đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người
nhận cầm cố tài sản. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn trong
bảo hiểm, có quyền lợi có thể được bảo hiểm thì mới được ký kết hợp đồng bảo
hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có quyền lợi có thể được
bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm chỉ ra rằng, người được bảo
hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo
hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Trong bảo


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

hiểm hàng hải, quyền lợi có thể được bảo hiểm khơng nhất thiết phải có khi ký kết
hợp đồng bảo hiểm, nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Nói một cách cụ thể hơn Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ giữa
bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trong đó sự rủi ro của người được bảo
hiểm sẽ gây tổn thất về tài chính hoặc tinh thần cho bên mua bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với những người sau đây:






Bản thân bên mua bảo hiểm;
Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
Anh chị em ruột, người có quan hệ ni dưỡng/giám hộ hợp pháp;
Cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm;
Người khác nếu bên mua bảo hiểm phải chịu một tổn thất tài chính thật sự
khi người được bảo hiểm chết

Quyền lợi có thể được bảo hiểm cũng có thể tồn tại trong quan hệ vay nợ. Khi
đó, bên cho vay có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với cuộc sống của bên đi vay.
Trong các quan hệ khác như quan hệ chủ công ty - người lao động... thì Quyền lợi
có thể được bảo hiểm cũng có thể tồn tại hay khơng là tuỳ thuộc vào quy định cụ
thể của luật pháp và của từng loại bảo hiểm.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, Quyền lợi có thể được bảo hiểm quy định
quyền một người tham gia bảo hiểm có thể được phép tham gia bảo hiểm cho bản
thân mình hoặc người khác, đặc biệt là khi mua bảo hiểm cho người khác thì giữa
hai người phải có mối quan hệ nhất định quy định.
3. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người.
Căn cứ vào đối tượng có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người theo
quy định tại Điều 31 Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm thì một cá nhân hoặc tổ chức có


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318


thể bảo hiểm để quyền lợi của mình tránh bị ảnh hưởng từ việc rủi ro của người
khác có liên quan trực tiếp tới quyền lợi đó thơng qua một nghiệp vụ bảo hiểm con
người. Ví dụ: Ơng A vay tiền của Ơng B, do mơi trường làm việc của ơng A có
nhiều rủi ro, ông B có thể mua bảo hiểm Tai nạn cá nhân cho ơng A, người được
bảo hiểm là Ơng A và người thụ hưởng bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra là Ơng B, bởi
vì nếu rủi ro xảy ra với ơng A thì ơng B sẽ bị mất quyền lợi của mình do Ơng A có
thể sẽ mất khả năng trả nợ từ rủi ro đó.
Bất cứ hợp đồng bảo hiểm nào bao gồm cả hợp đồng bảo hiểm con người
đều dựa trên quyền lợi của người mua bảo hiểm. Điểm a, khoản 1, Điều 22 Luật
Kinh Doanh Bảo Hiểm quy định rằng hợp đồng bảo hiểm sẽ bị vô hiệu trong
trường hợp “người mua bảo hiểm không có quyền lợi được bảo hiểm”. Tức là
người mua bảo hiểm khơng có quyền lợi cần được bảo hiểm đối với đối tượng
được bảo hiểm, khi có rủi ro xảy ra với đối tượng được bảo hiểm không ảnh hưởng
tới quyền hoặc lợi ích của bên mua bảo hiểm – mục đích chính của việc bảo hiểm,
điều này gần như là khơng có đối tượng để bảo hiểm và đương nhiên hợp đồng bảo
hiểm sẽ vô hiệu. Đối với quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con
người, quyền lợi ở đây là các giá trị vật chất hoặc tinh thần mà khi có rủi ro xảy ra
đối với tình mạng, sức khỏe...của người được bảo hiểm sẽ gây ra những tổn thất
nhất định cho bên mua bảo hiểm.
II. TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
CON NGƯỜI.
Ngày 5/12/2008 Tòa Án nhân dân Tối cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh mở
phiên xử phúc thâm vụ tranh chấp tiền bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

Vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Thị Thảo và bị đơn là Công ty TNHH
BHNT Prudential Việt Nam (sau đây gọi tắt là Prudential VN). Theo đơn khởi
kiện, ngày 7.2.2006 bà Thảo mua BHNT của Prudential VN cho con trai là Nguyễn

Văn Nghĩa, thời hạn đóng bảo hiểm 15 năm, giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản
phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”, kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật”


80

triệu

đồng.

Bà Thảo đã đóng tiền được 1 năm (7.590.000 đồng). Tối 5.3.2006, trên đường từ
Vĩnh Long về Sa Đéc (Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai
nạn giao thơng, tử vong. Sau đó, bà Thảo yêu cầu Prudential VN xem xét, đền bù
quyền lợi bảo hiểm, nhưng Prudential VN từ chối không đền bù vì cho rằng hợp
đồng bảo hiểm trước đó đã vơ hiệu, khơng có hiệu lực.
Lý do Prudential VN đưa ra là trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm bà Thảo
đã vi phạm, khơng kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe của anh Nghĩa. Vì
vậy, Prudential VN chỉ trả lại số tiền bà Thảo đã đóng. Khơng chấp nhận, bà Thảo
đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử.
Tháng 8.2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử sơ thẩm.
Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để xem xét vụ kiện. Theo tòa, hợp
đồng BHNT của bà Thảo đã bị vơ hiệu vì theo quy định của Prudential VN thì bà
Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “khơng” các câu hỏi trong phần
khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy
hoặc chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô “không”; trong khi
ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phịng Đồng Tháp ra thơng báo anh Nghĩa bị
HIV. HĐXX nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực
được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm nên tuyên bác yêu cầu
của bà Thảo đòi Prudential VN bồi thường 150 triệu đồng.



Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT khơng phải
vì mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp
dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm xem xét vụ kiện là khơng phù hợp. Tịa phúc thẩm
cũng cho rằng, quy định ghi trong hợp đồng “nếu kê khai khơng trung thực… thì
hợp đồng sẽ vơ hiệu” là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi
phạm các điều cấm của pháp luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngoài
những lý do trên, do bản án sơ thẩm cịn có những vi phạm tố tụng khác nên
HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử lại.
(Nguồn: )


Một số nhận xét về tình huống trên
Trước tiên cần phải xác định: Bà Thảo có hành vi kê khai khơng trung thực

hay không?
Không thể khẳng định chắc chắn rằng anh Nghĩa bị nhiễm HIV do nguyên
nhân trực tiếp là việc sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện. Trong thông báo của
trung tâm ý tế dự phịng Đồng Tháp cũng khơng nói rõ nguyên nhân dẫn tới việc
anh Nghĩa nhiễm HIV. Việc một người nhiễm HIV có thể có nhiều nguyên nhân
khác nhau như lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục khơng an tồn...khơng
phải cứ bị HIV là do sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện. Đây là suy đốn khơng
có căn cứ. Nếu anh Nghĩa khơng hề sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện mà bị
nhiễm HIV vì một lí do khác, vậy bà Thảo khơng hề vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thơng tin. Chính vì vậy cần phải xác định xem anh Nghĩa bị HIV là do ngun
nhân gì, và xem bà Thảo có thực sự đã biết hay bà hồn tồn khơng biết về tình
trạng sức khỏe của con trai minh?



Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

Thứ hai, Cần phải xác định, trong trường hợp bà Thảo có hành vi kê khai
gian dối thì hợp đồng bảo hiểm có bị vơ hiệu hay khơng? và áp dụng Luật nào để
xử lí?
+ Căn cứ vào Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Luật này điều chỉnh tổ
chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm”. Ở đây Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam là
doanh nghiệp kinh doanh vảo hiểm, nên hồn tồn có quyền áp dụng theo Luật bảo
hiểm. Như vậy, Tòa án sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp áp dụng luật Kinh doanh bảo hiểm
để xử là đúng. Tuy nhiên, vấn đề là nên áp dụng Điều nào để xét xử?
Theo quy định Điều 19, luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 về trách nhiệm
cung cấp thông tin:
“1.Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều
kiện,điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách
nhiệm cun gcấp đầy đủ thơng tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
thơng tin đó.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thơng tin do bên
mua bảo hiểm cung cấp.
2.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a)Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để
được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318


b)Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.
3.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường
thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”
Tuy nhiên, điểm d khoản 1Điều 22 lại quy định các trường hợp hợp đồng
bảo hiểm vô hiệu: “...Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi
lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;”
Vậy, nếu bà Thảo đúng là có hành vi khơng kê khai đúng thơng tin thì sẽ áp
dụng điều nào của Luẩ kinh doanh bảo hiểm? Bởi mỗi Điều luật sẽ dẫn tới những
hậu quả pháp lí khác nhau.
Mặc dù trong luật Kinh doanh bảo hiêm không định nghĩa thế nào là lừa dối,
tuy nhiên trong văn bản pháp lí khác là Bộ luật Dân sự 2005 lại có định nghĩa rõ
ràng thế nào là lừa dối: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Xét theo
tình huống trên, nếu thực sự anh Nghĩa có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện
khác dẫn tới việc anh Nghĩa nhiễm HIV thì bà Thảo đã có hành vi “cố ý tạo cho
bên thứ ba hiểu sai lệch về tính chất của đối tượng”, khiến cho bên bảo hiểm nghĩ
rằng anh Nghĩa không hề sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện khác, nếu bên bảo
hiểm biết thông tin này, hợp đồng bảo hiểm có thể khơng được giao kết...
Vậy bà Thảo có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng bảo hiểm là không


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật...vậy nên áp
dụng điểm a khoản 2 Điều 19 hay điểm d khoản 1Điều 22 để giải quyết?
Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng trong trường hợp này nên áp dụng

quy định tại Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm để xử lí. Hai quy định tại Điều 19
và Điều 22 không hề mâu thuẫn nhau, nên hiểu rằng, trường hợp quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 19 về trách nhiệm cũng cấp thông tin của người mua bảo hiểm và
cụ thể là việc “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật” là một trường hợp cụ thể được
các nhà làm luật quy định riêng trong số các hành vi lừa dối trong giao kết hợp
đồng bảo hiểm được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật KDBH mà thôi.
Bởi nguyên tắc cơ bản trong tất cả các giao dịch bảo hiểm đó là nguyên tắc trung
thực tuyệt đối (utmost good faith )về cung cấp thông tin, đây là ngun tắc cực kì
quan trọng, có lẽ vì thế mà các nhà làm luật cố ý quy định cụ thể hơn so với các
trường hợp gian dối khác trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Từ đó có thể thấy, Prudential VN chỉ có quyền đơn phương đình chỉ thực
hiện hợp đồng nếu có sự vi phạm về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bà Thảo, chứ
không phải hợp đồng vô hiệu. Trong nghiệp vụ bảo hiểm Phú tích lúy định kì gia
tăng của Cơng ty Prudential VN thì quyền lợi khi người được bảo hiểm tử vong:
khách hàng được chi trả 1lần toàn bộ số tiền bảo hiểm cộng với bảo tức đã tích
lũy. Bà Thảo vẫn sẽ được trả tiền bảo hiểm từ công ty Prudential VN.
Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một kẽ hở của pháp luật để người mua bảo
hiểm lợi dụng. Việc người mua bảo hiểm không kê khai quá trình điều trị bênh
trong q khứ hoặc khơng kê khai việc từng mắc hoăc đang mắc các bệnh không
thuộc trường hợp được bảo hiểm nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được hưởng
tiền bảo hiểm khi có “rủi ro” xảy ra diễn ra ngày càng phổ biến.
C. KẾT BÀI


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

Kinh doanh bảo hiểm là một lĩnh vực thương mại đang phát triển ở nước ta,
tuy nhiên các nhà làm luật chưa dự liệu hết được những tình huống có thể phát sinh
dẫn tới nhiều quy định còn chưa phù hợp. Đặc biệt là các tình huống về quyền lợi
có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người vì đối tượng bảo hiểm ở đây là sức

khỏe, tính mang của con người, đó là những thứ vô giá. Hơn nữa hợp đồng bảo
hiểm thường phức tạp vì liên quan tới nhiều người. Trong đời sống những rủi ro là
không thể tránh khỏi và càng khơng thể lường trước do đó khi rủi ro phát sinh
những tổn thất về vật chất và tình thần nhất là về tính mạng, sức khỏe là hết sức
nặng nề. Hy vọng rằng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ngày càng được hoàn
thiện, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của người mua bảo hiểm vừa đem lại môi
trường hấp dẫn, tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
trong thời gian tới.


Nguyễn Thị Lan Anh - 341318

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Sửa đổi bổ sung năm 2010



Bộ luật Dân sự 2005



Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, Bùi Nhật Anh,
khóa luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.



/>



×