Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Các trường hợp tranh chấp về thừa kế theo di chúc và nguyên nhân của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.51 KB, 23 trang )

[Type the document title]
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................3
I-Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc............................3
1.Những thống kê thực tế....................................................................................................................3

2. Thực trạng tranh chấp và những bất cập trong việc giải quyết những vụ án tranh chấp
về thừa kế theo di chúc tại Tòa án................................................................................................5

II. Các trường hợp tranh chấp về thừa kế theo di chúc và nguyên nhân của
nó...............................................................................................................................7
1.Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc............................................................7
2.Tranh chấp giữa người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc.......................................7
3. Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau.........................................................8

III- Một số vụ án thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc........................8
1. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc miệng nhưng không có hai người làm chứng ghi
chép như quy định, tuy là di chúc có điều kiện nhưng Tòa án vẫn xử theo di chúc.............................8
2. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng và di chúc bằng văn bản................................................9
3. Tranh chấp di sản do các thừa kế có ý kiến khác nhau về di chúc....................................................9
4. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc đã lập không đúng thủ tục mà pháp luật quy định.
...........................................................................................................................................................10
5. Tranh chấp do người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác......................................11
6. Tranh chấp thừa kế do di chúc bị hư hỏng không xác định được nội dung....................................12
7. Tranh chấp di sản thừa kế do người làm chứng di chúc không đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật............................................................................................................................................13

IV. Tổng kết nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về
thừa kế theo di chúc.....................................................................................................................14
-Nguyên nhân khách quan:................................................................................................................14


Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

1


[Type the document title]
-Nguyên nhân chủ quan :...................................................................................................................15
*Về hình thức của di chúc..................................................................................................................16
*Về nội dung của di chúc...................................................................................................................18
*Về thời điểm mở thừa kế và thời điểm có hiệu lực của di chúc.......................................................18
*Về di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng........................................................................................20
*Về người làm chứng cho việc lập di chúc, người viết hộ di chúc......................................................21
*Về từ chối nhận di sản của người thừa kế.......................................................................................21
*Về điều 669 của Bộ luật dân sự: Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.....................22

KẾT LUẬN............................................................................................................22

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

2


[Type the document title]

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của cả xã hội, những tranh chấp về thừa kế đang ngày càng
trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết, làm sao để hoàn thiện được chế định thừa kế theo di
chúc và biến nó trở thành hành lang pháp lý quan trọng giúp người dân tự do thể hiện
ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi chết là một câu hỏi khó đối với các nhà làm
luật, các nhà nghiên cứu và là một vấn đề bức thiết cần được quan tâm đối với bản

thân mỗi chúng ta.
Vậy, đâu là nguyên nhân của những tranh chấp về thừa kế theo di chúc? Pháp
luật dân sự về thừa kế cần có những sửa đổi bổ sung như thế nào để hoàn thiện và
giảm thiểu tối đa những vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Bài tiểu luận “
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc” của em xin đi sâu tìm hiểu
và làm rõ hơn vấn đề này.
NỘI DUNG CHÍNH
I-Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc.
1.Những thống kê thực tế.
Theo số liệu thống kê hàng năm (từ năm 1996 đến 2000) của Tòa án nhân dân
tối cao:
Năm 1996, toàn ngành Tòa án đã thụ lý sơ thẩm 3.145 vụ án thừa kế, đã giải
quyết 1.624 vụ, trong đó tạm đình chỉ và đình chỉ 395 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 112 vụ, hòa giải thành 302 vụ. Thụ lý phúc thẩm của toàn ngành năm 1996
(thiếu số liệu 03 tháng cuối năm của Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại Đà Nẵng) là
910 vụ, đã giải quyết 589 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 73 vụ, hủy án và đình chỉ 111

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

3


[Type the document title]
vụ, hủy án chuyển cơ quan có thẩm quyền 08 vụ, còn lại là các hình thức giải quyết
khác.
Năm 1997, toàn ngành Tòa án đã thụ lý sơ thẩm 2.053 vụ án thừa kế, giải quyết
1.696 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, rút đơn 642 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 90 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 719 vụ. Trong năm 1997, toàn ngành đã
thụ lý phúc thẩm 590 vụ án về thừa kế (không có số liệu của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Đà Nẵng), đã giải quyết 512 vụ, trong đó giữ nguyên án sơ thẩm

131 vụ, sửa một phần án sơ thẩm 126 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 29 vụ, hủy án và
đình chỉ tố tụng 22 vụ, hủy để xét xử lại 57 vụ, chuyển cơ quan khác 08 vụ, còn lại
là các hình thức giải quyết khác.
Năm 1998, toàn ngành Tòa án thụ lý sơ thẩm 1.055 vụ án thừa kế, đã giải quyết
663 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn 219 vụ, chuyển cơ quan có thẩm
quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ. Trong năm 1998 thụ lý phúc thẩm
toàn ngành là 226 vụ, đã giải quyết 153 vụ, trong đó giữ nguyên án sơ thẩm 54 vụ,
sửa một phần án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 12 vụ, hủy án và đình chỉ 03
vụ, còn lại là các hình thức giải quyết khác.
Năm 1999, toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2.234 vụ thừa kế, đã giải quyết 1.190 vụ,
trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền
giải quyết 78 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 487 vụ.
Năm 2000 (theo số liệu 09 tháng), toàn ngành đã thụ lý sơ thẩm 1.438 vụ, đã
giải quyết 917 vụ trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơ
quan có thẩm quyền giải quyết 52 vụ, hòa giải thành 133 vụ, xét xử 401 vụ. Số vụ
thụ lý phúc thẩm toàn ngành là 464 vụ (số liệu 09 tháng), đã giải quyết 322 vụ,
trong đó giữa nguyên án sơ thẩm 115 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm 84 vụ, sửa
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

4


[Type the document title]
toàn bộ bản án sơ thẩm 37 vụ, hủy án và đình chỉ 12 vụ, hủy bản án để xét xử lại
49 vụ, hủy bản án và chuyển cơ quan khác 04 vụ, còn lại là các hình thức giải
quyết khác.
2. Thực trạng tranh chấp và những bất cập trong việc giải quyết những vụ án
tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại Tòa án.
Thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy vẫn còn rất nhiều những sai sót, vướng
mắc, thiếu thống nhất hoặc tuy có thống nhất nhưng là sự tự “thống nhất” không áp

dụng quy định nào đó của luật trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến tranh
chấp về thừa kế theo di chúc.
Có lẽ điểm nổi bật nhất là sự đánh giá khác nhau giữa các Thẩm phán, giữa
Tòa án các cấp, giữa Luật sư, Kiểm sát viên trong việc xác định di chúc đó là hợp
pháp hay không hợp pháp khi người để lại di sản có nhiều di chúc khác nhau; hoặc
tuy có một di chúc nhưng di chúc đó không thực hiện đầy đủ các quy định mà điều
luật đã ghi rõ, ví dụ như di chúc miệng (Điều 645) không có người làm chứng,
hoặc tuy có đủ hai người làm chứng nhưng họ lại không ghi chép lại ngay hoặc sau
đó mới nói lại cho người trong hàng thừa kế biết và người trong hàng thừa kế mới
ghi chép lại, cũng có vụ người làm chứng lại là người trong diện hưởng thừa kế
theo pháp luật còn người kia là người được hưởng thừa kế theo di chúc viết v.v…
Đối với di chúc viết: có bản di chúc không ghi đầy đủ các nội dung như quy
định của Điều 656 (không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp không ghi rõ nơi
có di sản) nhưng vẫn được các Tòa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu có
căn cứ kết luận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh mẫn,
sáng suốt, không bị ai ép buộc.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

5


[Type the document title]
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có rất nhiều trường hợp
không phải tự tay người để lại di sản viết mà họ đánh máy, điểm chỉ hay ký rõ
ràng, hoặc di chúc có người làm chứng, nhưng những người làm chứng đều là các
thừa kế ký vào bản di chúc, còn số người không phải trong diện thừa kế tuy họ có
chứng kiến nhưng họ không ký bản di chúc, có trường hợp chỉ có một người ký.
Sau này các thừa kế công nhận đó là di chúc của người để lại di sản thì hầu hết
được Tòa án công nhận di chúc đó là hợp pháp. Nếu không công nhận di chúc, rất

dễ bị Tòa án cấp trên cho là xét xử sai, sửa hoặc hủy án.
Cũng có trường hợp (di chúc viết hoặc di chúc miệng) nội dung di chúc chỉ
giao quản lý, sử dụng di sản có điều kiện, nhưng khi điều kiện đã thay đổi, Tòa án
vẫn sử dụng theo di chúc; một bên lập di chúc đã định đoạt toàn bộ tài sản chung
của vợ chồng, nhưng có thẩm phán khi xét xử vẫn công nhận toàn bộ di chúc đó là
điều không đúng; nhưng nếu công nhận một phần di chúc thì được ngành coi là xét
xử đúng (Trong luật chưa quy định rõ trường hợp này).
Điều 672 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, đó
là “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả
năng lao động”. Nhưng có vụ người để lại di sản, khi viết di chúc đã không dành
lại “phần di sản bằng 2/3 suất của một thừa kế theo pháp luật” cho các đối tượng
nói trên, song Tòa án vẫn công nhận toàn bộ di chúc của họ hợp pháp là không
đúng; việc áp dụng Điều 676 giải thích nội dung di chúc cũng còn rất khác nhau.
Những tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng khi giải quyết còn gặp vướng mắc
và lúng túng dẫn đến sai sót. Nguyên nhân là do điều luật chỉ thiên về việc hướng
dẫn cách xử sự của công dân trong một số tình huống, mà chưa dự liệu những
trường hợp khác, ví dụ như các thừa kế không thống nhất được với nhau, tranh
chấp gay gắt hoặc họ không dùng di sản đó vào việc thờ cúng mà phá đi làm nhà
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

6


[Type the document title]
ở… thì giải quyết thế nào? Đó là những khoảng trống pháp lý cần phải được bổ
khuyết.
II. Các trường hợp tranh chấp về thừa kế theo di chúc và nguyên nhân của
nó.
1.Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc
Tranh chấp này thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung theo phần giữa họ
với người khác.
- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng.
- Do người lập di chúc đã định đoạt các tài sản mà mình đang thuê, đang mượn
hoặc đang ở nhờ nhà của người khác.
2.Tranh chấp giữa người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc
Một số nguyên nhân chính và thường gặp trong thực tế tranh chấp về thừa kế
theo di chúc là:
- Do người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự.
- Do thiếu tính tự nguyện của người lập di chúc.
- Do tính xác thực của di chúc: Lý do: Người lập di chúc không theo đúng trình
tự lập mà pháp luật đã quy định; hình thức thể hiện của di chúc không đúng với
quy định của pháp luật; về người chứng nhận, chứng thực, người làm chứng di
chúc.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

7


[Type the document title]
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa những người có quyền lợi chính đáng
với những người thừa kế theo di chúc cũng có thể xuất phát từ việc người lập di
chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng vượt quá phạm vi cho phép.
3. Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau
Nội dung di chúc không chặt chẽ, có nhiều người hưởng di sản, họ lại không có sự
nhường nhịn nhau, mỗi người cố tình hiểu và giải thích nội dung của di chúc theo
hướng có lợi cho mình nhất. Vì vậy, tranh chấp tất yếu sẽ xảy ra.
III- Một số vụ án thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc.

1. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc miệng nhưng không có hai
người làm chứng ghi chép như quy định, tuy là di chúc có điều kiện
nhưng Tòa án vẫn xử theo di chúc
Bản án số 15/DSST ngày 9/7/1997 của Tòa án nhân dân huyện L.T xử việc chia
thừa kế giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Khang, bị đơn là anh Nguyễn Hữu
Đoanh.
Bản án sơ thẩm số 15 đã bác yêu cầu của anh Nguyễn Văn Khang về anh
Dương Hải Lâu đòi chia tài sản của chị Nguyễn Thị Tâm cho cháu Thuyền và cháu
Mịnh.
Bản án phúc thẩm số 59 ngày 11/9/1997, Tòa án nhân dân tỉnh V quyết định
sửa một phần bản án sơ thẩm: Xác nhận khối di sản của chị Tâm theo biên bản
định giá ngày 23/4/1997 gồm 100 đoạn hoành bạch đàn trị giá 800.000 đồng, ba
quá giang 150.000 đồng, bạch đàn quy củi 700.000 đồng, ba gian nhà 150.000
đồng, cây lâm lộc 410.000 đồng, đất thổ cư 1.812 m2.
Tạm giao cho anh Đoanh quản lý, sử dụng khối di sản của chị Tâm.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

8


[Type the document title]
Bác yêu cầu của anh Khang, anh Lâu đòi chia di sản của chị Tâm cho cháu
Thuyền và cháu Mịnh.
2. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.
Bản án dân sự sơ thẩm số 102/DSST ngày 22/12/1997 của Tòa án nhân dân
huyện Từ Liêm xử tranh chấp về tài sản thừa kế giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Hà
và bị đơn Nguyễn Văn Quang đã quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Hà.
- Bà Nguyễn Thị Hà được sở hữu căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh,

huyện Từ Liêm.
- Ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Quang, anh Nguyễn Văn Quý có
trách nhiệm giao lại căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm
cho bà Nguyễn Thị Hà ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Ngày 23/12/1997, ông Phú, ông Quang, anh Quý kháng cáo. Bản án dân sự
phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố
Hà Nội đã quyết định:
- Bác yêu cầu của bà Hà.
- Giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho anh
Nguyễn Văn Quý quản lý để thờ cúng theo di chúc miệng của cụ Hòa.
3. Tranh chấp di sản do các thừa kế có ý kiến khác nhau về di chúc.
Vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa ông Nguyễn Hào Xuân và ông Nguyễn Hào
Hùng.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

9


[Type the document title]
Bản án sơ thẩm số 31/DSST ngày 25/7/1996 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh
Hóa chấp nhận di chúc hợp pháp một phần, tức là phần di sản của cụ Nam, xử chia
thừa kế theo di chúc, phần di sản của cụ Dịu chia thừa kế theo pháp luật.
Bản án phúc thẩm số 71/DSPT ngày 24/10/1996 của Tòa án nhân dân tỉnh
Thanh Hóa không chấp nhận di chúc và y án sơ thẩm về phần công chăm sóc bố
mẹ, công duy trì bảo quản di sản nên đã chia cho ông Xuân 158.000.000 đồng, ông
Hùng 90.000.000 đồng, ông Bình 38.000.000 đồng (như vậy phần này chiếm ½
khối di sản của hai cụ).
Quyết định giám đốc thẩm số 403 ngày 22/9/1997 của Tòa Dân sự - Tòa án
nhân dân tối cao nhận định: quá trình giải quyết vụ kiện, các bên đương sự không

nhất trí về cách hiểu nội dung văn bản chia đất năm 1980 và biên bản giải quyết
thắc mắc về đất ở năm 1984, Hội đồng xét xử Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối
cao đã áp dụng Điều 676 Bộ luật Dân sự coi như không có di chúc nên di sản được
chia theo pháp luật.
Bản án sơ thẩm (lần 2) số 01/DSST ngày 22/12/1998 của Tòa án nhân dân tỉnh
Thanh Hóa không chấp nhận di chúc.
Bản án phúc thẩm (lần 2) số 110/DSPT ngày 31/8/2000 của Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận di chúc và vẫn giữ nguyên phần
thanh toán công chăm sóc bố mẹ, công duy trì, bảo quản di sản.
4. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc đã lập không đúng thủ tục mà
pháp luật quy định.
Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 10/01/2002 của Tòa án nhân dân
huyện Sóc Sơn xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là ông Trần Tiến Tùng, trú
tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với bị đơn là chị
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

10


[Type the document title]
Nguyễn Thị Thu Trang, cũng trú tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội.
Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xét thấy di chúc mà chị Trang xuất
trình là do chị Trang trực tiếp viết và có hai người là ông Lê Hà và ông Trần Đức
Thắng ký làm chứng. Tòa sơ thẩm không chấp nhận di chúc do chị Trang xuất
trình nên di sản của bà Loan được chia thừa kế theo pháp luật.
Chị Loan kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm và đã được Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm bằng bản án số 70/DSPT ngày
23/4/2002. Tại bản án này, Hội đồng xét xử cũng không chấp nhận di chúc của bà
Loan lập ngày 02/10/2000 do chị Trang xuất trình. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của

Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, di sản của bà Loan được chia thừa kế theo pháp
luật.
5. Tranh chấp do người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác.
Bản án số 02/DSST của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã xét xử việc tranh
chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Mật với bị đơn là ông
Nguyễn Văn Hai.
Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Mật
và quyết định:
-Tách phần di sản của cụ Đỉnh trong khối tài sản chung của cụ với cụ Vui. Phần
di sản này được chia thừa kế theo luật.
-Xác định ông Nguyễn Văn Cả chết năm 1998 và chia thừa kế theo luật đối với
di sản của ông Cả.
-Xác định cụ Vui chết năm 2000 và chia thừa kế theo di chúc đối với phần di
sản của cụ Vui cho ông Nguyễn Văn Hai.
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

11


[Type the document title]
Ông Nguyễn Văn Hai làm đơn kháng cáo. Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Tại bản án số 78/DSPT, Hội
đồng xét xử cũng đã xác định việc cụ Vui lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản (trong
đó có cả phần tài sản của cụ Đỉnh) là không đúng pháp luật, nên di chúc của cụ Vui
chỉ được chấp nhận một phần. Di sản của cụ Vui trị giá 21.222.778 đồng được chia
theo di chúc cho ông Hai được hưởng.
6. Tranh chấp thừa kế do di chúc bị hư hỏng không xác định được nội dung.
Bản án số 28/DSST của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn - Hà Nội đã xử vụ tranh
chấp thừa kế giữa nguyên đơn là ông Đinh Phú Vượng và bị đơn là ông Đinh Phú
Thịnh.

Tại bản án số 28/DSST, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đã xử:
-Xác nhận 1.087 m2 đất thổ cư và sáu gian nhà cấp 4, 01 gian bếp, 01 sân gạch
ở thôn Đoài, xã Phú Minh là tài sản của cụ Lê và cụ Thơm, trị giá 58.109.900
đồng.
-Không chấp nhận di chúc của cụ Thơm để lại mà ông Vượng đã xuất trình
trước Tòa vì đã bị cháy không đọc được nội dung nên toàn bộ di sản mà các cụ để
lại được chia cho các thừa kế theo luật.
Ông Vượng có đơn kháng cáo. Trong bản án số 111/DSPT, Hội đồng xét xử đã
nhận định: Cụ Đinh Lê chết năm 1977 không để lại di chúc; Cụ Nguyễn Thị Thơm
chết năm 1988; Toàn bộ nhà đất mà gia đình ông Vượng đang sử dụng là của cụ
Lê, cụ Thơm để lại hiện còn nguyên thủy.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

12


[Type the document title]
7. Tranh chấp di sản thừa kế do người làm chứng di chúc không đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật.
Bản án số 03/DSST ngày 26/4/20002 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân
đã chia thừa kế giữa nguyên đơn là chị Trần Thu Thủy với bị đơn là anh Nguyễn
Đình Chiến.
Tòa sơ thẩm đã chấp nhận di chúc miệng của ông Hải và cho chị Thủy cùng
anh Chiến hưởng theo di chúc ngôi nhà số 300 đường Khuất Duy Tiến. Phần di sản
còn lại của ông Hải không được định đoạt trong di chúc nên được chia theo pháp
luật Anh Chiến kháng cáo. Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét
xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Hội đồng xét xử không chấp nhận di chúc này nên đã
sửa án sơ thẩm. Di sản thừa kế mà ông Hải để lại được chia theo luật.
Có thể thấy rằng, do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự, quan điểm

giải quyết khác nhau giữa các ngành, giữa các thẩm phán….nên các vụ án tranh
chấp thừa kế theo di chúc còn phải xử đi, xử lại nhiều lần.
Bộ luật dân sự ra đời là một thuận lợi rất lớn cho công tác xét xử, song vẫn còn
có những quy định pháp luật chưa thật nhất quán, có điểm chưa hợp lý hoặc chưa
chặt chẽ, rõ ràng nên khó áp dụng, có vấn đề lại chưa được Bộ luật dân sự quy
định.
Có một số thẩm phán ở địa phương do trình độ còn hạn chế, nên đôi khi trong
điều tra, xét xử còn phạm những sai lầm rất sơ đẳng, cũng có những thẩm phán ở
Tòa án cấp trên do trình độ không hơn thẩm phán cấp dưới nên việc cải, sửa, hủy
án, y án chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó, cũng có những thẩm phán thiếu tinh thần
trách nhiệm, ngại đi điều tra, nên hồ sơ làm rất sơ sài, nghiên cứu hồ sơ không kỹ,
không chịu khó nghiên cứu văn bản, không cập nhật kịp thời các văn bản mới. Mặc
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

13


[Type the document title]
dù có cải tiến chế độ tiền lương cho thẩm phán nhưng lương của họ vẫn không hợp
lý, không đủ đảm bảo cuộc sống, do vậy các thẩm phán vẫn chưa thật toàn tâm
toàn ý với nghề…Những điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết
các vụ án thừa kế.
IV. Tổng kết nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Có thể nói thừa kế là một chế định vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp
luật dân sự Việt Nam. Những tranh chấp liên quan đến thừa kế mà cụ thể là thừa kế
theo di chúc chưa bao giờ bớt nóng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tranh
chấp đó, nhưng tựu trung lại, chúng ta có thể nhận thấy những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến những tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp về thừa kế theo
di chúc như sau:

-Nguyên nhân khách quan:
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn
những hạn chế như Đảng ta đã nhận định “…nhìn chung hệ thống pháp luật nước
ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống.
Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và còn chưa được coi
trọng đổi mới, hoàn thiện”.
Pháp luật dân sự còn nhiều bất cập, chồng chéo và mâu thuẫn, nhất là trong
lĩnh vực quyền sử dụng đất. Một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thừa kế theo di
chúc chưa được BLDS điều chỉnh hoặc còn khó hiểu, khó áp dụng. Nhiều quy định
của pháp luật còn vướng mắc chưa có sự giải thích , hướng dẫn của cơ quan có
thẩm quyền dẫn đến nhận thức và phán quyết giữa các Tòa án không thống nhất.
Ví dụ: về thủ tục lập di chúc, yếu tố điều kiện trong di chúc, việc xác định di sản
thờ cúng, công sức đóng góp vào khối di sản…còn chưa được quy định cụ thể.
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

14


[Type the document title]
Các quy định của BLDS về nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của
đương sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc yêu cầu cung cấp chứng cứ chưa
được nhận thức đúng đắn, đương sự phó mặc cho Tòa án thu thập chứng cứ trong
khi Tòa án thì e ngại vi phạm tố tụng vì BLDS 2004 không cho phép Tòa án tự xác
minh, thu thập chứng cứ khi không có yêu cầu của đương sự.
Đánh giá về thực trạng uy tín của đội ngũ thẩm phán ở nước ta, đã có ý kiến
cho rằng: “ Đội ngũ cán bộ tư pháp (trong đó có thẩm phán) còn thiếu, trình độ
nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận còn yếu…”
Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ, tiền lương của cán bộ, công chức Tòa án chưa
được tương xứng so với tính chất và trách nhiệm mà công việc đòi hỏi, chưa thu
hút được những người có trình độ chuyên môn cao phục vụ trong ngành.

-Nguyên nhân chủ quan :
Qua các hội nghị tổng kết công tác, tòa án các cấp đã tìm ra các nguyên nhân
dẫn đến chất lượng xét xử các tranh chấp dân sự , trong đó có thừa kế theo di chúc
còn hạn chế, với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cần phải được hiểu là
“trách nhiệm của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ là cần thiết”
nhưng “một số ít thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, học hỏi những quy định mới
của pháp luật và các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân
Tối cao và liên ngành pháp luật trung ương để vận dụng trong công tác xét xử.
Tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của mốt
số ít thẩm phán còn chưa cao,chưa thận trọng khi thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao. Trình độ năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng xét xử của một số ít
thẩm phán chưa ngang tầm nhiệm vụ”.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

15


[Type the document title]
Theo đó, việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là cơ sở để ra
bản án, quyết định nhưng “nhiều trường hợp tòa án giải quyết vụ án khi chưa thu
thập tài liệu chứng cứ dẫn đến giải quyết vụ án sai pháp luật”
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã làm hạn chế chất lượng
công tác giải quyết các tranh chấp dân sự trong thực tiễn, để đạt được các mục tiêu
công tác của ngành Tòa án và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể có liên
quan thì về măt vĩ mô, pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên, pháp luật dân về thừa
kế theo di chúc cần có sửa đổi kịp thời nhằm hoàn thiện hơn và tránh những tranh
chấp không đáng có, cụ thể như sau:
*Về hình thức của di chúc.

+Pháp luật nên qui định hình thức di chúc đa dạng phù hợp trong điều kiện xã hội
hiện đại như : di chúc do ghi âm, ghi hình, di chúc dưới dạng văn bản có chứng
nhận của tổ chức đoàn thể mà người lập di chúc là thành viên ( như Hội cựu chiến
binh, Hội liên hiệp phụ nữ…) nếu di chúc đó đáp ứng điều kiện là sự thể hiện ý chí
đích thực của người lập di chúc.
+Về điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng: Nếu trong trường hợp chỉ có một
người làm chứng nhưng có kèm theo băng ghi âm hoặc có một người vừa là người
làm chứng vừa là người viết hộ di chúc thì cũng coi là hợp pháp. Không nên chấp
nhận hình thức di chúc miệng đối với di chúc của 2 người trở lên.
+Trong trường hợp lập di chúc miệng sau đó lại khỏe mạnh , minh mẫn nhưng
không lập di chúc bằng văn bản và không có căn cứ khác thể hiện họ thay thế, hủy

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

16


[Type the document title]
bỏ di chúc thì di chúc đã lập không đương nhiên vô hiệu mà pháp luật nên công
nhận ý chí đã được thể hiện trong di chúc miệng đó.
+ Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng cần quy định cụ thể là
di chúc viết tay không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự ký và điểm
chỉ vào từng trang của văn bản di chúc hoặc tự đem đi công chứng, chứng thực di
chúc để đảm bảo tính xác thực của di chúc, hạn chế tranh chấp xảy ra.
+ Điều 657 Bộ luật dân sự chỉ quy định việc chứng nhận của công chứng Nhà nước
hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực vào bản di chúc, do
người lập di chúc lập ra, mà chưa đề cập trường hợp công chứng viên hoặc người
có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi lại lời di chúc của
người để lại di sản đã được quy định ở Điều 658 Bộ luật dân sự. Do đó, nên bổ
sung thêm vào Điều 658 Bộ luật dân sự.

+. Đối với di chúc có chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cần ban hành văn bản để hướng dẫn quy định trên theo hướng sau:
- Nếu chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu trong di chúc được tất cả những người thừa
kế cùng thống nhất hiểu theo một nghĩa thì việc viết tắt, viết bằng ký hiệu đó
không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc.
- Nếu những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu chữ viết tắt, viết bằng
ký hiệu thì phần di chúc liên quan đến chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu không có hiệu
lực pháp luật và phần di sản liên quan được dịch chuyển cho người thừa kế theo
quy định của pháp luật.

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

17


[Type the document title]

*Về nội dung của di chúc.
Cần quy định về di chúc có điều kiện trong một điều luật mới, ví dụ: “người lập
di chúc có quyền lập di chúc có điều kiện. Di chúc có điều kiện phải đáp ứng các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ luật này”.
Đối với di chúc có điều kiện khi có tranh chấp về việc thực hiện điều kiện thì
đề xuất đường lối xử lí như sau:
+ Nếu di chúc đặt ra điều kiện để đảm bảo quyền lợi cho một chủ thể thì khi người
hưởng di sản theo di chúc không thực hiện điều kiện, di sản đó nên được giao cho
người được điều kiện đảm bảo.
+ Nếu di chúc đặt ra điều kiện để người thừa kế được hưởng hoặc không được
hưởng di sản theo di chúc mà không kèm theo việc bảo đảm quyền lợi cho một
người khác thì khi người thừa kế không tuân thủ điều kiện do người lập di chúc đặt
ra, di sản được chia theo pháp luật.

+Cần sửa đổi khoản 1 Điều 647 Bộ luật dân sự như sau: "1. Người đã thành niên
có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần, hoặc mắc các
bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự mà không được sự đồng ý của người giám hộ".
*Về thời điểm mở thừa kế và thời điểm có hiệu lực của di chúc
+Cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề
này theo hướng sau đây:

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

18


[Type the document title]
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì biệt tích quá lâu ngày mà không rõ lý
do thì ngày chết của họ được xác định là ngày tròn năm năm kể từ khi có tin tức
cuối cùng về sự sống còn của họ.
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết là người đã bị tuyên bố mất tích thì ngày
chết của họ được xác định là ngày tròn ba năm kể từ khi quyết định tuyên bố mất
tích có hiệu lực pháp luật.
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì không xác định được là còn sống hay
đã chết sau vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa thì ngày chết của họ được xác định là
ngày tròn một năm kể từ khi vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa đó chấm dứt.
+Trong trường hợp một người đã lập di chúc bằng văn bản nhưng di chúc cuối
cùng là di chúc miệng thì di chúc này được coi là di chúc hợp pháp.
+ Khoản 2 Điều 666 Bộ luật dân sự quy định về di chúc bị thất lạc, hư hỏng là
chưa hợp lý và trái với tinh thần chung của pháp luật về thừa kế. Khoản 2 Đều 666
nên được quy định lại như sau: Trong thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nếu
tìm thấy di chúc thì di sản có thể được chia theo di chúc.
+Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện bản di chúc sau cùng

của người để lại di chúc theo khoản 5 Điều 667 BLDS 2005 chỉ di chúc này mới có
hiệu lực pháp luật, bản án sẽ có thể bị kháng nghị theo trình tự tái thẩm là chưa hợp
lí. Khi vụ án đã được giải quyết xong không nhất thiết phủ nhận toàn bộ kết quả
giải quyết, xét xử trước đó, đặc biệt khi bản án được thi hành, tài sản đã bán cho
người khác thì sẽ làm xáo trộn các quan hệ dân sự, gây lãng phí thời gian, công sức
của Nhà nước và nhân dân. Do đó, nên bổ sung quy định này như sau: “ Khi một
người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản và tài sản đó chưa chia thì bản di
chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật”.
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

19


[Type the document title]
+Về di chúc chung của vợ chồng: nên quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc
chung của vợ chồng như Điều 671 BLDS 1995: “Nếu vợ, chồng thỏa thuận về thời
điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, mà có một bên
vợ chồng đã chết, thì người vợ hay chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di
chúc liên quan đến phần tài sản của mình" và cần quy định nguyên tắc xác định
phần tài sản của một bên trong khối tài sản chung khi một bên chết trước.
*Về di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.
Cần sửa đổi bổ sung quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 theo
hướng quy định rõ sau khi hết thời hiệu quy định tại Điều 247 BLDS 2005 về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì di sản đó thuộc về xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu thì di sản đó thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản, không nhất
thiết phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật vì di sản đó có thể được giao
cho một người bất kì quản lí. Nếu không có người nhận thì di sản đó thuộc về nhà
nước. Nên cho phép trong mọi trường hợp người lập di chúc được để lại một phần
di sản dùng vào việc thờ cúng, với tỷ lệ tương thích với khối di sản và nghĩa vụ họ
để lại.

Có thể bổ sung Điều 670 BLDS như sau: “ Người lập di chúc có quyền để lại
di sản dùng vào việc thờ cúng, nếu di chúc không phân định rõ phần di sản dùng
vào việc thờ cúng thì những người thừa kế có quyền thỏa thuận hoặc do Tòa án
xác định song không được vượt qua một suất thừa kế theo pháp luật”.
+Để đảm bảo quyền lợi cho người thứ 3 trong một số giao dịch thì pháp luật nên
chăng cần quyết định người được di tặng, tặng cho trong vòng 3 năm trước khi
người lập di chúc chết cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì
mới công bằng.
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

20


[Type the document title]
Nếu di chúc không chỉ rõ phần di sản dùng để di tặng thì cũng xác định tỷ lệ di
sản dùng vào việc di tặng được xác định không quá mốt suất thừa kế theo pháp
luật.
*Về người làm chứng cho việc lập di chúc, người viết hộ di chúc.
+Pháp luật cần quy định điều kiện của người làm chứng cho việc lập di chúc phải
là người có đủ năng lực trách nhiệm dân sự, không thuộc các hàng thừa kế theo
pháp luật, không có quyền lợi liên quan đến nội dung di chúc. Người viết hộ di
chúc phải từ 18 tuổi trở lên và cần ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, lý do viết hộ di chúc.
+Trong trường hợp đặc biệt, người thừa kế theo pháp luật và người viết hộ nội
dung di chúc đồng thời có thể là người làm chứng cho việc lập di chúc nếu di chúc
không ghi nhận quyền lợi cho họ và không có tranh chấp về vấn đề này.
+Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc chỉ đồng thời là người làm
chứng cho việc lập di chúc nếu được lập tại cơ quan công chứng.
+Yêu cầu chung đối với người làm chứng cho việc lập di chúc là phải có lời xác
nhận về tình trạng sức khỏe, tinh thần của người lập di chúc là minh mẫn, sáng
suốt, xác nhận nội dung di chúc đã được ghi chép đúng với ý nguyện của người lập

di chúc và ghi rõ ngày, giờ, địa điểm làm chứng, họ tên, địa chỉ người làm chứng.
*Về từ chối nhận di sản của người thừa kế.
Tôn trọng quyền tự lựa chọn, định đoạt của người thừa kế trong việc nhận di
sản mà họ được hưởng. Điều 645 quy định : “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế
yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế
của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để
yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba
năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

21


[Type the document title]
Điều luật trên không quy định về thủ tục từ chối cũng như về hình thức thông
báo việc từ chối nhận di sản. Vì thế người thừa kế có thể bằng một văn bản do
mình tự lập ra để từ chối nhận di sản, đồng thời họ có thể chỉ thông báo bằng
miệng cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản,
công chứng.
*Về điều 669 của Bộ luật dân sự: Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp
luật.
Để đảm bảo cách tính thống nhất khi áp dụng Điều 669 Bộ luật dân sự, các nhà
làm luật cần có hướng dẫn rõ ràng cụ thể cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp
luật để người dân có thể áp dụng thống nhất đúng đắn. Đây là điều cần thiết vì thực tế
cuộc sống có rất nhiều trường hợp việc định đoạt di sản thừa kế của người lập di
chúc bị chi phối bởi Điều 669 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, để đáp ứng hơn nữa sự phát triển chung của xã hội, những mối quan
hệ thừa kế ngày càng phức tạp, thì chế định về thừa kế càng cần phải hoàn chỉnh
hơn, việc hướng dẫn thực hiện luật cũng cần phải dễ hiểu và bám sát hơn các quy
định của Bộ luật dân sự, tránh tình trạng văn bản luật và văn bản hướng dẫn thực

hiện luật đối kháng, mâu thuẫn với nhau.

KẾT LUẬN
Thừa kế theo di chúc là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt
Nam. Tuy đây là một chế định khá hoàn chỉnh trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng
vẫn còn khá nhiều những thiếu sót, hạn chế.Do đó bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện
hơn nữa các quy định về thừa kế là một vấn đề cần thiết để đẩy lùi những tranh

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

22


[Type the document title]
chấp không đáng có và là cơ sở để pháp luật được đi vào thực tiễn đời sống, làm
căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009.
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2009.
3. BLDS năm 2005.
4.“Di chúc và vấn đề hiệu lực của di chúc”, Tạp chí luật học, số 3/1995.
5. “Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc”, Tạp chí luật học số 3/1997.
6. “Xung quanh việc xác định 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật”, Tạp chí
luật học số 2/1996.
7.Luật thừa kế Việt Nam, TS. Phùng Trùng Tập, Nxb Hà Nội.
8. Nguyễn Tuyết Sơn, ”Một số kinh nghiệm qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ
án tranh chấp về thừa kế hết thời hiệu, Tạp chí Viện kiểm sát, số 15/2010.
9. Phùng Trung Tập, “Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ với di sản
thừa kế”, Tạp chí luật học, số 1/2001.

10. Phùng Trung Tập, “Quy định về người lập di chúc”, Tạp chí toà án nhân dân, số
03/2005,

Nguyễn Thị Quỳnh Đông_361027

23



×