Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Khái niệm hình tượng nghệ thuật và những đặc trưng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.38 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................2
1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật...................................................................2
2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật.............................................................4
a. Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống ...............................................4
b. Sự thống nhất sinh động giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ..........4
c. Sự thống nhất sinh động giữa mặt khái quát và mặt cụ thể ..........................5
d. Sự thống nhất sinh động giữa lý trí và cảm xúc ...........................................7
e. Tính ước lệ ....................................................................................................8
f, Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa....................................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................11

1


MỞ ĐẦU

Nếu như khoa học sử dụng những khái niệm, định nghĩa để thể hiện mình thì
nghệ thuật lấy hình tượng để diễn tả, tái hiện đối tượng, nội dung mà nó đề cập.
Khái niệm hình tượng nghệ thuật từ lâu đã không còn xa lạ với những ai đã từng
tiếp xúc với bất cứ loại hình nghệ thuật nào như: văn học, hội họa, điêu khắc, ca
kịch,… Người nghệ sĩ dùng hình tượng nghệ thuật để nhận thức và cắt nghĩa đời
sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng đó mà sự vật
hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cũng nhờ nó mà cái
tâm, cái tài người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn nguyên nhất. Để
có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài: “Khái niệm
hình tượng nghệ thuật và những đặc trưng của nó” làm bài tập học kỳ của mình.


NỘI DUNG
1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật

Nếu không chú ý đến những đặc trưng của phương pháp khái quát riêng của
nghệ thuật, một trong những hình thái của ý thức xã hội, thì không thể hiểu
được đặc điểm của nghệ thuật, và sự tác động đặc thù của nghệ thuật đối với
cuộc sống xã hội của con người. Bởi vì, nghệ thuật khác với các hình thái
của ý thức xã hội khác ở đặc trưng cảm tính – cụ thể, đặc trưng tình cảm thể
hiện ở phạm trù hình tượng.
Phạm trù hình tượng là một phạm trù mang tính khái quát phản ánh tính hệ
thống của các khái niệm, phạm trù qui luật về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ
thuật. Vì tất cả những lý giải về nghệ thuật đều xuất phát từ vấn đề hình
tượng.
2


Có thể nói tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, và cũng có thể định nghĩa
vắn tắt nghệ thuật là một hệ thống những hình tượng. Mọi định nghĩa hình
tượng nghệ thuật hầu như không quán triệt hết nội dung và ý nghĩa của phạm
trù này; nhưng người ta có thể hiểu hình tượng nghệ thuật bởi những dấu
hiệu đặc trưng cơ bản của nó:
- Hình tượng là hình thức đặc thù của tư duy nghệ thuật, là sự phản ánh hiện
thực trong tính toàn vẹn, sinh động, cảm tính, cụ thể theo qui luật của cái
đẹp.
- Hình tượng là cơ cấu hài hoà của những yếu tố chủ quan và khách quan,
cảm tính – lý tính, cụ thể – khái quát, cá biệt – phổ biến; nhưng được trình
bày bằng con đường thông qua cái khách quan, cái cảm tính, cụ thể, cá biệt
để phát hiện cái chủ quan, cái lý tính, cái khái quát, cái phổ biến.
- Hình tượng là một cơ cấu hài hòa tinh thần – vật chất, trong đó nội dung
của hiện thực được trình bày theo những thủ pháp và phương tiện trực quan,

gợi cảm, ẩn dụ, đa nghĩa của quá trình hư cấu nghệ thuật, nhằm được sự
miêu tả và biểu hiện.
Trong tất cả các yếu tố tạo thành hình tượng nghệ thuật nói trên, thì yếu tố cảm xúc
– cá biệt mang tính cách cá nhân của chủ thể sáng tạo là quan trọng nhất. Có thể coi
như đó là cái phôi, cái tế bào đầu tiên để tạo nên hình tượng và hình tượng là cơ sở
để hình thành tác phẩm nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật là một phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh
hiện thực dưới một hình thức cảm tính – lý tính, cụ thể – khái quát, cá biệt – phổ
biến để con người cảm thụ, đánh giá, sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.

3


2. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
Có thể nói tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, và cũng có thể định nghĩa
vắn tắt nghệ thuật là một hệ thống những hình tượng. Mọi định nghĩa hình
tượng nghệ thuật hầu như không quán triệt hết nội dung và ý nghĩa của phạm
trù này nhưng người ta có thể hiểu rõ hơn về hình tượng nghệ thuật thông
qua những đặc trưng cơ bản của nó.

a. Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
Nhắc đến hai chứ nghệ thuật người ta vẫn nhầm tưởng nó là hiện thân
của những cái hoa mĩ, diễm lệ, của những thứ lãng mạn, viển vông, nhưng
thực chất nghệ thuật luôn bám sát cuộc sống, nó dựa hơi người, đời, vật để
nảy sinh, tồn tại và trường tồn cùng thời gian. Nghệ thuật như một người bạn
đồng hành tận tụy, một người thư ký trung thành của thời đại. Hình tượng
nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn lọc, sáng
tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và
tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất cũng có thể trở

thành các hình tượng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang những ấn tượng
sâu sắc đến với người cảm thụ.
b. Sự thống nhất sinh động giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Nhưng người
nghệ sĩ không tạo ra hình tượng bằng cách rút ruột mình như loài nhện. Nghệ sĩ
như loài ong kia, bay đi muôn phương tìm nhụy hoa, về hòa với máu của mình để
làm ra mật. Tác phẩm nghệ thuật đích thực như mật ong, không còn là nhụy của
hoa, cũng không đơn thuần là máu của ong. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của
4


thế giới khách quan. Hai mặt chủ quan và khách quan do vậy thống nhất hữu cơ
trong hình tượng. Mặt chủ quan là ấn tượng, thái độ, quan niệm, lẽ sống của nguời
nghệ sĩ. Mặt khách quan là tính chất, sắc thái, hiện trạng của các hiện tượng ngoài
đời sống. Trong nghệ thuật, yếu tố chủ quan chi phối đến cả quá trình sáng tạo của
tác giả, hơn thế tính chất chủ quan còn in dấu rõ nét trên mỗi tác phẩm nghệ thuật,
và chính điều đó làm đã làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ. Nghệ thuật
phản ánh thế giới khách quan qua cái nhìn chủ quan của người nghệ sĩ.
Một tác phẩm nghệ thuật luôn có sự hòa quyện không thể tách rời của hai
yếu tố khách quan và chủ quan.
• Ví dụ trong âm nhạc:
Chọn 2 sáng tác âm nhạc cùng viết về mùa thu Hà Nội:
- Với “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: đó là cảm giác
bâng khuâng, xao xuyến khi bắt gặp một Hà Nội trong sắc vàng của cây cơm nguôi,
màu đỏ của cây bàng, màu nâu thẫm của những mái ngói nhà cổ, màu xanh của
cốm Vòng
- Với “Hà Nội mùa thu” của nhạc sĩ Vũ Thanh, Hà Nội mang sức sống mãnh
liệt của một thủ đô từng trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ với những
khó khăn, gian khổ nhưng “vẫn ngát xanh” tràn đầy nhựa sống.
Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ

quan của bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. Hình tượng nghệ
thuật do đó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của
người nghệ sĩ đối với hiện thực ấy. Đó chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa
nghệ thuật và khoa học

c. Sự thống nhất sinh động giữa mặt khái quát và mặt cụ thể
5


Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng có tính phổ biến đối với muôn loài.
Đối với nghệ thuật thì cái chung, cái khái quát muốn được thể hiện phải qua cái
riêng, cái cá biệt; mặt bản chất muốn được bộc lộ phải qua các hiện tượng cụ thể
muôn màu muôn vẻ ngoài đời. Nói nghệ thuật biểu hiện đời sống bằng chính hình
thái của bản thân đời sống là như vậy. Đối với loại hình tượng biểu hiện, cảm nghĩ
riêng của nhân vật hoặc cái tôi trữ tình phải ít nhiều trở thành tiếng nói chung của
tầng lớp mình đại diện và thời đại mình đang sống. Nghệ thuật chân chính mang
tính xã hội, không thể là tiếng nói cá nhân đơn độc. Chính mặt khái quát của hình
tượng tạo nên ý nghĩa rộng rãi, sức sống bền lâu của tác phẩm nghệ thuật. Trong
khi, nhờ mặt cụ thể, hình tượng nghệ thuật mới có da thịt, nhân vật mới có thể “đi
lại” “nói năng” như mọi thực thể sống ngoài đời.
Muốn xây dựng được các hình tượng nghệ thuật vừa giàu sự sống vừa giàu
sức sống, người nghệ sĩ phải tuân thủ theo những yêu cầu của điển hình hóa. Điển
hình hóa nghệ thuật là sự kết hợp giữa phương pháp khái quát hoá và phương pháp
cá thể hóa, nhằm tạo ra cái riêng và cái chung của một hình tượng thành công. Vậy
là, theo ý nghĩa rộng nhất, điển hình hóa là quy luật chung của mọi hoạt động sáng
tạo nghệ thuật đích thực.
• Một số dẫn chứng về sự thống nhất của cái cụ thể với cái khái quát:
Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu
– rừng xà nu, để nói về mảnh đất và con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.
Thông qua hình ảnh này cùng với những ngôn từ gợi hình, gợi cảm như lao thẳng,

phóng, vượt, ưỡn..., người đọc, người nghe, người xem đã cảm nhận được sức sống
tiềm tàng, mãnh liệt, khao khát tự do cháy bỏng của họ.
Những ai đã đọc tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài chắc hẳn
không quên được hình ảnh cuộc sống và những con người vùng cao. A Phủ, Mị đại diện cho những con người bị áp bức, bóc lột nhưng trong họ luôn ẩn chứa sức
6


sống tiềm tàng, sẵn sàng vùng lên phản kháng khi có cơ hội. Còn cha con A Sử
cùng với bọn áp bức bóc lột đã khái quát lên bản chất xấu xa, hạn chế của xã hội
còn đầy bất công, lạc hậu, mê tín..
d. Sự thống nhất sinh động giữa lý trí và cảm xúc
So với những hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật có sức tác động kỳ
diệu đến tư tưởng, tình cảm của con người. Sự ám ảnh kỳ lạ của nó có thể khiến
cho con người ta dù ở thế hệ nào, thời đại nào, tầng lớp nào cũng đều bị cuốn theo
những ấn tượng về xúc cảm đó, để rồi cứ thế say mê, thèm muốn hai chứ “nghệ
thuật”. Sức mạnh của nghệ thuật nằm ngay trong chính bản thân hình tượng, trong
sự thống nhất biện chứng giữa lí trí và tình cảm. Đúng như Marx đã từng khẳng
định: “con người khẳng định mình trong thế giới vật thể không chỉ bằng tư duy mà
còn bằng tất cả các cảm xúc” ”. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí trí và tình cảm là
nhân tố đưa các tác phẩm nghệ thuật trở thành những kiệt tác trường tồn cùng thời
gian. Một tác phẩm càng chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc thì càng dễ đi vào
lòng người.
Nhắc đến nghệ thuật, người ta nghĩ ngay đến cảm xúc, nhưng không vì thế
mà quá đề cao yếu tố tình cảm để rồi coi nhẹ yếu tố lí trí – một phần quan trọng cấu
thành nên chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật.
Lí trí là những nhận thức đúng đắn, sáng suốt về cuộc sống, về thực tại. Tình
cảm dù có mãnh liệt đến đâu cũng sẽ khó đem lại giá trị cho hình tượng nếu nó
không được đặt dưới sự kiểm soát của lí. Sự chi phối của yếu tố lí trí bộc lộ ở năng
lực nắm bắt, phát hiện bản chất của cuộc sống ở tầm khái quát, thể hiện trong việc
lựa chọn những chi tiết quan trọng và chủ yếu để xây dựng hình tượng. Hơn nữa nó

còn chi phối cả hoạt động hư cấu và tưởng tượng của người nghệ sĩ.
Ta có thể khẳng định một cách khái quát rằng, trong hình tượng nghệ thuật,
tình cảm không những đối lập với lí trí mà chúng còn có quan hệ trống nhất chặt
7


chẽ với nhau. Tình cảm được kiểm định bằng lí trí, lí trí mượn tình cảm để đi vào
lòng người. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa tình cảm và lí trí trong một chỉnh thể
nghệ thuật.
- L.Tolstoi đã từng nói về sự hòa hợp giữa lí trí và tình cảm trong sáng tạo
nghệ thuật: “Ở nhà văn, nhà tư tưởng và nhà phê bình phải đồng thời cùng hoạt
động. Nếu chỉ có một trong ba vai này thôi thì chưa đủ. Nhà tư tưởng tích cực và
quả cảm, anh ta biết rõ “viết để làm gì”, anh ta thấy rõ mục đíchvà đặt mốc. Nghệ
sĩ giàu cảm xúc, dịu dàng, cả con người anh ta cho thấy phải làm “như thế nào”,
anh ta đi theo mốc, anh ta cần có những khuôn khổ - nếu không anh ta sẽ loãng ra,
nhòe đi... Nhà phê bình phải suốt hơn nhà tư tưởng và tài năng hơn nhà nghệ sĩ,
anh ta không phải là người sáng tạo, anh ta rất khách quan và không hề thương
xót một ai. Dĩ nhiên, một tác phẩm lớn được tạo nên bởi ba yếu tố này”.
Tóm lại, trong hình tượng nghệ thuật, tình cảm không những không đối lập
với lí trí mà chúng còn có quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. Tình cảm bao giờ
cũng được kiểm tra bằng lí trí, được nghiền ngẫm thông qua lí trí.
e. Tính ước lệ
Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy ước.
• Kết quả của quá trình hoạt động hư cấu thông qua trí tưởng tượng của nghệ
sĩ là những hình tượng nghệ thuật vừa phản ánh cuộc sống nhưng không phải
là chính bản thân cuộc sống – đó là những hình tượng mang tính ước lệ.
• Tính ước lệ giúp cho hình tượng nghệ thuật khái quát được một phạm vi rộng
lớn của hiện thực cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu mà không phá vỡ tính hoàn
chỉnh, toàn vẹn, sinh động của chúng.
• - Mặc dù không tuân thủ tính máy móc trật tự vốn có của cuộc sống nhưng

tính ước lệ không hề đối lập với tính chân thực mà ngược lại, nhờ ước lệ,
8


nghệ thuật có thể phản ánh chân thực hơn về cuộc sống. Đúng như có người
đã từng nói: “nghệ thuật hay ở chỗ vừa giống vừa không giống, không giống
quá thì dối đời, giống quá thì mị đời”.
• Tính ước lệ làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên hàm súc hơn. Nó có thể
truyền đạt được những nội dung cuộc sống phong phú trong một bức tranh,
một pho tượng, một vở diễn sân khấu, một bộ phim hay một tác phẩm văn
học...
f, Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
Một hình tượng nghệ thuật có thể đem lại nhiều cách hiểu, cách lí giải khác
nhau mà vẫn không loại trừ nhau, tạo thành tính đa nghĩa của chính hình
tượng nghệ thuật đó.
Tính đa nghĩa này cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho hình tượng khác với
khái niệm khoa học. Khi khái niệm khoa học phải đơn nghĩa thì hình tượng
của nghệ thuật lại chứa đựng những tầng nghĩa khác nhau. Bên trong vỏ vật
chất, các tầng nghĩa ấy mang những tiềm năng rất lớn, đó là những quan
niệm, những tư tưởng, những đánh giá về cuộc sống. Tiềm năng ấy chỉ được
phát huy, bộc lộ khi được người đọc, người nghe, người xem khám phá .
*Dẫn chứng về tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật: Nguyên lý “Tảng
băng trôi” của Hemingway
“Tảng băng trôi” : dựa vào tự nhiên trong thực tế, tảng băng trên mặt
nước chỉ có một phần nổi, bảy phần chìm. Nhà văn sáng tạo theo nguyên lí
đó: nhấn mạnh vào yếu tố hàm xúc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra
được “ý tại ngôn ngoại” và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Nhiệm vụ
của người đọc là phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”,
những hình tượng, hình ảnh,… giàu tính tượng trưng đa tầng nghĩa; phải vận
9



dụng kinh nghiệm và những hiểu biết để lấp đầy khoảng trống mà nhà văn cố
tình tạo ra trong tác phẩm.

KẾT LUẬN
Sẽ không có nghệ thuật nếu không có hình tượng. Hình tượng đối với một tác phẩm
nghệ thuật cũng như những tế bào đối với một cơ thể sống. Nó không chỉ là
phương thức tái hiện thế giới khách quan, là nhân tố góp phần truyền tải thông điệp
của tác giả tới mọi người mà còn là tâm hồn, bản ngã của người nghệ sĩ, nó khẳng
định phong cách, cái tôi của người nghệ sĩ trên con đường sự nghiệp của mình.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình mĩ học đại cương. Nhà sản xuất giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng.
2. Mĩ học đại cương - Giáo trình đại học, Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê
Hồng Vân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. www.tailieu.vn
4. www.kilobooks.com
5. www.thuviencongdong.com

11



×