Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.22 KB, 15 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
MỤC LỤC

1

MỤC LỤC...........................................................................................................................................1
2. Tìm 1 tình huống thực tế về quyền tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người khuyết tật. Qua đó
phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm
việc đối với người khuyết tật.............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................15

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
2

1. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm

sóc sức khoẻ theo quy định của pháp luật hiện hành
Sức khoẻ là một nhân tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi con
người. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu quan trọng mang tính tất
yếu. Đặc biệt đối với những người khuyết tật, họ là người mang một hay
nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc suy giảm chức năng nào đó, khiến họ
khó khăn hơn so với những người bình thường khác, thì nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ lại càng cần thiết hơn.
Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2006
(VHLSS, 2006) cho thấy, tỷ lệ khuyết tật của dân số từ 5 tuổi trở chiếm
đến 15,3% trong tổng dân số, và mới đây nhất, kết quả Tổng điều tra dân


số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi
từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người,
trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực
nông thôn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ cho
người khuyết tật, như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đã đặt ra
năm quan điểm cơ bản, chủ yếu chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ con
người nói chung, trong đó có người khuyết tật:

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
-

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã

-

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng,

hội
hiệu quả và phát triển
Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện
Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
Phát triển nhân lực y tế thực hiện châm sóc sức khoẻ 1
Từ quan điểm đã nêu trên, có thể thấy, chăm sóc sức khoẻ cho
người khuyết tật bao gồm: chăm sóc y tế (chăm sóc do ngành y tế đảm

nhiệm chính như chăm sóc về phòng bệnh; khám bệnh, chữa bệnh; điều
dưỡng, phục hồi chức năng…) và chăm sóc ngoài y tế (do các ngành khác
đảm nhiệm chính như: tập luyện thể dục thể thao; nhà ở, nước uống, vệ
sinh môi rường, giao thông vận tải…
Luật người khuyết tật 2010 ra đời, quyền lợi của người khuyết tật
trong việc chăm sóc sức khoẻ được quy định khá cụ thể tại Chương III
(điều 21 – điều 26). Ben cạnh đó, quyền lợi của họ còn được quy định tại
các luật chuyên ngành khác: Luật người cao tuổi (điều 12), luật khám
bệnh, chữa bệnh (điều 3), Luật hoạt động chữ thập đỏ.
Căn cứ vào nội dung các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người
khuyết tật, thì chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật được chia
thành ba loại: Chế độ phòng bệnh (mục đích để ngăn ngừa không để
khuyết tật xảy ra hay làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ gây nên khuyết tật,
tăng cường sức khoẻ ổn định hơn cho người khuyết tật); chế độ khám
bệnh, chữa bệnh (mục đích để phát hiện sớm và chữa trị khuyết tật đã phát
sinh); chế độ chỉnh hình, phục hồi chức năng (mục đích phục hồi khả
năng các bộ phận hoặc chức năng nào đó đã bị mất hoặc suy giảm và tăng
cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của khuyết tật, giúp người
khuyết tật sớm ổn định sức khoẻ).
1

Xem: Bộ y tế, GS.TS. Trương Việt Dũng (chủ biên),Tổ chức và quản lý y tế, Nxb. Y học, hà Nội,
2007, tr. 46 - 58

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

3



BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ
được thể hiện cụ thể qua nội dung chế độ chăm sóc sức khoẻ người khuyết
tật (chương III Luật người khuyết tật 2010)
a.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được hiểu là những chăm sóc sức khoẻ
thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành đưa đến tận
cá nhân và từng gia đình, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham
gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt
được mức sức khoẻ cao nhất.
Theo quy định tại Luật người khuyết tật thì quyền được chăm sóc
sức khoẻ ban đầu của người khuyết tật được đảm bảo và trách nhiệm là
của cơ sở y tế cấp xã. Cơ sở y tế cấp xã thực hiện các hoạt động: tuyên
truyền, giáo dục kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp
phòng ngừa khuyết tật; các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thực
hiện phù hợp trong phạm vi chuyên môn.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người khuyết tật bao gồm các
nội dung:
-

Giáo dục sức khoẻ thông qua các hoạt động tuyên truyền,

giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, nhằm mục đích tăng
cường kiến thức và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nội dung của
giáo dục sức khoẻ bao gồm:

+ Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý
+ Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
+ Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em
Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

4


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
+ Các hoạt động về công tác phòng bệnh…
-

5

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Có nhiều cách phòng

ngừa khuyết tật – tương ứng với các nguyên nhân dẫn tới khuyết tật. Hoạt
động phòng ngừa khuyết tật khá đang dạng bao gồm:
+ Phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật;
+ Phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở
thành người khuyết tật;
+ Phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn.
-

Quản lý sức khoẻ. Điểm b khoản 1 điều 21 Luật người khuyết

tật quy định: trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý
sức khoẻ người khuyết tật. Việc quản lý sức khoẻ đối với người khuyết tật

là để theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức
năng đưa ra các giải pháp hợp lý để chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật
một cách hiệu quả hơn.
b.

Khám bệnh, chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 2 Luật khám bênh, chữa bệnh năm 2009
thì, khái niệm khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật có thể được
hiểu n hư sau:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám
thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò
chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã
được công nhận đối với người khuyết tật.

2

2

Giáo trình Luật người khuyết tật VN, Nxb. CAND, 2011, tr 166

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã
được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị,
chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. 3

Nội dung khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật bao gồm:
-

Quyền được khám bệnh, chữa bệnh. Có nghĩa là, khi tham gia

vào khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh, người khuyết tật có
quyền được đảm bảo các quyền như một công dân bình thường (quyền
được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế;
quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi
trong hồ sơ bệnh án; quyền được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều
trị;…4).
-

Được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh: người khuyết tật đặc

biệt nặng; người khuyết tạt nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết
tật, phụ nữ khuyết tật có thai, người khuyết tật có công với cách mạng có
quyền được ưu tiên trong khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Việc
ưu tiên thể hiện thông qua: miễn, giảm viện phí; hỗ trợ sinh hoạt phí, chi
phí đi lại, chi phí điều trị.
c.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng được coi là nội dung quan trọng trong việc
chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật. Điều 26 Công ước về quyền của
người khuyết tật năm 2006 (Liên hợp quốc): “để giúp người khuyết tật
đạt được và duy trì tối đa sự độc lập, khả năng đầy đủ về thể chất, trí tuệ,
xã hội và nghề nghiệp, sự hoà nhập và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời
sống… các quốc gia tổ chức, tăng cường và mở rộng dịch vụ, chương

trình toàn diện về hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng”. Trên cơ sở
3
4

Giáo trình Luật người khuyết tật VN, Nxb. CAND, 2011, tr 167
Xem: Điều 7 đến Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

6


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
tiền đề là các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng đã
quy định cụ thể về nội dung chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với người
khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật về người khuyết tật

5

thì nội dung

phục hồi chức năng người khuyết tạt bao gồm:
-

Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi

chức năng

-

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

* Hạn chế, khó khăn, thách thức
Người khuyết tật vẫn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với các
dịch vụ y tế, nhất là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện
đi lại không thuận tiện. Kết quả điều tra đánh giá tình hình thực hiện pháp
luật về người khuyết tật năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội cho thấy 58,34% người khuyết tật và 80% hộ gia đình có người
khuyết tật còn đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh - chăm
sóc sức khoẻ cho người khuyết tật. Mặc dù hầu hết các xã đã có trạm y tế
nhưng chất lượng còn hạn chế, mới có 46% xã có trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia; đội ngũ y bác sĩ, giáo viên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
còn thiếu, chất lượng còn thấp, các trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn
thô sơ, lạc hậu, không đảm bảo chất lượng. Phần lớn hộ gia đình có người
khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (32,5% thuộc diện nghèo) nên
khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế bị hạn chế, đặc biệt là tiếp cận với dịch
vụ y tế chất lượng cao do những chi phí ngoài điều trị (chi phí đi lại, chăm
sóc, ăn ở, thuốc men,...) vượt quá khả năng tài chính của người khuyết tật
và hộ gia đình có người khuyết tật; bên cạnh đó những thủ tục, quy định
5

Xem: Điều 25, Điều 26 Luật người khuyết tật; Điều 2, Điều 41, Điều 47 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân
dân; Điều 42 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Điều 47 Luật chăm sóc sức khoẻ thanh
niên; Điều 9. 10. 14. 17, 20, 24, 27, 29 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
đối với việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến còn phức tạp với
đa số người khuyết tật.
Một số khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khoẻ
người khuyết tật:
-

Các mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng mặc dù

được triển khai ở Việt Nam từ năm 1987, nhưng cho đến nay chủ yếu thực
hiện các hoạt động trong phạm vi của lĩnh vực y tế, sự tham gia của các
ngành thuộc các lĩnh vực khác còn hạn chế. Nguồn kinh phí chi cho
chương trình này còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào các tổ chức Quốc tế,
Tổ chức phi Chính phủ (NGO) nên kết quả thực hiện chưa cao.
-

Chất lượng của mạng lưới y tế tuyến cơ sở còn thấp, các trạm

y tế xã thiếu trang thiết bị, trang thiết bị lạc hậu, không đảm bảo cơ số
thuốc, thiếu bác sỹ, nhân viên y tế có chuyên môn về phục hồi chức năng;
chưa có chính sách ưu đãi cho cán bộ y tế làm công tác phục hồi chức
năng và chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.
-

Chưa có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng


người khuyết tật nhẹ không hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
-

Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, nhất là trong

việc chuyển tuyến khám chữa bệnh, điều trị - phục hồi chức năng, một số
danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng đang được thực hiện tại các cơ sở
y tế chưa được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, phần lớn các dụng cụ trợ giúp
cho người khuyết tật chưa được bảo hiểm y tế thanh toán.

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

8


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
9

2. Tìm 1 tình huống thực tế về quyền tìm kiếm và đảm bảo
việc làm của người khuyết tật. Qua đó phân tích những khó
khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về
chế độ làm việc đối với người khuyết tật
Theo ước tính của Liên hợp quốc, hiện có khoảng 10% dân số thế
giới là người khuyết tật, đa phần trong số đó trong độ tuổi lao động.
Nhóm dân số này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong
cuộc sống, từ việc đối mặt với những rào cản về mặt nhận thức, đến
những rào cản về cơ sở hạ tầng và cơ hội để phát triển.
Vấn đề việc làm cho người khuyết tật là một nội dung cơ bản được

các văn bản quy phạm pháp luật đề cập cũng như là chủ đề của nhiều
chương trình xã hội. Quyền được làm việc và tạo cơ hội được làm việc
của người khuyết tật trở thành một vấn đề quan trọng và được coi là chìa
khóa để giúp người khuyết tật tự mình thay đổi cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế thì, dù người khuyết tật có cố gắng nhiều
gấp 10, 20 lần người bình thường thì cơ hội để tìm kiếm và đảm bảo có
được một việc làm ổn định là vô cùng khó khăn.
Một câu chuyện sẽ nêu trong bài viết là một tấm gương về một
người khuyết tất đã có khả năng đứng trên đôi chân của mình, khẳng định
năng lực của bản thân cũng như có một vị thế nhất định trong xã hội. Đó
là câu chuyện về chị Trần Kim Thanh, giám đốc điều hành E2E
Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
FRIENDS, thuộc công ty cổ phần phát triển phần mềm và giải pháp
thương mại điện tử E2E. Theo chị Thanh thì những khó khăn đối với
người khuyết tật gặp phải khi tìm kiếm và đảm bảo việc làm là không thể
tránh khỏi, nhất là trong xã hội vẫn còn chưa có sự quan tâm đúng mức
tới người khuyết tật. Đã có thời điểm, chị không thể xin được việc làm do
thái độ kỳ thị và không tin tưởng ở người khuyết tật như chị. "Thanh
không đợi các doanh nghiệp... "chấm" mình mà Thanh đã chủ động
"chấm" các doanh nghiệp khi mở quyển những trang vàng ra xem, chọn
lựa những công ty có các công việc thích hợp với năng lực của mình và
apply, thường là qua email hoặc điện thoại. Tuy cũng có nơi e ngại khi
gặp mặt phỏng vấn trực tiếp vì không tin tưởng mình sẽ làm được việc,
nhưng Thanh vẫn nỗ lực chứng tỏ cho họ thấy, năng lực của mình không
thua kém gì người không khuyết tật". Sự tự tin đó đã giúp chị tìm được

những việc làm phù hợp như biên tập cho Vietbooks, Firstnews... và đến
giờ là một vị trí công việc phù hợp với khả năng của Thanh.
Cậu chuyện về chị Thanh là một bài học điển hình, một tấm gương
cho những người cùng cảnh ngộ như chị học tập. Tuy nhiên, trên thực tế
thì những người khuyết tật được có công ăn việc làm ổn định vẫn còn hạn
chế và những người thành công trong công việc như Trần Kim Thanh lại
càng hiếm.
* Nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong tìm việc và đảm bảo
việc làm cho người khuyết tật
Từ tình huống đã nêu về một trường hợp người khuyết tật thành
công trong việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm cũng như từ thực tế hiện
nay, có thể thấy, những khó khăn, bất lợi mà người khuyết tật gặp phải
trong quá trình tìm kiếm và đảm bảo việc làm bắt nguồn từ những nguyên
nhân sau đây:

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

10


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
Thứ nhất, do trình độ văn hoá còn thấp, do một số điều kiện chủ
quan cũng như sự tác động không tốt từ thực tế khách quan dẫn tới việc
tới trường của người khuyết tật gặp rất nhiều hạn chế. Khó khăn chồng
chất khó khăn khi, một mặt, người khuyết tật là nhóm người gặp những
hạn chế nhất định về thể chất cũng như tinh thần, mặt khác lại gặp phải
những rào cản từ phía gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê, 41%
người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chứ, chỉ có 19.5% người

khuyết tât hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; 2.75% người khuyết tất có
trình độ trung học chuyên nghiệp và số lượng người khuyết tật có bằng
Đại học, cao đẳng chỉ chiếm chưa đến 0.1%. Với trình độ văn hoá thấp thì
việc người khuyết tật khó tìm được việc làm cũng như ổn định với việc
làm của mình là điều tất yếu. Tuy pháp luật đã quy định khá cụ thể về
quyền giáo dục của người khuyết tật, tuy nhiên, không có biện pháp chế
tài để đảm bảo việc thực hiện cũng như do khó khăn từ phía gia đình
người khuyết tật nên vấn đề này chưa được giải quyết triệt để.
Thứ hai, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới
dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn 6.” Có thể
thấy, vấn đề về sức khoẻ cũng là một vấn đề người khuyết tật phải đối
mặt. Đa phần người khuyết tật có sức khoẻ kém. Lao động, cả lao động trí
óc và chân tay, đều đòi hỏi yêu cầu về sức khoẻ nhât định. Sức khoẻ để
thực hiện công việc cũng như chịu áp lực của công việc. Đứng dưới góc
độ là một người tuyển dụng, một chủ của doanh nghiệp muốn tìm người
lao động, dù có những ưu đãi nhât định cho người khuyết tật trong quá
trình tuyển dụng, nhưng nếu không đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, thì
thực sự việc đảm bảo để người khuyết tật làm việc lâu dài tại doanh
nghiệp là khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người khuyết tật.
6

Xem: khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật 2010

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

11



BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
Thứ ba, chưa có định hướng dạy nghề và tạo việc làm thích hợp
cho người khuyết tật. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương
binh và xã hội, năm 2001, có 97.64% Người khuyết tật ở Việt Nam không
được đào tạo qua trường lớp chính thức, trong đó 1.22% đã có trình độ kĩ
thuật đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, 0.53% mới tốt nghiệp từ những
trường dạy nghề và chỉ có 0.61% tốt nghiệp từ các trường Đại học và cao
đẳng. Thực trạng này dẫn đến tỉ lệ người khuyết tật không tìm được việc
làm khá cao: 41.86% ở Đồng bằng sông Hồng và 35,77% ở phía đông
nam đồng bằng sông Cửu Long. Hằng năm, Bộ lao động – thương binh và
xã hội đều có giao chỉ tiêu và ngân sách cho các Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội các tỉnh và thành phố để đào tạo nghề cho Người khuyết
tật, nhưng do chất lượng đào tạo chưa thực sự hiệu quả, nên số người
khuyết tật sau khi đào tạo vẫn không có nhiều việc làm rất đông. Và tình
hình thì không được cải thiện bao nhiêu.
* Nhận xét quy định của pháp luật hiện hành và phương hướng
hoàn thiện
Có thể thấy, Luật người khuyết tật 2010 ra đời thể hiện sự quan
tâm đúng mức của xã hội và Nhà nước tới đối tượng đặc biệt này. Chính
sách nhằm giúp đỡ người khuyết tật trong tìm kiếm và đảm bảo việc làm
là khá cụ thể và hợp lý, tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể tự lo cho
cuộc sống của riêng mình. Song với tình hình thực tế cho thấy, tình hình
giải quyết việc làm cho người khuyết tật không mấy khả quan hơn. Từ
những nguyên nhân kể trên, có thể nêu ra một số giải pháp, một mặt để
hoàn thiện pháp luật, mặt khác để giải quyết vấn đề việc làm cho người
khuyết tật:
Về phía nhà nước

Nguyễn Hà Linh


N02 – Nhóm 7

12


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
-

Cần quy định chế tài cụ thể cho các hành vi kỳ thị, phân biệt

đối xử dẫn tới vấn đề không đảm bảo được việc làm cho người khuyết tật
-

Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật để

nâng cao sức khoẻ cho họ, đáp ứng yêu cầu chung của xã hội cũng như
yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng
-

Triển khai nhiều cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người

khuyết tật trên phạm vi cả nước đồng thời giám sát, kiểm tra hiệu quả hoạt
động của các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm đó.
Về phía các doanh nghiệp
-

Trong quá trình tuyển dụng, có những ưu tiên nhất định cho

người khuyết tật khi tuyển lao động cho doanh nghiệp

-

Trong quá trình lao động, do người khuyết tật có những hạn

chế nhất định về thể chất hoặc tinh thần, thông thường thì họ có sức khoẻ
không tốt, doanh nghiệp cần phải sắp xếp vị trí phù hợp, thực hiện đúng
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người khuyết tật.

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7

13


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
14

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7


BÀI TẬP HỌC KỲ - LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM
15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật người khuyết tật Việt

Nam, Nxb. CAND, 2011
2. Bộ Y Tế, Gs. Ts. Trương Việt Dũng (chủ biên), Tổ chức và
quản lý y tế, Nxb. Y học, 2007
3. Ban điều phối hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, Báo cáo năm
2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, 2010
4. Việc làm cho người khuyết tật – gian nan muôn nẻo,
/>option=com_content&task=view&id=1908&Itemid=808
5. Đào tạo nghề cho người khuyết tật còn nhiều khó khăn,
/>option=com_content&view=article&id=121%3Aao-to-ngh-cho-ngi-khuyt-ttcon-nhiu-kho-khn&catid=33%3Adevelopment-environment&lang=vi
6. Người khuyết tật: tìm việc bằng năng lực chứ không bằng sự
thương hại, />ArticleID=197749&ChannelID=269
7. Người khuyết tật còn khó tìm việc làm,
/>8. Luật người khuyết tật Việt Nam 2010
9. Và các văn bản pháp luật có liên quan khác

Nguyễn Hà Linh

N02 – Nhóm 7



×