Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.8 KB, 63 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo – Th.S, GVC
Hoàng Minh Chiến – Phó Giám đốc Trung tâm Pháp luật Cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả Thầy giáo, Cô giáo trong Bộ môn
Luật Cạnh tranh; các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Pháp luật Kinh tế cùng
với các Thầy giáo, Cô giáo công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt
tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, em xin gửi lời cám
ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2011
Tác giả khóa luận

NGHIÊM XUÂN TUYÊN

Nghiêm Xuân Tuyên

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đã được áp dụng khá
lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới được du nhập vào Việt Nam từ
những 1998 – 1999. Phương thức bán hàng này bắt đầu xuất hiện ở Thành phố
Hồ Chí Minh, sau đó lan ra Bình Phước, Bắc Ninh, Thái Nguyên…Với
phương thức kinh doanh khá đơn giản mang lại lợi nhuận rất lớn nên trong thời
gian ngắn nó đã thu hút khối lượng khách hàng giam gia rất đông. Thực tiễn
hoạt động bán hàng đa cấp của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong thời gian qua đã chứng minh phương thức này có tiềm năng phát triển vì
những tính ưu việt của nó. Song thời gian qua, bên cạnh những doanh nghiệp
kinh doanh theo phương thức này một cách chân chính, lành mạnh thì cũng có
không ít các doanh nghiệp lợi dụng nó như một công cụ hữu hiệu nhằm thu lợi
bất chính. Bán hàng đa cấp bất chính đang tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và lợi ích của doanh nghiệp,
người tham gia bán hàng đa cấp và cuối cùng là người tiêu dùng nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, kể từ khi Luật Cạnh tranh được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6
thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định của Chính phủ Số
110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa
cấp được ban hành cho đến nay, tuy đã phát huy được vai trò của mình song
cũng đang dần bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa theo kịp với sự phát triển
của nền kinh tế, nhất là khi bán hàng đa cấp bất chính ngày càng có những thủ
đoạn trá hình tinh vi, khó phát hiện.
Do đó, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như việc tìm
ra những phương hướng, giải pháp cho vấn đề này trở lên cấp thiết hơn bao giờ
hết. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp
luật Cạnh tranh Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.

Nghiêm Xuân Tuyên

2


KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn
đang nổi cộm của hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Đặc biệt, khóa luận đi
sâu vào phân tích bản chất của hành vi này và khía cạnh không lành mạnh của
nó, từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống
pháp luật điều chỉnh và quan trọng hơn là cung cấp cho độc giả một cách nhìn
khoa học, đúng đắn để tránh những nhận thức sai lầm về hành vi bán hàng đa
cấp bất chính.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lê nin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng
với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với phương thức bán
hàng đa cấp nói chung và hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói riêng.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài người viết còn sử dụng một số
phương pháp có liên quan như: phương pháp thống kê, hệ thống hóa, so sánh,
tổng hợp, phân tích, tổng phân hợp…
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bán hàng đa cấp bất chính
theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam.
Chương 2: Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất

chính và các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính.
Chương 3: Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp bất chính và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
bán hàng đa cấp bất chính.

Nghiêm Xuân Tuyên

3

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
BẤT CHÍNH THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM
1.1. Khái quát hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh với bản chất là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh
trong việc giành ưu thế cho mình trên thị trường để đạt được mục tiêu nhất
định nào đó. Cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về
lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu
dùng nhằm mục đích cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm…
Trong quá trình kinh doang, các chủ thể có thể sáng tạo ra rất nhiều
các phương thức khác nhau tạo ra sự cạnh tranh ở các mức độ khác nhau, thậm
chí còn có thể sử dụng cả các hành vi trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh
để giành được mục tiêu đó…Cạnh tranh không lành mạnh, trước hết bắt nguồn

từ những quy định trong pháp luật dân sự. Theo đó, các chủ thể trong giao dịch
dân sự phải đảm bảo sự “lành mạnh” trong kinh doanh. Tuy nhiên, với sự phát
triển đa dạng của các quan hệ thương mại trong điều kiện tự do kinh doanh
như hiện nay đã kéo theo những hành vi cạnh tranh “không lành mạnh” gây ra
những thiệt hại nhất định cho đối thủ kinh doanh khác trên thị trường.
Ở mức độ khái quát, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi
cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc của xã hội, tập quán và truyền thống
kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các nhà kinh doanh khác, lợi ích của người
tiêu dùng, lợi ích của xã hội.
Trong quá trình xây dựng luật cạnh tranh, các quốc gia trên thế giới
cũng đưa ra các khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Luật Cạnh tranh Bungari ban hành ngày 02/05/1991 tại khoản 2 Điều
12 có đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh không bình đẳng là hành vi hoặc biểu
Nghiêm Xuân Tuyên

4

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

hiện tiến hành các hoạt động kinh tế trái với tiêu chuẩn thông thường về kinh
doanh trung thực, gây hại hoặc có thể gây hại tới những lợi ích của các đối
thủ cạnh tranh trong các mối quan hệ giữa họ và người tiêu dùng…”[8]
Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa quy định: “Cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động của các
doanh nghiệp trái với quy định của luật này, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích

chính đáng của doanh nghiệp khác, làm rối loạn trật tự kinh tế, xã hội…”[8]
Ngoài ra, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh còn được tiếp cận
trong các điều ước quốc tế, điển hình là Công ước Pari 1883 về Quyền sở hữu
công nghiệp tại Điều 10 Bis đã đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh không lành
mạnh là những hành vi cạnh tranh không trung thực, vi phạm những nguyên
tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh, được tiến hành trong quá trình sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm nhằm hưởng lợi bất hợp pháp từ thành quả kinh doanh của
người khác hoặc gièm pha đối thủ cạnh tranh, qua đó giành giật khách hàng
về phía mình…”[8]
Ở Việt Nam, trước khi Luật Cạnh tranh (2004) được ban hành đã có
một số văn bản pháp luật đề cập tới một số hành vi được coi là cạnh tranh
không lành mạnh. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đề cập đến khái niệm
này nhưng chưa mang tính thuyết phục… Khi luật Cạnh tranh (2004) được ban
hành thì khái niệm Cạnh tranh không lành mạnh đã được đề cập tại khoản 4
Điều 4, theo đó: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, của người tiêu
dùng”.
1.1.2. Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi do các chủ
thể kinh doanh trên thị trường thực hiện.
Nghiêm Xuân Tuyên

5

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp

Đặc điểm này cho ta nhận biết chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh chính là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
trên thị trường. Khái niệm doanh ngiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao
gồm mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách
thường xuyên…Xét trên một phạm vi rộng hơn, các quy đinh về cạnh tranh
không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của nhóm doanh nghiệp
hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (người bán
hàng rong, bác sỹ, luật sư…)
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải nhằm mục đích
cạnh tranh.
Trong bất kì nền kinh tế thị trường nào, có thể nói cạnh tranh chính là
yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Quy luật cạnh tranh cũng giống như
quy luật cung – cầu, quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, nó luôn khẳng
định “chiến thắng thuộc về kẻ mạnh” và đó cũng chính là quy luật của thương
trường: hiệu quả hay là chết. [9]. Do vậy, mục đích cạnh tranh là một trong
những yếu tố tiền đề bắt buộc để xác định một hành vi của doanh nghiệp, hiệp
hội…có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Nếu một
hành vi của doanh nghiệp thực hiện trên thị trường không nhằm mục đích cạnh
tranh sẽ loại trừ ngay khả năng xem xét tính lành mạnh hay không lành mạnh
của hành vi đó.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Chuẩn mực về đạo đức kinh doanh là một khái niệm rất trừu tượng, nó
phụ thuộc vào quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp
luật. Có thể hiểu một cách chung nhất thì đó là những hành vi đi ngược lại với
pháp luật, thông lệ, tập quán kinh doanh.
Xét từ giác độ kinh tế thì bản chất hành vi cạnh tranh không lành mạnh

về căn bản là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác
Nghiêm Xuân Tuyên

6

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh
nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo.
Hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác, chẳng
hạn bằng cách chiếm đoạt các bí mật thương mại (vốn là các tài sản mà đối thủ
cạnh tranh đã phải đầu tư rất nhiều công sức mới có được) hoặc hành vi nhái
nhãn mác, kiểu dáng, thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng gây thiệt
hại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh.
Hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác như gièm
pha đối thủ cạnh tranh, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
v.v. khiến cho đối thủ cạnh tranh bị mất uy tín, mất thời gian công sức để xử lý
các vấn đề mới phát sinh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh.
Hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo thông qua việc quảng cáo gian
dối, nhái thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp khác v.v… vừa
trực tiếp gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh lại vừa gây thiệt hại cho người
tiêu dùng. Có thể nói, thực hiện 3 loại hành vi kể trên, là một “con đường tắt”
để chiến thắng trong cạnh tranh.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là
các doanh nghiệp “ăn không” (free riding), hưởng thành quả mà không nhờ các

nỗ lực vươn lên của mình. Sản phẩm của kiểu cạnh tranh này không khuyến
khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chân chính tồn tại mà ngược lại trở
thành “mảnh đất” tốt cho các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, không chân
chính tồn tại. Khi đó cả người tiêu dùng và xã hội sẽ bị thiệt hại.
Thứ tư, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của các doanh nghiệp khác
hoặc của người tiêu dùng.
Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh (2004) thì doanh nghiệp được quyền tự
do cạnh tranh trong khuân khổ của pháp luật, Nhà nước bảo hộ quyền tự do
cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp
Nghiêm Xuân Tuyên

7

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh mà gây thiệt hại đến các chủ
thể khác thì sẽ xếp vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh này có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước
như: tác động đến thị trường, làm đảo lộn trật tự quản lý kinh tế...; các doanh
nghiệp khác như: bị mất uy tín, giảm thị phần, giảm doanh thu, ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh…còn đối với người tiêu dùng, thiệt hại do hành vi cạnh
tranh không lành mạnh gây ra có thể là: bị nhầm lẫn, mua phải hàng kém chất
lượng, bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là thiệt hại về tính mạng…
1.3. Phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Điều 39 Luật Cạnh tranh (2004) đã liệt kê ra những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Tuy nhiên, để hiểu hơn về các hành vi này, chúng ta có thể
phân loại dựa theo tiêu chí lợi ích của các chủ thể bị xâm hại, theo đó thì hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm hai nhóm: xâm phạm lợi ích của
các đối thủ cạnh tranh và xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng.
 Những hành vi xâm phạm lợi ích của các đối thủ cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì những hành vi thuộc
nhóm này bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40); Xâm phạm bí mật kinh
doanh (Điều 41) Ép buộc kinh doanh (Điều 42). Gièm pha doanh nghiệp khác
(Điều 43); Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (Điều 44);
Phân biệt đối xử của hiệp hội (Điều 47). Đây là những hành vi rất đang lo ngại
vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp (hạ thấp uy tín,
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…) mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của
khác hàng và trong tương lai có thể ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, sự
ổn định của thị trường…
 Những hành vi xâm phạm lợi ích của khách hàng
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Luật Cạnh tranh 2004 cũng
đưa ra một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến người tiêu
dùng như: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45); Khuyến
Nghiêm Xuân Tuyên

8

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp


mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 46); Bán hàng đa cấp bất chính
(Điều 48). Tất cả những hành vi này đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
người tiêu dùng và cả những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Mục đích của
chủ thể kinh doanh khi thực hiện những hành vi này là lôi kéo, thu hút khách
hàng về phía mình. Vì vậy, cần có những biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo
cho người tiêu dùng tránh được những thiệt hại do những hành vi này gây ra.
Việc phân loại như trên có ý nghĩa rất quan trọng không những cho Cơ
quan quản lí cạnh tranh trong quá trình xử lí các hàng vi cạnh tranh mà còn
giúp cho các doanh nghiệp, giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết được
những hành vi này qua đó có những biện pháp bảo vệ mình đồng thời xử lí
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, vì có
những hành vi xâm hại đến lợi ích của cả hai nhóm chủ thể như hành vi ép
buộc kinh doanh, hành vi quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh…
1.2. Khái quát về bán hàng đa cấp bất chính.
1.2.1. Quá trình ra đời và phát triển của phương thức bán hàng đa
cấp.
Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp hay còn gọi kinh doanh
theo mạng (Multi Level Marketing – MLM) là một ngành nghề có từ giữa thế
kỉ XIX ở Mỹ. Lịch sử của phương thức bán hàng này gắn liền với tên tuổi của
nhà hóa học người Mỹ có tên là Karl Renborg (1887-1973), người sáng lập ra
công ty kinh doanh theo mạng đầu tiên trên thế giới mang tên Nutrilite
Product. Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng kinh doanh theo mạng
vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống, một ngành kinh doanh có hiệu quả
và triển vọng nhất thế kỷ 21.
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại
nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930 ông và một số người
Nghiêm Xuân Tuyên


9

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

nước ngoài khác bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong
điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với
sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg
đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ cho vào khẩu phần ăn
dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổ
xung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương
pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê
hương.
Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung
dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều
vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị
những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất
bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Ông
Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho
người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ
trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn
mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.
Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California"
và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở
thành người truyền bá sản phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công ty
của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng

quảng cáo nào. Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành
"Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu
thụ. Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ
thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới
bắt đầu từ những người quen của mình.
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ
hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông
Renborg chính là khởi điểm của ngành MLM, ở đây ông chỉ mới áp dụng một
Nghiêm Xuân Tuyên

10

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của MLM và
Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Lịch sử tiếp theo của MLM gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viên
của "Nutrilite Products" là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một thời gian
làm việc có hiệu quả với công ty "Nutrilite Products" hai ông đã nhận thấy sức
mạnh to lớn của Multi Level Maketing và đã sáng lập ra công ty riêng của
mình mang tên "American Way Corporation", viết tắt là Amway và hiện nay
Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong ngành MLM với chi
nhánh trên 125 nước trên toàn thế giới. Năm 1975 trong hội đồng liên bang
Hoa Kỳ có những người phản đối MLM và quy kết MLM với hình tháp ảo là
hình thức bất hợp pháp bị cấm tại Hoa Kỳ. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính

phủ vào MLM. Bắt đầu cuộc chiến của các công ty MLM để khẳng định chân
lý, tính đúng đắn của mình. Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt bốn năm
liền hầu tòa từ năm 1975-1979. Cuối năm 1979 Toà án thương mại liên bang
hoa kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hình
tháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về MLM
đã ra đời tại Mỹ.
Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại
Mỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của MLM" đã chia MLM ra
làm các thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành MLM: từ 1940
cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty MLM ra đời tại Mỹ.
Thời kỳ thứ hai: từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của MLM. Mỗi đêm
ngủ dậy có hàng trăm công ty MLM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và
sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên.
Thời kỳ thứ ba: Từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin,
truyền thông, MLM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể
đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo vô
Nghiêm Xuân Tuyên

11

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II, những
nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi

đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ
nhàn rỗi của mình để tham gia MLM. Hàng ngàn công ty đã áp dụng MLM để
truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng
truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng
khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp MLM để phân phối những mặt hàng độc
đáo của mình.
Thời kì thứ tư: đánh dấu sự bùng nổ của MLM trên toàn cầu. Rất nhiều
công ty MLM thành công tại Trung quốc, Hàn quốc, Nhật và “qua mặt” cả các
công ty ở Mỹ về tốc độ phát triển. Nửa cuối thập kỷ 90 còn đánh dấu những
thay đổi đáng kể trong nhận thức về MLM. Các tập đoàn lớn đua nhau quay ra
hợp tác với các mạng lưới phân phối kiểu MLM. Các chuyên viên của các tạp
chí có uy tín như Wall Street Journal cũng ra sức khẹn ngợi MLM. Không chỉ
có thế, các “đại gia” trong làng doanh nghiệp thế giới còn thi nhau mở các
công ty con theo mô hình MLM và hợp tác chiến lược với các công ty MLM.
Cuộc chạy đua kiếm tiền bằng MLM đã bắt đầu.
Một số thống kê:
• Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình
MLM. Doanh số toàn ngành MLM đạt hơn 400 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm từ 20% - 30%.
• Mỹ: hiện có 2.000 công ty hoạt động và cứ mười gia đình thì có một
người làm trong ngành MLM chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trở
thành triệu phú nhờ MLM.
• Nhật bản: 90% hàng hoá & dịch vụ được phân phối thông qua ngành
MLM, có 2,5 triệu Nhà Phân Phối đạt Doanh thu 30 tỷ USD.

Nghiêm Xuân Tuyên

12

KT32B050



Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

• Việt nam: hiện nay có trên 30 Cty MLM và trên 100.000 nhà phân
phối. Con số này đang tăng lên từng giờ sau khi luật cạnh tranh chính thức có
hiệu lực từ sau ngày 1/7/2005.
• Mỗi ngày trên thế giới có 60.000 người tham gia vào ngành MLM.
• Cứ 100 người là triệu phú trên thế giới thì có đến 40 người xuất phát
từ ngành MLM và dự báo trong thế kỷ 21 thì 70% hàng hóa và dịch vụ sẽ được
phân phối theo phương thức này.
Trong vòng hơn 55 năm qua, trải qua các giai đoạn phát triển, MLM
đã thực sự lớn mạnh và trở thành một kênh phân phối hợp pháp và hiệu quả.
Nếu như trước kia, nó luôn bị xem như một dạng kinh doanh không chính
thức, thậm chí không được thừa nhận; những nhà doanh nghiệp MLM không
nghĩ đến việc có thể được xuất hiện trên các tạp chí tài chính hoặc trong các
bài phóng sự của Wall Street Journal, được nhắc đến trong các cuộc họp hội
đồng quản trị hay tại những cuộc hội nghị khoa học của các trường đại học về
kinh doanh thì cùng với làn sóng thứ 4, MLM đã thoát ra khỏi sự cô lập. Ngày
nay, vai trò quan trọng của mô hình MLM trong nền kinh tế toàn cầu đã được
thừa nhận rộng rãi. Báo chí kinh doanh đưa tin không ngớt về những thành
công của lĩnh vực này. Công chúng xem MLM như một giải pháp cho vấn đề
việc làm – một vấn đề nóng của xã hội hiện đại. Khác với các doanh nghiệp
MLM trước kia, các doanh nghiệp làn sóng thứ 4 đã hòa nhập vào thế giới
doanh nghiệp nói chung. Cùng với Thương mại điện tử, MLM đang tạo thành
một “làn sóng mới” trong giới kinh doanh ngày nay. [30]
1.2.2. Khái niệm bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính.
Trước khi tìm hiểu về bán hàng đa cấp bất chính sẽ là cần thiết khi tiếp

cận khái niệm bán hàng đa cấp – phương thức kinh doanh theo mạng đã ngày
càng phát triển tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2004) và Điều 3
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán
Nghiêm Xuân Tuyên

13

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

hàng đa cấp thì bán hàng đa cấp được hiểu là một phương thức tiếp thị để bán
lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới
người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp
cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm
khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của
người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền
thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của
người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và
mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Phương thức này nhanh chóng được các doanh nghiệp lựa chọn và sử
dụng phổ biến bởi lẽ nó đưa hàng hóa tiếp cận một cách trực tiếp và nhanh
chóng đến khách hàng trên quy mô rộng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương thức bán hàng này không ít
các doanh nghiệp đã lợi dụng nó như một công cụ đắc lực cho việc kiếm lợi
bất chính. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo
người tiêu dùng như đưa ra những điều khoản đặt cọc, buộc phải mua một số
lượng sản phẩm lớn, mua hàng hóa kém chất lượng…Những hành vi này bị coi
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và theo Luật Cạnh tranh (2004) thì đây
là hành vì bán hàng đa cấp bất chính.
Điều 48 Luật Cạnh tranh (2004) quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất
chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

Nghiêm Xuân Tuyên

14

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng
hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã
bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế
khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới

bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để
dụ dỗ người khác tham gia.”
1.2.3. Đặc điểm bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính.
* Phương thức bán hàng đa cấp
Thứ nhất, bán hàng đa cấp là hình thức của bán hàng trực tiếp trong đó
hàng hóa được bán trực tiếp từ cá nhân tới cá nhân, có nghĩa là hàng hóa được
lưu thông từ tay người tham gia bán hàng đa cấp trực tiếp đến tận tay người
tiêu dùng mà không thông qua địa điểm bán lẻ cố định.
Thứ hai, người tham gia bán hàng đa cấp hoạt động độc lập nhân danh
chính mình mà không phải là nhân viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp phải kí kết hợp đồng
tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng,
tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong quá trình tham gia vào mạng lưới
bán hàng đa cấp. Nguồn thu này có thế là: từ doanh số bán hàng của chính họ,
từ doanh số bán hàng từ những người tham gia cấp dưới trong mạng lưới đã
được doanh nghiệp chấp thuận…
Thứ tư, chính sách mua lại hàng hóa là một đặc trưng cơ bản của
phương thức bán hàng này. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều
Nghiêm Xuân Tuyên

15

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp


quốc gia trên thế giới đều ghi nhận vấn đề này. Theo quy định của Luật Cạnh
tranh (2004) thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hóa đã bán
cho người tham gia và hoàn lại số tiền tối thiểu bằng 90% số tiền mà người
tham gia đã bỏ ra để mua hàng sau khi đã trừ đi những khoản chi phí hợp lí.
* Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính trước hết mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản
của bán hàng đa cấp. Bên cạnh các đặc trưng nêu trên, bán hàng đa cấp bất
chính còn hàm chứa dấu hiệu “bất chính” của hành vi mà doanh nghiệp thực
hiện. Tính bất chính của hành vi mà doanh nghiệp thực hiện thể hiện ở việc:
doanh nghiệp đã thực hiện các hành vi trái pháp luật (hành vi bị cấm) nhằm thu
lợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (tính
không lành mạnh của hành vi)
Như đã phân tích, cạnh tranh được coi là một quy luật tất yếu của nền
kinh tế thị trường và lợi ích chính là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp
khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, nhiều doanh
nghiệp không dựa vào năng lực của chính mình mà họ sử dụng các thủ đoạn
bất chính để làm giảm khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác và
dành những lợi thế về phía mình, một trong những thủ đoạn như vậy là bán
hàng đa cấp bất chính.
Dưới góc độ kinh tế và pháp lý, thì bán hàng đa cấp bất chính luôn gây
ra những tác động xấu và tiêu cực, do đó cần phải ngăn cấm triệt để. Vì vậy,
pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ban hành pháp luật về bán
hàng đa cấp nhằm mục đích duy trì và bảo về nền thương mại công bằng và
bình đẳng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp chân chính
phát triển.
Pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ giúp chúng ta chỉ ra ranh giới giữa
chân chính và bất chính. Nếu doanh nghiệp thực hiện các hành vi bán hàng đa
cấp chân chính thì pháp luật luôn tạo ra một hành lang pháp lý cho doanh
Nghiêm Xuân Tuyên


16

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp phát triển. Ngược lại, khi doanh nghiệp có các hành vi vượt quá giới
hạn mà pháp luật đã đề ra, vượt quá giới hạn chân chính và phạm vào ranh giới
bất chính thì pháp luật sẽ có các chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn và qua đó
răn đe các doanh nghiệp thực hiện hành vi bất chính, đồng thời bảo vệ được lợi
ích chính đáng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, người tham gia,
người tiêu dùng và toàn xã hội…

Nghiêm Xuân Tuyên

17

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
TÍNH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA HÀNH VI BÁN HÀNG ĐA
CẤP BẤT CHÍNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ

BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH
2.1. Nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính qua mô hình
“kim tự tháp”
Nhận thức được những ưu điểm của bán hàng đa cấp nên ngày càng có
nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức này để tiêu thụ hàng hóa. Khi nghiên
cứu về bán hàng đa cấp, nhiều người nhầm lẫn với mô hình “kim tự tháp” –
một hình thức lừa đảo bị cấm theo pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Sự nhầm lẫn này là điều khó tránh khỏi, bởi lẽ giữa chúng có những điểm
tương đồng mà nếu không hiểu rõ bản chất thì khó có thể phân biệt được.
Chúng ta cùng đi phân tích bản chất của “kim tự tháp”, đối chiếu với phương
thức bán hàng đa cấp để thấy được sự khác biệt căn bản giữa chúng.
“Kim tự tháp” là cấu trúc có hình chóp nhọn, càng về đáy càng được
mở rộng. Điều này tương tự như trong phương thức bán hàng đa cấp, người
đâu tiên tham gia sớm nhất sẽ giới thiệu nhiều người khác tham gia vào hệ
thống, tiếp đến những người tham gia tiếp theo sẽ lại tiếp tục giới thiệu những
người tiếp theo…do đó số người tham gia tăng theo cấp số nhân. Chúng ta
cũng chứng minh điều này qua một ví dụ sau:
Giả sử người thứ nhất khi tham gia giới thiệu được 05 người, 05 người
này, mỗi người lại giới thiệu được 05 người thì chúng ta có hệ thống hình tháp
như sau:

Nghiêm Xuân Tuyên

18

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp

1
5
125
625
3.125
15.635
78.125
390.625
1.953.125
9.765.625
48.828.125
244.140.625
1.220.703.125
6.103.515.625
30.517.578.125
………….…….....
……………..………

Như vậy, có thể thấy, nếu coi người đầu tiên là cấp 01 thì đến cấp thứ
15, số người tham gia đã lên đến con số 30.517.578.125 (gấp gần 5 lần dân số
thế giới hiện nay)
Khi nghiên cứu về cấu trúc “kim tự tháp” có thể thấy đây là cấu trúc
không bền vững, bởi lẽ nó được cấu thành từ những yếu tố không hợp lí, cũng
chính là những yếu tố “bất chính”. Cụ thể:
Thứ nhất, doanh nghiệp yêu cầu người tham gia phải có một khoản
tiền trước khi tham gia vào hệ thống dưới các hình thức như tiền mua hàng,
tiền đặt cọc…Điều này dẫn đến sự không bền vững và bất hợp lí bởi lẽ, người
Nghiêm Xuân Tuyên


19

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

tham gia có nguy cơ bị mất khoản tiền đã đầu tư này nếu như họ không giới
thiệu được những người khác tham gia vào hệ thống, bên cạnh đó nguy cơ này
còn xuất phát từ nguyên nhân do thông thường doanh nghiệp sẽ không hoàn trả
100% số tiền ban đầu, nếu có hoàn trả thì doanh nghiệp cũng đã chiếm dụng số
vốn của người tham gia trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, hàng hóa chủ yếu được lưu thông giữa những người tham gia
trong hệ thống ở các cấp khác nhau chứ không phải tới tay người tiêu dùng.
Đây chính là cách doanh nghiệp dồn hàng cho người tham gia. Khi muốn tham
gia vào hệ thống người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định,
cho dù phần lớn họ không có nhu cầu sử dụng (thực chất người tham gia quan
tâm đến tiền thưởng, tiền hoa hồng từ việc giới thiệu hơn là sử dụng hàng hóa
đã mua…). Doanh nghiệp cũng không hề quan tâm đến việc liệu hàng hóa có
đến tay người tiêu dùng cuối cùng mà không phải là người tham gia vào hệ
thống hay không?
Thứ ba, những hàng hóa được lưu thông trong nội bộ kim tự tháp chỉ
mang giá trị “ảo”, giá trị của nó rất nhỏ và thường không tương xứng với số
tiền mà khách hàng đã bỏ ra (giá cao hơn rất nhiều so với giá của các sản phẩm
cùng loại trên thị trường). Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp thường không cam
kết mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia.
Thứ tư, tiền hoa hồng, tiền thưởng mà người tham gia nhân được chỉ từ

hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán
hàng đa cấp chứ không dựa vào kết quả bán bất kì hàng hóa nào trên thị
trường. Do vậy, dẫn đến tình trạng người tham gia không hề quan tâm đến việc
bán hàng như thế nào mà họ chỉ quan tâm làm sao lôi kéo, dụ dỗ được càng
nhiều người tham gia vào hệ thống càng tốt.
Thứ năm, với cách hưởng lợi ích như trên thì người tham gia luôn
được hưởng lợi (dù là bất chính) nhưng hầu hết những người vào sau lại phải
đối mặt với một nguy cơ đó là bị mất khoản đầu tư ban đầu. Đây là lý do vì sao
Nghiêm Xuân Tuyên

20

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

họ luôn cố gắng lôi kéo nhiều người vào hệ thống để nhanh chóng thu hồi lại
khoản tiền đã bỏ ra. Điều này dẫn tới việc số người tham gia vào hệ thống tăng
nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Có thể nói họ đã “mua dây
buộc mình”, đây chính là điểm các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính lợi
dụng để lừa đảo.
Số tiền có được không xuất phát từ việc bán hàng hóa mà từ việc dụ
dỗ, lối kéo người khác tham gia vào hệ thống. Chính điều này đã làm cho cấu
trúc kim tự thấp bất ổn định, khi mà người vào sau không thể giới thiệu thêm
được người vào sau nữa thì cấu trúc này sẽ sụp đổ và lúc đó có hàng trăm thậm
chí hàng tỷ người bị thiệt hại, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế
xã hội…

Nói tóm lại, cấu trúc “kim tự tháp” là một dạng của bán hàng đa cấp
bất chính, nó được xây dựng, cầu thành từ những yếu tố không ổn định, không
có cơ sở hợp lí, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy,
pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới đều cấm mô hình này.
2.2. Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Người Việt Nam mới chỉ làm quen với phương thức bán hàng đa cấp
trong vài năm gần đây. Trong khi đó, các nhà làm luật và những người có trách
nhiệm quản lý kinh tế của chúng ta chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh pháp luật
sau khi xảy ra hàng loạt các vụ việc lừa đảo, chiếm dụng vốn liên quan đến các
doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên thị trường gây ra những xáo trộn lớn trong
đời sống kinh tế - xã hội. Do chỉ được tiếp nhận từ mặt trái của hiện tượng,
nhiều nhà quản lý đã gay gắt cho rằng cần phải cấm đoán triệt để việc xây
dựng hệ thống kinh tiêu đa cấp. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, hệ thống
này vẫn cứ phát sinh, hoạt động và lôi kéo được rất nhiều người thuộc nhiều
tầng lớp khác nhau ở nhiều địa phương tham gia. Do đó, vấn đề được đặt ra
cho khoa học pháp lý và cho công tác xây dựng pháp luật là cần nhanh chóng
nghiên cứu, thiết kế khuôn khổ pháp lý phù hợp để điều tiết có hiệu quả hoạt
Nghiêm Xuân Tuyên

21

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

động này, đồng thời ngăn ngừa các toan tính sử dụng phương thức bán hàng đa
cấp như một công cụ lừa đảo, xâm hại lợi ích của xã hội. Ngày 24/8/2005,

Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật Cạnh tranh, hoạt động tiêu thụ
hàng hoá bằng mạng lưới đa cấp được nhìn nhận như một trong các phương
thức mà các doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm, mở rộng vị trí của họ trên thị
trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với đặc thù tiếp cận từ mặt trái,
pháp luật Cạnh tranh của nhiều nước đã coi hành vi bán hàng đa cấp là một
dạng thuộc đối tượng điều chỉnh của nó khi hành vi mang bản chất bất chính
(không lành mạnh). Vấn đề cần phải làm rõ là phân tích bản chất không lành
mạnh của hành vi dưới góc độ của lý luận cạnh tranh, từ đó xác định cơ chế
điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra,, tuy đã ra đời được 07 năm nên Luật Cạnh tranh
Việt Nam cũng đã bắt đầu bộc lỗ những hạn chế, thiếu sót, không theo kịp với
sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế nên trong quá trình thực thi cần
phải có những phân tích thực tế để tìm kiếm những khúc mắc mà thị trường đặt
ra, hy vọng có được những dự báo phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật.
Dưới đây, tác giả bài viết xin đi phân tích sâu vào bản chất của hành vi
bán hàng đa cấp bất chính dưới cả góc độ kinh tế lẫn pháp lý để từ đó làm rõ
tính không lành mạnh của hành vi này. Khi nghiên cứu về bán hàng đa cấp bất
chính, chúng ta thấy nổi lên một vài đặc trưng cơ bản sau đây:
a. Bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng
vốn.
Luật Cạnh tranh quy định cấm doanh nghiệp yêu cầu người muốn tham
gia phải đặt cọc hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp. Lập luận mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đưa ra để
bảo vệ cho những yêu cầu của mình là các nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền của
người tham gia được coi như biện pháp bảo đảm an toàn, uy tín, bình đẳng
trong kinh doanh, là ràng buộc vật chất để bảo đảm người tham gia phải tôn
Nghiêm Xuân Tuyên

22


KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm. Tuy nhiên dưới góc độ lý
thuyết, việc đặt cọc này là một điều bất hợp lý:
- Người tham gia mạng đa cấp chỉ là người tiếp thị để bán lẻ sản phẩm
giúp cho doanh nghiệp. Với tư cách của mình, người tham gia tiến hành tiếp
thị sản phẩm đến với khách hàng. Doanh nghiệp không ký gửi hàng hóa cho
người tham gia để bán dùm. Khi người tham gia trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho
khách hàng, họ phải thực hiện theo phương thức mua đi bán lại để hưởng phần
chênh lệch. Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền cho việc tham gia là không có
căn cứ.
- Bản chất của bán hàng đa cấp là người tham gia tiếp thị sản phẩm
giúp doanh nghiệp và được hưởng lợi ích từ kết quả tiếp thị, bán hàng của
mình và của mạng lưới do mình tổ chức ra. Do đó, quan hệ qua lại về lợi ích và
nghĩa vụ giữa doanh nghiệp với người tham gia thực sự chỉ phát sinh khi người
tham gia thực hiện việc tiếp thị sản phẩm. Việc gia nhập mạng lưới chưa đem
lại cho người tham gia bất cứ lợi ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách nhiệm
vật chất đối với họ.
- Về bản chất, đặt cọc trong các giao dịch phát sinh trên thị trường là
biện pháp bảo đảm vật chất mà các chủ thể phải thực hiện với nhau nhằm đảm
bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; việc trả tiền là nghĩa vụ thanh toán của
một chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích ngang giá. Vì vậy, việc doanh
nghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên như
một điều kiện để xem xét việc có được tham gia mạng lưới hay không là trái

với bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền trong các thương vụ.
Từ các lý lẽ trên, những khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ nghĩa
vụ vô lý đã áp đặt cho người muốn tham gia là những khoản tài chính mà
doanh nghiệp đã chiếm dụng được. Nghi án về chiến lược chiếm dụng vốn
trong bán hàng đa cấp là vụ việc của Công ty TNHH Thế Giới Mới, trụ sở tại
số 4B2 đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Công ty Thế Giới Mới là công ty
Nghiêm Xuân Tuyên

23

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

chuyên phân phối não bạch kim Melatonin và tảo xoắn Spirulina với tên gọi là
“Thực phẩm bổ dưỡng”. Theo phương thức kinh doanh của công ty này, những
người muốn tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp phải đặt một khoản tiền
cọc mới có quyền tham gia đồng thời khoản tiền cọc này có sự phân biệt giữa
các vùng, miền trên cả nước tùy theo mức độ hấp dẫn và phát triển của thị
trường. Theo đó, những người tham gia ở các tỉnh phía Nam thì phải đặt 240
USD, còn ở phía Bắc là 120 USD tiền đặt cọc mới được cấp giấy ủy quyền làm
đại lý trong một năm cùng với 3 hợp thực phẩm bổ dưỡng đi tiếp thị, mở rộng
thị trường của doanh nghiệp. Hợp đồng được thực hiện theo 9 đợt, mỗi đợt kéo
dài 10 ngày. Sau 6 kỳ nộp tiền thì người tham gia sẽ được thưởng ở kỳ thứ bảy
33 USD; đồng thời nếu giới thiệu được hai đại lý mới sẽ được thưởng 36 USD,
số tiền thưởng mỗi năm sẽ tăng lên theo số đại lý mới và doanh thu do bán sản
phẩm. Nếu người tham gia nào hoàn thành các chỉ tiêu do Công ty đề ra thì

ngoài việc nhận lại tiền đặt cọc, sẽ được thêm ít nhất 135 USD. Trong vòng 2
tháng kể từ ngày ký hợp đồng nếu người tham gia không tiêu thụ được sản
phẩm nào thì Công ty sẽ hoàn trả lại 120 USD ban đầu dưới dạng “kinh phí
quảng cáo theo định kỳ” và được hưởng 3 sản phẩm đã được công ty giao ban
đầu. Sau đó Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng. Với những thông tin hấp dẫn đó,
Công ty Thế Giới Mới đã thiết lập được một hệ thống đại lý theo kiểu bán
hàng đa cấp với hơn 4000 người tham gia và số tiền đặt cọc thu về là rất lớn
(trong vòng 4 tháng hoạt động từ tháng 4/2002 đến tháng 8/2002). Sau đó, với
lý do các chuyên gia Trung Quốc bỏ trốn, Công ty Thế Giới Mới đã chấm dứt
hoạt động và chiếm đoạt số tiền đặt cọc khổng lồ của những người tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp của nó [31]. Qua vụ việc, có thể thấy để những
người muốn tham gia đặt cọc hoặc trả một khoản tiền nhất định, doanh nghiệp
bán hàng đa cấp thường đưa ra những mời chào hấp dẫn về thu nhập trong
tương lai. Nếu bình tĩnh trước sự hấp dẫn của đồng tiền sẽ thấy doanh nghiệp
không thể kham nổi với chi phí thưởng quá lớn dành cho người tham gia. Từ

Nghiêm Xuân Tuyên

24

KT32B050


Trường Đại học Luật Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

đó có thể thấy trước được khả năng lừa đảo để chiếm đoạt số tiền đặt cọc là rất
cao.
b. Bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho

người tham gia.
Theo Luật Cạnh tranh, chiến lược này được thực hiện thông qua các
hành vi: doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải mua
một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp; hoặc không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã
bán cho người tham gia để bán lại.
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, những người tham gia chỉ là người giúp doanh nghiệp tiếp thị
và tiêu thụ sản phẩm mà không phải là đại lý bao tiêu hay người tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có tính
chất của hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp và người tham gia. Người tham
gia không là người tiêu dùng trong giao dịch này (trừ phi họ là người có nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm, khi đó, họ sẽ giao kết một thương vụ khác với doanh
nghiệp). Trong quá trình tiếp thị, người tham gia tìm kiếm khách hàng, sau đó
mua sản phẩm từ doanh nghiệp để bán lẻ cho người tiêu dùng với mong muốn
được hưởng hoa hồng, tiền thưởng... Đương nhiên, khi người tham gia bán
không được hoặc bán không hết số sản phẩm đã mua, thì doanh nghiệp có
nghĩa vụ phải mua lại với mức giá hợp lý để không gây thiệt hại quá lớn cho
người tham gia. Mức hợp lý được xác định ít nhất bằng 90% giá đã bán cho
người tham gia. Tỷ lệ tối đa 10% giá đã mua mà người tham gia phải chịu (nếu
không bán được hàng hóa) được coi như khoản vật chất ràng buộc hòng thúc
ép họ nỗ lực thực hiện nghĩa vụ tiếp thị đã thoả thuận trong hợp đồng. Hành vi
buộc người muốn tham gia phải mua một lượng hàng nhất định ban đầu để
được quyền tham gia bán hàng đa cấp, hoặc từ chối mua lại sản phẩm hoặc
mua với giá thấp hơn 90% giá đã bán đi ngược lại bản chất và mục đích của hệ
thống kinh doanh đa cấp lành mạnh. Lúc đó, doanh nghiệp bị coi là đã thực
Nghiêm Xuân Tuyên

25


KT32B050


×