Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cơ sở pháp lý về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá... 3 nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.75 KB, 21 trang )

Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

** MỤC LỤC **
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………

A.

1
NỘI

B.

DUNG………………………………………………………………

1
I. Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của...

1

cá nhân
1. Khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng……………………….......

1

2. Năng lực chủ thể của cá nhân trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng...

2

II. Cơ sở pháp lý về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá...



3

nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Mức độ năng lực của cá nhân chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng….

3

2. Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm bổ sung bồi thường thiệt hại của…...

4

cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
III. Thực tiễn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá…….. 12
nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất cập.. 14
về năng lực chịu TN BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Về khía cạnh lập pháp……………………………………………………… 14
2. Về cơ chế phối hợp giải quyết yêu cầu đòi BTTH ngoài hợp đồng………... 17
3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân, cụ…... 17
thể là về BLDS và chế định BTTH ngoài hợp đồng
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………. 18

================================= 1 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================


A. LỜI MỞ ĐẦU
Những quan hệ dân sự luôn luôn phát triển và thay đổi đa dạng, phức tạp
không ngừng nên pháp luật không thể bắt kịp hết trường hợp cụ thể trên thực
tiễn. Trong đời sống xã hội, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân là vấn đề mặc dù được pháp luật điều chỉnh, song lại chịu
nhiều ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng được quy định tại Điều 606 BLDS 2005 và các Điều
luật khác cùng với những văn bản liên quan. Đó là dựa trên mức độ hành vi, tình
trạng tài sản, khả năng bồi thường của cá nhân và xác định cá nhân gây thiệt hại
phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại theo các mức độ năng lực
hành vi dân sự khác nhau.

B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của
cá nhân
1. Khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Trong lịch sử pháp luật thế giới, BTTH ngoài hợp đồng là một trong
những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. BTTH ngoài hợp đồng còn
gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Theo quy định của Điều 604 BLDS
2005, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu: “ 1. Người nào do lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý xâm phạm…..mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý đặc biệt, trong đó chủ thể
gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi gây thiệt
================================= 2 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi

===================================================================

hại của mình gây ra. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng bao gồm các yếu tố: có
thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người
gây thiệt hại; và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
2. Năng lực chủ thể của cá nhân trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Năng lực của chủ thể là cá nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự tạo thành. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của
cá nhân được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự theo quy định
của pháp luật tại Điều 14 BLDS: “ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng….chấm dứt khi người đó chết”. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự là
khả năng khách quan và mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngang
nhau. Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự có quyền nhân thân không gắn với
tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Cá nhân có quyền sở hữu, quyền thừa
kế và các quyền khác đối với tài sản. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có ý
nghĩa phát sinh từ quan hệ đó. Ngoài năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự của cá nhân là một yếu tố cùng với năng lực pháp luật dân sự cấu thành
năng lực chủ thể của cá nhân. Theo các quy định tại các Điều từ 17 đến Điều 21
BLDS, quy định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân gồm các bậc người
thành niên, người chưa thành niên và năng lực hành vi của họ được quy định rất
cụ thể: “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên…là người chưa thành niên”. Theo
quy định tại Điều 19 BLDS thì người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp người đó mất năng lực hành vi dân sự mà không thể nhận
thức được, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại Điều 21 BLDS, thì người không có năng lực hành vi dân sự là
người chưa đủ sáu tuổi. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên chưa
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định tại Điều 20 BLDS, thì
được coi là người có một phần năng lực hành vi dân sự, do vậy người ở độ tuổi
================================= 3 =================================

Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

này phải chịu trách nhiệm một phần tài sản của mình, khi gây thiệt hại cho người
khác. Còn năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân được
quy định tại Điều 606 BLDS.
II. Cơ sở pháp lý về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) của cá nhân được
xác định theo những tiêu chí dưới đây:
1. Mức độ năng lực của cá nhân chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật có quy định về năng
lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân. Quy định về năng lực chịu trách nhiệm
BTTH của cá nhân là thật sự cần thiết. Bởi vì, cá nhân gây thiệt hại hoặc là
người đã thành niên hoặc là người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực
hành vi dân sự và việc xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai có ý nghĩa không
những về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tế quan trọng. Việc xác
định ai là người phải BTTH do có hành vi gây thiệt hại là mục đích điều chỉnh
của pháp luật.
Một mặt, việc xác định rõ chủ thể phải BTTH để quy trách nhiệm cho
người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Mặt khác, còn là căn cứ xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự; ai
là bị đơn dân sự trước Tòa án khi có việc cá nhân gây thiệt hại cho người khác
phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự? Hơn nữa, lợi ích của người bị thiệt hại
hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, để có căn cứ để yêu cầu BTTH, bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời với việc bảo về các quyền, lợi ích hợp

pháp của người bị gây thiệt hại.
Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân được quy định tại Điều 606
BLDS, xác định trách nhiệm của cá nhân gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho người bị thiệt hại theo các mức độ năng lực hành vi dân sự khác
================================= 4 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

nhau. Căn cứ vào những điều kiện về độ tuổi và sự phát triển của trí tuệ, nhận
thức của cá nhân để có cơ sở xác định trách nhiệm của cá nhân khi gây thiệt hại
cho người khác thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện với những mức độ
nào.
2. Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm bổ sung bồi thường thiệt hại của cá
nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 606 BLDS, quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá
nhân trong ba mức độ khác nhau, theo đó chủ thể có trách nhiệm BTTH được
xác định:
* Mức độ thứ nhất: Tại khoản 1 của điều luật quy định: “ Người từ đủ mười tám
tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, người có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự, người đã thành niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình, phải BTTH bằng tài sản của mình và không phụ thuộc vào tài sản của bản
thân người này. Người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác
phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư
cách là bị đơn dân sự trước tòa án, là người có trách nhiệm dân sự bồi thường
toàn bộ thiệt hại. Người trưởng thành còn được hiểu bao gồm những người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 BLDS. Điều 23

BLDS quy định trường hợp một người đã thành niên (đủ mười tám tuổi, không
mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành
vi của mình), có các hành vi sau đây thì năng lực hành vi dân sự của người đó bị
hạn chế không được tham gia một số quan hệ pháp luật dân sự, ví dụ giao dịch
liên quan đến tài sản của người đó, nhưng trách nhiệm dân sự của họ không được
loại trừ khi họ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Tại khoản 1
Điều 23 BLDS quy định: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
khác… năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định trên, nhằm hạn chế năng lực
hành vi dân sự của cá nhân khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà có liên
================================= 5 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng không
phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, khi có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Bởi vì, khi tham gia giao
dịch dân sự thì chủ thể tự mình tham gia theo ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt
và có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản của
mình. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án tuyên bố người
đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật, do vậy việc định
đoạt tài sản của người đó bị hạn chế trong quan hệ giao dịch liên quan đến tài sản
của người đó. Vì người đó đã có hành vi được xác định là nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình, của bản thân (đã có
bản án hạn chế năng lực hành vi dân sự). Nhưng người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự do các nguyên nhân được quy định tại Điều 23 BLDS, không đồng thời
là căn cứ miễn trách nhiệm BTTH cho người đó, khi có hành vi trái pháp luật

gây thiệt hại cho người khác. Vì người đó là người trưởng thành, phải chịu trách
nhiệm về mọi hành vi của mình.
* Mức độ thứ hai: Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS: “ Người chưa
thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì
cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Theo quy định trên, việc xác định chủ thể BTTH được chia thành hai
trường hợp khác nhau trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường và
tư cách của chủ thể là bị đơn trong tố tụng dân sự:

================================= 6 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

Trường hợp thứ nhất, người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha,
mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, theo đó cha, mẹ của người gây
thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự trước tòa án. Nếu tài sản của
cha, mẹ người ở độ tuổi này gây thiệt hại không đủ để bồi thường mà người con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để
bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi này gây thiệt hại không có
trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ người
đó. Trách nhiệm của cha, mẹ của người dưới mười lăm tuổi phải BTTH do con

chưa thành niên gây ra là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha,
mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con mình. Quy định này không
những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, nhằm bảo
vệ lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại. Người bị gây thiệt hại trừ khi có
lỗi, không quan tâm đến việc gây thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra
hay do người đã trưởng thành gây ra. Người bị thiệt hại phải được bồi thường và
trách nhiệm bồi thường đó thuộc về ai, người bị hại luôn luôn quan tâm. Trong
trường hợp cha, mẹ không có đủ tài sản để bồi thường thiệt hại do con dưới
mười lăm tuổi gây ra, mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi
thường phần còn thiếu, không thể hiểu là khi đó trách nhiệm bồi thường thuộc về
người con hoặc hiểu trách nhiệm BTTH trong trường hợp này là theo phần, cả
hai cách hiểu như vậy đều là không đúng với quy định của pháp luật. Trách
nhiệm của cha, mẹ của những người dưới mười lăm tuổi phải BTTH là tính đến
thời điểm người con gây thiệt hại là người dưới mười lăm tuổi, mà không căn cứ
vào thời điểm tòa án giải quyết tranh chấp.
Việc lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu trong trường hợp
này không thể được hiểu là nghĩa vụ bổ sung, vì khi đề cập đến nghĩa vụ bổ sung
là đề cập đến chủ thể của nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này, việc lấy tài sản của
con để bồi thường bổ sung phần còn thiếu hoặc toàn bộ trong trường hợp cha,
================================= 7 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

mẹ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường là xét về việc khắc
phục phần còn thiếu về tài sản, mà không phải là trường hợp xác định chủ thể
thực hiện nghĩa vụ bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung là nghĩa vụ của người phải thực

hiện nghĩa vụ bổ sung bằng tài sản của mình với tư cách là người thực hiện nghĩa
vụ bổ sung trong trường hợp người có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền khi đến hạn thực hiện
nghĩa vụ. Nhưng trong trường hợp theo quy định tại Điều 606 BLDS quy định về
năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân không thể hiểu là người con dưới
mười lăm tuổi trực tiếp gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bổ sung trong
trường hợp cha, mẹ không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường cho người bị
thiệt hại. Bởi vì, trách nhiệm BTTH luôn thuộc về cha, mẹ trong trường hợp con
dưới mười lăm tuổi của họ gây thiệt hại, mà trách nhiệm BTTH không thuộc về
người con. Trong quan hệ BTTH thì cha, mẹ của người dưới mười lăm tuổi có
trách nhiệm bồi thường, còn người con trực tiếp gây thiệt hại không phải là chủ
thể trong quan hệ nghĩa vụ BTTH. Trách nhiệm BTTH của cha, mẹ do con dưới
mười lăm tuổi gây ra là trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm pháp lý do pháp luật
quy định. Còn hành vi của người con dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại là nguyên
nhân trực tiếp của thiệt hại, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại thuộc về
cha, mẹ của họ. Việc lấy tài sản của người con dưới mười lăm tuổi trực tiếp gây
thiệt hại để bồi thường bổ sung phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi
ích hợp pháp của người bị thiệt hại và nhằm bảo vệ nguyên tắc BTTH là toàn bộ
và kịp thời. Người con dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ của người
này có trách nhiệm bồi thường nhưng cha, mẹ lại không có đủ hoặc không có tài
sản để bồi thường, mà lấy tài sản của con để bồi thường là việc pháp luật quy
định về điều kiện kinh tế có thể giải quyết được, dùng để BTTH. Cha, mẹ của
người con chưa trưởng thành trực tiếp gây thiệt hại với tư cách là người quản lý
tài sản của con vị thành niên, có nghĩa vụ dùng tài sản để bồi thường bổ sung
================================= 8 =================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi

===================================================================

phần còn thiếu. Việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu
không phải là trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho người con trực tiếp
gây thiệt hại, đồng thời cũng không làm chấm dứt trách nhiệm BTTH của cha,
mẹ. Hơn nữa, việc cha, mẹ dùng tài sản của người con dưới mười lăm tuổi đã
gây thiệt hại để bồi thường phần còn thiếu không thuộc trường hợp người con
với tư cách là người thực hiện nghĩa vụ bổ sung. Bởi vì việc cha, mẹ dùng tài sản
của con để bồi thường phần còn thiếu thì cha, mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm
bồi thường, việc dùng tài sản của con để bồi thường không phải là căn cứ xác
định tư cách người phải bồi thường từ cha, mẹ được chuyển sang cho con và
trách nhiệm của cha, mẹ không thể triệt tiêu trong trường hợp này. Những phân
tích trên đây nhằm củng cố thêm cơ sở trách nhiệm pháp lý luôn thuộc về cha,
mẹ kể cả trong trường hợp con dưới mười lăm tuổi trực tiếp gây thiệt hại mà
không có tài sản riêng để cha, mẹ có thể dùng vào việc BTTH do người con đó
gây ra, mà trách nhiệm luôn luôn thuộc về cha, mẹ của người con dưới mười lăm
tuổi gây thiệt hại cho dù cha, mẹ của người đó có hoặc không có đủ tài sản để
BTTH do con dưới mười lăm tuổi gây ra.
Trường hợp thứ hai, theo quy định tại đoạn hai khoản 2 Điều 606 BLDS,
thì “ người từ đủ mười lăm tuổi đến …thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình”. Quy định này trái ngược với quy định tại đoạn thứ
nhất khoản 2 Điều 606 BLDS ở những điểm sau đây:
Người từ đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản
của mình và người này là chủ thể BTTH. Pháp luật quy định người từ đủ mười
lăm tuổi gây thiệt hại có trách nhiệm BTTH là căn cứ vào điều kiện xã hội thực
tế. Bộ luật Lao động quy định những người từ đủ mười lăm tuổi được tham gia
giao kết hợp đồng lao động với những công việc phù hợp với nhận thức và sức
khỏe của người đó, theo đó người ở độ tuổi này tham gia lao động trong các
công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã… được hưởng các khoản tiền lương, tiền
================================= 9 =================================

Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

thưởng và các khoản phúc lợi khác và là chủ sở hữu của các khoản thu nhập hợp
pháp đó. Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự, thì người từ đủ
mười lăm tuổi có quyền tham gia tố tụng dân sự với tư cách nguyên đơn hoặc bị
đơn dân sự trước tòa án. Người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của
mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí tham gia các quan hệ dân sự phổ biến
trong cuộc sống. Như vậy, pháp luật đã căn cứ vào những cơ sở này để quy định
trách nhiệm của người từ đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại cho người khác thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình. Cha, mẹ của người trong độ tuổi này có trách
nhiệm bồi thường thay cho người ở đọ tuổi này gây thiệt hại, mà không có tài
sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Cha, mẹ của người gây thiệt hại ở độ
tuổi từ đủ mười lăm tuổi phải BTTH thay cho người gây thiệt hại được hiểu là
nghĩa vụ bổ sung. Nếu con không bồi thường được thiệt hại, thì cha, mẹ có trách
nhiệm BTTH do con gây ra bằng tài sản của cha, mẹ. Đặc điểm của nghĩa vụ dân
sự bổ sung được thể hiện rõ trong quy định tại đoạn hai khoản 2 Điều 606
BLDS.
* Mức độ thứ ba: Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS: “Người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại ….thì không phải
lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Địa vị pháp lý của người giám hộ hoàn toàn khác biệt so với địa vị pháp lý
của người là cha, là mẹ của những người chưa thành niên khác. Bởi vì, người
giám hộ được quy định tại Điều 58 BLDS là: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức
……người mất năng lực hành vi dân sự ( sau đây gọi chung là người được giám
hộ)”. Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 gồm: “ a,Người

chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ….b,Người
mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì:
“Người chưa đủ mười lăm tuổi…phải có người giám hộ”.

=================================10=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

Theo những quy định trên, người được giám hộ gây thiệt hại cho người
khác, thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để BTTH. Trong
trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ
tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải BTTH bằng tài sản của mình nếu
người giám hộ có lỗi khi thực hiện việc giám hộ. Nghĩa vụ của người giám hộ
đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều
67 BLDS: “1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám
hộ….4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người giám
hộ có trách nhiệm BTTH nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người
giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nhưng nếu
người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ và người được giám
hộ gây thiệt hại thì người giám hộ không phải BTTH. Trách nhiệm BTTH chỉ
phát sinh trong trường hợp có lỗi để cho người được giám hộ gây thiệt hại cho
người khác. Cha, mẹ phải BTTH do con dưới mười lăm tuổi hoặc mất năng lực
hành vi dân sự gây ra. Như vậy, trong trường hợp nếu người giám hộ hoàn toàn
không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi

thường. Theo quy định này, nếu người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ và do một lý do nào đó cũng không
có người giám hộ thì thiệt hại được giải quyết bồi thường bằng biện pháp nào?
Theo nguyên tắc, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự
gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người đó.
Còn việc người nào có nghĩa vụ dùng tài sản của người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại để bồi thường cho người bị thiệt hại
chỉ được xem như một biện pháp thực hiện việc bồi thường, mà không thể hiểu
đó là trách nhiệm dân sự về tài sản của người thực hiện việc bồi thường đó.
=================================11=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

Ngoài ra, trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh
được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của người
giám hộ để bồi thường. Trong trường hợp này, trách nhiệm BTTH vẫn thuộc về
cha, mẹ của người được giám hộ. Nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ trong
những trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ bị tòa án hạn chế quyền của
cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành
niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con vị thành niên và
con mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong trường hợp người chưa thành niên
không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hoặc người giám hộ
hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, mà người chưa thành niên gây thiệt
hại thì người bị thiệt hại không được bồi thường, và trong trường hợp này được

xem là trường hợp người bị thiệt hại chịu rủi ro – yêu cầu BTTH không thể thực
hiện được.
Ngoài ra, còn có trường hợp: trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp
quản lý người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự có trách
nhiệm BTTH:
Mặc dù, luật quy định trách nhiệm BTTH thuộc về cha, mẹ và người giám
hộ, nhưng trong những trường hợp người dưới mười lăm tuổi và những người
mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý theo quy định tại Điều 621
BLDS 2005 thì: “1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học……3. Trong
các trường hợp….hành vi dân sự phải bồi thường”. Vấn đề là ở đây chúng ta
phải xác định “ thời gian quản lý” là khoảng thời gian như thế nào? Nếu cơ quan,
tổ chức quản lý chứng minh được họ không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ
phải có trách nhiệm BTTH.
=================================12=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

Theo khoản 1 Điều 621 BLDS 2005, thì người dưới mười lăm tuổi trong
thời gian học tại trường gây thiệt hại thì trường học phải BTTH xảy ra. Như vậy,
nhà trường có trách nhiệm BTTH trong trường hợp học sinh đang trong thời gian
học tại trường gây thiệt hại cho người khác. Trách nhiệm của nhà trường trong
việc quản lý học sinh đang học trong trường phổ thông cơ sở. Nhà trường có
nghĩa vụ quản lý học sinh trong thời gian học tại trường theo thời khóa biểu học
văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ
chức mà học sinh gây thiệt hại cho người khác thì nhà trường phải bồi thường.

Theo khoản 2 Điều 621 BLDS 2005, khi những người mất năng lực hành
vi dân sự gây ra thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức đang có nghĩa vụ
quản lý trực tiếp phải BTTH. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt pháp
lý, mà còn có ý nghĩa trên thực tế đời sống xã hội. Nó ràng buộc trách nhiệm của
bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lý người bị mất năng
lực hành vi dân sự. Trách nhiệm BTTH của chủ thể quản lý người mất năng lực
hành vi dân sự gây thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý phụ thuộc vào yếu tố
lỗi của chủ thể quản lý, mà căn cứ vào thời điểm người bị mất năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại cho người khác. Nếu bệnh viện, tổ chức khác chứng minh
được không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ, người giám hộ của người mất
năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
III. Thực tiễn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
do gây thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân là phần quy định pháp lý
rất đặc biệt và quan trọng, trong đó chủ thể gây thiệt hại và chủ thể phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi thiệt hại của chủ thể kia gây ra
được phân tách một cách rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết các vụ
kiện đòi BTTH ngoài hợp đồng do cá nhân gây ra gặp rất nhiều khó khăn bởi các
quy phạm liên quan nằm trong nhiều chế định khác nhau của BLDS 2005 như đã
=================================13=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

đề cập và nội dung của các điều luật điều chỉnh còn một số vấn đề chưa hợp lý.
Tình hình thụ lý các vụ việc dân sự có liên quan đến vấn đề này tại các Tòa án
rất phức tạp, một số vụ việc dân sự chưa được giải quyết triệt để do những

vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ có một số vụ việc cụ thể như sau:
Vụ việc thứ nhất: T là người chưa thành niên dưới 15 tuổi, có B là người
giám hộ đương nhiên cho T trong các giao dịch dân sự. Do cha, mẹ của T đều
mất năng lực hành vi dân sự. Một lần, sau khi đi chăn trâu về, T đã chơi đá bóng
trên đường với một nhóm bạn cùng thôn. Trong lúc đá bóng với các bạn, do sút
bóng quá mạnh nên quả bóng đã bay thẳng vào cửa kính xe con của ông H làm
kính xe bị vở. Và thiệt hại là ông H đi thay kính mới hết 6 triệu đồng, trách
nhiệm bồi thường cho ông H thuộc về B vì B có lỗi không quản lý để T đá bóng
trên đường gây ra thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sẽ lấy tài
sản của T để bồi thường cho ông H. Trong trường hợp tài sản của T không đủ thì
sẽ lấy tài sản của B để bồi thường phần còn thiếu vì B có lỗi trong nghĩa vụ quản
lý T. Nhưng vấn đề là cả T và B đều không có tài sản để bồi thường cho ông H.
Vậy thì theo luật ông H sẽ chấp nhận rủi ro, không được BTTH? Tuy nhiên, cha
mẹ của T mất năng lực hành vi dân sự nhưng lại được thừa kế một số tiền là 15
triệu đồng thì có lấy số tiền đó của cha mẹ T để bồi thường cho ông H không,
luật cũng không quy định rõ điều này? Trong trường hợp lấy tài sản của cha mẹ
T bồi thường cho ông H nhằm khắc phục thiệt hại trước mắt thì sau đó B có
nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó không?
Vụ việc thứ hai: Khoảng 17h ngày 26/ 4/ 2009, Lê Văn A sinh 1/ 2/ 1995,
là học sinh Trường PT dân tộc nội trú H đi xuống nhà bếp ăn cơm. Khi đi A có
mang một con dao để ăn xong rồi gọt hoa quả ăn. Sauk hi ăn cơm xong, A cùng
các bạn đi chơi. Đến 18h thì A cùng các bạn về trường. Khi đến sân trường, A
thấy một số học sinh của trường đang đá bóng, A chạy đến tham gia thì Đỗ Xuân
=================================14=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi

===================================================================

M là học sinh lớp 8 của trường không cho đá cùng, A có nói lại “ Bóng của mày
ah?”. Sau đó, A và M lao vào đánh nhau. Một số học sinh ở đó can ngăn, xong
M xông vào tát A. A rút con dao trong túi quần ra, thấy vậy M nói “ có giỏi thì
đâm đi”, Và A giơ dao đâm một nhát vào người M, mọi người đưa M đi cấp cứu,
nhưng do vết thương quá nặng nên M đã chết trên đường đi cấp cứu.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005: “ Người
chưa thành niên dưới mười lăm tuổi…..tại Điều 621 của Bộ luật này”. Ở vụ việc
trên thì bố, mẹ A và A phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Vậy, bố,
mẹ của A tham gia tố tụng với hai tư cách: vừa là người đại diện hợp pháp của
A, vừa là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tại Điều 621 BLDS năm 2005
cũng quy định trách nhiệm bồi thường của trường học trong trường hợp người
dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại. Nhưng ở vụ việc trên, nhà trường không có lỗi
vì vụ việc đó xảy ra không phải trong thời gian quản lý của nhà trường
IV. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất
cập về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây
thiệt hại ngoài hợp đồng.
1. Về khía cạnh lập pháp
Ngoài việc rà soát toàn bộ các quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng của cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau để tiến hành sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành mới nhằm bảo đảm tính thống nhất với các quy định mang tính
nguyên tắc trong BLDS thì đã có một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều luật
như sau:
- Vấn đề BTTH do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra
trong thời gian họ được trường học, bệnh viện hoặc tổ chức khác trực tiếp quản
lý phải BTTH xảy ra, trừ trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng
minh được mình không có lỗi. Quy định này như vậy là nhằm nâng cao trách
nhiệm của trường học, bệnh viện, tổ chức khác trong việc giám sát các đối tượng
=================================15=================================

Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

thuộc sự quản lý của mình. Tuy nhiên có kiến nghị các nhà làm luật cần sửa đổi,
bổ sung những quy định pháp luật để làm rõ hơn yếu tố lỗi, phải làm rõ đây là lỗi
trong quản lý chứ không phải lỗi trong việc gây ra thiệt hại.
- Trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên vi phạm pháp luật gây thiệt
hại không chỉ là trách nhiệm vật chất mà trong nhiều trường hợp còn là xâm
phạm các giá trị nhân thân. Nếu như có sự xâm phạm các giá trị nhân thân thì
pháp luật sẽ bảo vệ người bị xâm phạm như thế nào? Quan hệ tài sản thì đền bù
bằng tiền ngang giá. Còn xâm phạm các giá trị nhân thân thì không thể quy ra
tiền, chỉ bồi thường bằng cách tự cải chính hoặc yêu cầu người vi phạm cải chính
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người vi phạm xin
lỗi, bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần. Song Điều
606 BLDS 2005 không quy định cụ thể trách nhiệm này thuộc về ai, do vậy
trong thực tiễn có trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại về tinh thần
khi họ thực hiện các chế tài trên người bị hại đã không chấp nhận và cho rằng đó
là lời xin lỗi của trẻ con không có giá trị, yêu cầu những người có trách nhiệm
với người chưa thành niên đó ( cha mẹ, người giám hộ) phải công khai xin lỗi.
Yêu cầu đòi hỏi như vậy của người bị hại cũng hoàn toàn chính đáng bởi vì đối
với người chưa thành niên xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, họ thường không
có ý thức trách nhiệm về lời xin lỗi của mình song trách nhiệm đó thuộc về cha
mẹ hoặc người giám hộ của họ thì sẽ giúp cha mẹ, người giám hộ nhận thức rõ
hơn thiếu sót của mình trong việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên, giúp
người bị hại phần nào giảm bớt đi những ảnh hưởng về tinh thần do người chưa
thành niên gây ra. Thiệt hại về tinh thần tạo ra những vết hằn về tâm lý sâu sắc,

khó phai mờ trong ký ức của người bị hại, nhiều trường hợp làm đảo lộn đời
sống tâm lý cũng như cuộc sống của người bị hại. Đây cũng là một vướng mắc
và thiếu sót mà BLDS và các văn bản liên quan không đề cập đến trách nhiệm
công khai xin lỗi của cha mẹ, người giám hộ trong trường hợp người chưa thành
=================================16=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

niên gây thiệt hại tinh thần. Vì vậy, nên bổ sung một điểm trong Điều 606 BLDS
2005 như sau: “ Nếu thiệt hại về tinh thần do người dưới 15 tuổi gây ra thì trách
nhiệm công khai xin lỗi, cải chính thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ nếu
người giám hộ có lỗi”, và bổ sung vào luật tố tụng dân sự đoạn quy định: “ Bị
đơn dân sự là cá nhân, cơ quan…chịu trách nhiệm vật chất, trách nhiệm công
khai xin lỗi đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Cũng vấn đề buộc công
khai xin lỗi trong trường hợp cá nhân gây thiệt hại về tinh thần này, có ý kiến : “
Nếu chỉ công khai xin lỗi người bị hại đã phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp
luật chưa khi người bị hại là trẻ em, là người mất năng lực hành vi dân sự thì
trách nhiệm BTTH của cá nhân phải đặt ra như thế nào?” Nếu xin lỗi trẻ em hoặc
người mất năng lực hành vi dân sự thì người bị hại đó có nhận thức được ý nghĩa
việc xin lỗi của cá nhân gây thiệt hại không, có giúp người bị hại giảm bớt được
nổi đau về tinh thần hay không? Trong khi nổi đau về tinh thần để lại cho cha mẹ
của người bị hại là vô cùng to lớn, thậm chí mang theo họ suốt cuộc đời. Đặt ra
chế định BTTH ngoài hợp đồng là muốn khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm
pháp luật gây ra nên cần phải bổ sung rằng: “ Trong trường hợp người bị thiệt
hại là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân
sự thì người gây ra thiệt hại hoặc người đại diện của người gây ra thiệt hại phải

công khai xin lỗi người bị hại hoặc cha mẹ, người giám hộ của người bị hại”
- Trên thực tiễn, việc xử các vụ án dân sự liên quan đến BTTH ngoài hợp đồng
do người chưa thành niên vi phạm pháp luật gây ra, chúng ta thấy còn một số
những bất cập do thiếu các quy định pháp luật hướng dẫn như khi xét xử Tòa án
chưa xác định được tư cách bị đơn (thường là cha mẹ của người chưa thành
niên), qua trình xác minh tài sản của người chưa thành niên phạm tội làm cơ sở
xác định trách nhiệm bồi thường, khó khăn trong việc xác định lỗi của người
giám hộ… Do vậy để tránh những vướng mắc trên, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nên bổ sung, đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể giúp cho các
=================================17=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

Thẩm phán thuận lợi và thống nhất khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân.
- Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, Điều 606 BLDS có quy định về năng
lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân một cách tương đối cụ thể . Tuy nhiên,
với ý nghĩa là những quy định chung thì nội dung của điều luật này cần đề cập
đến trách nhiệm bồi thường của các chủ thể khác như pháp nhân, cơ quan, tổ
chức… Trên thực tế có nhiều trường hợp do pháp luật quy định thiếu cụ thể dẫn
đến việc nhận thức và vận dụng thiếu thống nhất tại các Tòa án, nhất là những vụ
việc liên quan đến trách nhiệm giải quyết của nhiếu cấp, nhiều ngành. BLDS
1995 và BLDS 2005 đều có quy định về BTTH trong một số trường hợp cụ thể
và các trường hợp này đều quy định về trách nhiệm bồi thường trực tiếp của
pháp nhân, cơ quan, tổ chức. Bởi vậy để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất,
chúng tôi đề nghị bổ sung vào điều 606 BLDS 2005 về trách nhiệm BTTH của

pháp nhân, cơ quan, tổ chức theo hướng khi công chức, viên chức của cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, người của pháp
nhân gây ra thiệt hại thì cơ quan, tổ chức, pháp nhân phải trực tiếp BTTH bằng
tài sản của pháp nhân, cơ quan, tổ chức, sau đó cơ quan, tổ chức, pháp nhân có
quyền yêu cầu người có lỗi gây thiệt hại phải bồi hoàn khoản tiền đã bồi thường.
2. Về cơ chế phối hợp giải quyết yêu cầu đòi BTTH ngoài hợp đồng
Theo quy định của BLDS 2005, người bị thiệt hại có quyền đề nghị cơ
quan có thẩm quyền hoặc Tòa án giải quyết yêu cầu đòi BTTH. Do vậy, cần có
văn bản quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong các vụ việc
khác nhau cũng như cơ chế phối hợp giải quyết giữa các cơ quan cùng liên đới
chịu trách nhiệm BTTH, đặc biệt đối với trường hợp BTTH do cán bộ, công
chức nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước gây ra.
3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân, cụ thể
là về BLDS và chế định BTTH ngoài hợp đồng
=================================18=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

- Nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và của cán bộ, công chức
nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng trong
lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật. Qua đó giúp mỗi người ý thức được hơn
trách nhiệm của mình đối với chính các quyền dân sự của người khác và đối với
lợi ích chung của xã hội.
- Thực tế việc giám hộ đối với người chưa thành niên và người bị bệnh tâm thần
thời gian qua còn nhiều thiếu sót và tồn tại. Nhất là việc quản lý, giáo dục trẻ em

dưới 15 tuổi. Tình trạng bỏ nhà đi lang thang ra thành phố, thị xã kiếm sống
bằng nghề đánh giầy, bán báo, làm thuê… vẫn còn xảy ra nhiều. Một số trường
hợp đã trộm cắp, bán ma túy, mãi dâm, cờ bạc, đánh nhau… gây hậu quả nghiêm
trọng, làm mất an ninh trật tự xã hội. Công tác quản lý, điều trị người tâm thần
có nơi chưa chặt chẽ còn để tự do đi lại, gây rối ở những nơi công cộng. Vì vậy,
quyền được giám hộ của họ theo pháp luật quy định chưa được thực hiện nghiêm
chỉnh và triệt để. Nhiều trẻ em và người tâm thần chưa được quản lý, chăm sóc,
điều trị theo quy định, sự phối hợp của gia đình với tổ chức xã hội và cơ quan
nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các cấp, các
ngành, nhất là chính quyền cơ sở cần tuyên truyền giáo dục và cùng với các gia
đình thực hiện triệt để BLDS; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Hôn nhân và Gia đình và quy định của Chính phủ, Bộ y tế về việc quản lý, điều
trị người bị bệnh tâm thần nhằm hạn chế, đẩy lùi tình trạng này.

C. KẾT LUẬN
Như vậy, trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật có quy định
về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân là thật sự rất cần thiết. Bởi vì,
cá nhân gây thiệt hại và việc xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai có ý nghĩa
không những về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tế quan trọng. Việc
=================================19=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

xác định ai là người phải BTTH do cá nhân là người đã thành niên, người chưa
thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự khi họ gây thiệt hại là mục
đích điều chỉnh của pháp luật. Một mặt để xác định rõ chủ thể có trách nhiệm

phải BTTH để quy trách nhiệm cho người đó, mặt khác còn là căn cứ xác định tư
cách chủ thể trong tố tụng dân sự…Đồng thời, nó còn có ý nghĩa bảo vệ lợi ích
của người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ, để có căn cứ yêu cầu BTTH, bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Hơn nữa, quy định này còn giúp cho xã hội
ngày càng ổn định, công bằng và văn minh hơn để đưa đất nước thêm vững
mạnh.

=================================20=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A


Nguyễn Thị Khánh Chi
===================================================================

** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO **
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập II. Trường Đại học Luật HNNXB CAND, HN năm 2006
2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính
mạng. TS Phùng Trung Tập- NXB HN năm 2009
3. Luận văn Thạc sĩ luật học “ Năng lực chịu trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng của cá nhân- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nguyễn
Minh Thư, Trường ĐH Luật HN, năm 2010
4. Bộ luật Dân sự năm 2005- NXB Lao động
5. Nguồn từ Internet

=================================21=================================
Luật Dân sự
Lớp: HC33A




×