Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu những nội dung chủ yếu vàhình thức của Hợp đồng bảo hiểm. Phân tích mối liên hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.47 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU: ……………………………………………………1
B.NỘI DUNG: …………………………………………………..1
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM: ………………………………………………………………1
1. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm:………………………………...1
2. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm:………………………2
2.1. Về đối tượng bảo hiểm:…………………………………………3
2.2. Về số tiền bảo hiểm:…………………………………………… 4
2.3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hay điều kiện bảo hiểm:………. 5
2.4. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:…………………………………6
2.5. Thời hạn bảo hiểm:……………………………………………..7
2.6. Về mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm:……… 8
3. Hình thức hợp đồng bảo hiểm:…………………………………………..8
II. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM:………………………………….. 10
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm:10
2. Hợp đồng bảo hiểm quyết định nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm:
…………………………………………………………………. 11

C. KẾT LUẬN:……………………………………………….. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. MỞ ĐẦU:
Ở Việt Nam hoạt động bảo hiểm phát triển khá mạnh trong vài năm gần
đây từ khi chóng ta chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm. Các lĩnh vực, các


nghiệp vụ và các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở rộng, các hợp đồng
bảo hiểm được kí kết ngày càng nhiều. Tuy vậy, bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa
phát triển tương xứng qui mô của nó. Với mong muốn được đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về vấn đề bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm,
em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu những nội dung chủ yếu và
hình thức của Hợp đồng bảo hiểm. Phân tích mối liên hệ giữa hợp đồng
bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm” cho bài tập học kì của mình.

B.NỘI DUNG:
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VÀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
BẢO HIỂM:
1. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bị ràng buộc bởi những mối quan hệ
đặc biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm, thông qua hợp
đồng bảo hiểm.
Ngoài các đặc điểm pháp lý chung mà tất cả các loại hợp đồng đều có,
hợp đồng bảo hiểm có những đặc trưng riêng. Vì lí do này nên mặc dù đã có
các quy định về hợp đồng trong Luật Dân sự hay Luật Thương mại, hầu hết
luật bảo hiểm của các nước đều có các quy định riêng về hợp đồng để điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.
Tại Việt Nam, các quan hệ về hợp đồng bảo hiểm được điều chỉnh theo
các quy định với tính chất là Luật chung về hợp đồng nhưng vẫn có các quy
định mang tính chất về Luật riêng để điều chỉnh các mối quan hệ này:
Mục 11 Chương XVIII Bộ luật dân sự năm 2005 gồm 14 điều từ Điều
567 đến Điều 580. Có quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:“Hợp đồng
bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng
2



phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 567).
Chương II Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010) có
quy định chi tiết về hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, “Hợp đồng bảo hiểm là sự
thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm” (khoản 1 Điều 12).
Quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung 2010) đã bao
trùm được cả hai lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ.
2. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm:
Cũng như các hợp dồng kinh tế và dân sự, pháp luật quy định nội dung
của Hợp đồng bảo hiểm.
Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người
được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài
sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm
có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận”.
3



Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng đó. Nội dung của tất cả
các loại hợp đồng đều đảm bảo điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể,
hợp đồng bảo hiểm cũng vậy. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết
hợp đồng bảo hiểm được thể hiện bằng các điều khoản của hợp đồng bảo
hiểm. Có điều khoản, quy tắc do Nhà nước ban hành, có điều khoản do doanh
nghiệp xây dựng và được người bảo hiểm chấp thuận. Trong phần nội dung
của Hợp đồng bảo hiểm, pháp luật chú trọng một số nội dung chính sau:
2.1. Về đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng bảo hiểm là tài sản và những quyền về tài sản, tính mạng,
sức khỏe con người và trách nhiệm dân sự. Cả ba loại hợp đồng bảo hiểm: tài
sản, con người và trách nhiệm dân sự đều gắn với một đối tượng bảo hiểm
riêng. Cũng như bất kì loại hợp đồng nào, đối tượng bảo hiểm là điều khoản
chủ yếu, quan trọng nhất trong một hợp đồng. Thiếu nó, hợp đồng sẽ vô hiệu,
Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa Quốc tế coi đây là điều khoản chủ
yếu duy nhất của hợp đồng.
Khi xây dựng hợp đồng bảo hiểm không thể bỏ qua đối tượng bảo
hiểm. Việc xác định đối tượng bảo hiểm chính là việc xác định loại hình bảo
hiểm, xác định người tham gia bảo hiểm có quyền lợi bảo hiểm hay không
đồng thời cũng là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm, số tiền phải bồi thường
khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Theo Luật kinh doanh và bảo hiểm: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm
con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người (khoản 1 Điều
31); Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản (Điều 40); Đối tượng
của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người
được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật (Điều 52).
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Ðối tượng bảo hiểm bao

gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy
4


định của pháp luật”.
Như vậy, các loại hợp đồng đều xác định rất cụ thể đối tượng bảo hiểm
có sự phân định rất rõ đối tượng của từng loại hợp đồng bảo hiểm.
2.2. Về số tiền bảo hiểm:
Trong hợp đồng bảo hiểm, một trong những nội dung cần xác định là
số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chính là quyền lợi của người được bảo
hiểm được tính bằng tiền, đồng thời số tiền bảo hiểm cũng là mức trách nhiệm
cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc bồi thường tổn thất hoặc trả
tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm có cách xác định số tiền bảo hiểm khác
nhau trong bảo hiểm tài sản: Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Số tiền
bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó”
(Điều 41). Số tiền bảo hiểm có thế bằng hoặc thấp hơn giá trị tài sản được bảo
hiểm, nhưng không thể cao hơn giá trị mặc dù pháp luật vẫn ghi nhận khả
năng này. Việc người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm cao hơn giá trị tài sản
có thể vì hai lý do:
Thứ nhất, người tham gia bảo hiểm sơ suất hoặc đánh giá sai giá trị tài
sản được bảo hiểm;
Thứ hai, người tham gia bảo hiểm cố tình định giá sai tài sản bảo hiểm
với lý do trục lợi bảo hiểm khi tổn thất xảy ra.
Để ngăn ngừa tình trạng này, khoản 1 Điều 42 Luật kinh doanh bảo
hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã quy định: “Hợp đồng tài sản trên giá trị
là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị thị trường của tài sản
được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị”.
Trong các hợp đồng bảo hiểm con người cũng phải ghi số tiền bảo

hiểm. Theo quy định tại Điều 32 Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung
năm 2010): “Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm
được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp
5


đồng bảo hiểm”. Con người thì không có giá hay nói một cách khác sinh
mạng con người không thể tính bằng tiền. Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng
bảo hiểm con người mang tính chất khoán và không hạn chế, tùy thuộc vào
nhu cầu của người được bảo hiểm và khả năng đóng phí bảo hiểm vì tỉ lệ phí
bảo hiểm tăng tương ướng với số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với một loại
hình bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm tai nạn thì số tiền bảo hiểm bị
hạn chế ở một mức độ nhất định và khả năng xảy ra rủi ro ở loại hình bảo
hiểm này thường là rất cao, dẫn đến việc người bảo hiểm phải bồi thường lớn
trong khi phí bảo hiểm thì lại thu được rất ít. Trường hợp xảy ra sự kiện bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trả giá cao nhất bằng số tiền bảo hiểm; nếu
chỉ là thương tật thì sẽ phải trả căn cứ vào tỷ lệ thương tật và chi phí y tế.
Việc các doanh nghiệp bảo hiểm không bảo hiểm với số tiền quá cao
trong bảo hiểm con người, không chi đơn thuần vì lí do tài chính mà còn vì
tính nhân đạo, ngăn ngừa tội ác: Đã có không ít trường hợp để được hưởng
tiền bảo hiểm, người thụ hưởng đã giết người được bảo hiểm hay người được
bảo hiểm do túng quấn đã tìm cách tự gây tai nạn tử vong để cho người thụ
hưởng nhận tiền bảo hiểm.
2.3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hay điều kiện bảo hiểm:
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng thể hiện ở
phạm vi bảo hiểm. Điều khoản bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm chính là các rủi
ro mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết đảm nhận, đó cũng chính là điều kiện
bảo hiểm. Chỉ những tổn thất, thiệt hại gây ra bới những rủi ro thuộc phạm vi
bảo hiểm thì mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và khi đó người bảo hiểm
mới giải quyết bồi thường.

Hợp đồng bảo hiểm là sự thể hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm
đối với người mua bảo hiểm vì vậy pháp luật quy định điều khoản phải rõ
ràng, những rủi ro nào được người bảo hiểm nhận bảo hiểm. Ngày nay, các
điều khoản bảo hiểm có xu hướng liệt kê rủi ro chứ không viết “và các rủi ro
khác”… như trước kia; liên quan đến rủi ro bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm
6


khác nhau thì rủi ro được bảo hiểm không giống nhau. Nhìn chung các loại
bảo hiểm tài sản đều có chung một số rủi ro như cháy, nổ, sét đánh, động đất,
núi lửa; các loại hình bảo hiểm con người là ốm đau, tai nạn; các loại hình bảo
hiểm về trách nhiệm dân sự là do lỗi sơ suất … nhưng các rủi ro được bảo
hiểm phải hội tụ các điều kiện:
Thứ nhất, rủi ro có khả năng gây ra chứ không chắc chắn sẽ xảy ra:
Mua bảo hiểm tức là mong muốn có sự đảm bảo được đền bù khi rủi ro xảy ra
cũng có nghĩa là người tham gia bảo hiểm dự liệu hay lo ngại rủi ro sẽ xảy ra;
nếu không có sự nguy hiểm đe dọa và nguy hiểm thì không cần thiết phải mua
bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm cũng chỉ có khả năng xảy ra chứ không phải
chắc chắn sẽ xảy ra bởi nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm cho mọi
rủi ro sẽ xảy ra thì không thể tồn tại doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp
bảo hiểm xác định chi phỉ bảo hiểm trên cơ sở xác xuất xảy ra rủi ro, bảo
hiểm cho hàng nghìn người để bù đắp cho một người, nếu cả nghìn người bị
thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.
Thứ hai, rủi ro phải có tính không xác định về thời gian xảy ra và mức
độ thiệt hại do rủi ro gây ra. Các rủi ro mang tính bất ngờ và ngẫu nhiên,
không lường trước được nên cả doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo
hiểm chỉ có thể đưa ra những nhận định, có thể trong nhiều trường hợp nhờ
những dự báo khoa học nên xác định được rằng sẽ có rủi ro xảy ra, nhưng
chính xác vào thời điểm và mức độ rủi ro tới đâu thì không . Ví dụ: Hợp đồng
bảo hiểm cho một chiếc tàu được ký vào tháng 6, người ta có thể xác định

rằng trong khoảng các tháng 7, 8, 9 là mùa mưa bảo, tàu chắc chắn sẽ gặp bão
nếu chở hàng từ Việt Nam đi Nhật hoặc Hàn Quốc. Nhưng ngày nào bão và
bão cấp mấy thì vào thời điểm đó chưa thể khẳng định được.
2.4. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
Trong các điểu khoản, quy tắc bảo hiểm, bên cạnh các rủi ro bảo hiểm,
pháp luật quy định phải ghi rõ những rủi ro không thuộc phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm hay Điều khoản loại trừ. Khoản 1 Điều 16 Luật kinh doanh bảo
7


hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định: “Điều khoản loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi
thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm”. Mặc
dù những rủi ro trong điều khoản loại trừ có thể xảy ra đối với đối tượng bảo
hiểm nhưng pháp luật vẫn cho phép doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo
hiểm vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, rủi ro có thể gây ra những thiệt hại lớn có thể thấy trước được
và tổn thất trong các trường hợp Nhà nước thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi
ích chung của xã hội.
Thứ hai, những tổn thất, thiệt hại do lỗi cố ý của người được bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 45 Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung
2010) thì Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp
tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn
có của tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
2.5. Thời hạn bảo hiểm:
Thời hạn bảo hiểm là thời gian mà doanh nghiệp bảo hiểm pháp thực
hiện cam kết của mình. Chỉ những rủi ro xảy ra trong thời hạn bảo hiểm đã
ghi trong hợp đồng mới được đảm bảo, người được bảo hiểm mới được bồi
thường về những tổn thất xảy ra.
Đối với các loại hình bảo hiểm con người, thời hạn bảo hiểm thường là

kéo dài ít nhất một năm, có khi dài tới 25 năm trong bảo hiểm nhân thọ. Thời
hạn của các hợp đồng này tính theo lịch, tính từ ngày kí kết hợp đồng.
Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm con người và trách nhiệm dân sự
do hai bên kí kết hợp đồng lựa chọn. Thời gian của các hợp đồng bảo hiểm tài
sản đặc biệt là xây dựng lắp đặt, hàng hải thì phụ thuộc vào thời gian xây
dựng và hoàn thiện công trình.
Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đều được giải
quyết bồi thường mà còn phải căn cứ vào thời gian có hiệu lực thực tế của
hợp đồng hay thời hạn phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.
8


Cũng như các hợp đồng khác, một hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực kể từ
thời điểm giao kết cho đến khi hết hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
Nhưng trong nhiều trường hợp, hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận trách nhiệm
bảo hiểm phát sinh sau một thời gian hợp đồng bảo hiểm được kí kết.
2.6. Về mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm:
Trong tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm, pháp luật đều quy định phải ghi
rõ mức phí bảo hiểm và phương thức đóng phí bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm
chính xác được xác định số tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho doanh
nghiệp bảo hiểm.
Khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, trách nhiệm bảo hiểm chỉ phát sinh
theo quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm
2010), theo đó: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những
trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng
đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận
giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo
hiểm nợ phí bảo hiểm;

3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và
bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm”.
Về phương thức đóng phí bảo hiểm pháp luật cho phép doanh nghiệp
bảo hiểm và người mua bảo hiểm thỏa thuận đóng phí một lần hay nhiều kì.
3. Hình thức hợp đồng bảo hiểm:
Theo Ðiều 570 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Hợp đồng bảo hiểm phải được
lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm
là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm”.

9


Luật kinh doan bảo hiểm (sửa dổi, bổ sung 2010) cũng có quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp
đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex,
fax và các hình thức khác do pháp luật quy định” (Điều 14).
Thực tiễn pháp luật và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở các nước trên
thế giới cho thấy, giao dịch bảo hiểm thường được thực hiện thông qua các
hợp đồng được lập bằng văn bản. Có nhiều lí do khiến cho hình thức hợp
đồng bảo hiểm bằng văn bản được đặt ra:
Thứ nhất, do yêu cầu an toàn trong kinh doanh bảo hiểm và tính phức
tạp của hoạt động bảo hiểm trong khâu xác định rủi ro và định phí. Đảm bảo
của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm không đơn thuần như việc
bán một món hàng thể hiện bằng hiện vật cụ thể mà chỉ là những cam kết.
Thứ hai, thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài có khi nhiều năm thậm
chí trên 20 năm như trường hợp bảo hiểm nhân thọ.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm có khả năng chuyển nhượng. Đây là một
quy định căn cứ vào thực tiễn đặc biệt là trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập

khẩu. Người nhập hàng chính là người được bảo hiểm có thể bán hàng bằng
hình thức chuyển nhượng chúng từ ngày khi hàng hóa đang được vận chuyển
trên biển, nếu không có quy định Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng
sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa không được bảo hiểm khi người nhập hàng
bán hàng cho người khác.
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường; sau khi tổn thất xảy
ra, lợi ích tài chính của người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm là khác về
nội dung mà họ đã thỏa thuận nếu các thỏa thuận đó không được ghi lại bằng
văn bản.
Như vậy, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là văn
bản nhằm nâng cao độ chính xác thực về những nội dung đã cam kết. Khi có
tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ
pháp lý chắc chắn cho các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình.
10


II. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM:
Một hợp đồng bảo hiểm bao gồm ít nhất 3 loại văn bản: Đề nghị Bảo
hiểm, Quy tắc bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm … Nếu thiếu một
trong những loại văn bản này, hợp đồng sẽ mất đi tính đồng bộ và không còn
giá trị pháp lý.
Giấy chứng nhận bảo hiểm là một loại chứng chỉ pháp lý do bên bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm, xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được
giao kết. Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp để sử dụng cho
các trường hợp như hợp đồng bảo hiểm có nhiều người tham gia bảo hiểm,
hợp đồng bảo hiểm được giao kết theo chế độ bảo hiểm bắt buộc. Giấy chứng
nhận bảo hiểm có thể là chứng chỉ pháp lý xác nhận người sở hữu giấy chứng
nhận bảo hiểm tham gia một hoặc nhiều chế độ bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm, và

chúng có mối liên hệ như thế nào?
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo
hiểm:
Theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
thì bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) là văn bản xác nhận bảo
hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành, liệt kê những quyền lợi bảo hiểm
chính của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, khi doanh nghiệp bảo hiểm giao kết
một hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm, họ có trách nhiệm giao giấy
chứng nhận bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm xác nhận rằng hợp đồng
bảo hiểm này đã được giao kết.
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó. Thông thường doanh nghiệp bảo hiểm
chỉ cấp giấy chứng nhận khi người mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ
11


khi có thỏa thuận khác. Điều này cho thấy giấy chứng nhận bảo hiểm hình
thành sau khi hai bên đã thỏa thuận và giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong
một số trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần không thể thiếu của
hợp đồng bảo hiểm, bởi vì khi có tranh chấp, đây sẽ là căn cứ chứng minh
việc hai bên đã có giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm quyết định nội dung của giấy chứng nhận bảo
hiểm:
Giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần và là bằng chứng giao kết hợp
đồng nên trong đó phải ghi nhận và thể hiện được một số nội dung cơ bản của
hợp đồng bảo hiểm như thời hạn, điều kiện phát sinh bảo hiểm, giá trị bảo
hiểm… Hợp đồng bảo hiểm ghi nhận đầy đủ và chi tiết nội dung của thỏa
thuận bảo hiểm giữa các bên, trong khi đó, giấy chứng nhận là bằng chứng
giao kết hợp đồng, vì vậy, những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng bảo

hiểm sẽ được rút gọn và tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông
thường nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều
khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính
toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Qua đó, có thể nhận thấy, những nội
dung chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm đã được tối giản trong giấy chứng nhận
bảo hiểm. Bởi vì, giấy chứng nhận bảo hiểm đơn giản chỉ là chứng từ được
doanh nghiệp bảo hiểm cấp để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm.
Ví dụ: Giấy chứng nhận và hợp đồng bảo hiểm Ô tô (nguồn: Trang
web )
Giấy chứng nhận bảo hiểm:
Là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và công
ty bảo hiểm. Đây là nội dung tóm tắt thể hiện cam kết của công ty bảo hiểm
với Người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm thường có 02 liên (01
cho khách hàng, 01 lưu tại công ty bảo hiểm). Công ty bảo hiểm chỉ cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận
khác).
12


Hợp đồng bảo hiểm:
Đối với những khách hàng có nhiều xe, ngoài việc cấp Giấy chứng
nhận bảo hiểm cho từng xe, giữa khách hàng và công ty bảo hiểm cần phải
ký hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung Hợp đồng bảo hiểm thể hiện sau:
- Thời gian ký hợp đồng;
- Thời hạn bảo hiểm: Ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc;
- Các loại hình bảo hiểm và số tiền bảo hiểm/ mức trách nhiệm;
- Tổng số phí bảo hiểm: ghi bằng số, bằng chữ;
- Các Điều kiện, Điều khoản bảo hiểm, điều khoản sửa đổi bổ sung
- Điều khoản thanh toán phí bảo hiểm, kỳ thanh toán, phương thức

thanh toán
- Điều khoản giám định bồi thường
- Điều khoản giải quyết tranh chấp

13


C. KẾT LUẬN:
Bài làm trên đã nêu lên được những nội dung chủ yếu và hình thức của
Hợp đồng bảo hiểm, ngoài ra đã phân tích mối liên hệ giữa hợp đồng bảo
hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Vì phạm vi nhận thức còn hạn chế do
không có giáo trình chuẩn và không có nhiều tài liệu tham khảo nên bài viết
không tránh khỏi những sai xót. Kính mong nhận được lời nhận xét của cô
giáo để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS.Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp.
2. TS. Phạm Văn Tuyết (2007), Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo
pháp luật tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp.
3. Thái Văn Cách, Luận văn thạc sĩ luật học, Pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm Việt Nam thực trạng và hướng hoàn thiện, Hà Nội, 2001.
4. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành 5. Bộ Luật Dân
sự năm 2005.
5. Các trang web:

Bộ Tài chính: mof.gov.vn
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: avi.org.vn
Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam: webbaohiem.net
/> />
BÀI TẬP HỌC KÌ
MÔN: LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

15


ĐỀ BÀI SỐ 8: Tìm hiểu những nội dung chủ yếu và hình
thức của Hợp đồng bảo hiểm. Phân tích mối liên hệ giữa
hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

16



×