Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO LUẬT NGÂN SÁCH 2002 VÀ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.8 KB, 12 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM VỤ
CHI CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

2

1. Khái niệm phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương
2
2. Quy định của pháp luật về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân
sách địa phương theo Luật ngân sách 2002.
II. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI

3

CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO LUẬT NGÂN SÁCH 2002 VÀ
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………….

7

1. Nguồn thu của ngân sách địa phương……………………………………

7



2. Nhiệm vụ chi của ngân sách đại phương………………………………
3. Kiến nghị…………………………………………………………………
C.KẾT BÀI…………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

Đề bài
TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

1

8
9
10
11


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

Phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu,
nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002
Bài làm
A.LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh
tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật
ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã
hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống
nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo

các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm:
Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một
giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam
đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.(1)
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự
xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức
sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự
ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề
cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
1(1)

Trang “thông tin pháp luật dân sự”

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

2


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3


Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý, một mặt đảm bảo ngân
sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia, mặt khác
đảm bảo cho ngân sách địa phương chủ động xử lý các vấn đề trên địa bàn,
vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi
cho chính quyền các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM
VỤ CHI CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
1. Khái niệm phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa
phương
a) Phân phối nguồn thu
Sự tồn tại của nhà nước và nền sản xuất hàng hóa là tiền đề quyết định
tính tất yếu của thu ngân sách nhà nước. Bản thân Nhà nước và chính quyền
địa phương là tổ chức quyền lực với nhiều hệ thống cơ quan có chức năng,
nhiệm vụ tổ chức và quản lý xã hội nhưng lại không trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội. Để duy trì hoạt động và thực hiện các chức năng
này thì nhà nước nói chung các cơ quan địa phương nói riêng cũng cần một
lượng tiền cần thiết. Theo đó thu Ngân sách nhà nước là huy động, một bộ
phận giá trị sản phẩm xã hội, thoe quy định của pháp luật, làm hình thành
quỹ ngân sách nhà nước
b) Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách là hoạt động sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân
phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào
những mục đích khác nhau.
Chi ngân sách địa phương là hoạt động phân phối và sử dụng ngân sách địa
phương theo sự toán ngân sách đã được chủ thể có quyền quyết định nhằm

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

3



BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

mục đích duy trì và đảm bảo sự hoạt động của bộ máy chính quyền cũng như
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
2. Quy định của pháp luật về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho
ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002.
a) Nguồn thu của ngân sách địa phương
Nguồn thu của ngân sách địa phương được quy định tại điều 32 Luật
ngân sách nhà nước.
“1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ
dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu
khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

4


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài
nước;
r) Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 của Luật này;
s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật
này;
3. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương;
4. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy
định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.”
Theo quy định này thì nguồn thu từ ngân sách địa phương được chia
thành 4 nhóm lớn: những nguồn thu được tập trung toàn bộ vào ngân sách
địa phương, những nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, địa phương còn
được bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu từ huy động vốn của các tổ chức,
cá nhân. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các khoản thu mà ngân sách địa phương hưởng toàn bộ
gồm: các loại thuế và các khoản tiền thu có liên quan đến đất và tài nguyên;
thuế môn bài và lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự

nghiệp, thu từ hoạt động xổ số kiến thiế, thu hồi vốn của ngân sách địa
phương thu từ quỹ đất công ích và thu từ hoa lợi công sản khác; thu từ việ
trợ, đóng góp tự nguyện, từ huy động của các tổ chức cá nhân; thu kết dư
ngân sách và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương. Những khoản thu này cũng giống như

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

5


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

các khoản thu mà trung ương được tập trung theo tỷ lệ phần trăm vào ngân
sách cấp mình nhưng khác về tỷ lệ thu.
Thứ ba, các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương gồm: các
khoản thu bổ sung để cân đối thu, chi ngân sách địa phương và các khoản
thu bổ sung có mục tiêu giúp địa phương thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật
quy định.
Thứ tư, các khaorn thu từ huy động vốn của tổ chức, cá nhân để đáp
ứng nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi
cấp tỉnh đảm nhiệm nhưng ngân sách cấp tỉnh không đủ kinh phí để thi công
công trình. Đây là những công trình thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5
năm đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá
khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh trong năm dự toán.
b) Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại điều 33

Luật ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
“1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa
phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức
tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn
hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,
môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

6


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa
phương);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương
quản lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;

g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại
khoản 3 Điều 8 của Luật này;
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.”
Các khoản chi của ngân sách địa phương cũng gồm nhiều loại và được
chia thành năm nhóm lớn: chi đầu tư phát triển, chi thương xuyên, chi trả nợ
gốc và các khoản tiền huy động cho đầu tư xây dựng của địa phương, chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh và cho bổ sung cho ngân sách cấp
dưới.
Quy định này cũng đề ra bốn nguyên tắc pháp lý định hướng quyết
định phân phối th. Chi của hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân
sách địa phương phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và phù hợp với đặc điểm của từng vùng cũng như với trình
độ quản lý của từng địa phương.
TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

7


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

Thứ hai, việc phân chia nguồn thu cho ngân sách cấp xã phải thỏa
mãn tỷ lệ tối thiểu mà pháp luật quy định.
Thứ ba, khi quyết định tỷ lệ phần trăm phân cha các khoản thu giữa
ngân sách các cấp chính quyền địa phương, hội đồng nhân dân tỉnh phải căn

cứ vào tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu do thủ tướng chính phủ giao
và các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ.
Thứ tư, khi phân giao nhiệm vụ chi cho ngân sách của cấp xã, thành
phố thuộc tỉnh, phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các công tringf công
cộng phục vụ cho các sinh hoạt khác.
Ngoài các khoản thu do tỉnh phân bổ chính quyền xã và cấp
tương đương được phép huy động các khoản đóng góp tự nguyrnj của các tổ
chức, cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương
mình. Tuy nhiên, việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn thu ngày càng
phải tuân thủ quy định của pháp luật.
II. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM VỤ
CHI CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO LUẬT NGÂN SÁCH
2002 VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nguồn thu của ngân sách địa phương
Xét một cách toàn diện thì nguồn thu của ngân sách địa phương và
ngân sách trung ương có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên cả hai cấp ngân
sách này đều có chung một điểm và cùng quy định những nguồn thu được
tập trung toàn bộ vào ngân sách và những nguồn thu theo tỷ lệ phần trăm.
Việc quy định nguồn thu từ việc ngân sách trung ương tài trợ cho ngân sách
cấp dưới là việc làm thường thấy ở hầu hết các quốc gi, thể hiện vai trò chủ
đạo của ngân sách trung ương. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở ngay
những nước mà nền kinh tế phát triển ở trình độ cao như Úc, Mỹ. Đối với
Úc, ngân sách sách liên bang thường phải trợ cấp những khoản kinh phí lớn

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

8


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH


ĐỀ BÀI SỐ 3

để đảm bảo duy trì sự hoạt động của chính quyền các bang, chính quyền
bang cũng phải tài trợ khoảng 6-10% nhu cầu chi tiêu cho chính quyền địa
phương hàng năm. Chính quyền địa phương ngoài khaorn thu trợ cấp của
chính quyền bang còn nhận tài trợ trực tiếp từ chính phủ liên bang. Khoản
tài trợ của Liên bang chiếm khoảng 20% nhu cầu chi tiêu hàng năm của địa
phương.
Trên thế giới hiện nay tồn tại 2 hình thức tài trợ chính: tài trợ vô điều
kiện và tài trợ có điều kiện. Tài trợ vô điều kiện là hình thức tài trợ mà trong
đó chính phủ không đưa ra bất cứ yêu cầu nào đối với chính phủ cấp dưới
khi thực hiện trợ cấp dưới. Tài trợ có điều kiện là hình thức tài trợ của ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong đó việc sử dụng kinh phí được
tài trợ của chính quyền cấp dưới bị giới hạn trong những mục đích nhất định
theo yêu cầu của chính quyền cấp trên
Đối với nước ta, dễ dàng thấy rằng hình thức tài trợ kinh phí từ trung
ương cho địa phương dưới dạng bổ sung cân đối thu, chi ngân sách có dáng
dấp của tài trợ vô điều kiện được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và khi
bổ sung mục tiêu thì cũng giống như tài trợ có điều kiện.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách đại phương
So với nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, nhiệm vụ chi của ngân
sách đại phương có nhẹ hiwn cả về khoản mục chi cũng như nội dung của
từng khoản chi. Điều này được thể hiện qua danh mục các nhiệm vụ chi
ngân sách của địa phương và trung ương. Ví dụ như: địa phương không có
nhiệm vụ tài trợ, viện trợ, chi cho vay như trung ương. Điều đó còn thể hiện
ở những nội dung của từng khoản mục chi vì trong từng khoản mục, nội
dung chi của trung ương bao gồm cả những khoản chi mà nội dung chi của
ngân sách địa phương không có.
3. Kiến nghị


TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

9


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

Phân cấp quản lý ngân sách là vấn đề rất quan trọng, tạo sự chủ động
và ổn định cho các cấp ngân sách, tạo cơ sở kinh tế cho các cấp chính quyền
thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Sự phân cấp ngân sách ổn định, triệt
để giữa các cấp chính quyền sẽ tao tính chủ động cao trong bố trí kế hoạch
và hoạt động điều hành của mỗi cấp chính quyền và khuyến khích địa
phương tăng thu, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các nguồn thu của
ngân sách cấp trên. Hiện nay, phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính
quyền phải đảm bảo tính tập trung, thống nhất nhưng bên cạnh đó cũng phải
phát huy tính chủ động, sáng tạo của caaos ngân sách, bảo đảm ổn định
nguồn thu và nhiệm vụ chi lâu dài. Muốn vậy cần có các quy định thể hiện
sự phan cấp quản lý về ngân sách nhiều hơn, rộng hơn cho các cấp chính
quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Giữa các địa phương hiện
nay có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau, có sự chênh lệch lớn về
nguồn thu và nhiệm vụ chi, khả năng quản lú các nuồn thu đó thì luật ngân
sách nhà nước cần quy định rõ hơn nữa các nguyên tắc về ohaan cấp ngân
sách, tạo điều kiện cho hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân bổ ngân
sách sao cho phù hợp với đặc thù từng địa phương.
Bên cạnh đó các cấp ngân sách đều có nguồn thi 100% nhưng chiếm
tử trọng thu lớn hơn cả lại thuộc về ngân sách trung ương như nguồn thu từ
thuế VAT hàng nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc

biệt hàng hóa nhập khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng không khuyến khích
được địa phương chủ động khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu từ những
hoạt động trên địa bàn của mình.(2)
Ngoài ra cách phân chia các nguồn thu hiện nay chủ yếu dựa vào tính
chất, mức độ khoản thu mà chưa quan tâm đến đối tượng quản lý thu, dấn
đến các khoản thu nhỏ khó quản lý thuộc ngân sách cấp dưới lại được phân
2()

Giảng viên Lê Thị Thu Thủy (Khoa Luật - ĐH Quốc gia)

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

10


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

về cho ngân sách cấp trên làm hạn chế nỗ lực của cơ quan thu thuế cũng như
chính quyền
Có thể nói việc hoàn thiện pháp luât về phân phối nguồn thu, nhiệm
vụ chi cho ngân sách địa phương là vấn đề quan trong trong quá trình xây
dựng nền tài chính công theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo tính công khai, minh
bạch, đồng bộ, đồng thời nâng cao khả năng giám sát của quốc hội, Hội
đồng nhân dân, khả năng quản lý của chính phủ, bảo đảm sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành, địa phương trong việc thực hiện ngân
sách địa phương.
C.KẾT BÀI

Tóm lại quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách
địa phương theo Luật ngân sách 2002 tuy đã tạo điều kiện cho các cơ quan
nhà nước tiến hành áp dụng nhưng nhìn chung còn chưa hợp lý, chưa phát
huy hết hiệu quả của mình vào công tác quản lý, thực hiện ngân sách địa
phương. Vì vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa quy định này trong thời gian
tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, ĐH Luật Hà Nội 2005
2. Luật ngân sách nhà nước 2002, NXB LD-XH, 2009

TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

11


BÀI TẬP HỌC KỲ - MÔN LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI SỐ 3

3. Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Lê Thị Thu Thủy, tạp chí khoa học
ĐHQGHN, số 26/2010
4. Một số website:

-

/>
-


/>
-

/>option=com_content&view=article&id=169:tinh-hinh-thc-hin-nhim-v-thu-chingan-sach-a-phng&catid=70:tin-tc-hot-ng&Itemid=111

-

/>
TRẦN THỊ MINH TÂM, KT33A032

12



×