Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đường lối chung khi giải quyết các vụ tranh chấp đòi lại đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.52 KB, 11 trang )

TÌNH HUỐNG
Ông C là chủ sở hữu thửa đất số 128, Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Ngày 20/7/1955, ông C cho ông T thuê với thời hạn 1 năm. Năm 1957, ông
C bán bớt 1 phần diện tích đất. Phần còn lại tiếp tục cho ông T thuê. Ngày
1/4/1964, ông C nhận được thông báo của Phòng quản lý nhà, đất quận HBT là
đến hết ngày 30/4/1964, Nhà nước sẽ quản lý thửa đất này. Ngày 30/6/1964, Sở
Nhà đất Hà Nội đồng ý cho ông T sử dụng thửa đất số 128 Bạch Mai. Từ năm
1979 đến năm 1998, ông T đã 2 lần xin phép xây dựng nhà ở và đều được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngày 10/8/2004, ông V đại diện cho
các con ông C đòi lại thửa đất trên.
Giải quyết vụ việc này có 2 ý kiến:
- Ý kiến thứ 1: Chấp nhận đơn kiện đòi đất của ông V, buộc ông T phải
trả lại đất
- Ý kiến thứ 2: Chấp nhận đơn kiện đòi đất của ông V, ông T tiếp tục
được sử dụng đất nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông V
Hỏi:
1. Ý kiến của anh(chị) về việc giải quyết vụ việc trên như thế nào?
2. Nêu đường lối chung khi giải quyết các vụ tranh chấp đòi lại đất.
MỘT SỐ TÊN VĂN BẢN, TỪ VIẾT TẮT
1. LĐĐ : Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010).
2. Nghị quyết 23/2003: Nghị quyết số 23/2003/QH 11 của Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhà đất do nhà nước đã quản lí,
bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lí nhà đất và
chính sách cảo tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
3. Nghị định 181/2004: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày
29/10/2004 về thi hành Luật đất đai.
4. UBND: Uỷ ban nhân dân.


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Ý kiến của nhóm anh (chị) về việc giải quyết vụ việc trên như thế


nào?
Trước hết đây là vụ việc tranh chấp đòi lại đất giữa một bên là ông V đại
diện cho các con ông C và một bên là ông T. Theo đề bài, ông C là chủ sở hữu
thửa đất số 128 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Như vậy, ông C có giấy
tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Có thể
hiểu cụm từ “Nhà nước sẽ quản lý thửa đất này” nghĩa là Nhà nước thu hồi đất
của ông C theo chính sách đất đai của Nhà nước thời kì đó. Sở Nhà đất đồng ý
cho ông T sử dụng sau khi Nhà nước đã quản lý thửa đất trên nghĩa là đã giao
đất cho ông T sử dụng và ở đây nhóm coi như ông T đã được cấp giấy tờ về
quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện
chính sách đất đại thời kì đó. Cơ quan có thẩm quyền đã hai lần cho phép ông T
được xây dựng nhà ở tức là ông T đã được công nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, nhóm xin đưa ra ý kiến giải quyết tranh chấp như sau:
Ông C là chủ sở hữu thửa đất số 128 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Do đó, nếu ông C còn sống và có năng lực chủ thể, ông C sẽ phải là người
kiện đòi lại đất, ông V không có quyền đại diện cho các con ông C đưa đơn kiện
đòi lại đất. Vì trong trường hợp này ông V không phải là người đại diện cho chủ
sở hữu đất. Tuy nhiên, nếu ông C đã chết, các con ông C sẽ được hưởng di sản
trong đó có quyền sử dụng thửa đất số 128 Bạch Mai thì ông V có thể là đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (theo qui định của Bộ luật dân sự
2005) cho các con ông C để kiện đòi đất.
Giả sử trong trường hợp này, ông C đã chết, ông V là đại diện hợp pháp
cho các con ông C đề kiện đòi đất. Trước khi được chấp nhận đơn kiện đòi đất
của ông V thì ông V và ông T sẽ phải thông qua thủ tục hòa giải. Hòa giải về
tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 135 LĐĐ 2003. Cụ thể, trường hợp
các bên tranh chấp không thể tự hòa giải thương lượng được với nhau thì việc

2



giải quyết tranh chấp sẽ thông qua tổ hòa giải ở cơ sở. Nếu hòa giải ở cơ sở vẫn
không đạt được sự thống nhất thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND phường
Bạch Mai để yêu cầu tổ chức việc hòa giải. Nếu như việc hòa giải ở UBND
phường mà một bên hoặc các bên không nhất trí thì một trong hai bên sẽ gửi đơn
khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Vì theo
Điều 136 thì ở đây các đương sự có một trong các loại giấy tờ được qui định tại
khoản 1 Điều 50 LĐĐ nên sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 23/2003, khoản 2 Điều 10 LĐĐ và điểm d
khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2004 (nội dung các qui định sẽ được trích dẫn
trong phần phụ lục) thì nói chung Nhà nước không xem xét lại chủ trương,
chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách
cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01
tháng 7 năm 1991. Như vậy, cho dù việc thu hồi, quản lý đất của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đúng hay không đúng về các điều kiện thu hồi, quản lý đất
thì ông T đã được Nhà nước giao đất sử dụng trước ngày 1 tháng 7 năm 1991
nên tính đến hiện tại, ông T là chủ sử dụng đất hợp pháp. Như vậy, ông T tiếp
tục được sử dụng đất mà không phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho
ông V.
2. Đường lối chung khi giải quyết các vụ tranh chấp đòi lại đất
Đường lối chung khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai đầu tiên đó
chính là xác định loại tranh chấp và ủng hộ việc bàn bạc, hòa giải giữa hai bên
tranh chấp.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông
qua hòa giải ở cơ sở. Hòa giải là thủ tục “tiền tố tụng” bắt buộc để giải quyết
tranh chấp đất đai. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối
hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức xã hội khác, tổ
chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các bên tranh chấp đất đai. Trình tự,

3



thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được qui định tại Điều 135 LĐĐ. Trường hợp
không hòa giải được tại UBND cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được qui định tại
Điều 136 LĐĐ. Nếu đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ qui
định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 LĐĐ thì do tóa án nhân dân giải quyết. Nếu
không có các loại giấy tờ trên thì do Ủy ban nhân dân giải quyết.
Trong thực tiễn có thể có trường hợp việc thực hiện chính sách đất đai là
chưa đúng với quy định tại thời điểm đó (sai đối tượng, sai căn cứ…). Tuy
nhiên, việc xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan đến quan hệ đất đai phải
xuất phát từ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý, như Hiến pháp 1992, Luật Đât đai 1993 đã quy định. Cùng với các quy
định này và trong thực tiễn thi hành quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Đất
đai 1993 đến trước năm 2003 đã đảm bảo được ổn định chính trị, xã hội. Mặt
khác, những người hiện đang sử dụng đất này thực tế đã được Nhà nước giao đất
và sử dụng ổn định lâu dài, do đó không nên đặt ra vấn đề trả lại đất cho chủ cũ.
Do vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trước hết cần xem
xét xem vụ việc tranh chấp đòi lại đất có thuộc các trường hợp được qui định tại
khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2004 hay không. Đó là các trường hợp mà Nhà
nước không thừa nhận việc đòi lại đất mà Nhà nước giao cho người khác sử
dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Ngoại trừ các trường hợp nêu trên, việc khiếu nại đòi lại quyền sử dụng
đất có thể được xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết các trường hợp
khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời
điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn
bản có liên quan đến đất đai được nêu tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 181/2004
cũng như tìm hiểu kĩ lưỡng về quyền sở hữu từ trước tới nay cũng như những

4



hoạt động diễn ra trên đó trong quá khứ để có những hiểu biết chính xác về vụ
việc.
Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công
trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực
hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước
ngày 1-7-1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11
ngày 26-11-2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi
hành nghị quyết này.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là
người đại diện cho chủ sở hữu.
+ Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ịch kinh tế, khuyến
khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.
+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình
kinh tế xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản
xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng công ngiệp hóa hiện
đại hóa.
Ngoài ra, việc giải quyết cũng phải tuân theo những thủ tục trình tự nhất
định đã được pháp luật quy định, giải quyết hợp tình hợp lý, vừa đúng pháp luật
vừa hợp với thực tế cũng như lòng dân, có như vậy thì hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai mới đem lại hiệu quả, tránh được những mâu thuẫn bất đồng
trong quần chúng nhân dân.

5


PHỤ LỤC

Điều 1 (Nghị quyết số 23/2003/QH 11 của Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về nhà đất do nhà nước đã quản lí, bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện các chính sách quản lí nhà đất và chính sách cảo tạo xã hội
chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991)
Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các
chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan
đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý,
bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.
Khoản 2 Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất (Luật đất đai
năm 2003)
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo qui định
của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất
đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất (Nghị định số
181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai)
1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết
khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo
các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường
hợp sau:

6


a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất
ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình
thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho
hộ gia đình, cá nhân;
c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp
tác xã nông nghiệp bậc cao;
d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở
và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi
để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh
chấp ruộng đất;
đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt
một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền
Nam sau ngày giải phóng.
2. Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải
căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn
đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau
đây:
a) Luật cải cách ruộng đất ban hành ngày 04 tháng 12 năm 1953 của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
b) Thông tư số 73/TTg ngày 07 tháng 7 năm 1962 của Thủ tướng Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê,
đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;
c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm
1969;
d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28 tháng 6 năm 1971 của Hội đồng Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tăng cường công tác quản lý
ruộng đất;

7


đ) Nghị định số 47-CP ngày 15 tháng 3 năm 1972 của Hội đồng Chính

phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa
chọn địa điểm công trình và quản lý đất xây dựng;
e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16 tháng 12 năm 1973 của Hội đồng Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc di chuyển dân cư để giải phóng
lòng sông;
g) Quyết định số 129-CP ngày 25 tháng 5 năm 1974 của Hội đồng Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc ban hành chính sách đối với các
hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và
miền núi;
h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05 tháng 3 năm 1975 của Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;
i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20 tháng 8 năm 1976 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ
Chính trị về vấn đề ruộng đất ở miền Nam;
k) Quyết định số 188/CP ngày 25 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách xoá bỏ triệt để tàn
tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền
Nam Việt Nam;
l) Quyết định số 318/CP ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xoá bỏ hình thức bóc lột tư
bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền
Nam;
m) Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng
đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3
năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;

8



o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc giải quyết một số vấn
đề cấp bách về ruộng đất.
3. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công
trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình
thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa
trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2011.
2. Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010).
3. Nghị quyết số 23/2003/QH 11 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về nhà đất do nhà nước đã quản lí, bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện các chính sách quản lí nhà đất và chính sách cảo tạo xã
hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi
hành Luật đất đai.
5. Công văn của tòa án nhân dân tối cao số 169/2002/KHXX ngày

15/11/2002 về việc đường lối giải quyết các khiếu kiện, các tranh chấp
đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng.

10



MỤC LỤC
.
Trang
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1

1. Ý kiến của anh(chị) về việc giải quyết vụ việc trên như thế nào?

1

2. Nêu đường lối chung khi giải quyết các vụ tranh chấp đòi lại đất

2

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
10

11



×