Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.3 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng
đất................................
1. Khái quát về thừa kế.....................................................................................
1. 1. Khái niệm về thừa kế.............................................................................
1. 2. Khái niệm về quyền thừa kế.................................................................
1. 3 Các nguyên tắc của quyền thừa kế.........................................................
2. Khái quát về thừa kế quyền sử dụng đất...............................................
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở…………….
1. Vụ việc thứ nhất…………………………………………………………….
2. Vụ việc thứ hai………………………………………………………………
3. Vụ việc thứ ba………………………………………………………………
III. Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành về thừa
kế quyền sử dụng đất, một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện……………
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Như một sự tất yếu, con người sinh ra, tồn tại cần những lợi ích vật chất để đáp
ứng nhu cầu của mình, một trong những nhu cầu cần thiết đó chính là đất ở. Nhưng
không như tài sản có thể tồn tại vĩnh cửu thì con người thì theo quy luật tự nhiên sẽ
phải chết đi. Bởi vây, việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống
đã tồn tại như một yêu cầu khách quan của xã hội và được hiểu đó là việc thừa kế
tài sản.
Nhằm góp phần làm rõ và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về thừa kế
quyền sử dụng đất ở, nhóm em xin chọn đề tài số 06 “Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh
chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở”. Với yêu cầu:
- Có địa chỉ rõ ràng;
- Tóm tắt sự kiện có tranh chấp;
- Những tranh chấp đó đã được Tòa án giải quyết hay chưa?
- Bình luận và đánh giá của nhóm về cách giải quyết của Tòa án;


- Cách gải quyết vụ việc của nhóm;
- Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế
quyền sử dụng đất.
Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề còn hạn chế, nên
bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong
nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo cũng như các bạn
để đề tài này được hoàn thiện hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho
chúng em trong những lần viết sau. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giảng giải trong các tiết học và trong các giờ tư
vấn để giúp chúng em hoàn thành tốt bài tập này.
NỘI DUNG
I. Khái quát về thừa kế và thừa kế quyền sử dụng đất.
1. Khái quát về thừa kế.
1. 1. Khái niệm về thừa kế:
Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc
hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và
phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
1. 2. Khái niệm về quyền thừa kế:
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chính mối quan hệ về việc dịch chuyển tài
sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện
trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp
luật.
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan
của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của
người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan
hệ pháp luật dân sự về thừa kế là quan hệ thừa kế được các quy phạm pháp luật
dân sự điều chỉnh.

1. 3 Các nguyên tắc của quyền thừa kế:
- Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân.
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di
sản.
- Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình.
2. Khái quát về thừa kế quyền sử dụng đất.
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh
tế chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà
nước hết sức quan tâm. Do đó, nó có một chế độ pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có
loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được
quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu
nhưng lại có 10 quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và
đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này
có những hạn chế nhất định.
Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay
quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng
đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, thì nay họ đã có quyền mua
bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế… quyền sử dụng đất. Trong các
quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt.
Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
"Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc
theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền
sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử
dụng đất, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này
thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó".
Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Cá

nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có
quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và
pháp luật về đất đai" (Điều 734). Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà
nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền
sử dụng đất mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế
quyền sử dụng đất. Theo đó thì đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc
để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; và cũng không còn sự phân biệt
giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây
hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác
nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,
nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để
trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống
và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Toà án không chỉ căn
cứ vào Bộ luật Dân sự mà phải căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản
khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết cho phù hợp.
Trình tự thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
- Điều kiện được thừa kế:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Thừa kế, tặng cho trong thời hạn sử dụng đất;
- Trường hợp nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm:
+ Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia
thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế
nếu người thừa kế là người duy nhất);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một

trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai).
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Vụ việc thứ nhất:
Vụ việc tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất ở liên quan tới nhà đất có diện
tích 422,64 m
2
tại thôn Thanh Giang, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình
Định giữa Nguyên đơn là Bà Nguyễn Thị Quyện, sinh năm 1950 với Bị đơn là Anh
Trần Văn Ngọc, sinh năm 1984;Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm:
Anh Trần Văn Được, sinh năm 1981; Chị Trần Thị Lan (tức Hà), sinh năm 1987.
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Bà Nguyễn Thị Quyện và ông Trần Mật chung sống với nhau từ năm 1986 (có
làm đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn), trong hoàn cảnh ông Mật đã có vợ đã
chết, nhưng có 2 người con riêng là anh Trần Văn Được (sinh năm 1981) và anh
Trần Văn Ngọc (sinh năm 1984). Bà và ông Mật có một con chung là chị Trần Thị
Lan (sinh năm 1987). Năm 1988, bà Quyện và ông Mật mua đất ruộng của ông
Ninh có diện tích 372 m
2
, sau đó san lấp lên, đến năm 1991 xây căn nhà cấp 4 trên
diện tích 65,76 m
2
tại mảnh đất đó. Do bà có mâu thuẫn với con riêng của ông Mật
nên sau khi xây nhà bà và chị Lan ra nhà mới xây ở, còn ông Mật và hai con riêng
vẫn ở nhà cũ đời vợ trước của ông. Năm 1996, mảnh đất đã được cấp Giấy chứng
nhận quyến sử dụng đất tên ông Mật. Năm 2006, anh Ngọc lấy vợ và ra làm nhà
trên đất mà bà đang ở. Năm 2007, ông Mật chết, sau khi ông Mật chết,anh Ngọc có
ý chiếm toàn bộ nhà đất của bà và ông Mật. Nay bà yêu cầu tòa án xác định căn
nhà và đất trên là tài sản chung của hai ông bà và yêu cầu chia thừa kế tài sản của
bà và ông Mật cho rõ ràng.
Về phía anh Được, anh trình bày: Năm 1988, cha anh mua mảnh đất ruộng của

ông Lê Văn Ninh ; cha anh gá nghĩa với bà Quyện năm 1989 và sinh được con
chung là chị Lan. Sau đó gia đình anh san lấp ruộng mua của ông Ninh và năm
1991 cha anh bỏ tiền ra xây nhà, bà Quyện chỉ có công mà không có tiền bỏ ra.
Nhà mới xây xong cả gia đình ra ở. Anh Được là anh trai anh lấy vợ và ở nhà từ
đường, còn anh lấy vợ năm 2006 và xây nhà ở cùng trên đất mua của ông Mật.
Năm 2007 cha anh chết, có di chúc với nội dung để lại cho anh toàn bộ mảnh đất
mà anh đang ở vì đất này là tài sản riêng của cha anh. Do đó theo anh toàn bộ diện
tích đất là tài sản của anh, bà Quyện không có quyền được thừa kế. Đồng thời anh
cho rằng bà Quyện và bố anh không phải là vợ chồng hợp pháp vì không đăng kí
kết hôn.
Anh Được và chị Lan không yêu cầu chia di sản. Hiện anh Được đang quản lí
phần đất của bố và mẹ đẻ của anh.
Cách giải quyết của Tòa án:
Tại bản án sơ thẩm số 114/DSST ngày 24 /9/2008 của Tòa án nhân dân huyện
An Nhơn đã quyết định:
- Công nhận hôn nhân của bà Quyện và Ông Mật là hợp pháp. Xác định ngôi nhà
cấp 4, diện tích 65,76 m
2
là tài sản chung của ông bà. Phần di sản thừa kế của ông
Mật là ½ khối tài sản này.
- Xác định diện tích đất 372 m
2
(thửa đất số 65, tờ bản bản đồ số 9) tại thôn Thanh
Giang, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn là tài sản riêng của ông Mật, có trước khi
kết hôn với bà Quyện.
- Công nhận di chúc của ông Mật phù hợp về hình thức nhưng bị vô hiệu một phần
về nội dung đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Quyện. Phần định đoạt
di sản thuộc quyền sở hữu của ông Mật giao cho anh Ngọc có giá trị thực hiện.
- Giao cho bà Quyện được trọn quyền sở hữu ngôi nhà và phải thanh toán cho anh
Ngọc ½ giá trị căn nhà và giá trị đất bà đang sử dụng của ông Mật.

- Bác yêu cầu của bà Quyện cho rằng mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng.
- Bác yêu cầu của anh Ngọc cho rằng ông Mật bà Quyện không phải là vợ chồng
hợp pháp.
Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí.
Nhận xét, đánh giá của nhóm:
Qua quá trình tìm hiểu các tình tiết của vụ án, chúng em đồng ý với quyết định của
Tòa án công nhận ông Mật và bà Quyện là vợ chồng hợp pháp, ngôi nhà cấp 4 là tài
sản chung của ông bà. Lí do:
Thứ nhất, theo bà Quyện, bà và ông Mật lấy nhau từ năm 1986, anh Ngọc lại nói
cha anh và bà Quyện chung sống với nhau từ năm 1989, do không có giấy chứng
nhận kết hôn nên không xác định được chính xác đó là vào thời gian nào, tuy nhiên
Giấy khai sinh của chị Lan có năm sinh là 1986 do đó có thể xác định ông bà
chung sống trước năm 1986. Trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có
hiệu lực thì nhà nước ta vẫn thừa nhận những trường hợp nam nữ lấy nhau tuy
không đăng kí kết hôn nhưng vẫn chung sống trong quan hệ vợ chồng là hôn nhân
thực tế theo Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia đình
năm 1986 . Nghị quyết này công nhân việc sống chung đó là hợp pháp và giữa họ
vẫn phát sinh quan hệ vợ chồng. Như vậy, Tòa án xác đinh hai ông bà là vợ chồng
hợp pháp là chính xác.
Thứ hai, Điều 27 LHNGĐ quy định: “Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân;…”. Như vậy, ngôi nhà là tài sản do hai ông bà cùng
tạo dựng được trong thời kì hôn nhân, do đó xác định ngôi nhà là tài sản chung của
ông Quyện bà Mật là hoàn toàn hợp lí.
Riêng với các quyết định cho rằng mảnh đất tranh chấp thuộc tài sản riêng của
ông Mật và cách chia thừa kế của Tòa án, nhóm cho rằng đây là những quyết định
chưa chính xác, thiếu căn cứ pháp luật. Bởi lẽ:
Với quyết định của Tòa cho rằng diện tích đất 372 m
2

là không có căn cứ. Theo
hồ sơ vụ án, ngày 17/8/1988 ông Lê Văn Ninh đã chuyển nhượng mảnh đất số 65,
tờ bản đồ số 9 cho ông Mật. Đồng thời như trên đã phân tích có căn cứ xác định
ông Mật và bà Quyện chung sống từ trước thời điểm ông Mật đứng tên nhận
chuyển nhượng đất của ông Ninh. Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 LHNGĐ: “…
Quyền sử dụng mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng…”. Do đó, theo quy định của pháp luật thì mảnh đất đang tranh chấp là tài
sản chung của vợ chồng ông Mật bà Quyện mới đúng. Tòa án nhân dân huyện An
Nhơn đã chỉ căn cứ vào lời khai của ông Mật trước đây (ông Mật nhận là tài sản

×