Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Khái quát chung về Trọng tài thương mại và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.38 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1


A . LỜI MỞ ĐẦU.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ
chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng
thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỉ gần đây. Và
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là một trong bảy trung tâm được thành
lập để đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh đó.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát chung về Trọng tài thương mại và Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam.
1. Trọng tài thương mại.
1.1. Khái niệm Trọng tài thương mại.
Trọng tài với tư cách là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài được hiểu
là: “Trọng tài bao gồm những cá nhân được các bên lựa chọn để giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ vụ việc dân sự của họ” hay Trọng tài là “cơ quan trung
gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử”.
Theo cuốn Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Trọng tài là một phương thức
giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện
đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách
công bằng, chính trực xét xử, phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng
buộc với cả hai bên”.
Theo Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ: “Trọng tài là cách giải quyết tranh chấp
bằng cách đệ trình tranh chấp cho một hoặc một số người xem xét, giải quyết và
họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các tranh chấp phái thi
hành”.


Ở Việt Nam, pháp luật luôn giữ quan điểm tiếp cận Trọng tài là một
phương thức giải quyết tranh chấp và sử dụng thuật ngữ “Trọng tài thương mại”
để gọi tên cho phương thức này. Tại Khoản, Điều 3, Luật trọng tài 2010 quy
định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên

2


thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Trọng tài thương
mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên
trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các
đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các
bên đã lựa chọn trọng tài.
1.2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại.
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất: tranh chấp giải quyết bằng trọng tài luôn có sự tham gia của
bên thứ 3 là môt Hội đồng Trọng tài hay một Trọng tài viên duy nhất do các bên
thỏa thuận, lựa chọn đóng vai trò là trung gian đứng giữa hai bên, phán xét một
cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên có thể thỏa thuận
lựa chọn trọng tài do chính các bên tự lập ra để giải quyết là trọng tài vụ việc
hoặc trọng tài thường trực mà họ tin tưởng.
Thứ hai: trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục
tố tụng chặt chẽ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên và các
bên đương sự phải tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu
tại Luật Trọng tài thương mại 2010, các điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức
trọng tài quy định.
Thứ ba: phán quyết cuối cùng của trọng tài đưa ra là sự kết hợp linh hoạt
giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán. Dựa trên nền tảng tôn trọng sự thỏa
thuận của các bên đương sự, trọng tài xem xét, cân nhắc và được quyền đưa ra

phán quyết cuối cùng, phán quyết này mang tính chung thẩm.
Với tư các là một cơ quan giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại có đặc
điểm:
Thứ nhất: trọng tài là tổ chức xã hội- nghề nghiệp, do các Trọng tài viên
tự nguyện thành lập để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại. Do là một cơ quan hoạt động độc lập với các cơ quan do
chính phủ lập ra nên các Trung tâm trọng tài (TTTT) đều có trụ sở, điều lệ hoạt
động và quy tắc tố tụng riêng do chính các TTTT này đặt ra. Việc quản lí, điều
hành lên kế hoạch hoạt động của TTTT đều do các Trọng tài viên trực tiếp đảm
nhiệm mà không chịu sự quản lý, chỉ đạo của bất kỳ cơ quan nào khác.

3


Thứ hai: thẩm quyền của trọng tài chỉ được hình thành khi có sự thỏa
thuận của các bên đương sự. Điều này thể hiện các bên đã tin tưởng trao quyền
phán quyết cho trọng tài. Nếu không có thỏa thuận, trọng tài sẽ không có thẩm
quyền giải quyết.
Thứ ba: khác với cơ quan xét xử nhà nước là Tòa án, các phán quyết
trọng tài đưa ra không mang tính quyền lực nhà nước. Phán quyết trọng tài chỉ
có giá trị bắt buộc với các bên tranh chấp mà không bắt buộc với bên thứ 3.
Trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì cần có sự hỗ trợ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành.
2. Khái quát Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg
ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương
(thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
Theo Điều lệ, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:

"1.Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp khác."
Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau,
vừa hợp tác vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên,
sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của
mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài
đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào
đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của
pháp luật trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài
hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. Trường hợp tranh
chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng
khác, nếu các bên có.

4


Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về luật thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc (thông qua năm 1976) hay Bản quy tắc trọng tài của Phòng
thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước quốc tế
có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế
có uy tín (London, Brussell ) thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho việc xây
dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.
II . Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
1 . Sự ra đời.
Từ khi ra đời vào ngày 28/4/1993 đến nay VIAC đã có bốn bộ quy tắc tố
tụng. Bộ quy tắc tố tụng đầu tiên có hiệu lực từ ngày 20/8/ 1993 (Quy tắc 1993).
Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận

trọng tài kí trước ngày 1/7/2003. Sau gần bốn tháng thành lập VIAC cho ra đời
bộ quy tắc tố tụng đầu tiên đây là một giai đoạn mang tính bước ngoặt lần đầu
tiên có một trung tâm Trọng tài trong cả nước có một bộ quy tắc tố tụng riêng
cho mình. Tuy nhiên, bộ quy tắc tố tụng trọng tài này thực tế vẫn còn nhiều
điểm bất cập chưa hợp lí và giải quyết các vụ tranh chấp bằng Trọng tài là một
hình thức mới nên cũng ít được áp dụng.
Bộ quy tắc thứ hai có hiệu lực từ ngày 15/4/ 1996 (Quy tắc 1996). Quy tắc
này áp dụng cho các tranh chấp trong nước có thỏa thuận trọng tài kí trước ngày
1/7/ 2003. Do những điểm bất cập trong bộ quy tắc trọng tài năm 1993 bộ quy
tắc trọng tài thứ hai của VIAC ra đời cùng song song tồn tại với bộ quy tắc trọng
tài 1993, đồng thời bổ sung những điểm chưa hợp lí trong bộ quy tắc trọng tài
1993.
Bộ quy tắc thứ ba có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2004 (Quy tắc 2004). Quy tắc
này được áp dụng để giải quyết cả vụ tranh chấp trong nước và vụ tranh chấp có
yếu tố nước ngoài có thỏa thuận trọng tài kí trước ngày 1/7/ 2003. Vào thời điểm
này, cùng một lúc ba bản Quy tắc tố tụng tồn tại vì theo Điều 61, Khoản 1 Pháp
lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, các Trung tâm Trọng tài được thành lập
trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng
trọng tài cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh trong thời hạn 12 tháng kể từ
ngày Pháp lệnh có hiệu lực. Quy tắc 2004 được soạn thảo vào thời điểm Pháp
lệnh trọng tài được ban hành đã khắc phục, bổ sung những thiếu sót, bất cập cơ
bản trong các bản Quy tắc 1993 và 1996.

5


Bộ quy tắc thứ tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 (Quy tắc 2012). Bộ quy
tắc này ra đời sau khi Luật Trọng tài Thương mại 2010 ra đời và có hiệu lực
được một năm. Bộ quy tắc này đã cụ thể hóa và chi tiết các quy định về tố tụng
Trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại; đồng thời, bộ quy tắc này đã hoàn

thiện, khắc phục, bổ sung những thiếu sót và bất cập của các bộ quy tắc tố tụng
Trọng tài năm 1993, 1996 và năm 2004.
Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC được áp dụng để giải quyết các vụ
tranh chấp tại VIAC. Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, các bên có thể tham gia
trực tiếp tố tụng trọng tài hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham
gia quá trình tố trọng tài. Tố tụng trọng tài bắt đầu từ ngày Trung tâm nhận được
đơn khởi kiện của Nguyên đơn. Và quy tắc tố tụng trọng tài được thực hiện theo
các bước sau:
2. Các bước thực hiện tố tụng.
2.1 . Đơn khởi kiện.
Khởi kiện là quyền của các bên trong hợp đồng khi có tranh chấp và điều
này cũng góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, xử sự theo pháp luật, thanh lọc
môi trường thương mại, kinh doanh. Và đơn khởi kiện đóng một vai trò rất quan
trọng để có thể bắt đầu một vụ kiện. Một giải quyết tranh chấp tại VIAC được
thụ lí đơn khi đơn kiện đáp ứng được yêu cầu tại Điều 6, quy tắc tố tụng của
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Được quy định như sau:
“1. Một bên muốn khởi kiện ra Trung tâm phải gửi Đơn khởi kiện tới Trung
tâm.
2. Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
a) ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) tên, địa chỉ của các bên;
c) tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) cơ sở khởi kiện;
đ) trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;

6


e) tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung
tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc Điều 12 của

Quy tắc này.
g) Chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy
quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ kí của cá nhân hoặc của
người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân.
3. Kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có
liên quan.
4. Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan phải
được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này”.
Trong Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài, vậy thỏa thuận Trọng
tài là gì? Và được thể hiện dưới hình thức nào? Tại Khoản 2, Điều 3 Luật Trọng
tài Thương mại 2010 (LTTTM) quy định “thỏa thuận Trọng tài là thoả thuận
giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc
đã phát sinh”. Về hình thức của thỏa thuận Trọng tài được xác lập dưới hai hình
thức điều khoản trọng tài hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng (Khoản
1, Điều 16, LTTTM). Tại Khoản 2, Điều 16, LTTTM có quy định thỏa thuận
trọng tài phải được thể hiện bằng văn bản.
Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan phải
được thành lập thành 5 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên hoặc 3
bản nếu Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên. Và trước khi Hội đồng Trọng
tài ra phán quyết Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung và rút đơn kiện được quy
định tại Điều 13, quy tắc tố tụng của VIAC.
Khi nộp đơn khởi kiện, Nguyên đơn đồng thời nộp phí trọng tài. Theo quy
định tài Điều 32, quy tắc tố tụng của VIAC thì phí trọng tài bao gồm:
“1. Chi phí để trả thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp;
2. Chi phí hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết tranh chấp;
3. Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên giải
quyết vụ tranh chấp được quy định tại Văn bản hướng dẫn của Trung tâm có hiệu
lực tại thời điểm lập dự tính chi phí;

7



4. Chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia vầ chi
phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài”.
Và Khoản 1, Điều 33, quy tắc tố tụng của VIAC có quy định việc nộp phí
của Nguyên đơn như sau: “Khi nộp đơn khởi kiện, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác, Nguyên đơn phải nộp đủ các chi phí được quy định tại Khoản 1 và Khoản
2 Điều 32 của Quy tắc này theo Biểu phí trọng tài của Trung tâm có hiệu lực tại
thời điểm nộp Đơn khởi kiện. Trong trường hợp Nguyên đơn không nộp đủ các
chi phí này trong thời hạn do Trung tâm ấn định thì được coi là rút Đơn khởi
kiện nhưng không ảnh hưởng đến quyền được nộp lại Đơn khởi kiện”.
2.2. Thụ lí đơn kiện và gửi thông báo.
Sau khi VIAC nhận được đơn kiện sẽ xem xét thẩm quyền giải quyết vụ
việc, thụ lí đơn khởi kiện và sẽ gửi thông báo cho bị đơn.
Thời hạn gửi thông báo cho bị đơn được quy định tại Điều 7, quy tắc tố
tụng VIAC nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và
các tài liệu liên quan và phí trọng tài, Trung tâm sẽ gửi tới Bị đơn Thông báo,
Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liện quan. Với việc quy định
về thời hạn gửi thông báo tới Bị đơn của quy tắc tố tụng của VIAC không có gì
thay đổi so với quy định tại Điều 32, LTTTM.
Trong trường hợp, có đơn kiện lại mà không có thỏa thuận khác thì trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Trung tâm nhận được đơn kiện lại, các tài liệu liên
quan và phí trọng tài Trung tâm sẽ gửi tới Nguyên đơn thông báo, Đơn kiện lại
và các tài liệu liên quan (Khoản 4, Điều 9, quy tắc tố tụng của VIAC).
2.3. Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thống báo, Đơn khởi kiện,
thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan Bị đơn phải gửi lên Trung tâm Bản
Tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ gồm: ngày, tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; cơ sở
pháp lí để tự bảo vệ; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn hoặc yêu cầu Trung tâm

chỉ định trọng tài viên theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 hoặc Điều 12 quy tắc
tố tụng của VIAC; chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại
diện theo ủy quyền của Bị đơn là tổ chức; chữ kí của cá nhân hoặc người đại

8


diện theo ủy quyền của Bị đơn là cá nhân. (Khoản 1, Điều 8 quy tắc tố tụng của
VIAC).
Bản tự bảo vệ và các tài liệu có liên quan của Bị đơn phải gửi đúng số
lượng được quy định tại Điều 3 quy tắc tố tụng, tức là phải được thành lập thành
5 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên hoặc 3 bản nếu Hội đồng
Trọng tài có 1 Trọng tài viên. Trong trường hợp, Bị đơn không gửi Bản tự bảo
vệ lên Trung tâm thì tố tụng trọng tài vẫn sẽ được tiến hành.
Ngoài ra, Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại Nguyên đơn. Đơn kiện lại căn
cứ vào thỏa thuận trọng tài mà Nguyên đơn đã dựa vào đó khởi kiện, Đơn kiện
lại gửi đến Trung tâm trọng tài vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ. Đơn kiện
lại bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ của các
bên; tóm tắt lại nội dung của vụ kiện lại; cơ sở kiện lại; giá trị của vụ kiện lại và
yêu cầu khác của Bị đơn; chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của
người ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức, chữ kí của cá nhân hoặc
người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân (Khoản 2,
Điều 9 quy tắc tố tụng của VIAC).
Đơn kiện lại và các tài liệu liên quan, Bị đơn gửi lên Trung tâm phải đủ số
bản như quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy tắc. Mặt khác, Bị đơn có thể sửa
đổi, bổ sung, rút Đơn kiện lại trước theo quy định tại Điều 13, quy tắc tố tụng
của VIAC trước khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết.
Trong trường hợp, Đơn kiện lại của Bị đơn được gửi lên Trung tâm mà
các bên không có thỏa thuận khác về thời hạn thì 30 ngày kể từ ngày nhận được
Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu liên quan Nguyên đơn phải gửi Bản tự

bảo vệ đối với Đơn kiện lại và phải gửi đủ số bản được quy định tại Khoản 1,
Điều 3 của Quy tắc tố tụng của VIAC (Khoản 5, Điều 9 quy tắc tố tụng của
VIAC).
2.4. Hội đồng Trọng tài.
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của Nguyên đơn
và Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định. Việc bầu ra chủ tịch hội đồng
trọng tài có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa
hai bên. Chủ tịch hội đồng trọng tài xẽ chủ trì các phiên họp của hội đồng trọng
tài cũng như trực tiếp xem xét các chứng cứ của vụ tranh chấp để có thể cùng

9


với hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Hội đồng Trọng tài gồm ba
Trọng tài viên hoặc một Trọng tài viên duy nhất và trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài viên duy nhất thì sẽ
được giải quyết tranh chấp bởi Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Đối với thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên thì quy tắc tố
tụng của VIAC quy định tại Điều 11 như sau: Thứ nhất: Nguyên đơn phải chọn
hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên. Trong trường hợp có nhiều
Nguyên đơn thì các Nguyên đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc
thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho
Trung tâm. Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài viên
không có trong Danh sách Trọng tài viên thì Nguyên đơn phải thông báo cho
Trung tâm đại chỉ của Trọng tài viên này. Trong trường hợp Nguyên đơn yêu
cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho
Nguyên đơn.
Thứ hai: Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu

liên quan Bị đơn phải chọn một Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định
Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm. Trong trường hợp có nhiều Bị
đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu
cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm.
Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài viên không có trong
Danh sách Trọng tài viên thì Nguyên đơn phải thông báo cho Trung tâm đại chỉ
của Trọng tài viên này.
Nếu Bị đơn yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm
ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay thế cho Bị đơn. Trong trường hợp, Bị
đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng
tài viên trong thời hạn 30 ngày trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết
thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định một Trong tài viên thay cho
Bị đơn. Và trong trường hợp, có nhiều Bị đơn mà không thống nhất chọn một
Trọng tài viên hoặc không thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài

10


viên trong thời hạn 30 ngày trên, thì 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch
Trung tâm ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho các Bị đơn.
Thứ ba: Nếu các bên không có thỏa thuận khác, trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày Trọng tài viên được Bị đơn chọn hoặc Chủ tịch Trung tâm chỉ định được
nhận thông báo về việc được chọn hoặc chỉ định làm Trọng tài viên, các Trọng
tài viên phải lựa chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài và
thông báo cho Trung tâm. Hết thời hạn này mà Trung tâm không nhận được
thông báo thì 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định
chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Trường hợp lựa chọn thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên,
quá trình xét xử cũng có thể kéo dài hơn do việc triệu tập một cuộc họp gồm ba

Trọng tài viên sẽ không thuận tiện bằng việc triệu tập một cuộc họp với Trọng
tài viên duy nhất. Tuy nhiên, đối với Hội đồng gồm ba Trọng tài viên thì quan
điểm cá nhân thường ít hơn so với Hội đồng Trọng tài một Trọng tài viên duy
nhất. Vì vậy, đối với các vụ tranh chấp lớn và phức tạp, các bên nên chọn Hội
đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Đối với thành lập Hội đồng Trọng tài gồm một Trọng tài viên duy nhất được
quy định tài Điều 12 quy tắc tố tụng của VIAC như sau: “Trừ khi các bên có
thỏa thuận khác, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Thông
báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan, các bên phải
thống nhất chọn Trọng tài viên duy nhất hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định
Trọng tài viên duy nhất và phải thông báo cho Trung tâm. Trong trường hợp tên
của người được chọn làm Trọng tài viên duy nhất không có trong Danh sách
Trọng tài viên thì phải thông báo cho Trung tâm đại chỉ của Trọng tài viên
này”. Và “trong trường hợp Trung tâm không nhận được thông báo này, trong
thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày Chủ tịch Trung tâm ra quyết
định chỉ định Trọng tài viên duy nhất”.
2.5. Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa
thuận trọng tài và Quy tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài
cũng xem xét yêu cầu của các bên.

11


Trước tiên: Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ và tiến hành xác minh sự
việc nếu thấy cần thiết. Theo Điều 16, quy tắc tố tụng của VIAC thì thẩm quyền
xác minh sự việc được quy định Hội đồng Trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi
với một bên với sự tham gia của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm rõ
vấn đề tranh chấp; ngoài ra, Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu một hoặc các
bên, có thể tự mình tìm hiểu sự việc của người thứ ba có sự có mặt của các bên.

Mặt khác, Hội đồng Trọng tài thu thập chứng cứ vụ việc và các bên có
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Trong quá trình thu thập chứng cứ, Hội đồng
Trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, các tài liệu có
liên quan đến vụ tranh chấp. Thêm vào đó, Hội đồng Trọng tài tự mình hoặc yêu
cầu một hoặc các bên trưng cầu giám định, định giá tài sản của vụ tranh chấp;
tham vấn ý kiến của chuyên gia. Nếu trong trường hợp, Hội đồng Trọng tài, một
bên hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà
không thu thập được thì có quyền gửi văn bản lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu
hỗ trợ theo quy định của pháp luật (Điều 17, quy tắc tố tụng của VIAC).
Thứ hai: Hội đồng Trọng tài lựa chọn Luật áp dụng để giải quyết vụ tranh
chấp. Theo Điều 22, quy tắc tố tụng của VIAC quy định: “1. Đối với vụ tranh
chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt
Nam;
2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng
pháp luật do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không thỏa thuận về
pháp luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội
đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất;
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên thỏa thuận hoặc pháp
luật do Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng không có quy định cụ thể liên
quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài được áp dụng tập quán
thích hợp để giải quyết tranh chấp”.
Thứ ba: Lựa chọn ngôn ngữ trọng tài, việc lựa chọn ngôn ngữ này giúp
các bên tranh chấp có được tiếng nói chung để giải quyết vụ việc nhanh chóng
hơn. Vì một khi tranh chấp đã phát sinh, hoặc vào thời điểm bắt đầu tố tụng, các
bên rất khó thỏa thuận về ngôn ngữ chung bởi mỗi bên đều muốn đạt được lợi
ích của mình từ việc lựa chọn đó. Theo quy định tại Điều 21, quy tắc tố tụng của

12



VIAC thì đối với vụ không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ trọng tài là Tiếng
Việt; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngữ do các bên thỏa thuận,
trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định
lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài có tính chất liên quan đến
ngôn ngữ hợp đồng.
Thứ tư: Hội đồng Trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp giải quyết vụ
tranh chấp. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời gian và nơi tiến hành phiên
họp giải quyết tranh chấp do Hội đồng Trọng tài quyết định. Trung tâm gửi giấy
triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp cho các bên chậm nhất là 15 ngày trước
ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Và trong trường hợp
hoãn phiên họp hoặc Hội đồng Trọng tài quyết định mở phiên họp tiếp theo thì
thời gian gửi giấy triệu tập do Hội đồng Trọng tài quyết định, trừ khi các bên có
thỏa thuận khác (Khoản 1 và 2, Điều 23 quy tắc tố tụng của VIAC).
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 23 quy tắc tố tụng của VIAC trừ khi các
bên có thỏa thuận khác, nếu không phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ không
được công khai. Trong phiên họp, các bên có quyền mời người làm chứng,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia và phải thông báo cho Hội
đồng Trọng tài trước ngày mở phiên họp; Hội đồng Trọng tài tự mình hoặc yêu
cầu một hoặc các bên trưng cầu giám định, định giá tài sản của vụ tranh chấp và
chuyên gia theo quy định tại Điều 17, quy tắc tố tụng của VIAC tham gia phiên
họp. Ngoài ra, nếu được sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho
phép người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Tại phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu các bên không còn bất kì tài liệu
hoặc chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài tuyên bố đây
là phiên họp giải quyết tranh chấp này là phiên họp cuối cùng giải quyết tranh
chấp (Khoản 4, Điều 23 quy tắc tố tụng của VIAC).
Trong trường hợp, phiên họp giải quyết tranh chấp đã được triệu tập tham
dự phiên họp hợp lệ mà vắng mặt của các bên, đối với Nguyên đơn vắng mặt
không có lí do chính đáng hoặc rời bỏ phiên họp giải quyết tranh chấp mà không

được sự chấp thuận của Hội đồng Trọng tài thì xem như rút Đơn khởi kiện. Và
Hội đồng Trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết tranh chấp khi Bị đơn có yêu cầu hoặc
Đơn kiện lại. Tương tự, đối với Bị đơn mà vắng mặt không có lí do chính đáng
13


hoặc rời bỏ phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được sự chấp thuận của
Hội đồng Trọng tài thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp
(Khoản 1, Điều 25 quy tắc tố tụng của VIAC).
Trong trường hợp, Bị đơn có Đơn kiện lại và đã được triệu tập tham dự
phiên họp hợp lệ mà vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc rời bỏ phiên họp
giải quyết tranh chấp mà không được sự chấp thuận của Hội đồng Trọng tài thì
được coi là rút Đơn kiện lại, Hội đồng Trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết Đơn kiện
lại khi có yêu cầu của Nguyên đơn (Khoản 2, Điều 25 quy tắc tố tụng của
VIAC).
Hội đồng Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu vắng mặt của
một bên. Và theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào tài
liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không
cần sự có mặt của các bên.
2.6. Phán quyết Trọng tài.
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3, LTTTM như sau: “Phán quyết trọng
tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Khi lập Phán quyết Trọng tài đối với Hội
đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên phải tuân thủ nguyên tắc đa số, nếu không
đạt được đa số thì Phán quyết Trọng tài được quyết định bởi Chủ tịch Hội đồng
Trọng tài.
Phán quyết Trọng tài phải được thành lập bằng văn bản và có những nội
dung: “a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập Phán quyết trọng tài;
b) Tên, địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;
c) Tên của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất;

d) Tóm tắt Đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp; tóm tắt Đơn kiện
lại và các vấn đề tranh chấp (nếu có);
đ) Căn cứ lập Phán quyết trọng tài, trừ khi các bên thỏa thuận khôn
g cần nêu căn cứ trong Phán quyết trọng tài;
e) Kết quả giải quyết vụ tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành Phán quyết trọng tài;

14


h) Phân bổ phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất” (Khoản
1, Điều 30 quy tắc tố tụng của VIAC).
Trong trường hợp, Phán quyết của Trọng tài không có chữ kí của Trọng
tài viên thì Phán quyết đó vẫn có hiệu lực và Chủ tịch Hội đồng Trọng tài phải
ghi vào trong Phán quyết Trọng tài và nêu rõ lí do. Phán quyết Trọng tài được
ban hành trong thời 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng giải quyết
tranh chấp. Sau khi thành lập, Phán quyết Trọng tài được Hội đồng Trọng tài gửi
lên Trung tâm và Trung tâm sẽ gửi bản chính và bản sao chứng thực Phán quyết
Trọng tài cho các bên. Phán quyết Trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các
bên. Với quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 30 quy tắc tố tụng của VIAC đã được
cụ thể hóa từ Điều 61, LTTTM. Ngoài ra, Phán quyết Trọng tài có thể được sửa
đổi, giải thích, lập Phán quyết Trọng tài bổ sung nếu như một bên hoặc các bên
có yêu cầu Trung tâm theo quy định tại Điều 31, quy tắc tố tụng của VIAC.
III. Ưu điểm, hạn chế của quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam.
Ưu điểm: Quy tắc tố tụng của VIAC ra đời là kết quả tất yếu của việc
thành lập các Trung tâm trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhờ có
quy tắc này mà giải quyết được tất cả các tranh chấp thương mại phát sinh của
các bên trong tranh chấp gửi đến VIAC và sử dụng quy tắc này để giải quyết

tranh chấp một cách nhanh chóng hơn.
Mặt khác, quy tắc tố tụng này quy định rõ ràng cụ thể các bước các giai
đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp được quy định trong LTTTM, giúp cho
các bên tranh chấp có cơ hội tìm hiểu rõ về cách thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại. Vì những tranh chấp bằng trọng tài thương mại khi được
giải quyết tại Trung tâm trọng tài chỉ được xem xét theo trình tự một lần duy
nhất và phán quyết có tính chung thẩm buộc các bên phải tuân thủ.
Ngoài ra, quy tắc tố tụng tạo cơ hội cho các bên tranh chấp giải quyết
tranh chấp trong “hòa bình” không phải mang ra tòa án để xử đi, xử lại và cấn
đến sự can thiệp của nhà nước hay sử dụng quyền lực nhà nước.
Bên cạnh những ưu điểm đó, thì quy tắc tố tụng của VIAC vẫn còn một số
hạn chế tồn tại. Thứ nhất: quy tắc tố tụng của VIAC là quy tắc quy định cụ thể
15


và chi tiết LTTTM nhưng chưa quy định cụ thể mỗi vụ kiện sẽ có bao nhiêu
phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao nhiêu ngày và khi họp giải quyết tranh
chấp thì Hội đồng trọng tài cũng không công bố đây có phải là phiên họp cuối
cùng giải quyết tranh chấp không? Mà quy tắc cũng như LTTTM chỉ có quy
định Phán quyết của Hội đồng Trọng tài được lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp. Vì vậy, cần có quy
định cụ thể số phiên họp, thời gian cách nhau giữa các phiên họp và Hội đồng
Trọng tài khi giải quyết tranh chấp cần tuyên bố cuộc họp nào là cuộc họp giải
quyết tranh chấp cuối cùng. Cần phải quy định để thời gian giải quyết vụ việc
của các bên tranh chấp được nhanh chóng hơn và thuận tiện cho công việc của
các bên hơn.
Thứ hai: về phí trọng tài được quy định trong quy tắc tố tụng chưa cụ thể.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường e ngại giải quyết tranh chấp bằng con
đường tố tụng Trọng tài bởi họ cho rằng chi phí trọng tài khá cao và thực tế phí
trọng tài cũng không nhỏ.

C. KẾT LUẬN.
VIAC được đánh giá là một tổ chức trọng tài có uy tín của Việt Nam,
được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tín nhiệm và lựa chọn.
Cơ chế giải quyết tranh chấp tại VIAC nhanh chóng, linh hoạt, thân thiện.Và
VIAC sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung phát huy những điểm mạnh của quy tắc tố
tụng Trọng tài của Trung tâm để có thể giải quyết tốt hơn những tranh chấp
thương mại.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO.
-

Giáo trình “Luật Thương mại Việt Nam 2”, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản Công an nhân dân.

-

Trung tâm thương mại quốc tế và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam,
“Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn”, Hà Nội,
2003.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, “Luật trọng tài thương mại 2010- bước phát
triển mới của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, năm 2011.

-

-


Luật Trọng tài Thương mại 2010.

-

Www. viac.org.vn

-

Www.thuvienphapluat.vn.

17


18



×