Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.95 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
===  ===
NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THI HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH. SO SÁNH VỚI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP
NGHỆ AN - 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
===  ===
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THI HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH. SO SÁNH VỚI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP
Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THANH TRÂM
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC
Lớp: 50B4 - Luật
Mã số SV: 0955033474
NGHỆ AN - 2013
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu


thực sự của cá nhân được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến
thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng
dẫn khoa học của giảng viên Nguyễn Thị Thanh Trâm.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực;
các nhận xét, giải pháp đưa ra là xuất phát từ thực tiễn và sự nghiên cứu của
bản thân.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Vinh, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Như Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngành Luật tư pháp
với đề tài: “Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về thi hành hình phạt tử hình. So sánh với một số nước trên thế giới”
tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,
gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tự đáy lòng tôi xin được gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới Nhà trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Luật,
cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Luật Tư pháp đã trang bị cho tôi
những kỹ năng, kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thanh Trâm, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Tổng cục cảnh sát thi
hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an, 175 Phố Định Công, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội; Phòng Thư ký Tòa án nhân dân tối cao… cùng các ban,
ngành đoàn thể đã tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do những hạn chế nhất định về mặt
thời gian cũng như thực tiễn nên chắc chắn khóa luận này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét,
đánh giá của các thầy, cô giáo để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa khóa luận tốt

nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Như Ngọc
7
MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 16
1.2. Các quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam 21
1.2.1. Điều kiện áp dụng và thi hành hình phạt tử hình 21
1.2.3. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình 27
1.3.1. Chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 37
1.3.2. Chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của
Vương quốc Nhật Bản 41
1.3.3. Chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của
Cộng hòa Liên bang Nga 44
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định thi hành
hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 47
2.1.1. Thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 47
21.1.1. Thực tiễn xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành 47
2.1.2. Một số tồn tại, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng chế định thi
hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 55
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 67
3.1. Một số định hướng nhằm hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 67
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 68
3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về thi hành
hình phạt tử hình 68
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thi hành án tử hình 74
3.2.3. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp hình sự và thi
hành hình phạt tử hình 76
9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BLHS : Bộ luật Hình sự
2. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
3. HĐTHATH : Hội đồng thi hành án tử hình
4. LTHAHS : Luật Thi hành án hình sự
5. TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
6. VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
7. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh
tế thị trường đã mở ra cho nước ta những cơ hội thuận lợi nhằm tranh thủ
nguồn vốn đầu tư, các thành tựu khoa học công nghệ để phát triển kinh tế đất
nước; nhưng bên cạnh đó, cũng đặt nước ta trước muôn ngàn khó khăn thử
thách. Đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến tình hình tội phạm
ở nước ta hiện nay diễn biến rất phức tạp. Các vụ án giết người, cướp tài sản,
hiếp dâm, tham nhũng, buôn lậu, các tội phạm về ma túy,… xảy ra ngày càng
nhiều với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tình hình trên không

chỉ xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, lợi ích của
Nhà nước mà còn gây thiệt hại đến nền kinh tế, chính trị của đất nước, giảm
lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thậm chí, còn tạo cơ hội cho
các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Trước tình hình đó, đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải có sự
quan tâm đúng mức và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn,
phòng ngừa và đẩy lùi tình hình tội phạm nói trên. Để đáp ứng yêu cầu đó,
trước hết các cơ quan chức năng cần xây dựng và hoàn thiện các quy định của
pháp luật về hình phạt và thi hành hình phạt phù hợp, đảm bảo xử lý kịp thời,
nghiêm minh và hiệu quả nhất. Một trong những chế định pháp luật liên quan
đến hình phạt mà chúng ta cần quan tâm hàng đầu là vấn đề hoàn thiện các
quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự ở nước ta giai
đoạn hiện nay.
Mặt khác, do tính chất đặc biệt là hình phạt nghiêm khắc nhất nhằm
tước bỏ quyền sống của người bị kết án nên thi hành hình phạt tử hình đang là
một vấn đề quan trọng được cả nhân loại quan tâm. Hiện nay, không chỉ ở
Việt Nam mà trên thế giới cũng đang có rất nhiều quan điểm tranh luận xoay
quanh vấn đề có nên duy trì hay xóa bỏ hình phạt tử hình. Dựa trên những cơ
11
sở nào để nước ta thi hành hình phạt tử hình, những bất cập và giải pháp hoàn
thiện công tác thi hành án tử hình trong giai đoạn hiện nay để có thể đảm bảo
yêu cầu phòng chống tội phạm ở Việt Nam trong thời gian tới và phù hợp với
xu thế phát triển chung của thế giới? Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng mà
chúng ta cần nghiên cứu, giải quyết.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, em xin chọn vấn đề “Hoàn thiện các
quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt tử
hình. So sánh với một số nước trên thế giới” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
cho mình. Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận cũng như thực tiễn nên
có thể khóa luận của em vẫn còn một số chỗ chưa thật sự chính xác và đầy đủ.

Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung của các thầy, cô nhằm giúp em
hoàn thiện hơn nữa bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thi hành hình phạt tử hình là một vấn đề đặc biệt quan trọng, hiện nay đã
có một số nhà luật học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu như: Tiến sỹ
Giang Sơn, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công trình “Một số vấn đề về thi
hành hình phạt tử hình”, (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9, năm 1996); Tòa
án nhân dân tối cao có công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Áp dụng và thi
hành hình phạt tử hình- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Tòa án nhân dân
tối cao, Hà Nội, 2002); Thạc sỹ Vũ Trọng Hách, Học Viện Hành Chính Quốc
gia có công trình “Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án ở nước ta hiện
nay” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, năm 2002);…
Các công trình kể trên có đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thi
hành hình phạt tử hình, tuy nhiên chưa một đề tài nào nghiên cứu một cách
sâu sắc về vấn đề hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam
hiện nay kể từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 ra đời dưới góc độ so
sánh với một số nước trên thế giới.
12
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
* Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ một cách toàn diện, có hệ thống
các vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình; trình bày, phân tích, đánh giá
một cách trung thực, sâu sắc nhất về thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt
Nam hiện nay dưới tác động của Luật Thi hành án hình sự năm 2010; kết hợp
so sánh với chế định thi hành hình phạt tử hình ở một số nước trên thế giới
nhằm làm nổi bật những điểm tiến bộ, những thành quả đã đạt được, đồng thời
cũng làm rõ những mặt hạn chế trong công tác thi hành án tử hình ở nước ta để
từ đó góp phần hoàn thiện chế định thi hành án tử hình ở Việt Nam trong giai
đoạn tới nhằm đẩy lùi tình hình tội phạm đang diễn biến hết sức phức tạp.
* Để đạt được mục đích đã trình bày ở trên, tác giả lần lượt đi vào giải
quyết các nhiệm vụ sau đây:

Về mặt lý luận, khóa luận trình bày các nội dung sau:
Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt tử hình.
Các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của chế định thi
hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta.
Trình bày, phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về chế định thi hành
hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự hiện hành, rút ra những điểm mới,
điểm tiến bộ của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 so với Bộ Luật Tố tụng
hình sự 2003 về vấn đề thi hành hình phạt tử hình.
Trình bày, phân tích các quy định của pháp luật hình sự ở một số nước
trên thế giới về vấn đề thi hành hình phạt tử hình, kết hợp so sánh, đối chiếu
với các quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm
rút ra những ưu điểm, hạn chế góp phần hoàn thiện chế định thi hành hình
phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, tác giả khóa luận xin trình bày các vấn đề sau:
Phân tích, làm sáng tỏ những thành quả, những bất cập trong thực tiễn
thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến các bất cập đó.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp
luật thi hành án hình sự nói chung, chế định thi hành án tử hình nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
13
* Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận về thi
hành hình phạt tử hình, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về thi
hành hình phạt tử hình, đặc biệt là những nét mới, tiến bộ của Luật thi hành án
hình sự năm 2010 và thực tiễn áp dụng; đồng thời tác giả kết hợp nghiên cứu
các vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành án tử hình trong pháp luật hình sự ở
một số nước trên thế giới để từ đó so sánh, đối chiếu nhằm rút ra những kinh
nghiệm góp phần hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình ở nước ta.
* Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
Khóa luận nghiên cứu chế định thi hành hình phạt tử hình dưới góc độ

Luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự;
Về mặt không gian, tác giả nghiên cứu chế định thi hành hình phạt tử
hình trong phạm vi trong nước, kết hợp nghiên cứu ở một số nước tiêu biểu
trên thế giới;
Về mặt thời gian, khóa luận nghiên cứu về chế định thi hành hình phạt
tử hình ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2012, trong đó tập trung chủ yếu
vào giai đoạn kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ra đời đến nay.
* Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra,
trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp hệ thống,
phân tích, tổng hợp, phương pháp suy luận, logic, thống kê, so sánh pháp luật
cả về mặt thời gian và không gian, về mặt pháp luật và xã hội, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí,… và các
phương pháp cần thiết khác.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và ý nghĩa của khóa luận
Cơ sở lý luận của khóa luận là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,
về chính sách đấu tranh phòng chống tội phạm.
14
Cơ sở thực tiễn của khóa luận là các báo cáo chuyên đề về thi hành hình
phạt tử hình của cơ quan Công an, các báo cáo tổng kết, số liệu của Tòa án
nhân dân tối cao về thi hành hình phạt tử hình.
Ý nghĩa của khóa luận: Khóa luận không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của khóa
luận có vai trò quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung, công tác thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Thông qua kếtiquả
nghiên cứu và các đề xuất của mình, tác giả hy vọng rằng có thể góp phần nhỏ
bé vào sự phát triển của kho tàng lý luận luật thi hành án hình sự, tổng kết,
nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam và một số nước

trên thế giới. Để từ đó, làm sáng tỏ vấn đề nên hay không nên thi hành hình
phạt tử hình hiện nay; đồng thời góp phần hoàn thiện chế định thi hành hình
phạt tử hình ở Việt Nam sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước và yêu cầu
phòng chống tội phạm. Vì vậy, khóa luận này có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung;
khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học luật thi hành án hình sự, khoa học kỹ
thuật hình sự,… và tội phạm học nói riêng.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về thi hành hình phạt tử hình.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chương 3. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay.
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1. Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình
1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình
Để có thể hiểu một cách sâu sắc về khái niệm thi hành hình phạt tử
hình, trước hết cần phải làm rõ khái niệm hình phạt tử hình.
Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự Việt Nam,
tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ trừng trị cao nhất của
Nhà nước đối với người phạm tội, bởi lẽ nó cướp đi quyền sống của người bị
kết án, loại bỏ sự tồn tại của họ trong xã hội. Theo quy định tại Điều 35, Bộ
Luật hình sự (BLHS) năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Nước Cộng
Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng

đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” [2, Tr 64].
Từ quy định trên, có thể đưa ra khái niệm hình phạt tử hình như sau: Tử
hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng.
Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần làm sáng tỏ là khái niệm thi hành án
hình sự. Thi hành án hình sự có thể hiểu là việc các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và quyết định hình sự đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực pháp luật
trên thực tế.
Thi hành hình phạt tử hình là một bộ phận trong thi hành án hình sự. Theo
quy định tại Khoản 4- Điều 3, Luật Thi hành án hình sự (LTHAHS) năm 2010:
“Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của
người chấp hành án theo quy định của Luật này” [21, Tr 9].
Như vậy, từ các khái niệm như đã phân tích ở trên chúng ta có thể đưa ra
khái niệm thi hành hình phạt tử hình như sau: Thi hành hình phạt tử hình là hoạt
động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền đưa bản án tử hình của
16
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế theo những trình tự, thủ
tục do pháp luật thi hành án hình sự quy định.
1.1.2. Đặc điểm của thi hành hình phạt tử hình
Nghiên cứu khái niệm trên, ta có thể rút ra đặc điểm của thi hành hình
phạt tử hình như sau:
Thứ nhất, thi hành hình phạt tử hình là việc thực hiện trên thực tế sự
tước đi quyền sống của người phạm tội, do đó cơ quan thi hành án hình sự
phải tuân theo những trình tự, thủ tục rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Đây là đặc
điểm cơ bản nhất để phân biệt thi hành hình phạt tử hình với các hoạt động thi
hành án khác.
Thứ hai, khác với việc thi hành các hình phạt và các biện pháp tư pháp
khác, nếu thi hành hình phạt tử hình có sai lầm thì không khắc phục được hậu
quả. Đặc điểm này bắt nguồn từ bản chất của hình phạt tử hình là tước đi

mạng sống của người bị kết án. Vì vậy, nếu như thi hành không đúng đối
tượng bị kết án thì sai lầm này không thể khắc phục được.
Thứ ba, việc thi hành hình phạt tử hình không những tước đi mạng sống
của người bị kết án mà còn gây đau thương mất mát cho người thân của họ,
đồng thời còn gây tâm lí tiêu cực nhất định lên những cá nhân trực tiếp thực
hiện việc thi hành án tử hình. Đây là đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện
công tác tư tưởng đối với người thân của người bị kết án cũng như đối với cán
bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ tước bỏ sinh mạng của người bị kết án.
1.1.3. Các hình thức thi hành hình phạt tử hình
Hình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống của
người bị kết án tử hình do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện
theo một trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã thi hành nhiều hình
thức tử hình. Việc thi hành hình phạt tử hình nào cho phù hợp, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia. GS.TS người
Nga A.Ph.Kixthiacopxki đã dày công nghiên cứu về những hình thức thi hành
hình phạt tử hình trong lịch sử và đưa ra 21 hình thức thi hành hình phạt này
17
chủ yếu đã được loại người áp dụng như sau: 1) Treo cổ; 2) Chặt đầu; 3) Đun
trong vạc dầu; 4) Dùng bánh xe cán chết; 5) Xé xác người bị kết án thành
những mảnh nhỏ; 6) Lột da cho đến chết; 7) Chôn sống; 8) Bóp cổ hoặc làm
cho chết ngạt trong bao tải; 9) Thiêu chết; 10) Mổ bụng, moi ruột; 11) Cho
ngồi lên cọc nhọn hoặc dùng cọc nhọn đâm thủng người; 12) Đốt cổ họng
bằng chì đun sôi; 13) Đẩy người bị kết án từ đỉnh núi xuống vực; 14) Thắt cổ;
15) Voi dày, ngựa xéo; 16) Quăng cho hổ báo ăn thịt; 17) Dùng đá ném đến
chết; 18) Cho chết đói chết khát; 19) Đầu độc chết; 20) Dùng gậy đánh chết;
21) Xử bắn.
Hiện nay trên thế giới, pháp luật tố tụng hình sự các nước quy định bảy
hình thức thi hành hình phạt tử hình như sau:
Xử bắn: Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến

nhất. Theo số liệu của Tổ chức ân xá quốc tế, có 86 quốc gia trên thế giới áp
dụng hình thức này. Việc xử bắn có thể do một người hoặc một nhóm người
thi hành. Trường hợp việc xử bắn do một người thi hành, thì người đó dùng
súng ngắn, bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn, làm người đó chết ngay.
Trường hợp xử bắn do một nhóm người thi hành thì cự ly bắn được thực hiện
xa hơn.
Treo cổ: Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị tổ chức Ân xá
quốc tế cho là dã man và cần phải bãi bỏ, tuy nhiên vẫn còn 70 nước trên thế
giới áp dụng hình thức này như Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản,…
Chém đầu: Đây là hình thức tử hình được 6 quốc gia áp dụng. Cách
thức chém đầu có hai cách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm. Hiện nay,
Vương quốc Ảrập Xê-út là quốc gia thường áp dụng hình thức này.
Ném đá đến chết: Đây là hình thức tử hình vô nhân đạo nhất hiện nay,
trong đó người bị kết án bị chôn chỉ để hở đầu trên mặt đất, sau đó bị ném đá
cho đến chết. Điều 119 BLHS Hồi giáo nước Cộng hòa Iran còn quy định:
“Các viên đá không được có kích thước lớn để người bị kết án không chết
ngay sau khi ném 1, 2 viên; đồng thời cũng không được có kích thước nhỏ
18
quá” [24, Tr 23]. Hình thức thi hành hình phạt tử hình này còn được áp dụng
ở Xu Đăng và một số nước ở Trung Cận Đông.
Ngồi ghế điện: Đây là hình thức thi hành hình phạt bằng cách cho dòng
điện chạy qua thân thể người bị kết án, lần đầu được thực hiện vào năm 1888
tại Nữu Ước, Hoa Kỳ. Trước khi hành hình bốn tuần lễ người bị kết án được
chuyển đến khu giam giữ đặc biệt, được viết nguyện vọng về nơi chôn cất và
tài sản thừa kế. Người ta thử ba lần ghế điện, chuẩn bị dung dịch Amoniac
dùng làm chất cách điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người bị kết án
(bị cạo trọc), chân phải người đó được bôi chất dẫn điện. Người bị kết án bị
buộc vào ghế điện. Hai cực điện đặt vào đầu, chân phải người bị kết án và
dòng điện mạnh 2500 vôn được đóng. Việc cắm điện làm người bị kết án ngất
ngay lập tức nhưng cái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong

một số trường hợp phải sau từ 10 đến 15 phút người bị thi hành án mới chết.
Dùng hơi ngạt: Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình áp dụng từ
những năm 30 của thế kỉ XX. Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế
trong một phòng được thiết kế hoàn toàn bằng thép, ở ngực người bị kết án,
người ta gắn một ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫn tới phòng bên để bác
sĩ theo dõi nhịp tim của bị án. Dưới ghế ngồi của bị án được đặt 16 viên thuốc
độc (Xianua). Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị làm
những viên thuốc độc được hòa vào dung dịch axít, thuốc độc bốc thành khói,
làm ngạt thở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập. Hình thức này bị
coi là phức tạp và khá tốn kém.
Tiêm thuốc độc: Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình, trong đó
người bị kết án bị buộc vào một cái cáng, được đưa vào một phòng kín, rồi bị
tiêm thuốc độc vào bắp thịt. Hình thức này được áp dụng lần đầu tại Hoa kỳ
năm 1977. Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạch máu, người bị kết án sẽ bị
chết trong khoảng thời gian từ 32 giây đến một phút. Tuy nhiên đã xảy ra một
số trường hợp người bị kết án không chết ngay do dụng cụ truyền chất độc
trượt khỏi mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh khi pha chế. Hình thức
tử hình này được coi là nhân đạo và tiết kiệm hơn cả, được 34 bang của Hoa
19
Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nướckhác trên thế giới áp dụng.
1.1.4. Ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam
Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988, sau đó là BLTTHS năm 2003
và LTHAHS năm 2010 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to
lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành về kĩ thuật lập pháp tố tụng hình sự của
nước ta. Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử
hình trong thực tiễn là hết sức quan trọng cho việc đảm bảo thực hiện nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong lĩnh vực thi hành án hình sự,
nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người, đúng tội, không để xảy ra oan,

sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này.
Trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung, thi hành án hình sự nói
riêng, vấn đề thi hành hình phạt tử hình đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc bảo đảm hiệu quả đạt được của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Vì
vậy, việc quy định chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng
hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn,
vững mạnh của chế độ XHCN, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của công dân. Do đó, việc quy định một cách chặt chẽ chế định thi hành
hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự thể hiện sự tôn trọng quyền
con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong
hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng.
Việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố
tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa
nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp
luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật
tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, việc
quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình là cơ sở quan trọng cho
việc nghiên cứu, đề xuất các hình thức thi hành hình phạt tử hình tiết kiệm, dễ
áp dụng, "nhân đạo" nhất cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế và bản
20
chất nhân đạo XHCN của Nhà nước ta.
Ngoài ra, chế định thi hành hình phạt tử hình, còn có ý nghĩa là cơ sở
pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa
học luật tố tụng hình sự như tội phạm học, tâm lý học tư pháp, khoa học kỹ
thuật hình sự,
1.2. Các quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam
Kể từ khi BLTTHS năm 2003 ra đời, trước khi ban hành LTHAHS năm
2010, chế định thi hành hình phạt tử hình ở nước ta được điều chỉnh bởi
BLHS Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và BLTTHS năm 2003; nhìn

chung hình thức thi hành án tử hình vẫn là xử bắn. Hình thức xử bắn có tác
dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền và phòng ngừa tội phạm cao. So với các
hình thức tử hình trước đây và một số phương thức tử hình hiện hành ở các
nước, xử bắn đã thể hiện sự tiến bộ và mang tính nhân bản hơn nhiều. Tuy
nhiên, hình thức tử hình này không nhân đạo và khoan hồng ở chỗ làm cho thi
thể bị cáo không còn nguyên vẹn, và ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, tư tưởng
cán bộ thi hành án. Số cán bộ, công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn
các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt, nhét giẻ vào mồm bị cáo,
hoặc được giao bắn viên đạn cuối cùng vào thái dương phạm nhân đều bị ảnh
hưởng đến tâm lí rất nhiều.
Trong phạm vi bài khóa luận của mình, tác giả xin phép chỉ phân tích rõ
chế định thi hành hình phạt tử hình đang được áp dụng ở nước ta hiện nay, kể
từ khi LTHAHS năm 2010 ra đời. Vấn đề này được quy định trong BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), BLTTHS năm 2003, LTHAHS năm
2010 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:
1.2.1. Điều kiện áp dụng và thi hành hình phạt tử hình
Theo quy định tại Điều 35 BLHS hiện hành: “Tử hình là hình phạt đặc
biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi
21
phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi
con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển
xuống tù chung thân” [2, Tr 64].
Như vậy, theo quy định trên, hình phạt tử hình được áp dụng khi đáp
ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng do tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình như đã phân
tích ở trên. Tuy nhiên, không có nghĩa là bất kỳ người nào phạm tội đặc biệt

nghiêm trọng thì cũng có thể áp dụng hình phạt tử hình. Quy định này xuất
phát từ nguyên tắc của luật hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, đạt được
mục đích cao nhất của hình phạt và tính khoan hồng, pháp luật quy định hình
phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội mà luật có quy định
mức hình phạt cao nhất là tử hình. Đồng thời, khi cân nhắc giữa hình phạt tử
hình và tù chung thân mà cảm thấy băn khoăn chưa biết nên áp dụng hình
phạt nào thì kiên quyết áp dụng hình phạt tù chung thân.
Thứ hai, đối tượng áp dụng hình phạt tử hình không thuộc các trường
hợp: người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi; đối tượng thi hành hình phạt tử hình không thuộc trường
hợp phụ nữ có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Sở dĩ, BLHS
quy định những đối tượng trên không phải áp dụng hình phạt tử hình bởi vì:
* Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Xuất phát từ những nhận định về người chưa thành niên, khoa học luật
hình sự Việt Nam quan niệm khi người chưa thành niên phạm tội, điều đó
không chỉ được quyết định bởi bản thân người chưa thành niên mà còn thể
hiện đó là sản phẩm của môi trường sống, có nguyên nhân và điều kiện phát
sinh thuộc về gia đình và xã hội. Quan điểm đó chi phối chính sách hình sự là
“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho
22
xã hội” [2, Tr 85] (Điều 69 BLHS hiện hành). Cụ thể, về mức hình phạt quy
định cho người chưa thành niên bao giờ cũng thấp hơn người đã thành niên
đối với người cùng một tội phạm. Đặc biệt, đối với những loại hình phạt có
tính chất quá nghiêm khắc, ít tạo cơ hội hoặc không có cơ hội để người bị kết
án sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người tốt sẽ không được áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội.
Hiện nay, một số vụ án giết người nghiêm trọng mà người thực hiện
hành vi đó là người chưa thành niên khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, từ góc

độ cá nhân, tác giả cho rằng không thể sửa luật để tử hình vì như thế là vi
phạm nguyên tắc pháp chế XHCN. Theo luật định, việc xử lý người chưa
thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,
phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là nguyên
tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể hiện chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước Việt Nam lấy giáo dục làm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử
lý vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
* Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ
đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Việc kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với
phụ nữ được thực hiện trước khi ra quyết định thi hành hình phạt tử hình và
trước khi thi hành hình phạt tử hình. Trường hợp khi xét xử Tòa án không
phát hiện bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
nên vẫn tuyên bản án tử hình đối với họ, nhưng trước khi thi hành án, Hội
đồng thi hành án lại phát hiện người bị kết án có các điều kiện quy định tại
Điều 35 BLHS năm 1999, thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo
cáo Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị
kết án. Cơ sở lý luận của quy định này là đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ có
thai hoặc đang nuôi con nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi. Mặt khác, nếu chúng ta xử bà mẹ tội chết thì đứa con cũng
chấm dứt sự sống. Như vậy quả là một việc làm không công bằng cho đứa
23
trẻ. Trong trường hợp người phụ nữ đang nuôi con nhỏ, nếu xử bà mẹ tội
chết, mặc dù không tước đi mạng sống của đứa trẻ nhưng sẽ tước đi nguồn
nuôi sống cơ bản của nó.
Ngoài việc nghiên cứu điều kiện áp dụng hình phạt tử hình chúng ta
cũng cần chú ý đến điều kiện thi hành án tử hình. Theo quy định tại Khoản 1-
Điều 256 BLTTHS năm 2003 thì “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản
án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản

án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm,
Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác
cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án” [4, Tr 156-157]. (Thời
hạn này trong BLTTHS năm 1988 quy định là 15 ngày). Pháp luật Tố tụng
hình sự hiện hành không quy định thời hạn để Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm
ra quyết định thi hành án, bởi lẽ nó phụ thuộc vào việc Chủ tịch nước có bác
đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án hay không. Bản án tử hình chỉ
được thi hành khi:
Thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) không kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Thứ hai, trường hợp nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm thì bản án
tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Nếu đơn
được chấp thuận thì án tử hình chuyển thành tù chung thân.
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định điều kiện áp dụng và thi hành
hình phạt tử hình trên là xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình
Hiện nay ở nước ta, BLTTHS năm 2003 và LTHAHS năm 2010 chưa
quy định cơ quan chuyên trách thi hành hình phạt tử hình mà nhiệm vụ này
được giao cho ba cơ quan: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ
quan Công an.
**Tòa án nhân dân: Là cơ quan có nhiệm vụ xét xử và tuyên án tử hình
đối với người bị kết án, chỉ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có thẩm
24
quyền xét xử và tuyên án tử hình. Đây là cơ quan có nhiệm vụ hết sức quan
trọng trong việc thi hành hình phạt tử hình. Theo quy định tại Điều 259
BLTTHS năm 2003: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành
án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện các cơ
quan Tòa án, Viện kiểm sát và Công an” [4, Tr 159]. Vai trò này của Tòa án
trong thi hành hình phạt tử hình cũng được quy định tại các Điều 54, 55

LTHAHS năm 2010. Theo quy định của LTHAHS năm 2010, Hội đồng thi
hành án tử hình (HĐTHATH) sẽ do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã
ra quyết định thi hành án tử hình làm chủ tịch Hội đồng. Sau khi thành lập
HĐTHATH, ngoài việc đảm nhận vai trò chủ trì công tác chuẩn bị, Chủ tịch
HĐTHATH còn phải triệu tập họp công bố các quyết định có liên quan đến
việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án, những nội dung cần
giữ bí mật, các điều kiện đảm bảo việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành
án; địa điểm mai táng đối với các trường hợp không được nhận hoặc không đề
nghị nhận tử thi.
**Viện Kiểm sát: Là cơ quan có nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt
động thi hành án hình sự nói chung, thi hành án tử hình nói riêng. Trong đó,
vai trò trọng tâm của Viện kiểm sát ở đây là kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong toàn bộ hoạt động thi hành án tử hình của các cơ quan tham gia vào hoạt
động thi hành án tử hình theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Chương IV,
LTHAHS năm 2010. Bên cạnh đó, trong quá trình thi hành án tử hình, Viện
kiểm sát phải cử đại diện là Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng hoặc Kiểm sát
viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia HĐTHATH. Trong quá trình
tham gia vào HĐTHATH, đại diện Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát
việc tuân theo pháp luật nhằm mục đích sau:
Thứ nhất, nhằm đảm bảo việc kiểm tra căn cước của người bị kết án
trước khi thi hành án. Nếu người bị kết án là phụ nữ thì phải đảm bảo kiểm tra
các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành hình phạt tử hình quy định
tại Điều 35 BLHS.
25

×