MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 5
Chương 1- Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 7
1.1. Khái quát về viện Chiến lược phát triển 7
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển 7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển 8
1.1.2.1. Chức năng 8
1.1.2.2. Nhiệm vụ 9
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển 10
1.1.3.1. Hội đồng khoa học 13
1.1.3.2. Ban tổng hợp 13
1.1.3.3. Ban dự báo 13
1.1.3.4. Ban nghiên cứu các ngành sản xuất 13
1.1.3.5. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ 13
1.1.3.6. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực 15
1.1.3.7. Ban nghiên cứu phát triển vùng 15
1.1.3.8. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 15
1.1.3.9. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam 15
1.1.3.10. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển 16
1.1.3.11. Văn phòng 16
1.1.4. Các mối quan hệ của Viện chiến lược phát triển 17
1.1.4.1. Trong nước 17
1.1.4.2. Ngoài nước 17
1.1.5. Hướng hoạt động chính 19
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch 20
1
1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch 20
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch 22
1.2.3. Nội dung đầu tư phát triển du lịch 27
1.2.3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 27
1.2.3.2 Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch 33
1.2.3.3 Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực 35
1.2.3.4 Đầu tư nâng cấp và cải tạo trùng tu các di tích lịch sử 38
1.2.3.5 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách
du lịch 39
1.2.3.6 Thực trạng đầu tư quảng bá xúc tiến du lịch 42
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển du lịch và những lợi ích
mang lại từ hoạt động này 43
1.3.1. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch 44
1.3.1.1. Nhưng kết quả đạt được 44
1.3.1.2. Những tồn tại của vấn đề đầu tư phát triển du lịch 49
1.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 54
1.3.2. Đánh giá tổng quan từ hoạt động đầu tư phát triển du lịch
mang lai 56
1.3.2.1. Lượng khách du lich: trong nước, ngoài nước 56
1.3.2.2. Doanh thu du lịch 58
1.3.2.3.Những lợi ích khác 59
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
du lịch 62
2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển
du lịch 62
2.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch từ năm 2001-2010 62
2.1.1.1 Mục tiêu tổng quát 62
2
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể 62
2.1.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 53
2.2.3. Định hướng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch và
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 64
2.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của du lịch trong
hội nhập 64
2.2.1. Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam 65
2.2.2.Những thách thức đối với du lịch Việt Nam 66
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
du lịch 68
2.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện
quy hoạch 69
2.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch 70
2.3.3. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch 71
2.3.4. Giải pháp đối với việc đầu tư khai thác các nguồn lực 72
2.3.5. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch 73
2.3.6. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch 74
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
3
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, ngành Du lịch đang góp phần
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều lao động.Vì vậy mà người ta thường nói ngành du lịch là
“ngành công nghiệp không khói” thu được nhiều lợi nhuận.
Việt Nam chúng ta được dư luận quốc tế liên tục đánh giá là điểm đến
thân thiện, an toàn và xếp hạng một trong những nền du lịch hấp dẫn nhất thế
giới trong mười năm tới. Ngành du lịch nước nhà đã và đang khẳng định được
vai trò, vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Như chúng ta đã biết sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và
mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực
của thế giới, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn bước vào một giai đoạn
phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm nay, nước
ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch
biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha
Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến
khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du
lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự
kiện du lịch hằng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện
Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch Quảng Nam "Một điểm đến
hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp các miền đất nước. Các
sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và
loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch
phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.
Trong hội nhập WTO, ngành du lịch đứng trước nhiều thách thức. Điều
đó đòi phải có một chiến lược và những giải pháp đầu tư hợp lý nhằm phát
4
huy tối đa thế mạnh về du lịch của nước ta. Trong bài viết này tôi chỉ nêu một
vài thực trạng và giải pháp để đầu tư phát triển ngành du lịch.
Chuyên đề của em gồm 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch.
Chương 2 : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch.
Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ vào sự giúp đỡ của các thầy cô
cũng như sự hướng dẫn của các bộ nơi em thực tập. Em xin chân thành cảm
ơn cô giáo Nguyễn Thị Ái Liên đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành
chuyên đề, cũng qua đây em xin cảm ơn các anh chị trong Ban nghiên cứu
phát triển các ngành dịch vụ - Viện chiến lược phát triển đã giúp đỡ em trong
quá trình thức tập, cũng như trong thời gian em làm chuyên đề. Tuy nhiên do
kiến thức còn hạn hẹp nên bản chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Kính
mong sự góp ý của các thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
5
CHƯƠNG 1- THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân
là hai vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư): Vụ
tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh
tế. Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện chiến
lược phát triển hiện nay như sau:
Theo quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của Hội đồng
Chính phủ thì Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế koạch phân
vùng kinh tế được thành lập. Hai Vụ này hoạt động theo hai hướng lớn là: xây
dựng kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất.
Tại nghị định số 49CP ngày 25 tháng 3 năm 1974 của Hội đồng Chính
phủ, ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của UỶ ban kế hoạch Nhà
nước, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch.
Đến năm 1977 hội đồng chính phủ có quyết đính số 269Cp ngày 30
tháng 9 năm 1977 thành lập Uỷ ban phân vùng kinh tế Trưng ương.Bộ phận
làm việc thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trưng ương là Viện phân
vùng và quy hoạch thuộc uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
Tại quyết định số 69- HĐBT ngày 09 tháng 07 năm 1983 của hội đồng
Bộ trưởng về việc sửu đổi, bổ sung tổ chức trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nước, giải thế Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn dể thành lập
Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Theo văn bản số 2982- V15 ngày 12
tháng 6 năm 1984 của hội đồng Bộ trưởng quy định do vị trí và chức năng,
nhiệm vụ của Viện, Chủ nhiệm của Viện, chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch nhà
nước có thể bố trí cán bộ lãnh đạo Viện tương đương cấp tổng cục, và cán bộ
lãnh đạo các Ban, Văn phòng trực thuộc Viện tương đương cấp Vụ.
6
Tại nghị định số 151- HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1986 của hội đồng
Bộ trưởng vể việc sửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân cùng kinh tế,
giải thể uỷ ban phân vùng kinh tế Trung Ương, giao công tác phân vùng kinh
tế cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phụ trách. Đổi tênViện Phân vùng và quy
hoạch thuộc Uỷ ban kế hoạch nhà nước thành Viện phân bố lực lượng sản
xuất.
Thực hiện quyết định số 66-HĐBT ngày 18 thánh 4 năm 1988 của hội
đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước,
chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198-UB/TCCB
ngày 19 tháng 8 năm 1988, giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và giải
thể Viện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện kế hoạch dài hạn và
phân bố lực lượng sản xuất; phân công Phó chủ nhiêm Uỷ ban trực tiếp làm
Viện trưởng.
Theo nghị định số 89/CP ngày 12 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ mày của Uỷ ban kế hoạch
Nhà nước, chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 116 UB-
TCCB ngày 01 tháng 10 năm 1994 đổi tên Viện kế hoạch và phân bố lực
lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển, có vị trí tương đương tổng
cục loại I, và quyết định số 169 UB/TCCB-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 1994 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ máy của Viện chiến lược phát
triển.Viện là một đơn vị sự nghiệp, có vị trí tương đương với tổng cục loại I,
hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý cơ sở
vật chất kỹ thuật, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo phân cấp của
Bộ kế hoạch đầu tư.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện chiến lược.
1.1.2.1. Chức năng
7
- Nghiên cứu các và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh
tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ
- Nghiên cứu và xây dựng các đề án cề chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của
Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển phù hợp với chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước đã được phê duyệt.
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển
ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa
học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy
hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
- Tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên ngành và đào tạo sau đại học
Ngoài các chức năng trên thì Viện chiến lược phát triển thực hiện chức
năng giúp việc cho Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm
thưo quyết định só 20/2004/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2004 của thủ
tướng chính phủ.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, phối hợp với
các đơn vị trong Bộ, các ngành, các địa phương thì viện có nhiệm vụ: Tổ chức
nghiêm cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu để xây dựng và soạn thảo
chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và vùng lãnh thổ, quy hoạch dầu tư của cả nước.
8
- Trên cơ sở chiến lược và phát triển kinh tế - xã hội, Viện chủ trì hoặc
tham gia xây dựng các chương trình phát triển và các dự án lớn, tham gia xây
dựng hướng kế hoạch 5 năm, tham gia luận chứng và thẩm định các dự án đầu
tư quan trọng của Nhà nước.
- Làm đầu mối trong Bộ kế hoạch và đầu tư về công tác nghiên vứu
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tham gia xet duyệt quy
hoạch và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch kinh tế - xã hội. Phối hợp với
các đơn vị trong Bộ kế hoạch và đầu tư để cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch
phát triển, quy hoạch đầu tư trong các kế hoạch đầu tư trong các kế hoạch của
Nhà nước.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và các phương pháp xây dựng
chiến lược và các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội của ngành và địa phương.
-Nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế- xã hội,
thu nhập, phân tích, xử lý các thông tin kinh tế- xã hội trong và ngoài nước để
phục vụ cho việc nghiên cứu và quản lý kinh tế.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và đào tạo
cán bộ (kể cả cán bộ trên đại học khi có điều kiện và theo quy chế nhà nước)
về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện và thực hiênh những nhiệm
vụ khác được Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư giao.
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Viện chiến lược phát triển.
Viện Chiến lược phát triển có hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực
thuộc: Ban tổng hợp; ban dự báo; ban nghiên cứu phát triển các ngành sản
xuất; ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ; ban nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội; ban nghiên cứu phát triển vùng; ban
nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng; Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư
vấn phát triển; Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam và văn phòng
9
Hiện nay, Viện có 02 phó giáo sư, 26 tiến sỹ, 12 thạc sỹ và 60 cử nhân.
10
Chư
Viện trưởng
Hội đồng khoa họcCác phó viện trưởng
Ban
tổng
hợp
Ban dự
báo
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
các
ngành
sản
xuất
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
các
ngành
dịch vụ
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
nguồn
lực và
các vấn
đề xã
hội
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
vùng
Ban
nghiên
cứu
phát
triển hạ
tầng
Trung
tâm
nghiên
cứu
kinh tế
miền
Nam
Văn
phòng
Trung
tâm
thông
tin tư
liệu,
đào tạo
và tư
vấn
phát
triển
11
1.1.3.1 Hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các
chương trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá
nghiên cứu khoa học của Viện.
1.1.3.2 Ban tổng hợp
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo
về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghiên cứu
dự báo kinh tế vĩ mô.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản
lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
1.1.3.3 Ban dự báo
Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi
trường, liên kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội trong
nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
của nền kinh tế Việt Nam.
1.1.3.4 Ban nghiên cứu các nghành sản xuất.
Nghiên cứu, tổng hơph các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược,
quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư
nghiệp trên pham vụ cả nước và các vùng lãnh thổ.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý nàh
nước đôic vối công tác quy hoạch các ngành sản xuất.
1.1.3.5 Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược,
quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ.
12
12
- Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý
Nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ trên cả nước. Tham
gia thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch
hàng năm của các ngành dịch vụ.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng
chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức
* Lãnh đạo ban.
- Trưởng ban: Chỉ đạo chung, nghiên cứu lý luận, phương pháp luận
xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ.
* Nhóm nghiên cứu:
- Nghiên cứu phục vụ xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ
- Nghiên cứu phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ
của các vùng kinh tế, tham mưu tư vấn xây dựng quy hoạch phát triển các
ngành dịch vụ cho các tỉnh thành trong cả nước.
Các lĩnh vực dịch vụ Ban phụ trách nghiên cứu:
+ Khoa học công nghệ
+ Giáo dục
+ Giao thông vận tải
+ Bưu chính viễn thông
+ Thương mại
+ Tài chính ngân hàng
+ Du lịch
+ Và một số ngành dịch vụ khác...
13
13
1.1.3.6 Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã
hội.
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiển lược,
quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên
phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực
hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn
đề xã hội.
Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan tới quản lý nhà
nước về công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn
đề xã hội.
1.1.3.7 Ban nghiên cứu phát triển vùng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án
chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng
đất các vùng lãnh thổ (trong đó có vùng kinh tế xã hội, các vùng kinh tế trọng
điểm, các hành lang kinh tế, các tam giác phát triển, các vùng khó khăn, vùng
ven biển và hải đảo)
Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước
đối với công tác quy hoạch vùng lãnh thổ, tỉnh. Xây dựng hệ thống các bản
đồi quy hoạch phục vụ công tác lập quy hoạch.
1.1.3.8 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiên lược,
quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối
tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham
gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan.
1.1.3.9 Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội vùng ở Nam Bộ;
14
14
Tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát
triển kinh tế cho các tỉnh Nam Bộ. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội các tỉnh và các vùng ở Nam Bộ.
Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công.
Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành
ở Nam Bộ.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: Phòng nghiên cứu
Đông Nam Bộ; Phòng nghiên cứu Đồng bằng Sông Cửu Long; Phòng nghiên
cứu tổng hợp và thông tin, bản đồ và Phòng hành chính quản trị.
1.1.3.10 Trung tâm thông tin tư liệu, Đào tạo và tư vấn phát triển
Tổ chức đào tạo cán bộ trình độ tiến sỹ về các lĩnh vực chiến lược, quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát
triển khinh tế xã hội cho các ngành các điạ phương.
Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược
và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (đối với cả trong nước và quốc tế).
Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn
phát triển
Trung tâm thông tinh tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển có 4 phòng:
Phòng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Phòng tư vấn phát triển; Phòng thông tin
tư liệu và phòng hành chính quản trị.
1.1.3.11 Văn phòng
Tổng hợp, xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình,
kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện.
Thực hiện các công tác tổ chức và nhân sự; hành chính, quản trị, thư
viện- tư liệu, lưu trữ và lễ tân; quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện.
Đầu mối tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
của Viện.
15
15
Văn phòng Viện có 4 phòng: Phòng hành chính; Phòng kế hoạch tổng
hợp; Phòng tài vụ và phòng quản trị và quản lý xe.
1.1.4. Các mối quan hệ của Viện
1.1.4.1 Trong nước
Viện có mối quan hệ với các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, các
trường Đại học, các sở kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trưng ương trong các lĩnh vực:
- Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội.
- Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát
triển kinh tế- xã hội.
- Trao đổi thông tin, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy
hoạch.
1.1.4.2 Ngoài nước
Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiểu
nước và tổ chức quốc tế:
-Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức phát triển
công nghiệp của liên hiệp quốc (UNIDO), trung tâm phát triển vùng của liên
hiệp quốc (UNCRD).
- Ngân hàng phát triên châu Á (ADB): nghiên cứu quy hoạch về năng
lượng, chiên lược phát triển miền Trung Việt Nam.
- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): nghiên cứu quy hoạch 4
tỉnh miền Trung, khu đô thị mới Hoà Lạc- Xuân Mai.
- Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA): tăng cường năng lực
nghiên cứu uy hoạch và quản lý vùng vùng biển và ven biển, nghiên cứ một
số đề án kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
16
16
- Viện phát triển quốc tế Harvard (HIID) của Mỹ: nghiên cứ các vấn đề
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
- Viện phát triển Hàn Quốc (KDI): tăng cường năng lực nghiên cứu
chiến lược và dự báo kinh tế.
- Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng (DATAR) của Pháp:
nghiên cứu quy hoạch vùng.
- Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada: nghiên
cứu quản lý phát triển vùng ở Việt Nam.
- Quỹ NIPPON ( Nhật Bản) và viện nghiên cứu Nhật Bạn (JRI): nâng
cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam.
- Trường đại học kinh tế Stockholm (SSE) Thụy Điển: nghiên cứu về
kinh tế vĩ mô, đầu tư và phát triển nông thôn.
- Trường đại học Thammasat Thái Lan: nghiên cứu phát triển nguồn
nhân lực và đào tạo cán bộ.
- Quỹ hoà bình Sasakawa (SPF) Nhật Bản: nghiên cứu kinh tế thị
trường, đào tạo cán bộ và liên kết mô hình dự báo kinh tế Việt Nam- ASEAN.
- Quỹ động vật hoang dã (WWF): nghiên cứu về mội trường.
- Quỹ Hans Seidel (CHLB Đức): nghiên cứu về cải cách kinh tế.
- Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF)
Pháp về Diễn đàn kinh tế, tài chính để đối thoại và trao đổi giữa Việt Nam và
Pháp.
- Uỷ ban Kế hoạch và hợp tác Lào: xây dựng chiến lược hợp tác Việt
Nam- Lào, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Lào cà các tỉnh Khăm
Muôn, Viêng Chăn, thành phố Viêng Chăn.
Và một số tổ chức khoa hoc khác ở các nước.
17
17
1.1.5. Hướng hoạt động chính.
Trong thời gian tới Viện chiến lược tiếp tục duy trì và tập trung vào
những hoạt động sau:
- Duy trì các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua.
- Mở rộng các mối liên kết với các Viện chiến lược phát triển có cùng
chức năng trong nước cũng như trên thế giới
- Tăng cường trao đổi hợp tác giữa các bộ phận, Ban trong Viện với
nhau.
- Hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm thông qua các dự án, trao đổi
các bộ, hỗ trợ đào tạo.
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo giữa các Bộ, Ngành trong cả
nước để đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục vụ cho
công tác dự báo.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các
quá trình xử lý, phân tích thông tin.
18
18
1.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cho ngành du lịch có
những bước nhảy đáng kể cả về chất lẫn về lượng. Hoạt động đầu tư vào du
lịch không những chỉ chú trọng vào cải tạo cơ sở hạ tầng mà còn thêm nhiều
lĩnh vực khác với mục đích đưa du lịch thành một ngành mũi nhọn của nền
kinh tế quốc dân.
Để có thể phát triển du lịch chúng ta thu hút rất nhiều nguồn vốn khác
nhau trong đó có nguồn vốn do chính phủ tài trợ, có nguồn vốn do tư nhân
cũng có nguồn vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư phát
triển du lịch thường tăng qua các năm và chiếm khoảng 43% trong tổng số
đầu tư vào các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển phân theo các ngành kinh tế .
(Đơn vị: Tỷ VN đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nông-lâm- thuỷ sản 16414,8 17448,1 19575,5 23300 28400 29365,6
Công nghiệp- Xây
dựng
72249 84294 95643,6 113800 138700 153083,2
Dịch vụ 81832,2 97362,4 116397,1 137900 167900 181818,9
Du lịch 35187,9 41865,8 50050,8 59297 72197 78082,1
Tốc độ tăng vốn đầu
tư du lịch (%)
20,64 21,03 15,56 21,56 22,07 23,57
( Nguồn: Thời báo kinh tế- Kinh tế 2006- 2007)
Nói chung lượng vốn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng là nguồn vốn
Chính phủ, lượng vốn này có xu hướng tăng dần theo hằng năm do nhu cầu
19
19
phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chung. Trong 6 năm qua,
chính phủ đã cung cấp 2748 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du
lịch trọng điểm với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành
phố trực thuôc Trung ương. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ một lượng vốn
nhất định cho quảng bá, xúc tiến du lịch, thế nhưng lượng vốn này chỉ phân
bổ từ năm 2005 trở đi với vốn cho năm 2005 là 15,6 tỷ, năm 2006 là 18,9 tỷ.
Tuy nguồn vốn trên còn rất hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng du lịch cả nước cũng như của các địa phương có dự án, nhưng là
nguồn vốn kích thích thu hút được hàng nghìn tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn
khác cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như các lĩnh vực khác
liên quan đến du lịch.
Bên cạnh việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế thì ngành du lịch
cũng vận động được nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hơn 30 triệu USD
cho phát triển nguồn nhân lực, gần 400 triệu USD từ nguồn đầu tư trực tiếp
nước ngoài được đằng ký vào lĩnh vực kinh doanh du lịch năm 2006, đưa tổng
số vốn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch lên tới 5,2 tỷ USD và số dự
án là trên 200 dự án. Hầu hết các dự án của nước ngoài tập trung vào phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch chỉ rất ít các dự án đầu tư vào cơ sở
hạ tầng chỉ có dự án ở Hòn Ngọc Việt, chủ đầu tư đã đầu tư một cầu cảng để
đón khách du lịch quốc tế khi đến với khu du lịch vui chơi giải trí này bằng
đường thuỷ.
Như vậy, từ những số liệu khái quát trên cho ta thấy được rằng du lịch
nước nhà đang trên đà phát triển. Tuy số vốn đầu tư vào còn thấp chưa tương
xứng với tiềm năng du lịch hiện có những cũng có những biểu hiện tích cực
cụ thể như chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nâng lên, số dự án có lượng vốn
đầu tư cao tăng lên…., đó là một dấu hiệu tương đối tốt cho việc hội nhập
kinh tế quốc tế. Thế nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa
20
20
vị thế du lịch Việt Nam? Làm thế nào để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào
lĩnh vực du lịch? tất cả những câu hỏi đó đòi hỏi nhà các nhà quản lý phải có
những biện pháp đầu tư hợp lý đối với nguồn vốn nhà nước, phải có những
quy hoạch cụ thể về du lịch, phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư phù
hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch mà vẫn duy trì mục tiêu phát
triển bền vững.
1.2.2. Cơ cầu nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư vào du lịch được thực hiện bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn
vốn như : vốn ngân sách cấp, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh
trong và ngoài nước, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Tỷ lệ các nguồn vốn từng năm khác nhau nhưng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ cao qua từng năm.
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước.
21
21
Về nguồn vốn đầu tư trong nước cho lĩnh vực du lịch thường là các dự
án liên doanh với phía nước ngoài, Việt Nam chỉ đóng góp một phần vốn góp.
Nếu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ yếu tập trung vào hỗ
trợ xây dựng hạ tầng du lịch. Lượng vốn từ ngân sách hỗ trợ cho phát triển cơ
sở hạ tầng trong 6 năm qua là 2748 tỷ đồng và cụ thể qua các năm như sau:
Bảng 3: Vốn ngân sách dùng cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
( Đơn vị: tỷVNđồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Lượng vốn 266 380 450 500 550 620
Số tỉnh, thành phố được hỗ trợ vốn 13 37 43 53 58 62
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Đối với nguồn vốn tư nhân.
Trong những năm gần đây số dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân tăng
lên rõ rệt. Tổng vốn đầu tư cho một dự án có thể từ vài chục triệu cho đến vài
triệu dolarr tập trung tại các khu du lịch trọng điểm như: Quảng Nam với dự
án xây dựng khu du lịch Điện Ngọc- thế kỷ 21lên tới 200 tỷ đồng của công ty
cổ phần Thế kỷ, Đà Nẵng với dự án xây dựng khu nghỉ mát biển Xuân Thiều
lên tới 80 tỷ đồng hay hơn 900 triểu USD xây dựng khu du lịch Bà Rịa- Vũng
Tàu…Từ những dự án trên ta thấy thành phần kinh tế tư nhân rất quan tâm
đến sự phát triển du lịch và du lịch biển vẫn là thế mạnh của du lịch Việt Nam
vì hầu hết các dự án đều tập trung vào khai thác biển, chỉ có một số dự án mới
đi theo hướng mới như xây dựng khu nuôi thú ở Đồng Tháp lên tới 50 tỷ
đồng, hay khu vui chơi giải trí tại Bến Tre.
Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
22
22
Đây là nguồn có tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn đầu tư phát triển du
lịch (chiếm trên 50% trong tổng số đầu tư phát triển du lịch tại Việt Nam ).
Sau khi luật đầu tư ra đời thì các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam ngày càng gia tăng và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
nước nhà. Hầu hết lượng vốn đầu tư vào du lịch tập trung vào nhà hàng-
khách sạn. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với một ngành đang chuyển
mình mạnh mẽ trong hội nhập như ngành du lịch nước ta. Đến hết năm 2006
có hơn 200 dự án đầu tư vào du lịch đưa tổng số vốn đầu tư trực tiếp lên tới
5,2 tỷ USD trong đó nổi bật là dự án nghỉ mát đa năng Dankia- suối vàng
thuộc thành phố Đà Lạt lên tới 1,2 tỷ USD do 4 tập đoàn lớn của Nhật Bản
liên doanh đầu tư. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch tổng
hợp, các khu vui chơi, giải trí nhìn chung là còn hạn chế, chúng ta chưa thu
hút được nhiều vốn tập trung vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, khi đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy phần lớn vốn đầu tư
vào du lịch tập trung vào cơ sở lưu trú, khách sạn nhà hàng mà không chú
trọng đầu tư vào các dịch vụ bổ sung cho du khách như vui chơi giải trí, tham
quan, mua sắm hàng lưu niệm. Lượng vốn đầu tư cho khách sạn nhà hàng
tăng nhanh qua các năm: Từ 2975 tỷ đồng năm 2001 lên đến 5900 tỷ đồng
năm 2005.
Mà theo thống kê thì chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế cho
việc ăn uống và nghỉ ngơi có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện qua
bảng số liệu:
Bảng 4: Bảng chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế.
23
23
Năm 2003 2005 2006
Bình quân chung 74,6 (USD) 76,4 (USD) 78,8 (USD)
Thuê phòng 20,8 19,2 18,6
Ăn uống 12,6 14 16
Đi lại tại Việt
Nam
10,9 14,3 16,6
Thăm quan 5,6 5,8 6,6
Mua hàng hoá 10,9 12,7 14
Vui chơi giải trí 4,7 4,1 4,2
Y tế 0,9 1,1 1,3
Chi phí khác 7,2 5,2 5,1
( Nguồn tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu trên ta thấy chi tiêu của khách dành cho lưu trú ngày
càng giảm, năm 2003 chiếm 28%, năm 2005 là 25%, đến năm 2006 là 23,6%.
Trong khi đó thì chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung khác ngày càng phát triển,
dịch vụ lữ hành vận chuyển khách tăng từ 14,6% năm 2003 lên tới 18,7%
năm 2005 và 21,1% năm 2006. Đặc biệt nhu cầu vui chơi giải trí tăng rất
nhanh, nếu như trước đây tỷ lệ giữa dịch vụ cơ bản cua du lịch và dịch vụ bổ
sung là 7/3 thì hiện nay con số này đã có sự cân bằng đáng kể, người đi du
lịch bây giờ không còn hứng thú với hình thức du lịch nghỉ ngơi hoàn toàn
nữa mà họ ưa thích loại hình du lịch mang hơi hướng của sự vận động. Thế
nhưng, vốn đầu tư vào dịch vụ bổ sung cho du lịch ở nước ta còn thiếu rất
nhiều, lượng vốn dung để đầu tư cho khu vui chơi giải trí chủ yếu là nhờ vào
ngân sách nhà nước, không đủ đáp ứng được nhu cầu.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng
trong phát triển du lịch, thế nhưng lượng vốn của ngân sách nhà nước đầu tư
cho nhân lực du lịch là rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn vốn viên trợ chính thức
24
24
hoặc của các tổ chức phí chính phủ như liên minh châu Âu, vốn tài trợ của
Nhật Bản.
Mặc dù xác định công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đưa thông tin
du lịch đến thị trường trong và ngoài nước là một vấn đề hết sức cần thiết, thế
nhưng số vốn đầu tư cho công tác này còn rất ít, không được quan tâm nhiều,
số liệu không được tổng hợp một cách rõ ràng, hoạt động còn mang tính manh
mún không chuyên nghiệp. Thực trạng cho thấy các dự án thành lập các công
ty chuyên xúc tiến, quảng bá du lịch và làm dịch vụ du lịch chưa nhiều, chỉ
mới được chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên vốn đầu tư của các
doanh nghiệp này rất nhỏ, thường là nguồn vốn liên doanh với nước ngoài.
Ngoài ra thì tổng cục du lịch cũng có đầu tư một phần kinh phí cho việc xúc
tiến quảng bá du lịch nhưng số vốn còn rất nhỏ, khó có thể đủ để quảng bá
rộng rãi,ngân sách từ Trưng ương chi cho hoạt động xúc tiến du lịch năm
2005 là 15,6 tỷ đồng, năm 2006 là 18,9 tỷ đồng.
Trong khi đó lượng vốn đầu tư cho phát triển du lịch dành cho phát
triển các khu lưu trú chiếm rất lớn.Sự phát triển tự phát, không có quy hoạch
đã dẫn đến hàng loạt các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn mi ni chất lượng
không tốt ra đời, trong đó thiếu các khách sạn có chất lượng đạt tiêu chuẩn
cao. Tuy bước đầu giải quyết được tạm thời nhu cầu ăn nghỉ cho khách,
nhưng về lâu dài đây là một trở ngại khó khắc phục.
Từ những thực trạng trên, chúng ta nhận thấy rằng, nếu vốn đầu tư
không được phân bổ một cách hợp lý hơn, việc sử dụng vốn không được quản
lý chặt chẽ hơn trong các năm tới thì sẽ không thể đáp ứng được như cầu ngày
càng cao của du khách, giảm hiệu quả đầu tư phát triển du lịch, giảm sức hấp
dẫn của du lịch Việt Nam.
25
25