Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dự báo tình hình tội phạm giết người và các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.86 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tội phạm nói chung đều mang tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả, diễn
biến ngày một phức tạp mang tính công khai, ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của con
người và xã hội. Mặc dù công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã và đang được
các ngành chức năng chú trọng đặc biệt quan tâm, đạt được những hiệu quả nhất định,
tuy nhiên không vì thế tội phạm thuyên giảm mà ngày càng diễn biến phức tạp. Để
hiểu rõ hơn về tội phạm và lí giải nguyên nhân một cách khoa học thì trước tiên cần
nghiên cứu về tình hình tội phạm để có thể tổng kết thực tế trong một địa bàn, cụ thể ở
đây là tỉnh Khánh Hòa thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, từ đó có thể đưa ra
những nhận xét khách quan nhất về kết quả nghiên cứu đó.
NỘI DUNG
I – KHÁI LƯỢC VỀ LUẬN VĂN

Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thúy Phượng được viết năm 2009 về đề tài “đấu
tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” nghiên cứu dựa trên
các số liệu thực tiễn trong vòng 7 năm từ năm 2001 đến 2007 đã trình bày về tính cấp
thiết của tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
Luận văn bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Chương 2: Nguyên nhân của tội phạm trên địa bàn.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm giết người và các giải pháp nhằm năng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trên địa bàn.
. Mục đích của công trình nghiên cứu là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn.


Đóng góp của luận văn đó đã đánh giá tình hình giết người trong vòng 7 năm, tìm
và lí giải một cách khoa học những nguyên nhân của tình hình đó. Đồng thời dự báo
tình hình tội phạm giết người trên đại bàn trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu qả đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đại bàn.


II – TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

Luận văn được viết nhằm mục đích đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn dựa trên kết quả của quá
trình nghiên cứu và được tác giả Lê Thúy Phượng trình bày một cách cụ thể trong
chương 1 của luận văn. Do đó, cần tóm tắt lại phần tình hình tội phạm để có thể tổng
kết một cách ngắn gọn nhất quá trình nghiên cứu thực tế của tác giả, từ đó có thể đưa
ra những nhận xét khách quan nhất về kết quả nghiên cứu đó.
Phần tình tình tội phạm của tội giết người được tác giả nghiên cứu dựa trên
những số liệu thực tế tại tỉnh Khánh Hòa. Được tóm tắt như sau:
• Thực trạng tội phạm giết người.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh từ năm 2001 đến năm 2007 số
vụ phạm tội giết người bị đưa ra xét xử sơ thẩm có 122 vụ với 176 bị cáo, trung bình
hàng năm trên đại bàn tỉnh có 17 vụ giết người với 25 người phạm tội bị xét xử. Mặc
dù số lượng các vụ án giết người mà tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử trong những năm
qua có thể chưa phản ánh một cách chính xác toàn bộ diện mạo của tội phạm giết
người, nhưng những số liệu thống kê cũng đã góp phần quan trọng trong việc phản
ánh tương đối đầy đủ tình hình phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong
7 năm từ 2001 đến 2007.
Bảng số 1.3. Số vụ, số bị cáo phạm tội giết người so với số vụ, số bị cáo phạm
tội nói chung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2007.
(Nguồn từ Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa)


Tỉ lệ tội giết người so với

Tội phạm giết người

Tội phạm nói chung


Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2001

11

18

553

815

1,99

2.12

2002

15

17

695


813

2,16

2.09

2003

13

13

719

953

1,81

1.36

2004

19

35

777

1.293


2.45

2.71

2005

21

30

721

1.249

2.77

2.64

2006

20

28

978

1.785

2.59


2.40

2007

23

30

1.013

2.125

2,27

1.41

Tổng

122

176

5.189

8.317

2,35

2.12


Năm

tội phạm nói chung (%)
Số bị cáo
Số vụ (%)
(%)

Nếu so với tổng số các vụ tội phạm nói chung xảy ra trên địa bàn Khánh Hòa
thì tội phạm giết người chiếm tỉ lệ không cao nhưng nếu so với tổng số các vụ phạm
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì tội phạm giết người chiếm tỉ lệ khá cao. Diện
mạo thực trạng của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn được bộc lộ
khi so sánh trong mối tương quan với tội phạm giết người trên toàn quốc và tội phạm
trong 7 năm từ năm 2001 – 2007. Số liệu cho thấy tội giết người trên toàn quốc nói
chung và ở Khánh Hòa nói riêng luôn chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu của tình hình
tội phạm nói chung.
Bên cạnh đó để thấy rõ hơn thực trạng của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, tác giả còn so sánh với thực trạng tội phạm giết người ở một số tỉnh miền
trung. Nhằm đưa ra những con số thống kê qua công tác xét xử, đề cập đến phần tội
phạm rõ của tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Nghệ An và
Ninh Thuận so với toàn quốc ( số vụ án và số bị cáo phạm tội giết người đã được phát


hiện và đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Nhưng nếu chỉ nhìn vào số liệu của cơ
quan xét xử thì chưa phản ánh hết thực trạng của tình hình tội phạm giết người vì vẫn
còn có những vụ án và người phạm tội giết người chưa bị phát hiện, chưa bị xử lí và
số liệu này thuộc về tội phạm ẩn.

Bảng 1.4. So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội giết ng ở Khánh Hòa với số vụ,
số bị cáo phạm tội giết người ở Nghệ An và Ninh Thuận
Năm


Khánh Hòa

Nghệ an

Ninh Thuận

Toàn quốc

2001

11

36

4

1.009

2002

15

49

5

1.021

2003


13

47

8

1.183

2004

19

42

7

1.351

2005

21

39

10

1.271

2006


20

43

6

1.701

2007

23

43

7

1.565

Tổng

122

299

47

7.536

Tác giả đưa ra quan điểm nghiên cứu tội phạm phải nhìn nhận tội phạm ẩn trong

tổng thể tình hình tội phạm nói chung mới thấy được bức tranh tình hình tội phạm ở
từng địa bàn trong thời gian qua để từ đó xây dựng được các biện pháp đấy tranh
phòng ngừa tội phạm nhằm tập trung ngăn chăn, hạn chế tội phạm ẩn.
Nghiên cứu thống kê của phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự an xã hội –
công an tỉnh Khánh Hòa cho thấy: trong 7 năm qua có128 vụ giết người nhưng chỉ
khởi tố điều tra xử lí được 122 vụ, còn 6 trường hợp xảy ra ko xác định được đối
tượng phạm tội, đây là tội phạm ẩn, thể hiện sự chênh lệch về số vụ án và số người
phạm tội giết người xảy ra trên thực tế so với số vụ án đã bị đưa ra xét xử. Nếu ko có
biện pháp đấu tranh ngăn ngừa tội phạm ẩn cũng như ko phát hiện kịp thời xử lí tội


phạm ẩn sẽ gây hoang mang trong nhân dân, trật tự trị an ko đảm bảo, tội phạm vẫn
lẩn tránh pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội.
• Diễn biến
Tình hình tội phạm trong khoảng thời gian 7 năm tác giả nghiên cứu có dấu hiệu
tăng vào những năm về sau, càng phức tạp, tăng số lượng và người tham gia. Tác giả
đưa ra những số liệu về mức độ thay đổi (tăng giảm) của số vụ, số bị cáo phạm tội giết
người của từng năm so với năm đầu, từ đó cho thấy số vụ số bị cáo phạm tội giết
người của các năm sau so với đầu năm 2001 tăng hơn hẳn, như vậy tình hình tôi phạm
giết người trên đại bàn tỉnh Khánh Hòa trong những về sau đây diễn biến càng phức
tạp, cả về số lượng và người tham gia phạm tội. Xét mức độ tăng giảm của số vụ, số
bị cáo phạm tội giết người của năm sau với năm trước cho thấy: so với năm 2001 tội
phạm giết người trong năm 2002 tăng 36,36% so với bị cáo giảm 5,56% so với 2002
thì năm 2003 giảm 13,33%, bị cáo giảm 23,53%...
Số liệu trình bày về mối tương quan với tình hình tội phạm nói chung với tội giết
người trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đồ thị được cụ thể trong luận văn của tác cho
thấy, trong lúc diễn biến tình hình tội phạm nói chung tăng giảm bất thường vào
những năm sau thì diễn biến của tội phạm giết người trên đại bàn trong những năm về
trước ít biến động hơn diễn biến tội phạm chung. Tuy mức độ tăng giảm của tội giết
người không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung tội giết người ít phức tạp và

không có sự đột biến bất thường như diễn biến của tội phạm nói chung.
• Cơ cấu và tính chất của tội phạm giết người
Cơ cấu và tính chất là những đặc điểm về chất của tội phạm giết người, để nhận
biết các đặc điểm về chất trước hết cần xây dựng những thông số về cơ cấu riêng.


Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại tội phạm


Dựa vào khung hình phạt quy định trong BLHS 1999 có thể phân loại tội giết
người thành 2 loại là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy tương ứng
với khung 1 Điều 93 sẽ là trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khung 2 là
rất nghiêm trọng. Thống kê của tác giả cho thấy từ năm 2001 đến năm 2007 trên địa
bàn có 176 bị cáo phạm tội giết người thì số bị cáo bị xét xử ở khung 2 có 44 người
chiếm 25%, khung 1 có 132 người chiếm 75%. Từ đó có thể nói khung hình phạt cũng
chính là một cơ sở để xác định tội phạm mà người phạm tội đã phạm phải. Cơ cấu này
ko những phản ánh hậu quả của tội phạm giết người mà còn cho thấy tính chất và mức
độ nghiêm trọng của loại tội phạm này.


Cơ cấu của tội phạm giết người theo loại và mức hình phạt đã tuyên.

Xem xét bảng 1.9 những hình phạt cụ thể áp dụng đối với số bị cáo phạm tội
giết người. Qua nghiên cứu số liệu thống kê án hình sự sơ thẩm từ năm 2001 đến 2007
tại TAND tỉnh Khánh Hòa cho thấy loại hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị
cáo phạm tội giết người chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn chiếm 81,25%(với
143/176 bị cáo) các loại khác là 18,75%(với 33/176 bị cáo). Trong số các bị cáo bị áp
dụng loại hình phạt tù có thời hạn, tập trung nhiều ở mức án tù từ trên 10 đến 20 năm
chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,59% , mức từ 7 – 10 năm tù chiếm 14,77%.
Cơ cấu này không những phản ánh hậu quả của tội phạm giết người mà còn cho

thấy tính chất nghiêm trọng, hơn hẳn của tội giết người so với các tội phạm khác.
Trong 7 năm qua trên địa bàn tội phạm giết người đã gây hậu quả hết sức nghiêm
trọng làm 122 người chết và 10 người bị thương ( với 132 nạn nhân), do xuất phát từ
nguyên nhân thù tức cá nhân.


Theo hình thức (tội phạm giết người riêng lẻ và tội phạm dưới hình
thức đồng phạm)


Theo số liệu thống kê, trong tổng số122 vụ phạm tội giết người bị đưa ra xét xử
có 28 vụ phạm tội giết người dưới hình thức đồng phạm chiếm 23% còn lại 77% dưới
hình thức đơn lẻ, số bị cáo phạm tội giết người có nhiều người tham gia ngày càng
tăng, cụ thể năm 2001 có 3 vụ, năm 2002 có 2 vụ, năm 2003 có 1 vụ, năm 2004 có 4
vụ, năm 2005 có 6 vụ, năm 2006 có 7 vụ, năm 2007 có 5 vụ.
Nhận thấy, so với các trường hợp phạm tội thông thường thì các trường hợp
phạm tội dưới hình thức đồng phạm có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm hơn từ
phương thức, thủ đoạn phạm tội cho đến công cụ, phương tiện phạm tội cũng như hậu
quả hay ra để lại tác hại xấu cho đời sống xã hội và cộng đồng.


Động cơ, mục đích phạm tội giết người

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng:
• Do mâu thuẫn, thù tức, chiếm tỉ lệ cao nhất 51,64% (với 63/122 vụ). Thường
xảy ra trong đời sống gia đình, cộng đồng dân cư, phát sinh từ những va chạm,
xung đột,… Để giải quyết mâu thuẫn và giải tỏa bức xúc, tức giận, người phạm
tội đã lựa chọn hành vi giết người (chiếm 25,41% với 31/122 vụ) trong đó
7,38%( với 9/122 vụ) là giữa kẻ phạm tội và nạn nhân có quan hệ họ hàng,
thân thích với nhau.

Trong nhóm động cơ giết người do mâu thuẫn thù tức thì giết người do va
chạm, xung đột mang tính bột phát chiếm tỉ lệ cao 35,25%, với 43/122 vụ. Đặc
điểm chung của loại án này thường là diễn ra khá nhanh và bất ngờ, hậu quả
khó lường, phần lớn đối tượng phạm tội trong trường hợp này còn rất trẻ là
những nam thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Do không làm chủ được
hành vi, suy nghĩ nông nổi nên khi có va chạm đã dẫn đến việc lựa chọn cách
giết người.


Qua thống kê, số vụ phạm tội giết người thuộc dạng này chiếm 10,66%(với 13/122
vụ) và thường đi kèm với tội gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hầu hết ở
lứa tuổi thanh niên, trình độ văn hóa thấp và ko có việc làm ổn định.
• Giết người để cướp tài sản: chiếm tỉ lệ thấp 4,10% (với 5/122 vụ) trong tổng số
vụ án giết người, nhưng tính chất rất nguy hiểm, thường là những phần tử đã có
tiền án, tiền sự thực hiện hoặc đang bị truy nã. Trong số 5 vụ giết người để
cướp tài sản thì có 1 vụ là cướp xe máy, 4 vụ là tài sản và tiền vàng.
• Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác(trừ trường hợp trên)
chiếm 3,28% với 4/122 vụ trong tổng số vụ giết người.Thường là che giấu tội
trộm cắp tài sản và hiếp dâm, nhằm để đạt được mục đích hoặc lo sợ bị tố giác
nên đã giết chết nạn nhân.
• Vì nạn nhân là người phạm tội ( chiếm 2,46%, với 3/122 vụ ) thường là thủ
phạm các vụ trộm cắp tài sản. Do căm ghét, bực tức và bất bình trước hành vi
phạm tội của kẻ khác nên đã hành động thiếu suy nghĩ và cân nhắc dẫn đến
đánh chết người.
• Do mê tín bị đoan (chiếm tỉ lệ nhỏ là 0,82% với 1/122 vụ) chủ yếu xảy ra ở các
huyện miền núi trên đại bàn. Một trường hợp là do người dân ko am hiểu pháp
luật và còn bị ảnh hưởng bởi các tập tục, hủ tục lạc hậu như nghe lời thầy mo,
thầy cúng giết người để trừ ma, trừ bệnh.
• Để bảo vệ thành quả lao động ( chiếm tỉ lệ 3,28%, với 4/122 vụ) như bảo vệ
ruộng lúa, vườn cây ăn quả, người phạm tội phần lớn là nông dân, trình độ văn

hóa thấp, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn kém chỉ vì tiếc công sức lao
động đã bỏ ra hoặc sợ mất nên đã dùng dây điện để bẫy chuột hoặc phòng trộm
nhưng thực tế lại gây hậu quả chết người.


Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn giết người


Chiếm tỉ lệ 95%, trong đó có ½ số vụ án giết người chuẩn bị trước công cụ,
phương tiện phạm tội, những trường hợp không sử dụng chiếm 5% chủ yếu giết người
bằng thủ công: đấm đá, bóp cổ… dựa vào tính năng tác dụng của chúng có thể phân
thành 2 loại là vũ khí nóng và vũ khí lạnh.
Nghiên cứu cho thấy, tội phạm giết người sử dụng vũ khí nóng( lựu đạn, súng…)
chiếm tỉ lệ thấp nhưng mang tính nguy hiểm cao, công cụ chiếm tỉ lệ thấp do là loại
vũ khí đặc biệt bị nhà nước quản lí chặt chẽ và nghiêm cấm sử dụng (không thuộc đối
tượng được phép sử dụng). Vũ khí lạnh(dao, kiếm…) chiếm tỉ lệ rất cao 74,59%, việc
sử dụng dao, kiếm, lê để giết người chiếm 63%, nguy hiểm nhưng dễ kiếm, dễ sử
dụng và cất giấu, thường sử dụng loại này.
Gạch đá chai chiếm 6,56%, có sẵn, dễ tìm nhưng ít sử dụng bởi khả năng gây hậu
quả chết người thấp hơn, thường thấy trong thường hợp bột phát, nhất thời không
chuẩn bị trước công cụ, phương tiện.
Giết người bằng phương pháp sức mạnh cơ thể (đấm đá, bóp cổ..) thể hiện tính
nguy hiểm cao, bởi tin tưởng vào sức mạnh bản thân, có sức khỏe hơn nạn nhân và lì
lợm, hung bạo, gây đau đớn kéo dài về thể xác nạn nhân trước khi làm nạn nhân chết,
điều này càng thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của kẻ phạm tội.
Sử dụng nguồn điện chiếm tỉ lệ thấpvới 3,28% cho thấy trình độ hiểu biết của
người dân còn thấp nên vẫn tồn tại tình trạng xem thường tình mạng người khác, coi
tài sản lớn hơn sinh mạng con người.



Phương thức, thủ đoạn phạm tội giết người

Động cơ chủ yếu do mâu thuẫn thù tức, bột phát.. Phương thức thủ đoạn ko phức
tạp do người phạm tội ko chuẩn bị trước, chiếm 45% tổng số vụ giết người. Trường
hợp mâu thuẫn kéo dài và gay gắt chiếm 25% chủ yếu do ghen tuông động chạm lợi
ích kinh tế.


Nếu là các đối tượng côn đồ, lưu manh chuyên nghiệp thì phương thức thủ đoạn
gây án tinh vi và xảo quyên hơn:thăm dò, chuẩn bị công cụ, chọn thời điểm thích hợp,
để đạt được mục đích của mình đối tượng sẽ cố tình tước đoạt tính mạng người khác
bằng các hình thức: đâm chém, bóp cổ, đánh đến chết, dùng ôtô tàu thuyền đâm chết.
Hình thức sử dụng bạo lực chiếm 90,16%, phương thức khác chiếm 9,84%, trong đó
gây thương tích trên thân thể nạn nhân chiếm 77,87%, các phương pháp thủ công như
bóp cổ chiếm 4,1% nhưng thể hiện tính nguy hiểm cao vì mục đích tước đoạt mạng
sống nạn nhân. Sau khi gây án để rút khỏi hiện trường là thường bỏ trốn, đa số che
giấu hành vi phạm tội bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm tránh phát hiện như: xóa
vân tay, dấu viết ở hiện trường, dấu chân, dấu máu, tạo hiện trường giả, mua chuộc,
tạo bằng chứng ngoại phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Thời gian, địa điểm phạm tội:
+ Thời gian: nhiều nhất từ sau 18-24h chiếm 53,28% sau ngày lao động, thầm
kinh dễ ức chế ko kiểm soát được hành vi nên lựa chọn phương thức xử sự tội phạm
để giải quyết mâu thuẫn, các hoạt động ăn chơi thường diễn ra vào thời gian này và là
nhân tố gia tăng tội phạm, thanh thiếu niên thường đi chơi khuya dẫn đến ẩu đả, va
chạm, và thời gian này dễ lẫn trốn, khó phát hiện.
+ Địa bàn: xảy ra 122 vụ giết người thì thành phố Nha Trang và thị xã Cam
Ranh chiếm tỉ lệ tội phạm cao nhất, thành thị có 76 vụ chiếm 63,30%, đồng bằng có
48 vụ chiếm 39,34%, miền núi có 4 vụ chiếm 3,28%. Do đồng bằng là nơi đô thị hóa
cao, trung tâm văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung nhiều nhà máy, khu công
nghiệp thu hút nhiều thành phần lao động và tầng lớp nên dễ nảy sinh mâu thuẫn,

xung đột, từ đó tình hình an ninh khu vực này phức tạp, tội phạm cũng vì thế mà gia
tăng.
+ Địa điểm: chủ yếu là các khu dân cư nhà dân và trên các đường phố, công
cộng chiếm 46,72%, nhà nạn nhân chiếm 23,13%, quán bia café chiếm 16,39%.






Đặc điểm về nhân thân

Đặc điểm về giới tính và độ tuổi

Hầu hết là nam giới ( với 121 bị cáo) chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối, bởi giết người
là tội có sử dụng bạo lực nên phụ nữ ít phạm phải tội này, tỉ trọng nam giới phạm tội
giết người nhiều hơn nữ vì đặc điểm tâm sinh lí của nam giới dễ bị ảnh hưởng từ môi
trường và điều kiện sống, dễ phát sinh tâm lí tiêu cực. muốn thể hiện bản thân, thích
dùng vũ lực hơn nữ, nóng nảy, thiếu kiềm chế, đễ bị kích động khi có hơi men.
Nghiên cứu Bảng 1.10 về độ tuổi người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa cho thấy:
Mỗi lứa tuổi đềi có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu tội phạm được thực hiện do sự
phát triển về thể chất, tinh thần và tâm sinh lí từng nhóm tuổi, trong đó lứa tuổi từ 18
đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 55,11% do liên quan đến gia đình, tự lập, ko chịu
sự quản lí của nhà trường, thiếu việc làm, thất nghiệp, dễ sa đà, tâm lí tiêu cực, nóng
nảy, bốc đồng khi có va chạm hoặc xung đột dễ gây ra án mạng. Chưa thành niên
chiếm tỉ lệ 23,86% do sự hình thành nhân cách chưa ổn định dễ bắt chước phim ảnh,
game, một số suy nghĩ lệch chuẩn, chưa tự lập, dễ nảy sinh tiêu cực, đặc biệt khi tổn
thương đến ý thức cá nhân càng dễ xảy ra xung đột mâu thuẫn và phạm tội.
• Trình độ văn hóa.

Tỉ lệ tội phạm không biết chữ chiếm 7,39%, do khó khăn về kinh tế, không được
học hành, kém hiểu biết. Tội phạm ở cấp trung học cơ sở cao nhất, do nhận thức pháp
luật chưa thấu đáo, thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động nên hạn chế trong lựa
chọn cách xử sự và khả năng kiểm soát hành vi. Tác giả khẳng định trình độ văn hóa
ảnh hưởng và tác động đến nhận thức và hành động cuả cá nhân người phạm tội, liên
quan đến nghề nghiệp của mỗi con người vì có trình độ văn hóa có thể có công việc


ổn định, khi con người có việc làm hoặc học hành ổn định thường có chí hướng vào
việc có ichs, ko có thời gian cho những bất lợi xã hội.
• Đặc điểm về nghề nghiệp
Tội phạm không có nghề nghiệp chiếm 59%, có nghề chiếm 41%. Phần lớn không
có nghề và không được đào tạo để kiếm sống hoặc nghề nghiệp không ổn định chiếm
tỉ lệ cao, do thu nhập thấp và ko ổn định nên dễ bất mãn, làm liều dẫn đến phạm tội,
mặc cảm, suy giảm tinh thần dẫn đến tâm lí xã hội tiêu cực, dễ bị kịch động bởi xung
đột và phạm tội.


Lý lịch tư pháp

Tội phạm đã từng bị kết án và xóa án tích chiếm 65,57% chiếm cao nhất, là đối
tượng có khả năng kiểm soát hành vi kém, coi thường pháp luật và lười lao động,
thích dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, lựa chọn cách xử sự trái pháp luật, dù đã
được cải tạo một thời gian nhưng khi gặp tình huống đã không làm chủ được bản thân
nên lại phạm tội. Người phạm tội lần đầu cũng lớn chủ yếu do nông dân còn nhận
thức kém, hiểu biết pháp luật chưa cao nên nhất thời phạm tội.


Đặc điểm tâm lí của người phạm tội


Chịu ảnh hưởng nặng nề của việc dùng bạo lực để giải quyết vướng mắc và va
chạm trong cuộc sống, muốn sử dụng bạo lực để khẳng định mình và thị uy trước mọi
người, lối sống ích kỉ, thích hưởng thụ, lười lao động, khí chất nóng nảy, bản tính cục
cằn, lì lợm. Một số khác chịu ảnh hưởng từ ma túy, rượu và chất kích thích để gây sự
và gây án, có 21% sử dụng rượu và ma týt và chất kích thích khác, 35% giết người vì
coi thường pháp luật và vì tư lợi là 17%.
• Nạn nhân của tội phạm giết người.


Trong 122 vụ giết người có 132 nạn nhân, trong đó có 35 vụ là lỗi của người bị
hại chiếm 19,89% do nạn nhân lựa chọn và thực hiện hành vi trái pháp luật (trộm cắp,
cướp giật) hoặc có lỗi trong ứng xử, thiếu tế nhị trong lời nói và hành vì từ đó gây
kích động , thúc đẩy việc hình thành ý định thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Theo thống kê trong tổng số 132 nạn nhân có 122 bị giết, 10 bị thương, 20 nữ, 112
nam, 7 trẻ em, 18 chưa thành niên,6 cao tuổi, 101 trung niên. Dễ dàng nhận thấy số
lượng nam chiếm cao hơn nữ và chủ yếu ở tuổi thanh niên do chưa chín chắn, thiếu
kinh nghiệm và kĩ năng sống, khi va chạm dễ gây gổ, chọc ghẹo khích bác dẫn đến xô
xát và trở thành nạn nhân của những vụ án giết người. Hầu hết các vụ án là quen biết
với nhau, anh em họ hàng, bạn bề láng giềng (chiếm 7%), không quen chiếm 23% do
bột phát mâu thuẫn.
III – NHẬN XÉT
• Ưu điểm:
*Về hình thức trình bày:
Nhìn tổng quát, toàn luận văn trình bày một cách khoa học, có căn cứ. Đặc biệt
trong phần tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa luận văn đã trích dẫn
nguồn đa dạng, thực tế và rành mạch, các tiêu đề được bố trí hài hòa thuận lợi cho
người đọc và nghiên cứu.
*Về nội dung trình bày:
Thứ nhất, luận văn được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, trong phần tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tác giả viết và phân tích rất chi tiết. Điều này cho thấy

người viết đã có tâm huyết, dành nhiều thời gian và công sức tìm hiểu một cách
nghiêm túc tình hình tội phạm giết người, là một trong những vấn đề gây nhiều bức
xúc trong dư luận bởi tính nguy hiểm đối với con người, tác động trực tiếp đến toàn
xã hội. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp dựa trên số liệu tội phạm trên thực tế với


mong muốn giảm thiểu tình hình tội giết người một cách toàn diện và hệ thống trên
phương diện tội phạm học, qua đó đề xuất các biện pháp phòng chống loại tội phạm
này là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Có thể nói, luận văn đã
đạt được những kết quả nhất định và có sức thuyết phục cao.
Thứ hai, khi đưa ra những số liệu về tình hình tội phạm giết người, tác giả đã dựa
trên thực trạng và số liệu thống kê cụ thể, phân tích sắc bén để thấy được thực tế tội
giết người và nguyên nhân bên ngoài cũng như nguyên nhân sâu xa ẩn sau mỗi vụ án
không phải chỉ nhìn nhận ở khía cạnh trước mắt mà phải tìm tòi để tìm ra sự thật đã
đẩy kẻ giết người vào con đường phạm tội, từ đó mới có thể đưa ra được biện pháp
phòng ngừa nhằm đưa lý luận vào thực tiễn đời sống, không chỉ trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa nói riêng mà trên cả nước nói chung.
Thứ ba, tác giả đã có sự nhìn nhận một cách thấu đáo khi lựa chọn Khánh Hòa là
địa bàn để nghiên cứu về tình hình tội phạm. Khánh Hòa là địa phương được biết đến
với tiềm năng du lịch và kinh tế biển, có tốc độ phát triển công nghiệp loại khá. Cùng
với sự phát triển của Khánh Hòa, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người
nói riêng đang dần có xu hướng gia tăng ngày một phức tạp và nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng nặng nề đến tâm lý xã hội và an ninh khu vực. Khánh Hòa có đồng bằng, trung
du và miền núi nên tỉ lệ tội phạm giết người xảy ra trên ba loại địa hình này khác
nhau. Do đó, việc tác giả nghiên cứu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh có thể áp
dụng thực hiện trên những vùng miền khác của cả nước.
Thứ tư, việc đưa ra những biện pháp đấu tranh tại Chương 3 của luận văn phải
được bám sát vào thực tiễn. Có thể nhận thấy trong phần tình hình tội phạm, tác giả đã
đưa ra những số liệu, bảng biểu và thể hiện chúng bằng biểu đồ để chứng minh. Như
vậy có thể khẳng định, tác giả xây dựng phần tình hình tội phạm dựa trên căn cứ thực

tế, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, bởi vậy có tính thực thi
rất cao, có thể áp dụng vào thực tiễn.


• Hạn chế.
Thứ nhất, tác giả nên có phần khái quát lại sau mỗi chương.Ví dụ, đối với phần
tình hình tội phạm giết người, tác giả nên dành một trang, có thể trình bày: kết luận
chương 1, nhằm nêu những nhận xét và đánh giá của tác giả về phần này.
Thứ hai, cách trình bày của tác giả trong mục thực trạng của tình hình tội phạm
tại chương I gây rối mắt do sự sắp xếp chưa logic, “bức tranh tổng thể về tội phạm”
cũng vì thế mà không rõ ràng. Cụ thể, tác giả lồng những nội dung cơ bản của tình
hình tội phạm đó là: tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số về tội phạm, thông số về nạn
nhân trong một mục chung, tạo sự khó khăn cho việc tìm kiếm. Tuy cụ thể, nhưng nếu
có thể sắp xếp lại và tách các nội dung cơ bản này thành những tiểu mục riêng sẽ
thuận lợi hơn cho việc xem xét tra cứu.
Thứ ba, trong mục cơ cấu và tính chất của tội phạm giết người trình bày nguyên
nhân của người phạm tội là những lý do tạo nên cơ cấu đó rất cụ thể và đầy đủ. Tuy
nhiên, theo em như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ điều đó tạo sự rườm rà cho phần này.
Bởi phần II của luận văn đã có một chương về nguyên nhân của tội phạm giết người.
Do đó, việc đưa những nguyên nhân của cơ cấu và tính chất của tội phạm vào mục
này sẽ bị lặp lại tại phần II của luận văn. Việc lặp đi lặp lại từ ngữ trong cùng một
luận văn sẽ giảm sức thuyết phục đối với người đọc.
• Nhận xét chung
*Về thực trạng: Tác giả đã đưa ra những số liệu, bảng biểu và có những đánh giá
dựa trên thực tiễn để thấy sự cố gắng và nghiên cứu cho công trình luận văn. Tuy
nhiên, nếu phần này được trình bày logic theo các thứ tự về thực trạng tình hình tội
phạm thì chắc chắn luận văn sẽ hoàn chỉnh và logic hơn.


*Về diễn biến của tình hình tội phạm: Tác giả đưa ra những số liệu về đánh giá về

mức độ thay đổi (tăng giảm) của số vụ, số bị cáo phạm tội giết người so với từng năm
một cách rõ ràng cụ thể, chi tiết và hợp lý.
*Về cơ cấu và tính chất: Tác giả nghiên cứu cơ cấu, những thông số của cơ cấu và
tính chất, từ đó rút ra những nhận xét đúng đắn, tuy vẫn còn hạn chế ở chỗ nêu
nguyên nhân cho mục này quá dài gây lặp lại nguyên nhân ở phần sau.
Tóm lại: Qua việc tìm hiểu về luận văn nói chung và việc đi sâu tìm hiểu về tình hình
tội phạm trong luận văn thì nhìn chung, tác giả trình bày khá khoa học và có tính
thuyết phục cao, các mục và các ý trong bài có sự lập luận chặt chẽ với nhau, tuy chưa
thật sự logic và vẫn còn một số hạn chế nhưng việc nghiên cứu về tình hình tội phạm
nói chung và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là một trong những vấn
đề phức tạp yêu cầu đòi hỏi thực tế và những số liệu trên thực tiễn. Do vậy, cùng với
sự sáng tạo và quá trình nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, có thể đánh giá tác giả đã có
những thành công nhất định trong luận văn của mình.
KẾT LUẬN
Tình hình tội phạm là một trong những vấn đề lí luận có ý nghĩa quan trọng về
mặt thực tiễn. Đặc biệt là nghiên cứu về tình hình tội phạm giết người cần nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống trên phương diện tội phạm học, qua đó đề xuất
những biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này là một trong những yêu cầu
cấp bách hiện nay.



×