Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182 KB, 20 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

A-

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Các quy định của pháp luật về sở hữu nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo
cho quyền lợi của nhân dân. Qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử phát
triển đất nước, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để quy định
và bảo vệ chế độ sở hữu đối với tài sản. Mỗi giai đoạn nhất định, căn cứ vào
tình hình thực tế của lịch sử mà pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu có
những nội dung khác nhau, nhưng tựu chung lại thì các quy định về sở hữu
có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của
công dân, luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Trong thực tế, ta bắt gặp
rất nhiều trường hợp chủ sở hữu bị xâm phạm đến các quyền sở hữu của
mình. Vì vậy, Nhà nước đã có những quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu
của các chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thông qua các phương
thức bảo vệ quyền sở hữu khác nhau. Bên cạnh những biện pháp được quy
định trong các ngành luật khác như luật hành chính, luật hình sự thì luật Dân
sự, bằng những đặc điểm riêng của mình bảo vệ quyền sở hữu bằng những
biện pháp, cách thức khác so với các ngành luật kể trên.
Với đề tài “Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu”, ta có thể tìm
hiểu sâu hơn về những quy định trong việc bảo vệ quyền sở hữu.

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

1



Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

B-

NỘI DUNG

I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU.

1.

Quyền sở hữu:
Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, sự ghi nhận của Nhà nước

(mang tính giai cấp, tính lịch sử), quyền sở hữu có thể được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
• Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, trong đó ghi nhận
và đảm bảo cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu của mình. Nếu hiểu theo nghĩa này thì hệ thống pháp luật
của Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác
nhau, mỗi ngành luật sẽ có vai trò riêng trong việc bảo vệ quyền sở
hữu của các chủ thể.
• Theo nghĩa chủ quan, chủ thể của quyền sở hữu có các quyền năng do
pháp luật quy định. Điều 164, BLDS 2005 quy đinh: “Quyền sở hữu
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân,

pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”
Ngoài ra, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân
sự với đầy đủ các yếu tố: Chủ thể, khách thể, nội dung, căn cứ phát sinh,
chấm dứt.
2.

Bảo về quyền sở hữu:
Mỗi một Nhà nước đều thông qua hệ thống pháp luật để xác lập và

quy định những quyền năng của chủ thể đối với tài sản của mình. Khi những
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

2


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

quyền năng đó bị xâm phạm thì Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu
hiệu để bảo vệ quyền sở hữu cho chủ thể. Thông qua việc bảo vệ quyền sở
hữu, ngoài việc khẳng định quyền của một chủ thể đối với tài sản thì đây còn
là yếu tố quan trọng để buộc các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp tác động bằng
pháp luật đối với hành vi xử sự của con người qua đó bảo đảm cho chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được các quyền năng của quyền
sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình.
Hệ thống pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu thông qua nhiều
ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành luật lại bảo vệ quyền sở hữu
bằng những cách thức riêng biệt tùy theo chức năng vốn có của nó.

 Với ngành luật hành chính:
Ngành luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc
quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, quy
định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan Nhà nước, đơn vị hành
chính. Trong quản lý tài sản Nhà nước, luật hành chính cũng phân chia việc
quản lý đối với từng loại tài sản khác nhau như tài sản Nhà nước trong khu
vực hành chính sự nghiệp, tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà
nước hoặc tài sản Nhà nước là các kết cấu hạ tầng, phục vụ lợi ích công
cộng quốc gia. Mỗi một loại tài sản đều có quy chế sử dụng tài sản khác
nhau và được giao cho từng cơ quan quản lý chịu trách nhiệm bảo vệ đối với
những tài sản đó.
Đồng thời, luật hành chính cũng quy định về các biện pháp
hành chính mà Nhà nước được sử dụng để thực hiện việc bảo vệ quyền sở
hữu khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản Nhà nước như các biện
pháp cưỡng chế, phòng ngừa và ngăn chặn. Chủ thể thực hiện quyền bảo vệ
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

3


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

này chính là các cơ quan Nhà nước và trong một số trường hợp nhất định thì
Tòa án cũng là chủ thể sử dụng các biện pháp hành chính nhằm bảo vệ
quyền sở hữu.
 Với ngành luật hình sự:
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy
định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là
tội phạm và quy định các mức hình phạt tương đương. BLHS các tội xâm
phạm quyền sở hữu tại chương XIV từ Điều 133 đến Điều 145, trong đó chia

làm hai nhóm chính: các tội xâm phạm quyền sở hữu của công dân và tội
xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước. Một trong những đặc điểm chung
của các tội xâm phạm sở hữu là dấu hiệu mục đích phải nhằm chiếm đoạt tài
sản (từ Điều 133 đến Điều 142, chỉ có hai tội không có mục đích chiếm đoạt
tài sản là các tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 141 và tội sử
dụng trái phép tài sản quy định ở Điều 142 BLHS). Tùy theo tính chất mức
độ hành vi nguy hiểm cho xã hội và giá trị tài sản xâm phạm mà mỗi hành vi
có một hình phạt tương ứng. Hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ
và cao nhất là tử hình. Trong số 13 tội được quy định trong BLHS thì có 9
tội được quy định có thể là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, một tội được
quy định là tội phạm ít nghiêm trọng. Số tội còn lại có thể là tội phạm
nghiêm trọng hoặc là tội phạm rất nghiêm trọng. Ngoài ra, người có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu còn có thể bị chịu một trong các hình phạt bổ sung
như phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú.
 Còn với Luật Dân sự thì:
Theo quy định tại Điều 225, BLDS: “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

4


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó thì trong Luật Dân sự, có ba phương thức khác nhau
để bảo vệ quyền sở hữu là kiện đòi lại tài sản, kiện yêu cầu bồi thường thiệt

hại và kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp thực hiện các quyền năng đối với tài sản của mình.
II.

CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU.
Trong thực tế sự xâm phạm quyền sở hữu rất đa dạng và phong phú.

Vì vậy Điều 255 BLDS đã ghi nhận các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.
Một trong những phương thức bảo vệ quyền sở hữu đó là việc pháp luật quy
định và công nhận: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự
bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp
bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” (Điều 255 BLDS).
Quyền tự do bảo vệ của chủ sở hữu còn gắn liền với việc ngăn cản bất kỳ
người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu còn
được quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt không có căn cứ pháp luật.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể “tự mình” bảo
vệ quyền sở hữu nếu có sự xâm hại, thì họ “…có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm đến
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu
bồi thường thiệt hại” (Điều 255 BLDS).
BLDS ghi nhận và phân biệt nhiều phương thức kiện dân sự khác
nhau để bảo vệ quyền sở hữu. Sự đa dạng của cuộc sống cho chúng ta thấy
rằng, sự xâm phạm đến quyền sở hữu khác nhau cùng với những tình tiết
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

5



Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

khác nhau. Vì vậy vấn đề là phải chọn phương thức nào cho phù hợp với
mức độ và những tình tiết cụ thể của vụ việc.
1. Kiện đòi lại tài sản (hay kiện vật quyền).
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp
pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu trái pháp luật phải trả
lại tài sản cho mình. Mục đích của người khởi kiện khi thực hiện phương
thức này là lấy lại được tài sản của mình đang bị người khác chiếm hữu trái
pháp luật. Do đó, khi áp dụng phương thức kiện này đòi hỏi cần phải thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu (nguyên đơn): Là chủ sở hữu hoặc
người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó như người thuê tài sản, người
nhận gửi giữ tài sản, người nhận cầm đồ… Những người này khi yêu cầu
phải chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tài sản hoặc chứng
minh được mình là người có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản.
Thứ hai, người bị khởi kiện (bị đơn): phải là người đang chiếm hữu bất
hợp pháp đối với tài sản. Điều kiện này rất quan trọng vì có nhiều khi chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của
mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ
sở hữu của tài sản do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 247,
BLDS 2005) hoặc do đã hết thời hiệu hưởng quyền dân sự trong trường hợp
nhặt được tài sản đánh rơi, phát hiện gia súc, gia cầm thất lạc (Điều 241,
Điều 242, Điều 243, BLDS 2005)…
Thứ ba, tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất
hợp pháp. Nếu tài sản không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì lúc
này không thể áp dụng được phương thức kiện đòi lại tài sản mà chỉ có thể
áp dụng được phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, vật hiện

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1


6


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

còn có thể được hiểu là còn nguyên ở trạng thái ban đầu hoặc về cơ bản vẫn
còn nhưng đã bị giảm sút giá trị hoặc đã được làm tăng giá trị.
Thứ tư, không rơi vào các trường hợp pháp luật quy định không phải trả
lại tài sản được quy định ở Điều 257, Điều 258, BLDS 2005.
Điều 257, BLDS 2005 quy định về việc đòi động sản không có đăng
ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình. Theo đó thì chủ sở hữu chỉ
đòi lại được tài sản nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản đó
thông qua giao dịch không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài
sản hoặc trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở
hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Như vậy, nếu
người ngay tình có được tài sản thông qua gia dịch có đền bù và tài sản đó
không phải bị mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên
đơn không thể khởi kiện đòi lại tài sản.
Đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thì
Điều 258, BLDS 2005 quy định “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải
đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm
hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch
với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài
sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Việc một người có được tài sản thông
qua việc mua đấu giá hoặc giao dịch với người đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận là chủ sở hữu của tài sản là trường hợp mà người
ngay tình hoàn toàn không có lỗi họ sẽ được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy,

trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể
kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình mà chỉ có thể áp dụng

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

7


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

phương thức kiện khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình như kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
 Hậu quả của việc áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản:
Khi phương thức kiện đòi lại tài sản thỏa mãn các điều kiện đặt ra thì
người chiếm hữu tài sản buộc phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý sẽ khác nhau trong hai
trường hợp sau:
- Đối với người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình thì ý chí của họ hoàn toàn ngay thẳng và họ coi
đó là tài sản của chính mình và họ cần được pháp luật bảo vệ. Theo Điều
601, BLDS 2005, khi phải trả lại tài sản thì người chiếm hữu, sử dụng, được
lợi không có căn cứ pháp luật ngay tình không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản đó.
- Đối với người đang chiếm hữu tài sản là người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật và không ngay tình thì người đó luôn luôn phải trả lại tài sản
đồng thời phải hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức có được trong thời gian chiếm hữu
tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Như vậy, sự ghi nhận của pháp luật đối với phương thức kiện đòi lại tài sản
thể hiện thái độ tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối của Nhà nước đối với quyền sở
hữu hợp pháp của chủ thể trong xã hội. Thông thường, chủ sở hữu nào cũng

muốn lựa chọn phương thức đòi lại tài sản bởi vì đó là phương thức bảo hộ
thiết thực và hiệu quả mà không cần quan tâm đến khả năng tài chính của
người phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu không thỏa mãn được các
điều kiện đòi lại tài sản thì chủ thể bị xâm phạm có thể áp dụng phương thức
kiện đòi bồi thường thiệt hại để bảo vệ lợi ích cho mình.
2. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền).

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

8


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

Kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới
tài sản của người khác thì chủ sở hữu của tài sản có quyền kiện tới tòa án
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp đã không thể kiện đòi lại tài sản do tài sản đã bị hư
hỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác không xác định
được hoặc người chiếm hữu tài sản đó là người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật ngay tình và không phải trả lại tài sản.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là phải toàn bộ, kịp thời. Các bên có
thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện
vật, hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, người gây thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hoặc
người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra đối với trường hợp bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có
thể thỏa thuận về điều kiện bồi thường, mức bồi thường, phương thức bồi
thường… trong hợp đồng và khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để giải
quyết.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì điều kiện
để có thể áp dụng biện pháp khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm bao gồm:
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

9


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra: đây là điều kiện đầu tiên, cần thiết để áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi lẽ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
dược đặt ra là nhằm khôi phục thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó, nếu
không có thiệt hại xảy ra thì cũng sẽ không thể buộc người có hành vi xâm
phạm phải bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật: Nếu hành vi gây thiệt hại được coi là
hành vi hợp pháp như trường hợp người gây thiệt hại đang thi hành công vụ,
gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết
thì người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra: Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân và tất yếu dẫn đến thiệt
hại xảy ra về tài sản thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm bồi

thường. Nếu nguyên nhân không phải do hành vi mà có thể tài sản đó tự bị
hư hỏng do hết thời gian sử dụng hay do chất lượng kém… thì người thực
hiện hành vi đó sẽ không phải bồi thường thiệt hại mà chủ sở hữu hoặc
người chiếm hữu hợp pháp sẽ phải chịu rủi ro.
Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại: người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường thiệt hại nếu có lỗi gây ra thiệt hại trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Nếu gây ra thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc thiệt
hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp
pháp đối với tài sản thì người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm
bồi thường.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, trong trường hợp tài sản bị gây thiệt hại
không phải do hành vi của con người gây ra mà do tài sản gây ra thì chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra nguyên nhân là do chính tài sản đó gây
ra. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc người
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

10


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

chiếm hữu bất hợp pháp tài sản gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản bị xâm
phạm.
 Hậu quả của việc áp dụng phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại:
Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác về mức bồi thường, phương
thức bồi thường thì thiệt hại về tài sản được bồi thường toàn bộ theo nguyên
tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu và có thể bao gồm những thiệt
hại sau đây:

- Thiệt hại do tài sản bị mất
- Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Về cơ bản, các quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại đối với tài
sản được đánh giá là tương đối hoàn thiện và đã phát huy tác dụng trong
thực tiễn áp dụng pháp luật.
3. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp
luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 259, BLDS 2005 thì “khi thực hiện quyền sở
hữu, chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền
yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó;
nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.
Theo quy định đó thì khi phát hiện hành vi xâm phạm tới việc thực
hiện các quyền năng của mình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
một trong hai quyền sau:
- Tự mình yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt
hành vi đó: Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

11


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình, chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi mà
không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Biện pháp tự bảo vệ này mang
tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu,

tránh được vụ việc xâm phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành
vi xâm phạm chấm dứt hành vi đó: Nếu biện pháp tự yêu cầu của chủ thể
đạt hiệu quả không cao và bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chí
chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì pháp luật
cho phép chủ sở hữu có quyền yêu càu tòa án, hoặc cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền khác giải quyết. Khi đó các cơ quan này sẽ sử dụng quyền
lực Nhà nước để buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu hợp pháp tài sản của người khác phải chấm dứt hành vi vi
phạm.
Mục đích chính của phương thức này là nhằm bảo đảm để chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của
tài sản một cách bình thường. Do đó, khi phương thức kiện này được áp
dụng thì sẽ mang lại hậu quả pháp lý là người có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu của người khác bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm như dừng
việc xây dựng lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm, xây bịt lối đi chung…
III.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN
SỞ HỮU.

1. Những vụ án cụ thể:
(Ba vụ án dưới đây được trích từ nguồn:
/>

Vụ án thứ nhất:

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

12



Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

Ngày 2/7/1994, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Bắc Giang (NHNN&PTNT tỉnh Bắc Giang) – Chi nhánh liên xã số 3, lập
khế ước cho anh Nguyễn Minh Hồng, ở thị xã Bắc Giang, vay số tiền
9.000.000 đồng, thời hạn 01 năm, tài sản thế chấp là toàn bộ căn nhà và đất
của anh Hồng và vợ là chị Vũ Thị Đoàn. Sau đó, phía Ngân hàng gia hạn
cho anh Hồng trong khế ước, thời điểm thanh toán nợ là 2/7/1997. Đến thời
hạn, anh Hồng không thanh toán được nợ và lãi phát sinh.
Năm 1999, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu anh Hồng, chị Đoàn phải
thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh cho Ngân hàng. Trong quá trình thực hiện,
tiến hành các thủ tục về việc thế chấp tài sản để vay vốn, anh Hồng đã thế
chấp toàn bộ nhà đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Theo quy định thì
tài sản thế chấp thuộc sở hữu chung của nhiều người hoặc sở hữu chung của
hộ gia đình thì phải được cam kết bằng văn bản của những đồng sở hữu hoặc
của những thành viên đồng sở hữu trong hộ gia đình, đồng ý giao cho người
đại diện vay vốn và ký hợp đồng thế chấp tài sản.
Trong trường hợp vụ kiện cụ thể này, tài sản thế chấp thuộc sở hữu
của chung của anh Hồng, chị Đoàn. Khi thế chấp, phía Ngân hàng không
yêu cầu anh Hồng phải lấy ý kiến đồng ý của đồng sở hữu, dẫn đến việc phát
mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn. Khi giải quyết vụ
án, cơ quan Toà án phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh để xác
định việc anh Hồng vay vốn của Ngân hàng và thế chấp tài sản thì chị Đoàn
đều biết và không có ý kiến phản đối. Số tiền vay được cũng được sử dụng
vào mục đích chung của gia đình. Từ đó Toà án mới ra phán quyết: buộc anh
Hồng và chị Đoàn cùng có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi phát sinh cho
NHNN&PTNT tỉnh Bắc Giang.



Vụ án thứ hai:

Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

13


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

Vụ kiện giữa nguyên đơn: anh Nghiêm Ngọc Q, sinh năm 1961 và bị
đơn: ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1942 (không tiện nêu tên cụ thể).
Gia đình anh Nghiên Ngọc Q ở thửa đất tại xóm Núi, xã Tam Sơn,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1987 đến năm 1991. Do nhu cầu về lối
đi nên anh Q đã xin địa phương cho phép mở lối đi ra đường mới liên thôn.
Năm 1995, ông H mua quyền sử dụng đất của bà Loan là hàng xóm của anh
Q và xây nhà cho con trai là Hà ra ở. Ông H đã đi vào lối đi mà anh Q đã đi
từ trước. Đến tháng 2/2000, anh Q cải tạo lại ngõ và không cho ông H đi nhờ
nữa, từ đó hai bên xảy ra xô xát, bất hoà. Anh Q cho rằng lối đi này là của
riêng gia đình anh vì đã được chính quyền địa phương công nhận và đã được
cấp sổ bìa đỏ từ năm 1998. Còn ông H thì cho rằng trong quyết định giao đất
cho ông đã ghi rõ phía bắc giáp ngõ nên gia đình ông cứ đi.
Anh Q khởi kiện vụ án. Tại án dân sự sơ thẩm số 35 ngày 20/10/2000,
Toà án nhân dân huyện Từ Sơn đã quyết định: xác nhận phần đất làm lối đi
là đối tượng của tranh chấp có diện tích 60,3 m2 là thuộc quyền sử dụng của
anh Q.
Ông H không đồng ý với bản án sơ thẩm và đã kháng cáo. Tại bản án
phúc thẩm dân sự số 90 ngày 15/12/2000, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã
quyết định y án sơ thẩm. Án có hiệu lực pháp luật, nhưng gia đình ông H
không nghiêm túc thực hiện mà thường xuyên có hành vi cản trở anh Q thực

hiện quyền của mình. Ngày 6/1/2001, anh Q xây tường trên phần lối đi cũ,
ông H cùng các con xông ra ngăn cản, tháo dỡ, chửi bới nên anh Q không
xây dựng được. Đến ngày 26/3/2001, Đội thi hành án Từ Sơn ra quyết định
cưỡng chế thi hành án đối với gia đình ông H, nên ngày 29/3/2001, gia đình
anh Q mới xây dựng được tường ngăn cao 2m.
Trên thực tế loại việc này thường liên quan đến bất động sản liền kề
như nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, lối đi chung. Trong vụ
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

14


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

kiện trên, sở dĩ anh Q thắng kiện là vì anh đã có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (bìa đỏ). Trong đa số các trường hợp tranh chấp thường bên
nguyên đơn không chứng minh được nguồn gốc đất mà mình đang sử dụng
vì không có bìa đỏ và các giấy tờ cần thiết khác.


Vụ án thứ ba:
Vụ kiện đòi nhà giữa ông T và ông B tại tỉnh Tiền Giang. Vụ án có

nội dung cụ thể như sau:
Ngôi nhà tại ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được
tọa lạc trên tổng diện tích 86,12 m2 nguyên thuộc quyền sở hữu của ông
Nguyễn Văn B (diện tích này ông B chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vào năm 1978, ông B cho
ông Huỳnh Văn T mượn nền nhà và đất trên để ở tạm. Nay có nhu cầu sử
dụng, ông B yêu cầu ông T phải trả nền nhà và đất mà ông đã cho mượn

năm 1978, nhưng ông T không thực hiện.
Sau khi thụ lý và điều tra vụ việc, Tòa án nhân dân huyện Cái Bè đã
đưa vụ án ra xét xử và đã ra phán quyết (bản án số 129/STDS ngày
22/8/1996) với nội dung: buộc ông T phải trả cho ông B toàn bộ nền nhà
trên diện tích đất 86,12 m2. Ông B có trách nhiệm thanh toán lại cho ông T
tiền chi phí nâng cấp nền nhà, lấp ao, xây dựng… với tổng số tiền là
3.152.920 đồng.
Ông T không đồng ý với bản án sơ thẩm và kháng cáo. Tại bản án số
159/DSPT ngày 27/5/1997, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã quyết định:
bác yêu cầu đòi nền nhà của ông B và cho rằng không có căn cứ hợp pháp
(quyết định khác hẳn án sơ thẩm).
Sau khi có bản án phúc thẩm nói trên, ông B đã gửi đơn khiếu nại lên
Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi xem xét lại toàn bộ vụ kiện, Phó Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm của Tòa án nhân
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

15


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

dân tỉnh Tiền Giang. Tại bản án giám đốc thẩm số 413 ngày 24/9/1997, Tòa
Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định: chấp nhận kháng nghị và xử
hủy án phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm.
Sau khi có bản án giám đốc thẩm, ông T lại có đơn khiếu nại lên
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vì ông T cho rằng án giám đốc thẩm là
thiếu khách quan, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của ông.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản trả lời bản án giám đốc
thẩm của Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ và đúng pháp
luật.

Qua vụ việc trên có thể thấy, bản án sơ thẩm và giám đốc thẩm chỉ
chấp nhận quyền sở hữu đối với nền nhà. Nền nhà là phần có liên quan đến
nguyên vật liệu có thể được công nhận quyền sở hữu. Đối với quyền sử dụng
đất, do ông B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nên các
bản án không đề cập đến. Đặc trưng của bất động sản là “không di dời
được”, nên các bản án chỉ quyết định quyền sở hữu nền nhà trên một khuôn
viên đất. Còn quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận hợp pháp nên
không được Tòa án đề cập đến. Quyết định như vậy là hợp lý, một mặt đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, mặt khác tránh được
sự lợi dụng khi giải quyết tranh chấp hiện nay nhằm hợp pháp hóa quyền sử
dụng đất chưa có giấy tờ hợp pháp.
2. Đánh giá việc bảo vệ quyền sở hữu bằng các biện pháp dân sự.
Có thể nhận thấy rằng, so với các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu khác thì phương thức bảo vệ quyền sở hữu của Luật Dân sự có những
điểm khác biệt và những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có
những hạn chế nhất định so với các phương thức khác. Qua quá trình nghiên
cứu, ta có thể rút ra được một số ưu điểm của phương thức bảo vệ quyền sở
hữu trong Luật Dân sự như sau:
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

16


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

Thứ nhất, đây là phương thức mang tính thực tế rất lớn. Tính thực
tế này xuất phát từ chỗ những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thông
thường nảy sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm tới các quyền tài sản của
các chủ thể và do vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Mục đích lớn nhất của chủ thể khi sử dụng phương thức kiện dân sự nhằm

bảo vệ quyền sở hữu của mình là việc khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình
trạng trước khi bị vi phạm) về mặt vật chất hay chính là đảm bảo sự nguyên
vẹn của tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho người chiếm hữu hợp pháp. Sau khi
áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự, chủ
sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể khôi phục lại trạng thái tài
sản ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho những xâm phạm đến
quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc bảo vệ quyền sở
hữu của các chủ thể được Nhà nước ghi nhận. Mặc dù phương thức bảo vệ
quyền sở hữu của ngành luật hành chính cũng nhằm mục đích này nhưng
thông thường tài sản bị xâm phạm là các tài sản của Nhà nước. Còn phương
thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hình sự thì mục đích lớn nhất lại là
trừng trị và răn đe.
Thứ hai, phương thức kiện dân sự được áp dụng một cách rộng rãi
hơn so với các biện pháp khác, vì trong nhiều trường hợp không có những
khả năng và điều kiện để áp dụng các biện pháp khác. Thông thường biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu trong ngành luật hình sự chỉ áp dụng khi hành vi
xâm phạm đó được cấu thành tội phạm theo quy định trong bộ luật hình sự.
Còn biện pháp thuộc ngành luật hành chính thông thường áp dụng khi tài sản
bị xâm phạm tới là tài sản của Nhà nước. Chủ thể áp dụng biện pháp hành
chính và biện pháp hình sự chỉ có thể là các cơ quan Nhà nước. Vì vậy,
trong nhiều trường hợp việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trên thực
tế không phát huy được hiệu quả một cách tuyệt đối. Nhưng riêng biện pháp
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

17


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

kiện dân sự được áp dụng rộng rãi bởi lẽ: việc xâm phạm tài sản mang tính

chất dân sự diễn ra phổ biến, các chủ thể có thể áp dụng các phương thức
kiện dân sự một cách dễ dàng bằng việc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu chủ thể vi phạm bồi thường
thiệt hại.
Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ
dàng cho mọi chủ thể có quyền sở hữu bị xâm phạm tự mình chủ động thực
hiện phương thức này. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương
thức khác. Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ
tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan Nhà nước. Phương thức
trong ngành luật hình sự đòi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và
tuân theo thủ tục tố tụng hình sự cũng tương đối phức tạp và mất nhiều thời
gian. Còn phương thức bảo vệ trong ngành luật dân sự, vì tuân theo thủ tục
tương đối nhanh gọn, tạo khả năng khắc phục những thiệt hại vật chất cho
chủ sở hữu; bảo đảm khôi phục lại những lợi ích vật chất cho chủ sở hữu
như tình trạng bạn đầu khi quyền sở hữu chưa bị xâm phạm; ngăn chặn hoặc
chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương thức bảo vệ quyền sở
hữu trong ngành luật dân sự cũng có những hạn chế nhất định. Ví dụ như,
trong nhiều trường hợp, hiệu quả của các phương thức dân sự trong việc bảo
vệ quyền sở hữu trên thực tế rất thấp. Trong các phương thức dân sự, tự bảo
vệ là biện pháp được các chủ thể áp dụng phổ biến nhất nhưng do thiếu tính
cưỡng chế và quyền lực Nhà nước nên trên thực tế, khi có hành vi xâm phạm
các chủ thể vẫn phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác để bảo vệ quyền
sở hữu của mình. Ngoài ra, hiệu quả của việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện
pháp dân sự gắn liền với việc thi hành án dân sự nên trên thực tế bị ảnh
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

18



Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

hưởng rất nhiều bởi công tác thi hành án dân sự cũng là một hạn chế trong
việc bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp
pháp trên thực tế.
IV.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VỀ
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ.
Dưới đây là những ý kiến sau khi đã tham khảo và tổng hợp từ các

ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.
- Cụ thể hóa hơn quy định bảo vệ quyền chiếm hữu: Rõ ràng, việc coi
chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu kéo theo sự đồng
nhất giữa bảo vệ quyền sở hữu và bảo vệ quyền chiếm hữu trong Bộ luật dân
sự hiện hành của chúng ta trong thời gian qua đã tỏ ra bất cập. Đã đến lúc
Bộ luật dân sự cần tách riêng chế định chiếm hữu khỏi chế định sở hữu, kéo
theo đó là phải có những quy định riêng về bảo vệ quyền chiếm hữu.
- Cần có biện pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình mạnh mẽ hơn: Cho
rằng một mặt, vẫn phải bảo vệ chủ sở hữu, nhưng mặt khác cũng phải bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình nhằm đảm bảo sự ổn định của các quan
hệ dân sự tránh gây nhiều xáo trộn, đồng thời nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự
phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nên chăng cần tham
khảo quy định của pháp luật các nước điển hình trên thế giới.
- Hoàn thiện pháp luật và thiết chế đăng ký tài sản: Bộ luật dân sự cần
đưa ra những nguyên tắc chung về đăng kỳ tài sản, giá trị pháp lý của việc
đăng ký… Hệ thống cơ quan đăng ký tài sản cũng phải được tổ chức và hoạt
động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và làm sao
phải tạo thuận lợi nhất cho người dân.

- Nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong thực
tiễn: Cần tăng cường công tác phổ biến giáo dục các quy định của pháp luật
Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

19


Bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự Việt Nam - Modul 1 – Đề bài số 21

về bảo vệ quyền sở hữu đến người dân, đồng thời hoàn thiện và tăng cường
năng lực hoạt động của các thiết chế (Toà án, trọng tài, thi hành án, luật sư,
công chứng…) nhằm bảo đảm cho các quy định về bảo vệ quyền sở hữu
thực sự đi vào cuộc sống.
C.

KẾT LUẬN.
Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo

vệ quyền sở hữu, bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý
các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách bình thường nhất.
Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với
hành vi xử sự của con người, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến chủ sở
hữu khi người này hành xử quyền của mình.
Trong xã hội ngày nay, khi mà những hành vi xâm phạm quyền sở
hữu đang xuất hiện ngày càng nhiều thì bảo vệ quyền sở hữu là một trong
những vấn đề rất cấp thiết và quan trọng. Tìm hiểu về các phương thức bảo
vệ quyền sở hữu trong các ngành luật nói chung và trong Luật Dân sự nói
riêng chính là một cách để chủ sở hữu hay những người chiếm hữu hợp pháp
tự bảo vệ quyền sở hữu của mình.


Ngụy Thị Phương Thanh – MSSV 350614 – Lớp N05.TL1

20



×