Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiện đòi lại tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.54 KB, 17 trang )

Quyền sở hữu là một trong các quyền dân sự cơ bản của công dân và được
pháp luật bảo hộ. Bằng các phương thức khác nhau, pháp luật cho phép các
chủ thể tự bảo vệ quyền sở hữu của mình hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vấn đề sở hữu trong đời sống kinh
tế xã hội cũng như tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ về sở hữu mà
các tranh chấp liên quan đến vấn đề sở hữu luôn là vấn đề phức tạp trong đời
sống xã hội cũng như trong công tác xét xử của Toà án. Trong các tranh chấp
về sở hữu thì các vụ việc về kiện đòi lại tài sản chiếm một số lượng không
nhỏ. BLDS 2005 ra đời đã giúp bổ sung, phát triển và khắc phục những
nhược điểm của BLDS 1995 về sở hữu nói chung và kiện lại đòi tài sản nói
riêng. Bên cạnh những mặt tích cực thì BLDS 2005 vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế về kiện đòi lại tài sản dẫn tới nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng,
gây ra khiếu kiện kéo dài, đặc biệt là đối với các vụ kiện liên quan đến quyền
sử dụng đất. Để có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện nhất về vấn đề
nhằm tìm ra hướng hoàn thiện pháp luật em xin đi vào nghiên cứu đề tài “kiện
đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
I. Kiện đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Chủ thể tham gia quan hệ kiện đòi lại tài sản
Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án xuất phát từ nhu cầu giải quyết các
quan hệ pháp luật nội dung giữa các chủ thể nhằm ổn định xã hội, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên việc xác định tư cách tham gia
của các chủ thể là rất quan trọng. Có thể dựa trên tính chất của vụ kiện hay
quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định người có quyền khởi kiện và
người có thể bị kiện. Trong quan hệ kiện đòi lại tài sản thì chủ thể có quyền
khởi kiện (nguyên đơn) bao gồm chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp và
chủ thể bị khởi kiện (bị đơn) là người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản.
a. Người khởi kiện
Theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo


vệ. Theo đó, Điều 256 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở


hữu của mình hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản
đó”.
Chủ sở hữu là người có trong tay, nắm giữ, quản lý tài sản được xác lập theo
các căn cứ luật định và có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt đối với tài sản đó. Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp
của mình và để xác định một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của
một chủ thể nhất định hay không phải dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu
do pháp luật quy định (Điều 170 BLDS 2005).
Người chiếm hữu hợp pháp là người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật.
Ngoài chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể là người được chủ sở
hữu chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự như hợp đồng thuê,
mượn, gửi, giữ, cầm đồ… Người chiém hữu hợp pháp cũng có thể là người
đang trực tiếp quản lý các tài sản chung như di sản thừa kế chưa chia, di sản
dùng vào việc thờ cúng… Điều 183 BLDS 2005 có quy định về các trường
hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
Như vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được kiện đòi lại tài sản
xuất phát từ quyền yêu cầu của các chủ thể này trong quan hệ pháp luật nội
dung. Hay nói cách khác, việc chiếm hữu của họ là chiếm hữu hợp pháp dựa
trên các căn cứ luật định nên được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Do vậy, khi
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu bị xâm phạm họ có quyền yêu cầu Toà án xét
xử để đòi lại tài sản. Mặt khác, pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ hoàn trả
tài sản do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản của người khác mà
không có căn cứ pháp luật, thì có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.
Người khởi kiện là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của mình hoặc của người khác như các đương sự khác. Khi xác định tư cách
người khởi kiện cần chú ý không phải lúc nào người có quyền lợi bị xâm
phạm (nguyên đơn) cũng đồng thời là người khởi kiện. Trong trường hợp
nguyên đơn không đáp ứng được các điều kiện để trở thành chủ thể khởi kiện
theo quy định của pháp luật tố tụng thì quyền lợi của các chủ thể này sẽ được
bảo vệ thông qua người đại diện hợp pháp (người khởi kiện để bảo đảm
quyền lợi cho nguyên đơn).
b. Người bị kiện


Người bị kiện trong vụ án kiện đòi lại tài sản phải là người đang chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Việc xác định ai là người đang
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản là điều kiện tiên quyết để
xác định ai là người bị kiện trong vụ án kiện đòi lại tài sản. Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh người bị kiện là
người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp không nthể kiện đòi lại tài sản từ người đã có hành
vi chiếm đoạt tài sản những hiện không còn chiếm hữu tài sản đó nữa. Trong
trường hợp chủ sở hữu không xác định được ai là người đang thực tế chiếm
giữ tài sản hoặc tài sản đã bị tiêu huỷ thì chủ sở hữu có thể áp dụng phương
thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền lợi của
nguyên đơn. Bị đơn là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị
nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Do
vậy, việc tham gia tố tụng của bị đơn mang tính thụ động hơn so với nguyên
đơn. Cũng như nguyên đơn, năng lực hành vi tố tụng dân sự không quyết định
tư cách của bị đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn là người bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì người đại diện của bị đơn sẽ
tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị đơn trước Toà án.
2. Đối tượng của kiện đòi lại tài sản

Trong BLDS 2005, tài sản được quy định tại Điều 163, bao gồm: “vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Bằng cách thức liệt kê, quy định trên đã
đưa ra một cách cụ thể những gì được coi là tài sản. Tuy nhiên, do đặc thù của
phương thức kiện đòi lại tài sản cho nên không phải tất cả những tài sản được
liệt kê tại Điều 163 đều là đối tượng của kiện đòi lại tài sản. Đối tượng của
kiện đòi lại tài sản phải là vật có thực, đang còn tồn tại trên thực tế.
Theo quy định của BLDS 2005 thì vật được xác định là tài sản không chỉ là
những vật đang tồn tại thực mà còn bao gồm cả những vật chắc chắn sẽ hình
thành trong tương lai. Tuy nhiên, vật trong kiện đòi lại tài sản chỉ bao gồm vật
có thực và đang còn tồn tại trên thực tế. Nếu vật hiện không còn tồn tại do đã
bị mất (mà không xác định được ai là người đang thực tế chiếm hữu) hoặc bị
tiêu huỷ thì không thể áp dụng kiện đòi lại tài sản.
Pháp luật Việt Nam coi tiền là một loại tài sản riêng biệt. Loại tài sản này có
những đặc điểm pháp lý khác với vật. Xuất phát từ tính chất cũng như cơ chế
pháp lý điều chỉnh mà tiền được xem là một loại tài sản riêng biệt. Khi tiền bị


chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì về mặt bản chất chủ sở hữu không
thể kiện đòi lại tài sản thông thường được mà thực chất là kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Đối với trường hợp tiền đã được bao gói niêm phong mà bị
người khác chiếm hữu trái pháp luật và hiện số tiền đó vẫn đang còn nguyên
trong bao thì việc kiện đòi lại tải sản trong trường hợp này thực chất là đòi lại
tài sản là vật (một gói tiền) chứ không hẳn là kiện đòi lại tiền. Do vậy, tuỳ
từng trường hợp cụ thể mà tiền có thể là đối tượng hoặc không phải là đối
tượng của kiện đòi lại tài sản.
Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự chính là
giấy tờ mình chứng cho quyền tài sản vô danh, giá trị của giấy tờ có giá chính
là giá trị của quyền tài sản mà nó minh chứng. Giấy tờ có giá là loại tài sản
hữu hình, được xếp vào loại tài sản là động sản. Giấy tờ có giá có thể là đối
tượng cảu kiện đòi lại tài sản.

Đối với “quyền tài sản” được quy định tại Điều 181 BLDS 2005, đó là những
quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đó
có thể là quyền gắn liền với một tài sản hoặc quyền mà khi thực hiện nó, chủ
sở hữu sẽ có được tài sản. Trong hệ thống phân loại cơ bản về tài sản tại Điều
163 BLDS 2005, khái niệm “quyền tài sản” được xây dựng để đối lập, loại trừ
khái niệm “vật”. Vật là hữu hình, còn quyền tài sản được hiểu là vô hình. Căn
cứ vào đặc điểm của phương thức kiện đòi lại tài sản thì quyền tài sản không
phải là đối tượng của kiện đòi lại tài sản.
3. Các trường hợp kiện đòi lại tài sản
Về nguyên tắc, pháp luật không bảo vệ những người chiếm hữu tài sản không
có căn cứ pháp luật. Do vậy, những người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật buộc phải trả lại tài sản đang chiếm giữ cho chủ sở hữu. Trong trường
hợp họ không tự nguyện trả lại tài sản khi chủ sở hữu yêu cầu thì chủ sở hữu
có quyền yêu cầu Toà án xét xử để đòi lại tài sản của mình. Tuy nhiên trong
chừng mực nhất định, để bảo vệ người ngay tình đang thực tế chiếm hữu tài
sản thì tuỳ thuộc vào loại tài sản, tính chất của việc chiếm hữu cũng như cách
thức tài sản rời khỏi chủ sở hữu đích thực mà pháp luật dự liệu các trường
hợp kiện đòi lại tài sản khác nhau.
a. Kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Điều 257 BLDS 2005 quy định: “chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp


người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không
có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp
đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu
động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu”.
Quy định của Điều 257 BLDS 2005 nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong
trường hợp cụ thể, đó là trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình tài sản

là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Nếu người thứ ba chiếm hữu
mà không ngay tình thì dù họ nhận được tài sản thông qua hợp đồng không có
đến bù hay hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu vẫn đương nhiên có quyền
khiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì cũng có thể
tháy rằng điều luật này vẫn còn khiếm khuyết, không phù hợp với thực tiễn
khi chỉ cho phép chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản mà không cho hpép
người chiếm hữu hợp pháp có quyền này. Bên cạnh đó, điều luật cũng chỉ quy
định quyền đòi lại tài sản từ người thức ba chiếm hữu ngay tình có được tài
sản thông qua hợp đồng là chưa hoàn thiện, bởi hợp đồng dân sự chỉ là một
loại giao dịch dân sự. Do đó, cần có sự sửa đổi, bổ sung để quy định này hoàn
thiện hơn.
b. Kiện đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản
Động sản phải đăng ký quyền sở hữu là các tài sản là động sản mà Nhà nước
quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Các tài sản này thường là các tài sản có
ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội cần có sự quản lý của Nhà nước; hoặc
những tài sản hạn chế chủ thể có quyền sở hữu; hoặc những tài sản mà việc
bảo đảm quyền sở hữu gặp nhiều khó khăn nếu không thực hiện việc đăng ký
quyền sở hữu.
“Bất động sản được hiểu là các tài sản không thể di chuyển được trong không
gian hoặc khi tách ra thì không còn công dụng tổng thể của tài sản nữa”. Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLDS 2005, bất động sản là các tài sản bao
gồm: “đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đát đai, kể cả các tài sản
gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất
đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”. Và theo Điều 167 BLDS 2005
thì bất động sản là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Như vậy, có thể thấy rằng, khác với tài sản là động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu, đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất
động sản thì việc xác định ai là chủ sở hữu tương đối dễ dàng bởi vì về



nguyền tắc, ai là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu thì
người đó được pháp luật công nhận là chủ sở hữu và được pháp luật bảo vệ
quyền sở hữu. Chính vì vậy, khi tham gia các giao dịch có tình chat chuyển
dịch tài sản mà tài sản được chuyển dịch là động sản phải đăng ký quyền sở
hữu hoặc bất động sản thì người nhận chuyển dịch cần phải kiểm tra người
chuyển dịch tài sản cho mình có phải là chủ sở hữu hay người được chủ sở
hữu uỷ quyền hợp pháp hay không. Ngoài ra, khi giao dịch hoàn tất người
nhận chuyển dịch còn phải tiến hành các thủ tục sang tên theo quy định tại các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) của họ mới
đươc Nhà nước công nhận và bảo hộ.
Về nguyên tắc chung, Khoản 2 Điều 138 BLDS 2005 quy định: “Trong
trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển dịch bằng một giao dịch khác cho người thức
ban gay tình thì giao dịch với người thức ba vô hiệu”.
Theo đó, Điều 258 BLDS 2005 quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng
ký quyền sở hữu và bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình như sau: “Chủ
sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ
trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông
qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sỡ hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
4. Các trường hợp không được kiện đòi lại tài sản
Khi xây dựng các quy định về kiện đòi lại tài sản, các nhà làm luật đã không
chỉ chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu mà còn chú ý đến việc
bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chiếm hữu ngay tình nhằm đảm bảo
tính ổn định, an toàn của giao lưu dân sự đã được các chủ thể xác lập. Đây là
cơ sở của việc quy định các trường hợp chủ sở hữu không có quyền kiện đòi
lại tài sản.
a. Tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rời khỏi chủ sở hữu
theo ý chí của chủ sở hữu; người thức ba chiếm hữu ngay tình thông qua hợp

đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt
Tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu; người thứ ba chiếm
hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định
đoạt tài sản là trường hợp chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người chiếm


hữu hợp pháp thông qua một hợp đồng như cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế
chấp, đặt cọc… sau đó người chiếm hữu hợp pháp định đoạt tài sản này cho
người thức ba ngay tình thông qua hợp đồng có đến bù như mua bán, hợp
đồng trao đổi tài sản… mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Pháp luật
quy định chủ sở hữu không có quyền kiện đòi lại tài sản trong trường hợp này,
nhưng chủ sở hữu có quyền kiện yêu cầu người đã giao kết hợp đồng với
mình phải bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác, tranh chấp giữa chủ sở
hữu và người đã giao kết hợp đồng với chủ sở hữu sẽ được giải quyết theo các
quy định về hợp đồng dân sự.
b. Tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản mà người
chiếm hữu ngay tình nhận được thông qua bán đầu giá hoặc giao dịnh với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ
sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do
bản án, quyết định bị huỷ, sửa
Theo quy định tại Điều 258 BLDS 2005, việc một gnười có được tài sản
thông qua mua đấu giá hoặc giao dịch với người đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người
chiếm hữu ngay tình hoàn toàn không có lỗi nên được pháp luật bảo vệ. Do
đó, chủ sở hữu không được quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu
ngay tình mà chỉ có thể áp dụng phương thức kiện khác để khắc phục thiệt hại
về mặt vật chất cho mình như kiện yêu cầu bội thường thiệt hại.
c. Tài sản là đối tượng của vụ kiện đã được xác lập quyền sở hữu cho người
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Thời hiệu có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong các quan hệ dân sự. Điều 154

BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi
kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ
nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải
quyết việc dân sự”.
Tiếp đó, Điều 247 BLDS 2005 quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự mà
cụ thể là quyền được xác lập quyền sở hữu đối với mômtj tài sản khi đáp ứng
được những điều kiện nhất định. Theo đó, Khoản 1 Điều 247 quy định:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động
sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể
từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều


này”. Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu đã được xác lập thì cũng đồng
nghĩa với việc chấm dứt quyền sở hữu đối với người có tài sản bị chiếm hữu.
Do vậy, đối với trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật đã được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì chủ sở
hữu mất quyền kiện đòi lại tài sản.
Tuy nhiên, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản chỉ được xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu khi thoả mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu chỉ áp dụng đối với trường
hợp chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, tức là chiếm
hữu tài sảng không phù hợp với quy định tại Điều 183 BLDS 2005.
Thứ hai, việc chiếm hữu phải là chiếm hữu ngay tình. Tức là, người chiếm
hữu tài sản không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật.
Thứ ba, việc chiếm hữu tài sản phải liên tục.
Thứ tư, việc chiếm hữu phải công khai.
Thứ năm, việc chiếm hữu với các đặc điểm nêu trên phải được thực hiện
trong khoảng thời gian là mười năm kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đối

với tài sản là động sản và ba mươi năm đối với bất động sản.
Khi và chỉ khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mới được xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều này đối với các tài sản
thuộc hình thức sở hữu nhà nước thì căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu không được áp dụng.
5. Thời hiệu kiện đòi lại tài sản
Thời hiệu là căn cứ pháp lý do pháp luật quy định làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo Khoản 3 Điều 155 BLDS 2005 thì:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Thời hiệu được xem
là một mắt xích quan trọng bởi nó quyết định việc chủ thể có quyền khởi kiện
hay không.


Đối với mỗi vụ việc dân sự nói chung, pháp luật đều có quy định về thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện, thời
hiệu yêu câu Toà án giải quyết các vụ việc dân sự trong các trường hợp cụ thể
dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi loại quan hệ. ĐỂ các chủ thể
xác định được quyền khởi kiện, quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định trong
BLDS và cả trong các luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc
thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
còn được quy định trong BLTTDS.
Tuy nhiên, BLDS hiện nay không có quy định riêng về thời hiệu kiện đòi lại
tài sản mà thời hiệu kiện đòi lại tài sản được áp dụng theo BLTTDS. Theo đó,
Điểm a Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS
2011 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp

luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án
dân sự thì thực hiện như sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người
quan lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện…”
Theo quy định trên thì kiện đòi tài sản là trường hợp không áp dụng thời hiệu
khởi kiện. Quy định sửa đổi này có thể nói là sự thay đổi về chất so với quy
định trước đó.
II. Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiện đòi lại tài
sản
1. Thực tiến áp dụng pháp luật và những vướng mắc trong quá trình giải quyết
các tranh chấp về kiện đòi lại tài sản
Tranh chấp về quyền sở hữu luôn là vấn đề phức tạp trong quá trình giải quyết
tại Toà án. Theo Báo cáo tổn kết hàng năm của ngành Toà án thì trong những
năm gần đây ngành Toà án đã thụ lý và xét xử một số lượng khác lớn các
tranh chấp về quyền sở hữu, trong đó các vụ án về kiện đòi lại tài sản chiếm
một tỉ lệ không nhỏ và cũng rất phức tạp về tính chất.
Việ giải quyết tranh chấp dân sự về quyền sở hữu nói chung, kiện đòi lại tài
sản nói riêng trong những năm gần đây đã đạt đwọc nhiều thành tựu nhất


định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn những vướng mắc, hạn
chế. Sau đây là một vài ví dụ:
a. Vụ án thứ nhất
Ông Nguyễn Văn Điệp trú tại số nhà 113 ngõ 411 đường Trường Chinh,
phường Thống Nhất, thành phố Nam Định có ký hợp đồng cho ông Trần Văn
Hà trú tại số 14, phường Hạ Long, thành phố Nam Định thuê một chiếc xe
máy để chở hàng. Trong thời gian ông Hà sử dụng, vì sơ hở nên chiếc xe đã bị
lấy cắp. Sau khi truy tìm, ông Hà đã phát hiện Pham Quan Đạo là người đã
lấy cắp và hiện đang sử dụng chiếc xe đó.

Tại thời điểm ông Hà phát hiện ra Phạm Quan ĐẠo đang sử dụng chiếc xe thì
ông Nguyễn Văn Điệp lại đang đi công tác xa nhà và không thể trở về ngay để
tiến hành khởi kiện đòi lại tài sản nên ông Hà đã khởi kiện lên TAND thành
phố Nam Định đòi lại chiếc xe. Tuy nhiên, Toà án đã trả lại đơn khởi kiện của
ông vì căn cứ vào Điều 258 BLDS 2005 thì ông Hà không có quyền khởi kiện
mà chỉ có chủ sở hữu mới có quyền khởi kiện đòi lại tài sản.
Khi bị trả lại đơn khởi kiện ông Hà đã khiếu nại lên Chánh án Toà án thành
phố Nam Định. Chánh án Toà án đã ra quyết định thụ lý hồ sơ nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. TAND thành phố Nam Định ra Bản
án dân sự sơ thẩm số 27/2009/DS-ST ngày 15/3/2009 buộc Phạm Quang Đạo
trả lại xe máy đang chiễm hữu bất hợp pháp cho ông Hà là người chiếm hữu
hợp pháp theo hợp đồng thuê tài sản.
Cách giải quyết vụ việc như trường hợp trên vẫn xảy ra khá nhiều trên thực tế.
Việc Toà án chấp thuận thụ lý và giải quyết vụ việc đã đảm bảo được quyền
lợi chính đáng cho cả chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp, trành tình
trạng người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản tìm cách tẩu tán tài
sản, chuyển giao tài sản cho người khác dẫn đến việc truy tìm tài sản sau đó
rất khó khăn, thậm chí là không thực hiện được. Tuy nhiên, trong trường hợp
này Toà án đã giải quyết vụ việc mà không dựa trên căn pháp luật, hay nói
cách khác là áp dụng sai quy định của pháp luật vì theo quy định tại Điều 258
BLDS 2005, đối với trường hợp tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở
hữu thì chỉ chủ sở hữ mới có quyền kiện đòi lại tài sản, người chiếm hữu hợp
pháp không có quyền này. Để áp dụng đúng pháp luật mà vẫn bảo vệ quyền
lợi cho các chủ thể, trường hợp này Toà án nên giải thích cho ông Hà về thủ
tục uỷ quyền, ông Hà có thể yêu cầu ông Điệp uỷ quyền cho mình để kiện đòi
lại tài sản chức không nên thừa nhận tư cách khởi kiện của ông Hà nhà Toà án


đã làm. Từ vụ việc trên có thể thấy rang, quy định hiện nay về chủ thể có
quyền khỏi kiện đòi lại tài sản trong các trường hợp cụ thể còn có sự khiếm

khuyết cần thiết phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lời
của các chủ thể.
b. Vụ án thứ hai
Bà Nguyễn Thị Thuý Hạnh trú tại số nhà 28, khu 3, thị trấn Tân Bình, huyện
Yên Sơn, tình Tuyên Quang cho bà ĐẶng Thị Hương Dung là bạn mượn một
chiếc máy tính xách tay hiệu Vaio vào ngày 20/1/2006. Ngày 15/7/2006, bà
Dung bị lâm bệnh nặng và chết. Trong di chúc bà Dung có nguyện vọng để lại
chiếc máy tính cho chồng của bà là ông Lê Đình Thi. Khi biết sự việc này, bà
Hạnh đã yêu cầu ông Thi trả lại cho mình chiếc máy tính đó nhưng ông Thi
không chịu trả. Bà Hạnh đã làm đơn khởi kiện đến TAND huyện Yên Sơn để
yêu cầu ông Thi trả lại chiếc máy tình cho bà.
Tại phiên toà sơ thẩm, theo quyết định tại Bản án số 143/2008/DS-ST ngày
30/4/2008, TAND huyện Yên Sơn đã căn cứ vào Điều 257 BLDS 2005 bác
yêu cầu đòi lại tài sản của bà Hạnh. Toà án xác định ông Thi là người chiếm
hữu ngay tình và theo Điều 257 thì chủ sở hữu chỉ có quyền đòi lại động sản
không phải đăng ký quyền sở hữ từ người chiếm ngữu ngay tình trong trường
hợp người chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản thông quy hợp đồng không
có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản, còn trong trường hợp
này ông Thi đã nhận dược tài sản thông qua thừa kế theo di chúc.
Việc vận dụng quy định pháp luật của Toà án trong vụ việc nói trên đã cho
thấy sự bất cập hiện nay của quy định về kiện đòi tài sản. Rõ ràng, việc định
đoạt theo di chúc của bà Dung là định đoạt trái pháp luât, tài sản mà ông Thi
đang chiếm hữu là của bà Hạnh nhưng bà Hạnh lại khônt thể kiện đòi lại tài
sản là rất vô lý. Pháp luật trong trường hợp này dã không bảo vệ dược quyền
lợi chính đáng cho chủ sở hữu, chính kẽ hở pháp luật này là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu trong
thực tế.
c. Vụ án thứ ba
Nguyên đơn, bà Ngô Thị Trấn trình bày: năm 1975 bà sang nhượng của mẹ bà
là cụ Hồ Thị Đáng 9600m2 đất ruộng muối tại thôn Hoàn Quy (hợp đồng

sang nhượng có xác nhậ của chế độ cũ); tiền sang nhượng do bà và bà Ngũ
Thị Anh (vợ cả của chồng bà) góp mua chung (hợp đồng góp vốn cũng có xác


nhận của chế độ cũ). Năm 1978, bà tình nguyện trích 8000m2 đất trong diện
tích nêu trên để hiến cho Xí nghiệp muối Cam Ranh, còn lại 1600m2. Năm
1990 bà Ngô Thị Hậu (em gái bà Chấn) và chồng là ông Lê Văn Cảnh đã tự ý
sử dụng đất của bà nhung vì bà Hậu là em gái nên bài chưa đòi. Năm 1992,
giữa bà và vợ chồng em gái bà phát sinh mâu thuẫn nên bà đòi lại đất nhưng
vợ chồng em gái bà không trả. Năm 1999 trong lúc bà và ông Cảnh đang
tranh chấp đất thì ông Cảnh lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
440m2 đất và một hộ khác (hộ bà Nguyễn Thị Hoà) được cấp 480m2 đất mà
đó là đất đã lấn chiém của bà. Bà cũng đã có đơn khiếu nại nhiều lần nhưng
không được chấp nhận. Sau đó, vợ chồng ông Cảnh còn cắt một phần đất của
gia đình bà để bán cho vợ chồng ông Trần Đăng Ninh theo hợp đồn ngày
15/9/2004. Nay bà yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Cảnh với vợ chông ông Ninh, bà Hường; công nhận bà là
chủ sử dụng hợp pháp diện tích đất 440m2; bà cũng yêu cầu đưa bà Ngũ Thị
Anh vào tham gia tố tụng.
Bị đơn, ông Lê Văn Cảnh thì cho rằng năm 1989 ông nhận sang nhượng của
ông Nguyễn Trợ một lô đất có diện tích 440m2. Năm 1992, ông được UBND
xã ký đơn cho pháp ông cất nhà trên lô đất nêu trên, từ đó ông đóng thuế cho
Nhà nước. Đến năm 1999, khi ông được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì bà Chấn có đơn tranh chấp đất, thời từ 1999 đến năm 2004 vẫn chưa
giải quyết xong. Năm 2004 ông đã bán lô đất trên cho vợ chồng ông Ninh, bà
Hường có hợp đồng chuyển nhượng và được UBND xã xác nhận. Nay ông
không đồn ý với yêu cầu của bà Chấn.
Ông Ninh, bà Hường thống nhất với ý kiến của ông Cảnh.
Tại Bản án sơ thẩm số 19 ngày 26/4/2006 TAND thị xã Cam Ranh quyết
định: bác yêu cầu của nguyên đơn, bà Chấn kháng cáo.

Tại Bản án phúc thẩm số 63 ngày 13/7/2006 TAND tỉnh Khánh Hoà quyết
định: không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Chấn, giữ nguyên bản án sơ
thẩm.
Bà Chấn tiếp tục có đơn khiếp nại nhiều lần. Tại quyết định kháng nghị số
337 ngày 9/7/2009 Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án phúc thẩm nêu
trên với nhận định: Toà án các cấp chưa làm rõ vị trí của phần đất 1600m2 mà
bà Chấn chưa hiến cho Nhà nước và chưa xem xét phần đất ông Cảnh đã
chuyển nhượng cho ông Ninh, bà Hường có đúng là đất của bà Chấn đã mua
trước đây hay không? Nguồn gốc đất bà Chấn bỏ tiền mua?


Trong quá trình giải quyết vụ án, các cấp Toà án đã chưa điều tra làm rõ
nguồn góc, vị trí đất đang tranh chấp mà đã bác yêu cầu của nguyên đơn là
chưa có cơ sở. Toà án cần phải điều tra, xác định rõ nguồn gốc, vị trí cụ thể
của diện tích đất đang tranh chấp từ đó làm căn cứ để giải quyết vụ án thì mới
chính xác.
2. Nguyên nhân của những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về
kiện đòi lại tài sản
Nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế trong công tác xét xử của Toà
án xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Có
thể kể đến một số nguyên nhân như:
Thứ nhất, hàng năm ngành Toà án phải thụ lý và giải quyết một số lượng khá
lớn các vụ án dân sự liên đến tranh chấp về sở hữu nói chung và kiện đòi lại
tài sản nói riêng. Trong khi đó ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng
xa thì biên chế trong ngành chưa đủ, trình độ của một bộ phận thẩm phán còn
hạn chế dẫn đến lượng án tồn đọng nhiều và chất lượng xét xử không cao.
Thứ hai, một số văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ,
thậm chí là không phù hợp với thực tiễn nhưng các cơ quan có thẩm quyền
chưa có hướng dẫn, sửa đổi kiẹp thời, làm cho việc giải quyết nhiều vụ án gặp
khó khă, vướng mắc, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

Thứ ba, việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để Toà
án giải quyết vụ án. Chỉ khi thu thập đầy đủ chứng cứ thì Toà án mới có đủ
căn cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp vì các
nguyên nhân khác nhau mà Toà án giải quyết vụ án khi chưa thu thập đầy đủ
tài liệu, chứng cứ, chưa xác định đúng và đủ những người có liên quan đến vụ
án, dẫn đến giải quyết vụ án sai pháp luật.
Thứ tư, tình thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức
trong ngành Toà án chưa cao, thậm chí là có biểu hiện suy thoái về đạo đức,
nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ làm cho việc giải quyết vụ án không đúng
đắn, gây mất long tin của người dân vào công lý.
Thứ năm, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế và chưa
đồng đều, một bộ phận người dân chịu ảnh hương tiêu cực của nền kinh tế thị
trường đã có những hành vi trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản, lấn chiếm đất
đai của người khác làm phát sinh tranh chấp ngày một nhiều và phức tạp.


3. Phương hướng hoàn thiện các quy định của páp luật về kiện đòi lại tài sản
Quy định về kiện đòi lại tài sản là căn cứ pháp lý để Toà án ra các phán quyết
đúng đắn, chặt chẽ, giải quyết tốt các vụ tranh chấp về quyền sở hữu ngày
một nhiều và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, những quy định về kiện đòi lại tài
sản hiện hành vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cấp dẫn đến những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng, chưa đảm bảo đwọc một cách tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật về kiện đòi lại tài sản là cần thiết, nhằm tạo niềm tin, sự yên tâm
của người dân vào các quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự,
phát triển kinh tế xã hội.
Để hoàn thiệt quy định của pháp luật về kiện đòi lại tài sản cần quan tâm, chú
ý một số vấn đề sau:
a. Về quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu theo Điều 257 và Điều 258
Theo quy định tại các Điều 257 và Điều 258 BLDS 2005, quyền đòi lại tài sản

từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chỉ dành cho
“chủ sở hữu”. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì nó vừa thiếu đồng bộ, vừa
chưa đảm bảo thoả đáng quyền lợi của cả chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp
pháp. Do vậy, cần sử đổi, bổ sung quy định này theo hướng cho phép cả
người chiếm hữu hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lại tài sản từ người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Việc cho phép người chiếm
hữu hợp pháp thực hiện việc khởi kiện đòi lại tài sản sẽ giải quyết được các
vấn đề sau:
Thứ nhất, đảm bảo tính thống nhất giữa Điều 256 với Điều 257, Điều 258
BLDS 2005 về quyền đòi lại tài sản bởi Điều 256 dành quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật cho cả chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Hai là, cho phép người chiếm hữu hợp pháp khởi kiện đòi lại tài sản nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người chiém hữu hợp pháp. Khi người chiếm hữu hợp
pháp nhận đwọc tài sản thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp (như thuê
hoặc mượn tài sản) thì người chiếm hữu hợp pháp có nhu cầu sử dụng tài sản
đó để đem lại lợi ích cho chính mình. Do vậy, khi tài sản bị người thứ ba
chiếm hữu trái pháp luật thì người chiếm hữu hợp pháp không thể sử dụng,
khai thác tài sản trong khi vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định cho chủ
sở hữu.


Thứ ba, thừa nhận người chiếm hữu hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lại tài
sản còn nhằm bảo vệ lợi ích cho chính chủ sở hữu. Trong trường hợp người
chiếm hữu hợp pháp đã xác định được người đang thực tế chiếm hữu trái pháp
luật đối với tài sản mà chủ sở hữu vì một lý do nào đó lại không có điều kiện
để khởi kiện đòi lại tài sản, trong khi đó người chiếm hữu hợp pháp lại không
có quyền kiện đòi lại tài sản thì tài sản đó có thể bị người đang thực tế chiếm
hữu định đoạt bất hợp pháp cho người khác mà sau đó không xác định đwọc
người đã nhận chuyển giao mới dẫn đến việc truy tìm và đòi lại tài sản của

chủ sở hữu trở nên vô cùng khó khăn.
b. Về quyền đòi lại tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình theo Điều 257 BLDS 2005
Theo quy định của Điều 257 thì chủ sở hữu chỉ có quyền đòi lại tài sản là
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình nếu
người đó nhận được tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù hoặc hợp
đồng có đền bù nhưng tài sản ròi khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Hợp đồng chỉ là một loại giao dịch dân sự, trên thực tế người thức ba ngay
tình có thể nhận được tài sản thông qua các giao dịch dân sự khác như thông
qua hành vi pháp lý đơn phương (thừ kế theo di chúc), hoặc nahạn dược tài
sản từ một cuộc thi có giải…, nếu chỉ ghi nhận quyề đòi lại tài sản cho chủ sở
hữu từ hợp đồng thì chưa bao quát hết được các trường hợp. Do vậy, đề bao
quát được các trường hợp nên sửa đổi cụm từ “thông qua hợp đồng” bằng
cụm từ “thông qua giao dịch”.
c. Về quy định chủ sỡ hữu không được quyền đòi lại tài sản là động sản phải
đăng ký quyền sở hữu và bất động sản từ người thứ ba chiếm hữu ngay tình
trong trường hợp người này nhận được tài sản thông qua bán đầu giá theo
Điều 258 BLDS 2005.
Việc công nhận quyền sở hữu cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình trong
trường hợp người đó nhận đwọc tài sản thông qua mua đầu giá là hoàn toàn
cần thiết nhằm tạo niềm tin, sự yên tâm ccủa người dân vào pháp luât. Tuy
nhiên, quy định hiện nay về vấn đề này chưa có sự đồng bộ giữa quy định của
BLDS và quy định về bán đấu giá tài sản dẫn đến những khó khăn vướng mắc
trong giải quyết các tranh chấp.
Theo quy định về bán đấu giá tài sản, trong trường hợp giao dịch về bán đấu
giá vô hiệu thì người thức ba đã nhận được tài sản không được xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản đã mua. Khoản 2 Điều 48 Nghị định 17/2010/NĐ-CP


về bán đấu giá tài sản quy định: trong trường hợp kết quả bán đầu giá tài sản

bị huỷ thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản
đã nhận. Nghĩa là, trong trường hợp này người thứ ba ngay tình buộc phải
hoàn trả lại tài sản đã mua cho tổ chức bán đầu giá và chủ sỡ hữu có thể kiện
tổ chức bán đầu giá để đòi lại tài sản của mình. Tuy nhiên, theo tinh thần của
Điều 258 BLDS thì có thể hiểu là mọi trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản không qua bán đầu giá đều có quyền xác lập quyền sở hữu
đối với tài sản. Do vậy, để việc giải quyết các tranh chấp này được thống nhất
và đúng pháp luật thì trước mặt TANDTC cần có sự hướng dẫn cụ thể trường
hợp này và khi sửa đổi BLDS 2005 nên sửa đổi, bổ sung quy định này theo
hướng thay cụm “thông qua bán đấu giá” bằng cụm từ “thông qua bán đầu giá
hợp pháp” để đảm bảo tình thống nhất của các quy định pháp luật.
d. Về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Quy định về thời hiệu xác lập quyền sở hữu tại Điều 247 BLDS 2005 như vậy
là chưa thật sự hợp lý, quá dài, không phù hợp với thực tiễn xã hội luôn
chuyển đổi, không nâng cao đwọc ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp trong việc quản lý, sử dụng tài sản. Do vậy, nên sử đổi
thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo hướng đố với động sản là 5 năm và với
bất động sản là 20 năm. Quy định như vậy vừa đảm bảo cho các giao dịch dân
sự được ổn định, vừa giảm bớt được khó khăn cho Toà án trong việc phải thụ
lý giải quyết các tranh chấp về sở hữu mà sự việc đã xảy ra qua lâu khiến cho
chính những người trong cuộc cũng khó có thể tìm ra được các chứng cứ xác
thực để chứng minh làm cơ sở vững chắc để giải quyết vụ án.
e. Về thủ tục xác lập và đăng ký quyền sở hữu cho người chiếm hữu ngay tình
trong các trường hợp chủ sở hữu không được quyền đòi lại tài sản quy định
tại Điều 257, 258 và khoản 1 Điều 247 BLDS 2005
Đối với các trường hợp chủ sở hữu không được quyền kiện đòi lại tài sản thì
người chiếm hữu, người được lợi về tài sản ngay tình được công nhận là chủ
sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu, được lợi. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Chính vì lẽ đó, cả
người dân và các cơ quan áp dụng pháp luật đều rất lung túng trong việc xác

định các loại giấy tờ cần thiết và trình tự thủ tục cụ thể để tiến hành đăng ký
quyền sở hữu tài sản cho người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp họ
đang chiếm hữu những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Xuất phát từ việc
không có các quy định cụ thể về thủ tục đăng ký mà trên thực tế rất ít trường


hợp người dân xin xác nhận về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, chỉ
khi xảy ra tranh chấp về sở hữu thì mới nảy sinh vấn đề xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu. Do vậy, để việc áp dụng pháp luật được thuận tiện và hiệu quả
cần có sự bổ sung các quy định cụ thể về các loại giấy tờ cần thiết và trình tự
thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản cho người thứ ba chiếm hữu
ngay tình.
III. Kết luận
Kiện đòi lại tài sản là một phương thức kiện dân sự quan trọng và thiết thực,
được áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bị mất
quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình. Kiện đòi lại tài sản giúp cho chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháplấy lại được tài sản của mình đang bị người
khác chiếm giữ trái pháp luật, khôi phục lại tình trạng tài sản như ban đầu.
Đây được xem là phương thức bảo vệ quyền sỡ hữu mạnh mẽ nhất. Tuy
nhiện, các quy định về kiện đòi lại tài sản hiện nay vẫn còn có nhiều những
khiếm khuyết, bất cập cần thiết phải có sự hoàn thiện hơn nữa.



×