Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vấn đềkháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.22 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
trang
A. Lời mở đầu
1
B. Nội dung vấn đề
1
I. Những vấn đề lý luận về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
1
1. Khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
1
2. Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
1
II. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vấn đề
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2
1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2
2. Chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định
3
3. Căn cứ kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
5
4. Hình thức, thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
6
5. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo luật định
6
6. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
7
7. Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định
hiện hành
7
8. Bổ sung, thay đổi và rút KC, KNPT theo quy định của pháp luật


8
III. Thực trạng của vấn đề kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
8
IV. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
11
C. Tổng kết
15
* Phụ lục thống kê hoạt động kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong những
năm qua và một số vụ án có kháng cáo, kháng nghị không đúng trình tự, thủ tục,
căn cứ… mà pháp luật quy định
16
**************
Một số từ viết tắt
1. BLTTHS 2003:
2. TTHS:
3. HĐTP TANDTC:
4. KC, KN:
5. XXPT:
6. HĐXX:
7. TA:
8. VKSNDTC:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Tố tụng hình sự;
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Kháng cáo, kháng nghị;
Xét xử phúc thẩm;
Hội đồng xét xử;
Tòa án;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

1


A. Lời mở đầu
Hiện nay, theo quy định của BLTTHS 2003 thì vấn đề kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm vụ án hình sự được quy định trong chương XXIII của Phần thứ tư. Xét xử
phúc thẩm và chương XXIV. Thủ tục phúc thẩm, những vấn đề này cũng được hướng
dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS 2003, việc pháp luật quy
định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là nhằm đảm bảo cho những quyền hợp pháp
của những người tham gia tố tụng hình sự, bảo đảm cho các nguyên tắc của tố tụng
hình sự được thực thi một cách đầy đủ. Cụ thể những quy định của pháp luật về kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự như sau
B. Nội dung vấn đề
I. Những vấn đề lý luận về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
1. Khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa
ra khái niệm chung cho hoạt động kháng cáo, kháng nghị như sau: “kháng cáo, kháng
nghị là quyền của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát (VKS) theo quy định
của pháp luật được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án và quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”. Khái niệm này đã lồng ghép hai
hoạt động kháng cáo và kháng nghị từ đó đưa ra một khái niệm chung cho cả hai hoạt
động, khái niệm này không nêu cụ thể về bản chất, nội dung của hoạt động kháng cáo
và kháng nghị phúc thẩm theo hướng đưa ra các khái niệm riêng biệt.
Ngoài khái niệm cơ bản nêu trên, còn rất nhiều tài liệu đưa ra các khái niệm khác
nhau về hai loại hoạt động nhằm chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
như: “kháng nghị phúc thẩm là một trong những quyền của VKS được thể hiện bằng
một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm vì xét xử thiếu căn cứ, không phù hợp

với pháp luật và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đó đúng pháp luật”
(Giáo trình công tác kiểm sát- Trường cao đẳng kiểm sát). “kháng cáo là quyền theo
luật định của những người tham gia tố tụng được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét
lại bản án, quyết định sơ thẩm đang còn trong thời gian kháng cáo” (Từ điển luật học,
NXB Từ điển Bách Khoa). Với nhiều khái niệm như vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình nhận thức về hoạt động kháng cáo, kháng nghị, cho nên để thống nhất cách
hiểu, chúng ta phải tách biệt các khái niệm này như sau:
“kháng nghị phúc thẩm là quyền của VKS cùng cấp với Tòa án đã ra bản án
hoặc quyết định sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS đó, thực hiện theo hình
thức, trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định, phản đối bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do thiếu căn cứ, không phù hợp với pháp luật và
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm nhằm
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự”(1).
“kháng cáo phúc thẩm là quyền của những người tham gia tố tụng mà pháp luật
cho phép được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại
hoặc xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”(2).
2. Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2


Thứ nhất, việc quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong TTHS (KC,
KNPT) đã khẳng định chức năng kiểm sát việc xét xử và thực hành quyền công tố của
VKS, là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích cho công dân, đặc
biệt là của bị cáo trong vụ án hình sự. Khi có KC, KNPT hợp pháp đối với bản án sơ
thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa phúc thẩm xem xét giải quyết kháng
cáo, kháng nghị đó, khi phiên tòa phúc thẩm được mở thì một lần nữa vụ án được xem
xét lại, lúc này cùng với VKS thực hiện chức năng kiểm sát xét xử, Tòa án cấp phúc
thẩm sẽ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật, để kịp thời phát hiện ra những sai lầm, thiếu sót của bản án,
quyết định của Tòa án sơ thẩm để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo cho vụ án được

giải quyết đúng đắn, khách quan, công bằng và đúng pháp luật, đảm bảo được nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm còn có ý nghĩa quan trọng đảm bảo
thực hiện một số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS: nguyên tắc hai cấp xét xử,
nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS.
Đây là những nguyên tắc được pháp luật quy định bắt buộc phải tuân thủ một cách triệt
để, phải thể hiện được thái độ thận trọng của nhà nước trong việc đưa ra những phán
quyết có liên quan đến số phận pháp lý, sinh mạng và quyền lợi của bị cáo, của những
người có liên quan đến vụ án, khẳng định chế độ của nhà nước Việt Nam là nhà nước
của dân, do dân và vì dân, luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
công dân.
Thứ ba, thông qua việc kháng cáo, đặc biệt và trực tiếp là kháng nghị của VKS
thì có thể phát hiện những bất cập của pháp luật để có thể kiến nghị sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn hơn. Cũng thông qua việc xem
xét lại bản án, quyết định sơ thẩm trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc
thẩm đã góp phần thống nhất nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất
lượng xét xử, tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật.
II. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vấn đề
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
BLTTHS 2003 chưa có quy định riêng về đối tượng của kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm mà đối tượng của KC, KNPT được quy định đan xen trong các
điều luật khác nhau, cụ thể: tại Điều 230 BLTTHS 2003 có quy định: “xét xử phúc
thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm
mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo hoặc kháng nghị”. Với quy định này đã gián tiếp quy định đối tượng của KC,
KNPT là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, đối
tượng của kháng nghị phúc thẩm cũng được gián tiếp quy định tại Điều 232 BLTTHS:
“Viện kiểm sát cùng cấp và viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những
bản án hoặc quyết định sơ thẩm”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật TTHS thì tất cả các bản án sơ thẩm đều có
thể trở thành đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, không kể
3


nội dung của bản án, quyết định đó là gì. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử
những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo, kháng nghị. Từ đó thấy rằng, bên cạnh bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật thì các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cũng có thể là đối tượng của KC,
KNPT, bao gồm: Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; Quyết định về việc áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh; Quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ; Quyết định về
việc miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án
treo. (những quyết định này được quy định trong BLTTHS 2003, Nghị quyết
05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn phần Xét xử
phúc thẩm của BLTTHS 2003 (sau đây gọi là Nghị quyết 05/2005), Luật tương trợ tư
pháp, Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 của HĐTP TANDTC).
Theo quy định của BLTTHS thì “nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc
thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án” (Điều
241 BLTTHS), theo đó Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xem xét các phần bản án không
bị kháng cáo, kháng nghị nếu việc xem xét lại những phần đó có điểm cần được giảm
nhẹ TNHS cho bị cáo.
2. Chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định
Một là, về chủ thể của quyền kháng cáo, bao gồm những chủ thể sau đây:
- Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo: theo quy định tại Điều 50
BLTTHS 2003 thì: “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Là chủ thể
chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bản án hay quyết định sơ thẩm, bị cáo có quyền kháng
cáo là tất yếu. Để bị cáo có thể thực hiện tốt nhất quyền của mình, pháp luật có quy
định: nếu chỉ có kháng cáo của bị cáo mà không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng
tăng nặng nào khác thì Tòa án cấp phúc thẩm không có quyền sửa bản án theo hướng
bất lợi cho bị cáo.

Theo Nghị quyết 05/2005 thì người đại diện hợp pháp của bị cáo là người đại
diện theo pháp luật có quyền kháng cáo trong trường hợp bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Bị cáo, người đại diện của bị cáo
có quyền kháng cáo toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật, bị cáo có thể nêu mục đích của việc kháng cáo: xin giảm hình phạt, thay
đổi tội danh nhẹ hơn, giảm mức bồi thường... Người được Tòa án tuyên không có tội
cũng có quyền kháng cáo về phần nhận định của bản án sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
- Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại, theo đó những chủ thể
này có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án sơ
thẩm về phần hình phạt cũng như phần bồi thường thiệt hại. Nếu người bị hại là người
chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp
pháp của họ có quyền kháng cáo, theo Nghị quyết số 05/2005 thì: “trong trường hợp
người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc
bồi thường thiệt hại thì họ có thể ủy quyền cho người khác. Người được ủy quyền có
các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự”. Nếu
người bị hại chết thì đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền kháng cáo, pháp luật
4


quy định không hạn chế hướng kháng cáo của người bị hại, họ có thể kháng cáo với
yêu cầu tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo.
Đối với vấn đề đại diện cho người bị hại trong trường hợp người bị hại chết được
quy định chi tiết theo hai trường hợp tại Nghị quyết 05/2005, cụ thể: một là, trong quá
trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một
người trong số họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị
hại thì sau khi xét xử những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc
quyết định sơ thẩm; hai là, trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên tòa sơ thẩm
những người này chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của
người bị hại, mà người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ do một hoặc một số

người trong số họ tự nhận, nếu sau khi xét xử sơ thẩm có người trong số những người
chưa cử người đại diện có đơn với nội dung khiếu nại bản án sơ thẩm hoặc xin xét xử
phúc thẩm vụ án thì nếu như đơn của họ phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại
diện hợp pháp đã tham gia tố tụng thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử phúc
thẩm theo thủ tục chung. Nếu nội dung đơn của họ có mâu thuẫn với nội dung kháng
cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng... thì Tòa án phúc thẩm sẽ hủy bản
án, quyết định sơ thẩm liên quan đến phần mà họ khiếu nại hoặc xin xét xử phúc thẩm.
Việc pháp luật quy định cụ thể quyền của người đại diện hợp pháp của người bị hại có
quyền kháng cáo, kiến nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực trong
trường hợp có hai người là đại diện hợp pháp trở lên nhằm bảo đảm cho quyền lợi của
người bị hại được bảo vệ một cách triệt để.
- Người bào chữa của bị cáo: theo quy định tại Điều 56 BLTTHS thì người bào
chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của bị cáo, bào chữa viên nhân dân.
Pháp luật TTHS hiện hành không quy định rõ phạm vi và hướng kháng cáo các chủ thể
này mà chỉ quy định cho người bào chữa có quyền kháng cáo trong trường hợp bị cáo
là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, việc
quy định cho loại chủ thể này có quyền kháng cáo là nhằm đảm bảo cho quyền lợi của
những chủ thể là bị cáo có những hạn chế nhất định được thực hiện một cách triệt để.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và đại diện hợp pháp của họ: theo quy định
tại khoản 1 Điều 52 BLTTHS: “nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”, khoản 1 Điều 53
cũng quy định: “bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định
phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Mặc dù
những chủ thể này tham gia vụ án hình sự để giải quyết vấn đề dân sự phát sinh trong
vụ án hình sự nhưng những bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm về phần bản án có
liên quan đến họ có những tác động nhất định đến quyền, lợi ích của họ, cho nên pháp
luật quy định cho họ có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm liên quan
đến mình là nhằm bảo vệ triệt để quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp
pháp của họ: cũng như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự thì pháp luật quy định cho

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ
được quyền kháng cáo đối với phần bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật liên
5


quan đến họ cũng là để nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và của người mà
mình đại diện (đối với người đại diện) (điểm c khoản 1 Điều 54, Điều 231 BLTTHS).
- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự: theo Nghị quyết 05/2005 thì người bảo
vệ quyền lợi của đương sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. Chủ thể này có quyền kháng
cáo độc lập, không do đương sự ủy quyền nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho đương
sự, được pháp luật tôn trọng.
Hai là, về chủ thể của quyền kháng nghị, theo quy định tại Điều 232 BLTTHS
2003 thì: “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng
nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Với quy định này thì chủ thể có thẩm
quyền kháng nghị phúc thẩm là VKS cùng cấp với Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định
sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS đó. Việc pháp luật trao cho hai chủ thể này
có quyền kháng nghị phúc thẩm là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của VKS, đồng thời khi trao cho cả hai chủ thể này quyền kháng nghị phúc thẩm sẽ
đảm bảo được bản án, quyết định của Tòa án được giám sát chặt chẽ hơn, cũng như
đảm bảo được hoạt động kháng nghị phúc thẩm đạt được hiệu quả tốt nhất; quy định
này cũng có vai trò quan trọng là nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót
trong hoạt động xét xử của Tòa án. Tại Điều 36 BLTTHS thì người có thẩm quyền
quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viên trưởng, Phó Viện trưởng VKS các cấp.
3. Căn cứ kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Đối với việc kháng nghị phúc thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Quy chế
về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự hướng dẫn: “Bản án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm khi có một trong các căn cứ sau: việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến

diện hoặc không đầy đủ; kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không
phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm trong việc áp dụng BLHS;
thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm
trọng khác về thủ tục tố tụng”. Với những hướng dẫn này, VKSNDTC đã đáp ứng được
yêu cầu về vấn đề cần thiết phải thống nhất nhận thức về căn cứ kháng nghị giúp cho
VKS các cấp có cơ sở để xem xét, quyết định kháng nghị hay không theo thủ tục phúc
thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm.
Đối với việc kháng cáo phúc thẩm, các căn cứ để quyết định kháng cáo không
được đặt ra cụ thể mà là bất kỳ khi nào trong thời hạn kháng cáo do pháp luật quy định
nếu các chủ thể có quyền kháng cáo cho rằng (theo ý chí chủ quan) là những bản án,
quyết định sơ thẩm đó không phù hợp và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
hoặc của người mà mình bảo vệ hoặc đại diện thì đều có thể kháng cáo. Việc pháp luật
cho phép kháng cáo mà không cần viện dẫn những căn cứ cụ thể như việc kháng nghị
thấy rằng cũng phù hợp, bởi lẽ: khác với VKS (cơ quan bảo vệ pháp luật, có chuyên
môn nghiệp vụ) thì những chủ thể có quyền kháng cáo không có được các chuyên môn
này cho nên, để đảm bảo quyền và lợi ích cho họ thì pháp luật cho phép tự họ có thể
xác định căn cứ nếu cho rằng bản án, quyết định sơ thẩm đó không đúng. Tuy nhiên,
6


pháp luật cũng phải đưa ra những căn cứ cụ thể cho người kháng cáo là Luật sự, bào
chữa viên nhân dân vì những chủ thể này là người có khả năng đối chiếu các tình tiết
của vụ án với các quy định của pháp luật (do họ được đào tạo nghiệp vụ).
4. Hình thức, thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Hình thức, thủ tục kháng cáo được quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTHS:
“người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp bị cáo đang bị tam giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền
kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm
về việc kháng cáo, Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại
Điều 95 Bộ luật này”. Về kháng nghị phúc thẩm cũng được quy định tại khoản 2 Điều

233 BLTTHS: “VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản,
có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm”, tại khoản 1 Điều 34
Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự cũng
nêu rõ: “Quyết định kháng nghị phải nêu rõ và cụ thể những vi phạm pháp luật của bản
án hoặc quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật hoặc về áp
dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án theo đúng quy
định của pháp luật”. Từ các quy định trên thấy rằng: việc pháp luật quy định về hình
thức, thủ tục của kháng nghị có phần nghiêm hơn và buộc phải áp dụng đúng như đã
quy định so với việc kháng cáo, điều này là hợp lý, bởi lẽ đây là chức năng, nhiệm vụ
của VKS trong việc kiểm sát các hoạt động tư pháp, do đó để VKS thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ của mình thì phải quy định nghiêm minh về các vấn đề liên quan đến
thủ tục, còn đối với các chủ thể của quyền kháng cáo, do có những bất lợi nhất định
trong khả năng thực hiện quyền của mình (có các chủ thể không nắm được những thủ
tục luật định) cho nên pháp luật quy định dễ dàng hơn, linh hoạt hơn để bảo đảm cho
các chủ thể này được thực hiện quyền năng pháp luật của mình trong TTHS.
5. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo luật định
Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 BLTTHS: “thời hạn kháng cáo là 15 ngày,
kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn
kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết” (đối với kháng
cáo bản án), tại khoản 2 Điều 239 BLTTHS quy định: “Quyết định đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn 7 ngày, kể từ
ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định” (đối với kháng cáo quyết định
sơ thẩm). Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng, Nghị quyết 05/2005 có
hướng dẫn về kháng cáo như sau: “thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày
tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc
ra quyết định trong trường hợp VKS, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc là
ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết nếu bị cáo, đương sự vắng mặt
tại phiên tòa”, “thời điểm kết thúc kháng cáo là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của
thời hạn, nếu ngày cuối cùng là ngày nghỉ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó…”. Pháp luật cũng quy định về việc

kháng cáo quá hạn để tạo điều kiện cho người tham gia TTHS thực hiện quyền của
mình, khi kháng cáo quá hạn người kháng cáo cần nói rõ lý do kháng cáo quá hạn, TA
7


đã xử sơ thẩm xác minh lý do chính đáng của kháng cáo này. Kháng cáo quá hạn nếu
được chấp nhận có ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi thẩm quyền, giới hạn xét xử phúc
thẩm, trong tất cả các trường hợp, việc xét kháng cáo quá hạn phải được tiến hành trước
khi mở phiên tòa phúc thẩm.
Đối với việc quy định về thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS là pháp luật
nhằm tới mục đích nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng
KSXX của VKS, do vậy pháp luật không đặt ra vấn đề kháng nghị quá hạn cho VKS.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 BLTTHS: “thời hạn kháng nghị của VKS cùng
cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án”, cũng tại
khoản 1 Điều 239 BLTTHS có quy định: “thời hạn kháng nghị đối với các quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là 7 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 15
ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định”. Theo các quy định này thì thời điểm để tính
thời hạn kháng nghị cũng được quy định giống như kháng cáo.
6. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Tại Điều 236 BLTTHS thì khi có KC, KNPTHS, TA cấp sơ thẩm cần phải thông
báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết có KC, KN
trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được KC, KN. Người được thông báo về việc
KC, KN có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung KC, KN cho TA cấp
phúc thẩm, ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Pháp luật hiện hành quy định về
KC, KN rất chặt chẽ, cụ thể đã tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền KC, KN
của mình đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật: bổ sung thêm
quy định về hình thức thông báo, thời hạn thông báo, ý kiến của chủ thể KC, KN được
đưa vào hồ sơ vụ án... Việc pháp luật quy định về thông báo và quyền đưa ra ý kiến của
các chủ thể nhận được thông báo như vậy là hoàn toàn đã bảo đảm được quyền và lợi
ích hợp pháp cho các chủ thể vì điều này nó vừa có thể nâng cao được trách nhiệm của

người thông báo: là phải thông báo khi nhận được KC, KNPT, vừa đảm bảo được
quyền lợi của người được thông báo.
7. Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định hiện hành
Tại khoản 1 Điều 237 BLTTHS có quy định những phần của bản án bị KC, KN
thì chưa được đưa ra thi hành trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS.
Khi có KC, KN đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
Như vậy, theo các quy định trên có hai trường hợp liên quan đến hậu quả pháp lý của
KC, KNPT, thứ nhất, những phần của bản án bị KC, KN thì chưa được đưa ra thi hành
trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS, thứ hai, toàn bộ bản án bị KC, KN thì
toàn bộ bản án đó chưa được thi hành. Điều này là do thông qua KC, KNPT này thì bản
án hay phần bản án này sẽ được xem xét lại một lần nữa để xem có những sai sót, vi
phạm thủ tục tố tụng hay không mà còn sửa chữa, điều này thể hiện sự thận trọng của
nhà nước đối với hậu quả của việc áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất trong toàn bộ hệ
thống chế tài pháp luật của Việt Nam do có liên quan đến quyền tự do, quyền sống của
công dân, đồng thời đây còn là một biện pháp chế ước những ý chí của cơ quan xét xử
duy nhất của Việt Nam, đảm bảo không có sự quyết định một cách phiến diện liên quan
8


đến số phận pháp lý của các chủ thể có liên quan đến bản án của TA do những hậu quả
pháp lý của quyết định này (thông qua bản án) là hết sức nghiêm trọng.
Khi có KC, KNPT đối với bản án sơ thẩm, TA cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án
và KC, KN cho TA cấp phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hết hạn KC, KN.
Với quy định này thấy rằng pháp luật chỉ quy định về hậu quả của KC, KN đối với bản
án sơ thẩm mà chưa quy định hậu quả pháp lý của việc KC, KN đối với các quyết định
sơ thẩm, chỉ duy nhất tại Điều 316 khoản 3 BLTTHS quy định về Quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù có khiếu nại, KC, KN.
8. Bổ sung, thay đổi và rút KC, KNPT theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, về vấn đề bổ sung, thay đổi KC, KNPT: theo quy định tại khoản 1 Điều
238 BLTTHS thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người KC hoặc VKS

có quyền bổ sung, thay đổi KC, KN nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị
cáo, cũng theo hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 mục 7 phần I Nghị quyết 05/2005 thì: trong
trường hợp vẫn còn thời hạn KC, KN quy định tại Điều 234 BLTTHS thì người KC,
VKS đã KN có quyền bổ sung, thay đổi nội dung KC, KN đối với phần hoặc toàn bộ
bản án mà mình có quyền KC, KN theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo.
Trong trường hợp đã hết thời hạn KC, KN theo quy định tại Điều 234 BLTTHS thì
trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người KC, VKS có quyền thay đổi, bổ
sung nội dung KC, KN nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Với
những quy định về việc thay đổi, bổ sung KC, KNPT như trên là đã thể hiện tính nhân
đạo của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo được thực thi một cách
đầy đủ, bởi lẽ: trước khi có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo cũng đã chuẩn bị
lời bào chữa của mình theo những nội dung của KC, KN để phản bác lại những KC,
KN có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu như trước khi bắt đầu
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm những chủ thể có quyền KC, KN mà thay đổi, bổ sung
KC, KN này theo hướng tăng nặng hơn cho bị cáo thì bị cáo sẽ rơi vào thế bị động và
có thể những lời trình bày của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sẽ không khách quan, ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án.
Thứ hai, về việc rút KC, KNPT: vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 238
BLTTHS: trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người KC hoặc VKS có
quyền rút một phần hoặc toàn bộ KC, KN. Trong trường hợp rút toàn bộ KC, KN tại
phiên tòa thì việc XXPT phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc XXPT, theo quy định này thì người
KC, VKS thực hiện quyền rút KC, KN của mình mà không cần điều kiện nào cả. Quy
định này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ việc KC, KN có mục đích là bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho các bên chủ thể, việc rút KC, KN cũng vậy, xuất phát từ ý chí của
chính chủ thể đã KC, KN nếu họ thấy rằng không cần KC, KN nữa mà vẫn đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ hoàn toàn có quyền mà pháp luật
không cần quy định về điều kiện để được thực hiện quyền rút KC, KN.
III. Thực trạng của vấn đề kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Thông qua việc tìm hiểu về vấn đề KC, KNPT, thấy rằng liên quan đến hai hoạt

động này, ở nước ta trong tố tụng hình sự, việc KC, KNPT mặc dù đã đạt được những
9


kết quả nhất định, quyền lợi của những chủ thể thực hiện quyền KC, KN và những chủ
thể có liên quan trong vụ án hình sự đã được bảo vệ hơn bao giờ hết, việc xét xử của
TA đã được nâng cao hơn thông qua hoạt động KC, KNPT... (trong phạm vi bài này sẽ
đưa ra những bất cập, tồn tại, hạn chế của hoạt động KC, KNPT, từ đó đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, nâng cao hoạt động tư
pháp hình sự). Cụ thể thực trạng của vấn đề KC, KNPT biểu hiện ở những điểm sau:
Một là, qua thực tiễn xét xử cho thấy: hàng năm số vụ án và số bị cáo có KCPT
là khá lớn từ năm 2005 đến 2010 tỷ lệ trung bình số vụ án và số bị cáo có KCPT trên
tổng số vụ án và số bị cáo đã XXST lần lượt là 18,72% và 18,27%. Tuy nhiên phần lớn
KCPT là kháng cáo theo kiểu cầu may, chất lượng KC không cao, lý do của việc KC
chủ yếu là xin giảm hình phạt (có những vụ án mà bị cáo KC không đúng với sự thật
khách quan nhưng vẫn KC để được giảm nhẹ hình phạt dẫn đến tỷ lệ số bị cáo bị TA
cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm trên tổng số bị cáo TA cấp phúc thẩm xét xử luôn
chiếm tỷ lệ cao từ năm 2005 đến 2010 là 64, 54%)(3), dẫn đến tình trạng KC tràn lan,
kéo dài quá trình tố tụng, tốn kém thời gian và tiền của của nhà nước.
Đối với vấn đề KNPT: số vụ án bị KN vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vụ án
đã được cấp phúc thẩm thụ lý và xét xử, số KN bị rút và bác vẫn còn chiếm tỷ lệ cao:
theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2004 – 2006 về công tác KNPTHS, số bị cáo bị
KN chỉ chiếm 5,5%- 6% tổng số bị cáo đã XXPT(4), điều này phản ánh rõ tinh thần,
trách nhiệm của VKS, cơ quan có vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật chưa cao,
chưa thể hiện đúng vai trò, chức năng của VKS, tạo điều kiện cho những hành vi phạm
tội và người phạm tội có cơ hội thoát khỏi lưới pháp luật, không bị xử lý theo pháp luật,
chưa bảo đảm được pháp chế XHCN.
Hai là, việc thực hiện một số quy định về KCPT theo quy định của pháp luật của
TA cấp phúc thẩm còn tồn tại một số vi phạm nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến
quyền và lợi ích của người KC như vi phạm về thời hạn KC, thậm chí là không xem xét

đến KC của người KC. Đối với việc KNPT thì “thực trạng sự phối hợp trong hoạt động
KNPT giữa VKS cùng cấp với VKS cấp trên trực tiếp còn nhiều hạn chế, cụ thể: trong
giai đoạn 2004- 2006, VKS cấp tỉnh chỉ KN đối với 600 bị cáo trong tổng số 2696 bị
cáo; các Viện phúc thẩm VKSNDTC chỉ KN đối với 36 bị cáo, trong đó các vi phạm
của TA cấp sơ thẩm được phát hiện chủ yếu thông qua thông tin báo chí. Một số trường
hợp VKS địa phương báo cáo lên VKS cấp trên để yêu cầu KN nhưng quá chậm nên
không có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ và thực hiện hoạt động KNPT”(5).
Ba là, việc thực hiện quyền KC của các chủ thể có quyền KC còn tồn tại nhiều
vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng như: người viết đơn KC, thực hiện quyền KC là những
người không có quyền KC, ví dụ như vợ KC thay cho chồng trong khi chồng không
phải là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; bố mẹ làm đơn KC cho con đã
thành niên. Thực trạng đơn KC do bị cáo nhờ người khác viết hộ và ký thay, đơn KC
không có chữ ký, điểm chỉ, không được xác nhận của ban giám thị trại giam đang diễn
ra phổ biến, vi phạm thủ tục TTHS(6). Đối với hoạt động KN: hình thức của KN, trong
những năm qua, KN của VKS các tỉnh, thành phố còn tồn tại một số hạn chế: một số
KN chưa làm đúng mẫu quy định của VKSNDTC (mẫu số 138) ban hành kèm theo quy
10


chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Về thay
đổi, bổ sung KNPT đã có mẫu số 140 ban hành kèm theo quy chế trên, theo đó khi bổ
sung, thay đổi KN, VKS phải ra quyết định bổ sung, thay đổi KN nhưng VKS lại ban
hành một KNPT mới thay thế KNPT trước đó là không đúng thủ tục quy định. Ngoài
ra, việc kiểm tra bản thảo KN trước khi ban hành chính thức chưa được chú trọng như
đã dẫn đến nhầm tên địa phương nơi XXST đối với vụ án, ngày ban hành KN trước
ngày ra bản án sơ thẩm, số liệu sai sót...(7)
Bốn là, việc KCPT quá hạn mà không đưa ra được lý do chính đáng, KC vượt
quá phạm vi, giới hạn mà pháp luật cho phép, ví dụ: nguyên đơn dân sự KC phần hình
phạt đối với bị cáo còn diễn ra phổ biến. Đối với vấn đề KNPT thì còn có những hạn
chế về nội dung của KN, một số KN chưa bám sát vào các căn cứ KN như: chưa đưa ra

cụ thể căn cứ Tòa án cấp sơ thẩm có những vi phạm trong việc áp dụng BLHS về định
tội danh, áp dụng điều khoản của BLHS, định khung hình phạt…, vi phạm về thủ tục tố
tụng hình sự trong XXST, bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án…
Nội dung KN chưa xác định chính xác những vi phạm pháp luật cua bản án hoặc quyết
định làm căn cứ để KN, chỉ đề cập một cách chung chung như: xét thấy bản án sơ thẩm
chưa đánh giá đúng tính chất mức độ hậu quả của hành vi phạm tội hoặc hình phạt áp
dụng đối với bị cáo là không tương xứng với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra mà chưa
phân tích cụ thể căn cứ, cơ sở của việc KN đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Trong
một số trường hợp, KSV khi đề xuất KN chưa nghiên cứu và quán triệt đầy đủ về chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nên trong những trường hợp
phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng có thể áp dụng chế định án treo để
tạo điều kiện cho các bị cáo này có thể cải tạo tại địa phương, do đó một số bản KN để
không cho bị cáo là người chưa thành niên hưởng án treo là không phù hợp với chính
sách hình sự của nhà nước ta.
Năm là, chất lượng của một số KN chưa cao do chưa nghiên cứu đầy đủ các quy
định của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành nên nội dung KN nhận định bản án
sơ thẩm áp dụng luật sai, không có căn cứ. Có không ít trường hợp tuy bản án sơ thẩm
áp dụng khoản của điều luật sai nhưng KN nhận định bản án sơ thẩm cũng không chính
xác về các sai sót đó, do đó đề nghị TA cấp phúc thẩm sửa bản án nhưng cũng lại đề
nghị áp dụng pháp luật không chính xác. Đối với vấn đề KC, do không cần đưa ra
những căn cứ mà pháp luật quy định như đối với KNPT của VKS nên trong một số
trường hợp, chủ thể của quyền KC đã viết đơn KC nhưng cho đến khi TA cấp phúc
thẩm mở phiên tòa XXPT, người KC đã không chỉ ra được những căn cứ mà mình KC
đối với bản án, quyết định sơ thẩm của TA cấp sơ thẩm.
Sáu là, theo quy định tại Điều 234 BLTTHS thì: “thời hạn kháng nghị của VKS
cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án”. Tuy
nhiên trên thực tế vẫn còn tình trạng kháng nghị ban hành quá hạn, việc ban hành một
bản kháng nghị quá hạn này thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tố tụng tiếp theo là xem xét
lại bản án sơ thẩm. việc xét xử phúc thẩm là nhằm tìm ra những sai sót của bản án sơ
thẩm, sửa đổi cho phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thông qua kháng

cáo, kháng nghị, như vậy nếu việc kháng nghị quá hạn thì sẽ không được TA cấp phúc
11


thẩm chấp nhận vì lý do quá hạn cho nên vô hình trung việc này đã gây ảnh hưởng đến
quá trình xác định sự thật của vụ án thông qua giai đoạn tố tụng xét xử phúc thẩm.
Tất cả những vướng mắc, tồn tại trên đây cần thiết phải có những giải pháp để
khắc phục những thiếu sót đó, cụ thể như sau:
IV. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự
Thứ nhất, về đối tượng của KC, KNPT: BLTTHS 2003 quy định rõ bản án sơ
thẩm là đối tượng của KC, KNPT, quyết định sơ thẩm là đối tượng của KCPT. Tuy
nhiên, lại chưa quy định cụ thể những quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của KNPT
(Điều 239 BLTTHS). Tại mục 2 Phần I Nghị quyết 05/2005 có hướng dẫn những quyết
định sơ thẩm là đối tượng của KNPT, nhưng Nghị quyết trên cũng đề cập đến các quyết
định khác, những đối tượng khác này chỉ được hướng dẫn chung chung chưa cụ thể. Do
đó, Điều 239 BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ những quyết
định sơ thẩm nào là đối tượng của KNPT, đồng thời sắp xếp lại khoản 1 Điều 239 cho
phù hợp với khoản 2 và bảo đảm tính khoa học hơn, cụ thể: “1. Quyết định tạm đình
chỉ vụ án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và quyết định khởi tố vụ
án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị VKS cùng cấp kháng nghị trong thời hạn 7 ngày,
VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày TA ra quyết
định”(8).
Thứ hai, về chủ thể KC, KNPTHS: tại Điều 231 BLTTHS quy định: “người bị
hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định
sơ thẩm”. “việc quy định về quyền kháng cáo của người bị hại và người đại diện hợp
pháp của họ như trên vẫn còn một số điểm không thống nhất so với một số quy định tại
các điều luật khác của BLTTHS, với cách quy định này có thể dẫn đến cách hiểu người
bị hại và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với mọi bản án hoặc
mọi quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Phạm vi quy định như vậy là quá

rộng và không cần thiết, bởi lẽ có những quyết định trong bản án về xử lý vật chứng, án
phí là những quyết định không liên quan đến quyền lợi của người bị hại và trên thực tế
họ cũng không kháng cáo về các quyết định đó” (9). Điểm e khoản 2 Điều 51 BLTTHS
quy định: “người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản
án, quyết định của TA về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo”. Theo
quy định này người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ chỉ có quyền KC về
phần bồi thường thiệt hại và các vấn đề về hình phạt: khung, mức và loại hình phạt mà
không có quyền KC về tội danh, về việc miễn TNHS đối với bị cáo, quy định như vậy
cho thấy, phạm vi KC của người bị hại là quá hẹp, hạn chế quyền KC của người bị hại.
Ngoài ra, về quyền KC của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ cũng được
quy định tại các Điều 249 khoản 3, khoản 2 Điều 239 BLTTHS, như vậy liên quan đến
quyền của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã có 4 điều luật quy định
nhưng không thống nhất với nhau, đồng thời những hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền cũng không giải quyết được sự chồng chéo này. Nhất thiết phải có một quy định
rõ ràng và thống nhất về quyền KC của người bị hại, pháp luật có thể quy định như sau:
12


“người bị hại có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm về phần hình sự và phần bồi thường
thiệt hại, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của TA cấp sơ thẩm”(10).
Tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS có quy định: “trong trường hợp VKS kháng nghị
hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt,
áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại”, quy định
này không quy định cho người đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu
tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường
thiệt hại, việc không quy định này dẫn đến việc quy định quyền kháng cáo của người
đại diện hợp pháp trong một số trường hợp chỉ là hình thức, không thật sự đảm bảo
quyền KCPT cho họ. Chính vì vậy, pháp luật có thể sửa đổi theo hướng sau: “trong
trường hợp VKS kháng nghị hoặc người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ kháng
cáo yêu cầu thì TA cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của

BLHS về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại”.
Thứ ba, về căn cứ để KNPTHS: trong BLTTHS hiện hành vẫn chưa quy định về
căn cứ KNPTHS, mặc dù đã có những hướng dẫn của VKSNDTC về vấn đề này nhưng
đây chỉ là văn bản hành chính mang tính chất nội bộ, chưa được thể chế hóa trở thành
văn bản quy phạm vì vậy không được áp dụng chung cho hoạt động tố tụng của cả
VKS và Tòa án. Chính vì vậy đã dẫn đến sự không thống nhất giữa TA và VKS trong
việc xác định và chấp nhận căn cứ KNPTHS. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng kháng nghị của VKS không được TA cấp phúc thẩm chấp nhận
với lý do căn cứ kháng nghị không phù hợp. Vì vậy, BLTTHS cần bổ sung một quy
định mới làm cơ sở pháp lý về căn cứ kháng nghị để có thể áp dụng chung cho cả VKS
và Tòa án trong giải quyết các vụ án hình sự được đảm bảo nhanh chóng, thống nhất
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì lẽ đó, pháp luật nên bổ sung điều luật về căn cứ
KNPTHS ngay trong BLTTHS để thi hành theo những hướng dẫn của Quy chế công
tác thực hành quyền công tố và kiềm sát các vụ án hình sự, nhưng đặc biệt tại điểm 3
Điều 33 quy chế này nên bổ sung là: “3. Có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng
BLHS và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong vụ án hình sự”.
Thứ tư, về vấn đề thời hạn KC, KNPTHS: pháp luật quy định về thời hạn KC,
KN như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở chỗ là những hướng dẫn về thời
hạn KC, KNPT có phần phức tạp, đối với KSV, những người tiến hành tố tụng hay
những nhà nghiên cứu tiếp cận được những vấn đề về vụ án có liên quan đến KC, KN
có những thuận lợi nhất định, bởi họ là những người có những kiến thức cơ bản về vấn
đề này, còn đối với chủ thể của quyền kháng cáo, không phải chủ thể nào của quyền
kháng cáo cũng có khả năng tiêp cận được những hướng dẫn về thời hạn này đặc biệt là
đối với những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn do nhiều
nguyên nhân khác nhau: điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức của người dân
chưa cao, công tác tuyên truyền pháp luật chưa hiệu quả, cho nên để cho những chủ thể
nhất định của quyền kháng cáo biết được cách tính thời hạn kháng cáo như quy định
hiện nay là vẫn chưa đạt được, cần phải giảm bớt số lượng câu chữ cho đơn giản hơn và
xác định ngay trong BLTTHS – văn bản có tính phổ biến hơn các văn bản hướng dẫn,
cụ thể: “thời hạn kháng cáo là 15 ngày, tính từ sau ngày tuyên án một ngày. Đối với bị

13


cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ sau ngày bản án
được giao cho họ hoặc được niêm yết một ngày. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng
cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, tính từ sau ngày tuyên án một
ngày. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày nghỉ (nghỉ cuối
tuần, nghỉ lễ, tết), thì ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày kế
tiếp khi hết ngày nghỉ đó”.
Mặc dù thời hạn KC, KN theo quy định hiện hành là phù hợp nhưng tại Điều 229
BLTTHS quy định thời hạn giao bản án sơ thẩm cho VKS cùng cấp là 10 ngày kể từ
ngày tuyên án, trong khi đó tại Điều 234 BLTTHS lại quy định thời hạn kháng nghị là
15 ngày kể từ ngày tuyên án. Như vậy thực chất thì VKS cùng cấp chỉ có 5 ngày để
nghiên cứu bản án sơ thẩm do Tòa án cùng cấp giao để thực hiện KNPT, với thời hạn
này là quá ít để có thể nghiên cứu chi tiết bản án sơ thẩm trước khi ra quyết định kháng
nghị. Do vậy pháp luật nên quy định rút ngắn thời gian giao bản án sơ thẩm cho VKS
và những người có tham gia tố tụng của TA cấp sơ thẩm như sau: “trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày tuyên án, TA cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, VKS cùng cấp,
người bào chữa…”. Bởi lẽ, trên cơ sở bản án đã có TA không cần phải nghiên cứu gì
thêm khi đã ra bản án, cho nên phải rút ngắn thời gian giao bản án của TA cấp sơ thẩm.
Thứ năm, thông báo về việc KC, KNPTHS: tại Điều 236 BLTTHS có quy định:
“việc kháng cáo, kháng nghị phải được TA cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản…”,
mà không quy định TA cấp sơ thẩm phải thông báo về nội dung kháng cáo, kháng nghị
mà theo quy định này có thể hiểu TA sơ thẩm có thể ra thông báo về việc có kháng cáo,
kháng nghị vào ngày tháng năm nào... mà không bắt buộc phải nêu tóm tắt hay đầy đủ
nội dung của các bản kháng cáo, kháng nghị đó, với việc quy định như vây sẽ không
đảm bảo được quyền lợi của bị cáo, những người có liên quan đến KC, KNPT, chưa tạo
điều kiện để cho những chủ thể này được nắm bắt đầy đủ nội dung của các KC, KNPT
có liên quan đến mình để đảm bảo quyền bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, bởi lẽ việc thông báo về nội dung của KC, KNPT là thật sự cần thiết. Bị cáo

và những người có liên quan đến KC, KNPT cần phải biết về nội dung KC, KNPT đó
KC, KN về vấn đề gì, nội dung cụ thể như thế nào, liên quan đến những chủ thể nào.
Cũng với quy định tại Điều 236 BLTTHS thì có xác định TA cấp sơ thẩm có
trách nhiệm thông báo về việc có KC, KNPTHS, với quy định này có thể gây hiểu lầm
cho những chủ thể có quyền được nhận thông báo về KC, KNPT, tâm lý những người
tham gia tố tụng (trừ một số chủ thể tham gia tố tụng có trình độ về pháp luật như Luật
sư bào chữa, bào chữa viên nhân dân...) thì họ thường hay xác định TAND cấp huyện
là TA sơ thẩm, tuy nhiên pháp luật cũng quy định trong những trường hợp xét xử
những tội phạm đặc biệt thì TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu cũng là TA cấp sơ
thẩm. Do vậy, pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng sau: phải xác định là TA
đã xét xử sơ thẩm (BLTTHS hiện hành xác định là TA cấp sơ thẩm).
Cũng tại khoản 1 Điều 236 BLTTHS quy định việc kháng cáo, kháng nghị phải
được TA cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp và những người tham
gia tố tụng... Với quy định này thì TA cấp sơ thẩm phải thông báo việc KC, KNPT cho
những người tham gia tố tụng là quá rộng, bởi lẽ Điều 241 BLTTHS về phạm vi XXPT
14


có quy định TA cấp phúc thẩm sẽ xem xét nội dung KC, KNPT. Nếu xét thấy cần thiết
thì TA phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị KC, KN của bản án. Như vậy
việc thông báo cho những người tham gia tố tụng về KC, KNPT là không cần thiết mà
chỉ cần thông báo cho những chủ thể có liên quan trực tiếp đến KC, KN này. Do đó,
pháp luật cần phải sửa đổi quy định về thông báo việc KC, KNPT như sau: “việc kháng
cáo, kháng nghị và nội dung của kháng cáo, kháng nghị phải được TA cấp sơ thẩm
thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo,
kháng nghị trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị”.
Thứ sáu, về vấn đề bổ sung, thay đổi, rút KC, KNPTHS: theo quy định tại Điều
238 BLTTHS thì: “trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo
hoặc VKS có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm
xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị”.

Xung quanh quy định này còn nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về pháp luật tố
tụng hình sự cho rằng chưa hợp lý. Cụ thể như: các ý kiến này cho rằng: thời điểm
trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm sẽ được hiểu là từ khi phát sinh quyền kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm cho tới trước khi khai mạc phiên tòa hoặc ngay tại phiên tòa
trước khi bắt đầu xét xử, còn quy định tại phiên tòa thì các ý kiến này cho rằng có thể
hiểu là bất kỳ thời điểm nào nhưng trên thực tế, việc bổ sung thay đổi kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm chỉ được thực hiện cho đến trước khi HĐXX vào phòng nghị án.
Còn đối với quy định về việc sửa đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị thì các ý
kiến này cho rằng: theo quy định tại Điều 238 BLTTHS thì với thời điểm nêu trên các
chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị có quyền sửa đổi, bổ sung kháng cáo, kháng
nghị nhưng không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là chưa phù hợp, quy định như vậy
là không chính xác và làm hạn chế đi quyền KC, KNPTHS của người kháng cáo và
VKS kháng nghị và theo các ý kiến này nên chia ra làm hai trường hợp khi áp dụng
nguyên tắc “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo” theo thời điểm nêu trên là các
trường hợp bổ sung, thay đổi KC, KN trong thời hạn KC, KN và sau khi hết thời hạn
KC, KNPT(11). Để thống nhất quan điểm thì pháp luật nên sửa đổi theo hướng sau đây:
“Trong ngày khai mạc phiên tòa hoặc những ngày mở phiên tòa sau đó, trước lúc Hội
đồng xét xử vào phòng xử án hoặc trong quá trình xét xử đến trước lúc Hội đồng xét xử
vào phòng nghị án, thì người kháng cáo hoặc VKS có quyền bổ sung, thay đổi kháng
cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần
hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị”. Theo quan điểm sửa đổi nêu trên thì vấn đề về
thời hạn “trước khi bắt đầu”, “tại phiên tòa” được giải quyết mà không đưa đến những
cách hiểu là trước khi bắt đầu có thể là từ khi phát sinh quyền KC, KNPT cho tới trước
khi khai mạc phiên tòa phúc thẩm và như vậy, việc bổ sung, thay đổi KC, KNPT theo
hướng “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo” chỉ có thể là trước lúc Hội đồng xét xử
vào phòng xử án hoặc trước lúc Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Bởi lẽ, nếu như
trong thời điểm này mà sửa đổi, bổ sung KC, KN theo hướng không có lợi cho bị cáo
thì sẽ ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo vì trước đó bị cáo đã chuẩn bị lời bào
chữa để phản bác lại KC, KN đó; sẽ làm cho bị cáo rơi vào thế bị động và không thể
trình bày lời bào chữa cho mình. Do vậy cần không làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

15


Theo quy định trong BLTTHS hiện hành thì không có quy định về vấn đề bổ
sung, thay đổi KC, KN PTHS tại phiên tòa phúc thẩm mà việc bổ sung, thay đổi này lại
dẫn đến việc mở rộng phạm vi người liên quan đến KC, KN do đó cần phải triệu tập
những người liên quan đến phần KC, KNPT này đến phiên tòa phúc thẩm. Với quy
định này thấy rằng: nếu việc bổ sung, thay đổi KC, KNPT được tiến hành trong thời
hạn (chưa hết thời hạn KC, KNPT theo quy định) thì sau khi chấp nhận KC, KNPT bổ
sung, thay đổi này, TA cấp phúc thẩm vẫn có thời gian để thông báo KC, KN (kể cả
những KC, KNPT được thay đổi, bổ sung) và triệu tập những người liên quan đến KC,
KN này theo quy định chung. Nếu TA cấp phúc thẩm chấp nhận việc thay đổi, bổ sung
KC, KNPT tại phiên tòa (việc thay đổi, bổ sung KC, KN này dẫn tới việc xuất hiện
người liên quan đến KC, KNPT mới) thì thấy rằng, những người mới xuất hiện trong
bản KC, KNPT thay đổi, bổ sung này sẽ không được TA cấp phúc thẩm triệu tập đến
phiên tòa (bởi lẽ KC, KNPT mới bổ sung, thay đổi ngay tại phiên tòa). Vì vậy cần phải
bổ sung quy định về việc triệu tập những người liên quan đến KC, KNPT được thay
đổi, bổ sung tại phiên tòa theo hướng sau để cho việc xác định sự thật của vụ án hình sự
được khách quan, toàn diện và đầy đủ hơn: “Nếu việc thay đổi, bổ sung kháng cáo,
kháng nghị tại phiên tòa dẫn đến việc phải triệu tập những người mới được xác định
trong KC, KNPT thay đổi, bổ sung này thì phải triệu tập những người đó tham gia
phiên tòa, trong trường hợp cần thiết thì phải hoãn phiên tòa”(12).
Theo khoản 2 Điều 238 BLTTHS có quy định: trong trường hợp rút toàn bộ KC,
KN tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Quy định trên có điểm
chưa hợp lý, vì lẽ: đối với một bản án hình sự sơ thẩm có nhiều chủ thể liên quan đến
vụ án đó, do đó cũng dẫn đến việc có nhiều chủ thể có quyền KC, KNPT đối với một
bản án sơ thẩm nào đó. Nhưng theo quy định thì có thể hiểu nếu có một chủ thể có
quyền KC, KNPT mà rút toàn bộ KC, KN của mình thì vụ án phải được đình chỉ, tuy
nhiên nếu có nhiều kháng cáo đối với một vụ án đó nhưng một kháng cáo trong số đó
được rút toàn bộ thì nếu theo quy định các kháng cáo còn lại cũng đương nhiên không

được xem xét, như vậy là không công bằng đối với những kháng cáo của các chủ thể
không rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS không rút kháng nghị vì những KC còn lại hoặc
KN của VKS, trong trường hợp này những KC còn lại hoặc KN của VKS vẫn tiếp tục
phải được xem xét, do vậy cần bổ sung quy định này trong luật: “việc xét xử phúc thẩm
phải được đình chỉ, nếu không còn kháng cáo, kháng nghị khác”.
C. Tổng kết
Trên đây là phần tìm hiểu về những quy định của pháp luật về vấn đề kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự, những thực trạng, tồn tại của việc thực hiện quyền
kháng cáo, kháng nghị của những chủ thể của các quyền này cũng như một số phương
hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận
thức được những quy định của pháp luật về vấn đề này để có thể bảo vệ tốt nhất cho
các quyền của mình mà pháp luật đã quy định, cũng như với tư cách là những người
thực thi pháp luật trong tương lai, việc nắm vững những quy định này của pháp luật sẽ
giúp cho chúng ta có thể thực thi đầy đủ nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện nghiêm minh, cùng với đó chúng ta có thể bảo vệ cho những người hiểu
16


biết pháp luật một cách hạn chế, bảo đảm sự bình đẳng của tất cả những công dân trước
pháp luật./.
* Phụ lục thống kê hoạt động kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong những
năm qua và một sô vụ án có kháng cáo, kháng nghị không đúng trình tự, thủ tục,
căn cứ… mà pháp luật quy định(13)
Thứ nhất, về hoạt động kháng cáo phúc thẩm
Bảng 1. Thống kê số vụ và số bị cáo đã xét xử sơ thẩm và thực hiện quyền kháng
cáo phúc thẩm (2005 – 2010)
Năm

XXST (đã xét xử)
KCPT

Tỷ lệ %
Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo
2005
49.140
77.974
5255
9957
10,64
12,77
2006
55.841
89.839
5100
9724
9,13
10,82
2007
55.299
92.260
14.366
22.758
25,98
24,67
2008
58.449
98.741
14.060

22.244
24,06
22,53
2009
60.433
102.577
11.691
18.099
19,34
17,64
2010
52.595
88.147
11.644
17.640
22,13
20,01
Tổng 331.757
549.538
62.116
100.422
18,72
18,27
Quan sát bảng này thấy rằng, việc thực hiện quyền KCPT có xu hướng tăng lên
về số vụ, số bị cáo và tỷ lệ số vụ án, số bị cáo có KCPT trên tổng số vụ án, số bị cáo đã
xét xử sơ thẩm.
Bảng 2. Thống kê tỷ lệ rút KCPTHS (2005 – 2010)
Năm
2005
2006

2007
2008
2009
2010
Tổng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009

Kháng cáo
Rút kháng cáo
Tỷ lệ %
Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo
5255
9957
2375
3002
45,20
30,15
5100
9724
2281
2897
44,73

29,79
14.366
22.758
2182
2833
15,19
12,44
14.060
22.244
2181
2741
15,51
12,32
11.691
18.099
1846
2350
15,79
12,98
11.644
17.640
2021
2375
17,36
13,46
62.116
100.422
12.886
16.198
20,75

16,13
Bảng 3. Thống kê tỷ lệ y án sơ thẩm của TA cấp phúc thẩm (2005 – 2010)
TA cấp phúc thẩm đã xét xử
Số vụ
Số bị cáo
12.784
21.267
12.356
20.845
12.076
20.090
11.857
19.450
10.360
16.551

Y án sơ thẩm (số bị cáo)
13.776
13.661
13.417
12.866
10.299

Tỷ lệ
64,78
65,54
66,78
66,55
62,23
17



2010
Tổng

10.283
16.233
9787
60,29
69.716
114.436
73.806
64,50
Như vậy, qua bảng 2 và 3 thấy rằng, chất lượng kháng cáo nói chung còn thấp,
vẫn còn tình trạng kháng cáo tràn lan, nhiều trường hợp gây ra những tốn kém, lãng phí
không cần thiết.
Vụ án điển hình liên quan đến kháng cáo phúc thẩm(14)
Vụ án xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ: ngày 2/8/2011, Tòa phúc thẩm
TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Cù Huy Hà Vũ, 54 tuổi
(trú tại số 24 đường Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội) về Tội
tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 88 Bộ luật hình sự. Trước đó, ngày 4/4/2011 TAND Thành phố Hà Nội đã xét xử
sơ thẩm vụ án này và tuyên bị cáo Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù về Tội tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam và thời gian quản chế đối với Cù Huy Hà Vũ tại địa
phương là 3 năm sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù. Sau phiên tòa sơ thẩm, ngày
15/4/2011, bị cáo Cù Huy Hà Vũ đã có đơn kháng cáo vì cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm
đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và hành vi của bị cáo không phạm tội tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tại phiên tòa phúc thẩm, trong phần xét hỏi và tranh luận, bị cáo Cù Huy Hà Vũ
thừa nhận: từ năm 2009 đến tháng 10/2010 đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn

đăng tải trên mạng Internet, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài châu Á tự do (RFA) với
nội dung kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp... Tuy nhiên, bị cáo
vẫn cho rằng những bài viết, tài liệu do CQĐT thu giữ được không phải là hành vi
chống phá nhà nước mà chỉ là bày tỏ quan điểm, chính kiến của một công dân. Đại diện
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định: hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội
phạm. Bản án của TAND Thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo là đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không oan sai, do đó không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị
cáo.
Với những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi, tranh luận công
khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Cù Huy
Hà Vũ đã có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng Đảng và Chính quyền nhân dân,
đòi lật đổ chế độ, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng, vu khống, xúc phạm danh dự lãnh
đạo Nhà nước, chính quyền; lưu hành nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc nhằm chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam, hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất nguy hiểm
cho xã hội, hoạt động phạm tội của bị cáo có hệ thống đã xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, của nhân dân. Sau khi xem xét toàn diện và khách quan các tình tiết của vụ
án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Bản án hình sự sơ thẩm số 178/HSST ngày
4/4/2011 của TAND Thành phố Hà Nội đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Cù Huy Hà Vũ với mức án 7 năm tù và 3 năm
quản chế tại địa phương là có căn cứ. Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử bác
kháng cáo của bị cáo Cù Huy Hà Vũ, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 178/HSST
ngày 4/4/2011 của TAND TP Hà Nội và tuyên phạt bị cáo Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù về
Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản
18


1 Điều 88 BLHS, thời gian quản chế đối với bị cáo tại địa phương là 3 năm sau khi đã
chấp hành xong hình phạt tù. Tất cả các vật chứng liên quan đến vụ án đều bị tịch thu
xung quỹ nhà nước và bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Với vụ án này thấy rằng: những chứng cứ, tài liệu khẳng định bị cáo phạm tội

cùng với việc thông qua kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hoàn toàn có đủ căn cứ
để xác định bị cáo đã phạm tội. Tuy nhiên, bị cáo vẫn thực hiện quyền kháng cáo của
mình nhưng đã không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận. Vụ án này điển hình
cho thực trạng đang còn tồn tại đối với hoạt động kháng cáo phúc thẩm là: lý do của
việc kháng cáo chủ yếu là xin giảm hình phạt (có những vụ án mà bị cáo kháng cáo
không đúng với sự thật khách quan nhưng vẫn kháng cáo để được giảm nhẹ hình phạt
dẫn đến tỷ lệ số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm trên tổng số bị cáo
Tòa án cấp phúc thẩm xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao).
Thứ hai, về hoạt động kháng nghị phúc thẩm
Bảng 1. Thống kê số vụ và số bị cáo đã XXST và Viện kiểm sát các cấp thực hiện
quyền KNPTHS (2005 – 2010)
Năm

Đã XXST
Kháng nghị
Tỷ lệ %
Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo Số vụ
Số bị cáo
2005
49.140
77.974
751
1357
1,53
1,74
2006
55.841
89.839

691
1312
1,24
1,64
2007
55.299
92.260
669
1175
1,21
1,27
2008
58.449
98.741
659
1230
1,13
1,25
2009
60.433
102.577
614
1105
1,02
1,08
2010
52.595
88.147
617
1156

1,17
1,31
Tổng 331.757
549.538
4001
7335
1,21
1,33
Qua bảng trên thấy rằng, số vụ án và số bị cáo mà VKS các cấp thực hiện quyền
KNPTHS qua các năm có xu hướng giảm dần, trong khi đó từ năm 2005 đến 2009 số
vụ án và số bị cáo bị XXST liên tục tăng, như vậy thấy rằng công tác KNPT vẫn chưa
được chú trọng để có thể thực hiện quyền kháng nghị, kiểm sát xét xử để có thể phát
hiện những bản án chưa phù hợp với pháp luật.
Bảng 2. Thống kê tỷ lệ rút KNPTHS (2005 – 2010)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng

Kháng nghị
Số vụ
751
691
669
659
614

617
4001

Số bị cáo
1357
1312
1175
1230
1105
1156
7335

Rút kháng nghị
Số vụ
Số bị cáo
116
174
113
173
100
159
111
211
65
115
85
128
590
960


Tỷ lệ %
Số vụ
15,45
16,35
14,95
16,84
10,59
13,78
14,75

Số bị cáo
12,82
13,19
13,53
17,15
11,33
11,07
13,09
19


Qua bảng trên thấy rằng, tỷ lệ VKS các cấp rút KNPT cũng chiếm khá cao, tuy có
giảm từ năm 2005 – 2010 nhưng việc rút KNPT như vậy cho thấy VKS các cấp trước
khi tiến hành KNPT vẫn chưa có sự nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên sau khi đã kháng
nghị việc rút lại kháng nghị đó đã ảnh hưởng đến quá trình tố tụng, làm tiêu hao thời
gian của TA cấp phúc thẩm cũng như sơ thẩm.
Vụ án điển hình liên quan đến kháng nghị phúc thẩm
Vụ án xét xử về tội cố ý gây thương tích tại huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông, tại
Bản án hình sự sơ thẩm số 19/2005/HSST ngày 25/5/2005, TAND huyện Đắk Mil tỉnh
Đắk nông đã xử phạt Huỳnh Minh 24 tháng tù về tội cố ý gây thương tích theo quy

định tại Điều 104 BLHS nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm. Tại
Quyết định số 98/KSXXPTHS ngày 22/7/2005 VKSND tỉnh Đắk Nông kháng nghị bản
án sơ thẩm số 19/2005/HSST ngày 25/5/2005 của TAND huyện Đắk Mil và đề nghị
TAND tỉnh Đắk Nông XXPT theo hướng không cho Huỳnh Minh hưởng án treo,
TAND tỉnh Đắk Nông đã XXPT vụ án đó trên cơ sở kháng nghị của VKSND tỉnh Đắk
Nông. Trong vụ án này thấy rằng có sự vi phạm về thời hạn kháng nghị, cụ thể: vào
ngày 22/7/2005 VKSND tỉnh Đắk Nông mới thực hiện quyền kháng cáo đối với bản án
sơ thẩm của TAND huyện Đắk Mil số 19/2005 ngày 25/05/2005 (tức là 2 tháng 2 ngày
sau đó mới thực hiện kháng nghị, BLTTHS quy định chỉ trong thời hạn 30 ngày), tuy
nhiên, dù có sự vi phạm về thời hạn kháng nghị nhưng TAND tỉnh Đắk Nông vẫn chấp
nhận kháng nghị và mở phiên tòa phúc thẩm. với vụ án này thấy rằng: cần thiết phải có
những biện pháp để xử lý đối với những chủ thể có trách nhiệm của hai cơ quan bảo vệ
pháp luật tỉnh Đắk Nông, do không nghiên cứu kỹ những quy định của pháp luật cho
nên dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của bị cáo./.
****************
Chú thích:
(1)
trích Lê Tuấn Anh, Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2010;
(2)
trích Trần Thị Hoài Phương, Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng
hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2011;
(3),(4),(6)
trích Ngô Thanh Xuyên, Kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình sự,
Luận văn Thạc sỹ Luật học 2011;
(5),(7)
trích Lê Tuấn Anh, Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2010;
(8),(9,(10),(12)

trích Ngô Thanh Xuyên, Kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình
sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2011;
(11)
xem Trần Thị Hoài Phương, Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng
hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2011 và Lê Tuấn Anh, Kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2010;

20


(13)

trích phần thực trạng về hoạt động kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án
hình sự trong Ngô Thanh Xuyên, Kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình
sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2011;
(14)
xem />
* Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2003;
2. Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của
BLTTHS;
3. Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của
Viện trưởng VKSNDTC);
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB. CAND 2006;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB. CAND 2008;
6. Ngô Thanh Xuyên, Kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình sự, Luận văn

Thạc sỹ Luật học 2011;
7. Trần Thị Hoài Phương, Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình
sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2011;
8. Lê Tuấn Anh, Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp 2010;
9. Các trang web. www.cand.com
www.phapluatvn.vn
www.tailieu.vn
www.anninhthudo.vn
21


22



×