Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các biện pháp và thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.16 KB, 15 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................1
A.Đặt vấn đề............................................................................................................................................1
B. Giải quyết vẫn đề.................................................................................................................................2
I.Lí luận về bạo lực gia đình và bảo vệ quyền của phụ nữ....................................................................2
1.1.Khái niệm bạo lực gia đình:.......................................................................................................2
1.2. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ:..............................................................................................3
II.Các biện pháp và thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ......................................................4
2.1.Các biện pháp phịng ngừa bạo lực gia đình:.............................................................................4
2.2.Thực hiện các biện pháp bảo vệ,hõ trợ nạn nhân bạo lực gia đình............................................5
2.3 Thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ..........................................................................6
III.Các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong phịng chống bạo lực gia đình................10
3.1.Cần có giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ..........................................10
3.2.Thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ............................................................11
3.3.Nâng cao nhận thức,kĩ năng ứng xử cho phụ nữ gia đình.......................................................11
3.4 Hồn thiện pháp luật về phịng chống bạo lực gia đình:..........................................................13
C.Kết thúc vấn đề...................................................................................................................................13

A.Đặt vấn đề.
Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo
dục, kinh tế, pháp lý và sức khỏe. Nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền


2

con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức
độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Đây là một thực tế tại Việt Nam cũng
như nhiều quốc gia khác. Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã
được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thơng qua


Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính
sách khác. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 chính thức khẳng định
bạo lực gia đình là hành vi khơng được chấp nhận và khơng nên xem đó là “vấn
đê riêng tư”.
B. Giải quyết vẫn đề.
I.Lí luận về bạo lực gia đình và bảo vệ quyền của phụ nữ.
1.1.Khái niệm bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong
gia đình.
Tại khoản 1 điều 2 của Luật phịng chống bạo lực gia đình qui định rõ các hành
vi bạo lực gia đình như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi cố ý
khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng ; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc
phạm danh dự nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về
tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng…


3

1.2. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ:
Trên cơ sở khái niệm quyền con người,khái niệm quyền phụ nữ có mối quan hệ
khăng khít với quyền con người.Bởi vì,phụ nữ cũng như nam giới họ cũng được
hưởng tất cả các quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng đẻ chỉ quyền con người của phụ nữ.Phụ nữ
là một nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương.Do đó,việc xác nhận và ghi nhận
quyền con người cho họ đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của bình đẳng cần thiết.Đây
cũng là cơ sở để chúng ta đảm bảo quyền con người của phụ nữ.Khi tiếp cận
khái niệm quyền phụ nữ, quyền con người được hiểu theo nghĩa xác định hơn,nó
thể hiện quyền bức xúc nhất quyền con người được đặt trong hồn cảnh xã hội
nhất định, địi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng của cả thê giới đấu

tranh cho quyền bình đẳng nam nữ.Chính vì vậy, mặc dù có rất nhiều Văn kiện
quốc tế ghi nhận quyền con người nhưng chúng ta vẫn xây dựng những văn bản
qui phạm pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.
Định nghĩa của Liên Hợp quốc về “Bạo lực đối với phụ nữ”
Điều 1: “Bạo lực đối với phụ nữ” được hiểu là bất kỳ hành động bạo lực trên cơ
sở giới
nào mà gây hậu quả hoặc có nguy cơ gây hậu quả có hại hoặc gây đau khổ cho
người phụ
nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý bao gồm cả các đe dọa thực hiện các hành
động đó, ép
buộc hoặc tước đoạt sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống
riêng tư


4

Điều 2: “Bạo lực đối với phụ nữ” được hiểu là bao gồm nhưng không giới hạn
như sau:
(a) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, bao gồm:
ngược đãi,
đánh đập, lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái trong gia đình, bạo lực liên quan
đến
của hồi môn, hãm hiếp trong hôn nhân, làm tổn thương bộ phận sinh dục nữ và
thực
hiện các hành vi khác gây tổn hại cho phụ nữ, bạo lực ngồi hơn nhân và sự bóc
lột;
(b) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong cộng đồng, bao gồm:
hãm hiếp,
lạm dụng và quấy rối tình dục, đe dọa tại nơi làm việc, cơ sở giáo dục hay bất
cứ nơi

nào, mua bán phụ nữ và ép buộc phụ nữ hành nghề mại dâm;
(c) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra ở bấy kỳ đâu do sự vi phạm
hay bỏ qua của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
II.Các biện pháp và thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
2.1.Các biện pháp phịng ngừa bạo lực gia đình:
* Việc tun truyền thơng tin, tun truyền về phịng chống bạo lực gia đình:


5

Điều 11 luạt phịng chống bạo lực gia đình đã nói khá rõ về hình thức truyền
thơng: truyền thơng trực tiếp, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng , truyền thông trực tiếp truyền thông qua lồng ghép trong việc giảng dạy
học tập tại các cơ sở giáo dục truyền thông qua các hoạt động văn học nghệ
thuật,sinh hoạt cộng đồng…
Một ttrong những hình thức truyền thơng hiệu quả và phù hợp nhất ở Việt Nam
hiện nay là hình thức tuyên truyền.Tuy nhiên, mặc dù các phương tiện thông tin
đại chúng đã thành công trong việc tuyên truyền tới người dân việc ban hành luật
phòng chống bạo lực gia đình nhưng chỉ mới dừng lại ở đó chưa biết nội dung
của nó là gì.
*Hịa giải mâu thuẫn,tranh chấp giữa các thành viên.
Luật phịng chống bạo lực gia đình rất chú trọng đến cơng tác hịa giải.Cơng tác
hịa giải phải được các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp “động viên,hòa giải” tới
các thành viên để giải quyết các mâu thuẫn triệt để hơn nữa.
2.2.Thực hiện các biện pháp bảo vệ,hõ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
*Biện pháp cẩm tiếp xúc:
Luật phịng chống bạo lực gia đình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn
cụ thể về biện pháp cấm tiếp xúc.Tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ tịch UBND
cấp xã hoặc Tịa án có thể áp dụng các biện pháp này.Mục đích của nó là nhằm
ngăn chặn việc nạn nhân có thể bị bạo lực sau khi nạn nhân u cầu chính quyền

can thiệp.
*Chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh:
Khoản 3 điều 23 luật phòng chống bạo lực gia đình có qui định về trách nhiệm
báo cáo về hành vi bạo lực có dấu hiệu tội phạm của cơ sở y tế.Các nạn nhân của


6

bạo lực gia đình được chăm sóc và khám chữa bệnh kịp thời tại các cơ sở y tế để
kịp thời phát hiện bệnh tình đồng thời cũng phát hiện hành vi bạo lực.Các nạn
nhân được nhận chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh giúp họ trahs được những
tổn thương về mặt thể chất cũng như sớm ổn định về tinh thần.
*Nhà tạm lánh:
Việc xây dựng mơ hình nhà tạm lánh đã và đang phổ biến ở nhiều nơi.xây dựng
nhà tạm lánh là địa chỉ tin cậy để nạn nhân lánh nạn,nhất là những nơi có người
dân di cư,phụ nữ lấy chồng xa.Những ngôi nhà tạm lánh được xây dựng cũng hỗ
trợ cho biện pháp cấm tiếp xúc.là nơi đa,r bảo an toàn cho các nạn nhận của bạo
lực gia đình giúp họ ổn định về tình thân.
2.3 Thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Một điều tra ở 8 tỉnh Hội liên hiệp Phụ Nữ vào năm 2008, có 23% số gia đình
được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất, 30% số gia đình có bạo lực về tình dục
và 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là
nạn nhân chiếm 97%. [6, tr.98]
Trong thời gian gần đây hàng loạt các bài báo đăng trên các phương tiện truyền
thông đại chúng đã gây ra sự bức xúc và phẫn nộ của các thành viên trong xã hội
về sự gia tăng của vấn đề bạo lực gia đình. Chúng ta có thể liệt kê một số bài báo
sau đây: "Đổ xăng đốt vợ" trên báo Công An Nhân Dân ra ngày 07/12/2002;
"Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ" đăng trên báo Thanh Niên ra ngày
05/07/2003; "Kẻ giết vợ dã man" đăng trên báo Phụ Nữ Việt Nam ra ngày
08/09/2003; "Thảm cảnh gia đình" trên Tuổi Trẻ Online ngày 23/07/2010...



7

Những bài báo trên đã mô tả những hành động dã man, vơ nhân tính của người
chồng đối với người vợ và những bi kịch gia đình đau lịng sau những vụ bạo
hành ấy. Trên đây chỉ là những hành vi bạo lực gia đình đã được phát hiện và xử
lý, cịn trong thực tế có rất nhiều nạn nhân đang phải sống chung với bạo lực gia
đình mà đối tượng gây ra bạo lực không ai khác là những thành viên gần gũi nhất
trong gia đình thì chưa được trừng trị nghiêm minh của pháp luật.
Hậu quả của bạo lực gây ra là một nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, nó khơng chỉ
gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên trong gia
đình mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng
các tệ nạn như: mại dâm, ma túy, người lang thang, tội phạm vị thành niên, nạn
buôn bán trẻ em và phụ nữ...
Mặc dù cả xã hội đang lên án những hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với
những người phụ nữ. Thế nhưng một số vụ bạo hành trong thời gian gần đây cho
thấy sự dã man và tàn bạo vơ nhân tính của những người chồng "quỷ dữ". Có rất nhiều phụ nữ đã
tử vong vì những chấn thương do chính chồng mình gây ra. Điều này đã để lại những nỗi đau vô cùng
lớn cho những người thân cịn lại trong gia đình.

Những vết thương trên người chị Lý do chồng bạo hành
Mới đây nhất, hành vi tra tấn dã man người vợ của Nguyễn Tiến Thịnh (trú tại
phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đang gây ra một làn
sóng căm phẫn trong dư luận xã hội. Chỉ vì mâu thuẫn trong gia đình, Nguyễn
Tiến Thịnh đã dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đánh đập "tra tấn" người vợ là Lê
Thị Lý trong nhiều ngày khiến chị phải nhập viện trong tình trạng đa chấn
thương.



8

Khơng chị tra tấn, đánh đập, Nguyễn Tiến Thịnh cịn bắt chị Lý xem lại video
hắn quan hệ với người tình rồi buộc chị phải quan hệ đúng với những gì mà
trong video. Thậm chí Thịnh cịn quay lại video lại cảnh đánh đập vợ rồi mở cho
chính mẹ vợ xem. Chị Lý chỉ được đưa đến bệnh viện khi may mắn thốt khỏi
địa ngục trần gian đó.
Cách đây khơng lâu, người dân tỉnh Hải Dương cũng bàng hoàng với vụ án Vũ Tiến Đại (trú tại xã Cẩm
Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đánh chết vợ. Chỉ vì một củ khoai sạn trong khi ăn, Vũ Tiến
Đại đã bực tức chửi bới vợ và dùng chân đá mạnh vào mạng sườn của vợ. Thế nhưng cú đá oan nghiệt
này đã cướp đi mạng sống của người vợ bao năm chung sống với mình.

Mẹ mất, bố vướng vào vịng lao lý đã khiến cho những đứa con của Vũ Tiến Đại
bơ vơ giữa dòng đời
Người dân Phú Xuyên, Hà Nội, chắc hẳn vẫn không thể quên vụ án mạng kinh
hoàng cướp đi sinh mạng của 3 mẹ con trong một gia đình. Nạn nhân của vụ án
mạng gia đình trên là Vũ Thị Thủy cùng hai con là Vũ Công và Vũ Ngọc Anh.
Nguyên nhân ban đầu của vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, trong lúc
“điên loạn” Vũ Văn Thành đã nhẫn tâm dùng dao nhọn đâm chết người vợ và 2
con.
Sau khi ra tay sát hại gia đình, Thành đã tự đâm mình để tự vẫn. Dù được hàng
xóm đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng hai cháu bé do mất nhiều máu đã chết ngay
sau đó, cịn chị Thủy và Thành được đưa vào bệnh viện Bạch Mai trong tình
trạng nguy kịch. Chị Thủy sau đó cũng tử vong.
Năm 2009, người dân xã Vĩnh Lương (Nha Trang, Khánh Hịa) hết sức kinh
hồng khi cơ quan công an phát hiện ra một vụ án giết người hết sức man rợ.
Nạn nhân trong vụ án này là chị Trần Thị Hiếu đã bị người chồng Trần Văn Ban
dùng dao chặt, chém nhều nhát dẫn đến tử vong. Sau khi sát hại chị Hiếu xong,



9

Ban đã ném xác vợ xuống hầm phân heo rồi bịt kín lại. Phải nhiều ngày sau
những người thân trong gia đình chị Hiếu mới phát hiện ra thi thể của chị.
Kết cục đau xót và hệ lụy đau lịng từ các vụ bạo hành
Với hành vi dã man và tàn ác của mình, Trần Văn Ban đã bị TAND tỉnh Khánh
Hịa kết án tử hình về tội giết người.
Trần Văn Ban đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết án tử hình về tội giết người.
Mới đây TAND Nghệ An cũng đã mở phiên tịa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo
Hồ Hữu Tiến (SN 1976, xóm 2, xã Hội Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) về tội giết
người. Nạn nhân của Tiến trong vụ án này chính là người vợ đã bao năm chung
sống cùng mình. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình, Tiến đã dùng dao
đâm, chém liên tiếp khiến vợ mình tử vong trên đường đi cấp cứu. Với hành vi
man rợ của mình, Tiến đã bị TAND tỉnh Nghệ An kết án tù chung thân. Đây chỉ
là một số vụ án điển hình trong thời gian qua gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Trên đây chỉ là một trong số ít các vụ án gia đình gây chấn động dư luận trong
thời gian vừa qua. Những hành động man rợ của những kẻ sát nhân mang tên
người chồng đều sẽ bị pháp luật trưng trị một cách thích đáng. Thế nhưng những
tổn thương do nạn bạo hành gây ra nhiều hệ lụy khó lường khác.
Theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2008, có
23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% số gia đình có
hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh
thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Bạo lực gia đình đã tác động và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỗi gia đình. Bạo lực gia đình đã làm nhiều gia đình
tan nát, ly dị, ly thân…


10

Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số

liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm
pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội
của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hơn,
49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên
các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà
khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ.
Như vậy, bạo lực gia đình đã tạo lên những bi kịch vơ cùng đau xót cho nhiều
thế hệ và gây ra những hệ lụy tiêu cực cho sự phát triển của xã hội.
Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình
đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%. Thống kê của TAND tối cao cũng cho
chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419
vụ ly hơn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly
hơn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hơn,
trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến
2005 cả nước có 352.000 vụ ly hơn thì có tới 39.730 vụ ly hơn do bạo lực gia
đình (chiếm 53,1%).
III.Các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong phịng chống bạo
lực gia đình.
3.1.Cần có giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ
Cần có hình thức tun truyền phù hợp với từng loại đối tượng đầu tư nhân lực
cũng như kinh phí cho hoạt động này, mở rộng mơ hình các câu lạc bộ tuyên
truyền phổ biến pháp luật kết hợp giữa giáo dục pháp luật với việc nâng cao
kiến thức mọi mặt cho phụ nữ nhất là vấn đề giáo dục giới tính cho nữ thanh


11

niên để họ tránh được tình trạng có thai ngồi ý muốn dẫn đến những cuộc hôn
nhân bất đắc dĩ ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình tương lai.Phổ biến , giáo
dục pháp luật không chỉ mang lại cho phụ nữ những kiến thức pháp luật để họ

bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình mà thơng qua đó chị em cũng sẽ tìm được
tiếng nói chung và giúp đỡ lần nhau cùng đấu tranh chống những hành vi sai trái
xâm hại đến lợi ích của họ.Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng giáo dục pháp luật
với ý nghĩa là giải pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ .Muốn làm
tốt vấn đề này thì cần phải phát huy vai trò của Hội lien hiệp phụ nữ đặc biệt là
các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở vì cấp cơ sở bao giờ cũng gần gũi chị em hơn,
nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của chị em hơn và nhất là kịp thời lên
tiếng bằng những hình thức phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi cho chị em, đoàn
viên chị em mạnh dạn đưa ra ánh sang những hành vi vi phạm quyền phụ nữ.
3.2.Thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ.
Mỗi người, mỗi cơ quan mỗi tổ chức xa hội, gia đình Nhà nước đều cùng vào
cuộc để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ.Nhà nước ban hành các qui định
pháp luật thể hiện nguyên tắc nam nữ bình đẳng, tổ chức việc tuyên truyền giáo
dục pháp luật tới người dân người dân phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành
các qui định của pháp luật các tổ chức xã hội cũng vào cuộc để thực hiện việc
phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật ,đặc biệt là Hội phụ nữ là cơ
quan đại diện cho quyền lợi của phụ nữ nói lên tiếng nói của chị em bảo vệ
quyền lợi cho chị em, cần phát huy thật tốt vai trò của tập thể trợ giúp pháp lí
cho người nghèo, Trung tâm trợ giúp pháp lí cho người nghèo,Trung tâm trợ
giúp pháp lí cho chị em phụ nữ để bảo vệ quyền lợi trên thực tế.
3.3.Nâng cao nhận thức,kĩ năng ứng xử cho phụ nữ gia đình.


12

Gia đình cộng đồng và xã hội cần tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ phát
triển.Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em vùng
nông thôn,vùng dân tộc thiếu số;xây dựng qui hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ phụ nữ,có chỉ tiêu bổ nhiệm đề bạt cán bộ phụ nữ trong cơ cấu cán bộ địa
phương;phát triển các cơng trình phúc lợi của địa phương,nhà trẻ,lopws mẫu

giáo,các dịch vụ xã hội nhằm giảm nhẹ công việc nhà,bảo vệ sức khỏe của phụ
nữ và trẻ em…Sự tham gia của ngày cáng nhiều nữ giới trong các lĩnh vực kinh
tế , chính trị,xã hội khơng chỉ để họ được bình đẳng như nam giới và khơng lệ
thuộc vào nam giới mà cịn tạo điều kiện cho họ học hỏi,nâng cao hiểu biết văn
hóa xã hội,luật pháp,để họ khơng cịn tự ti,mặc cảm và có thể tự bảo vệ mình.
Trong cuộc sống gia đình khơng thể tránh được những lúc nảy sinh mâu
thuẫn.Điều cần thiết là phải làm sao vừa giải quyết được mâu thuẫn đó nhưng
vẫn giữ gìn được hạnh phúc gia đình.Do đó việc rèn luyện ứng xử cho các thanh
viên trong gia đình là rất cần thiết.Cần rèn luyện cho các thành viên trong gia
đình các xử lí tình huống một cách đúng đắn,phá bỏ thói quen dung vũ lực để
giải quyết vấn đề.Hơn nữa,trong nhiều trường hợp bạo lực gia đình xảy ra là do
người chống khơng kiềm chế được trước thái độ quá quắt,chanh chua của người
vợ.Vì vậy,trong ứng xử hang ngày vợ chồng cần có sự tơn trọng lẫn nhau,yêu
thương chia sẻ lẫn nhau.
Và người phụ nữ cần phải thay đổi nhận thức trong giáo dục con trẻ-đây sẽ là lực
lượng tiếp thu và thực hiện tốt nhất các lĩnh vực khác nhau của đất nước và họ
chịu ảnh hưởng lớn bởi cách giáo dục của người cha,người mẹ.Nếu người mẹ
nhận thức sai lệch coi việc chồng có hành vi bạo lực là việc phải chịu đựng thì
đứa con cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng tư tưởng này,chấp nhận nó và trong tương


13

lai,những định kiến sai lầm sẽ được chuyển từ người mẹ sang đứa trẻ và đến thế
hệ sau.
3.4 Hoàn thiện pháp luật về phịng chống bạo lực gia đình:
-Hồn thiện pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng chống
bạo lực gia đình.Như chúng ta thấy một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính
cịn bộc lộ nhiều điểm hạn chế về tính khả thi trên thực tế, khơng đảm bảo được
tính nghiêm mình của pháp luật.

-Pháp luật cần qui định rõ về trách nhiệm giám sát của cơ quan chính quyenf địa
phương trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật phịng chống bạo lực gia
đình.
-Thêm vào đó pháp luật cũng nên qui định rõ trách nhiệm của các thành viên có
mặt tại nơi hành vi bạo lực xảy ra.
C.Kết thúc vấn đề.
Tóm lại,các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngày càng gây ảnh hưởng
xấu tới xã hội.Chúng ta cần có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng
này, điều quan trọng nhất đó là nâng cao nhận thức về pháp luật cho người phụ
nữ.tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ đối
với hành vi bạo lực gia đình.


14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phòng chống bạo lực gia đình.Trường đại học Luật Hà Nội.
2. Luận văn thạc sĩ: Bùi Thị Mừng “ Bảo vệ quyền phụ nữ theo luật hơn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000”.Hà Nội 2004.
4.TrangWeb: />p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INS
TANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles
%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_grou
pId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=31900
5. />

15

NO3!
10.Trình bày quan điểm cá nhân về việc thực hiện giải pháp nhằm nâng cao
quyền cho phụ nữ để thực hiện tốt việc hạn chế hậu quả của bạo lực gia đình.




×