L
uật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (LTNBTCNN) được nhìn nhận
như một tiến bộ, bởi lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp, Việt Nam đã luật hóa
quyền của tổ chức, cá nhân được Nhà nước bồi thường vốn có trong Hiến
pháp thành một đạo luật cụ thể (1). Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau mà trách nhiệm bồi thường của nhà nước được giới hạn trong những lĩnh vực
nhất định cũng như các trường hợp cụ thể. Đối với hoạt động tố tụng hình sự, đây là
hoạt động đặc thù- một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể
tồn tại những sai lầm nhất định(2). Do đó, nhà làm luật quy định những trường hợp thiết
thực phải bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự. Song bên cạnh đó, nhà làm luật
cũng quy định những trường hợp miễn trừ trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động
tố tụng hình sự với những trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 27 LTNBTCNN.
Bài viết dưới đây ủa chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu đề tài: “Sưu tầm 02 vụ việc
thực tế không được Nhà nước bồi thường trong hoạt động Tố tụng hình sự theo
Điều 27 LTNBTCNN. Phân tích lý do không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
của nhà nước trong những vụ việc đó”.
1. Những trường hợp không được Nhà nước bồi thường trong hoạt động Tố
tụng hình sự
C
ác trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình
sự được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 27 LTNBTCNN. Theo đó, có
thể tách ra thành các trường hợp sau đây để tiện theo dõi:
Thứ nhất, cá nhân được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật hình sự (khoản 1);
1()
Tham khảo tại Website: dddn.com.vn/2010040709466377cat103/luat-trach-nhiem-boi-thuong-cuanha-nuoc-tre-hen-den-bao-gio.htm;
2
()
Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Viện nghiên cứu Nhà
nước và pháp luật;
1
Thứ hai, cá nhân có hành vi cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật
chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người phạm tội (khoản 2);
Thứ ba, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp
tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để che giấu tội phạm (khoản 2); Trong trường này,
che giấu tội phạm khác với nhận tội thay ở chỗ: che giấu tội phạm không nhằm mục
đích gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi thay người phạm tội;
Thứ tư, cá nhân bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã
bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình nhưng
chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội trong vụ
án đó nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 26
LTNBTCNN (khoản 3);
Thứ năm, cá nhân (bị cáo) bị Toà án quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều
bản án, đã bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình
nhưng chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội
trong các bản án được tổng hợp nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các
khoản 4, 5 và 6 Điều 26 LTNBTCNN (khoản 3);
Thứ sáu, cá nhân cóa hành vi cấu thành tội phạm và bị khởi tố, truy tố trong vụ
án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được quy dịnh tại Điều 105 Bộ
luật Tố tụng hình sự nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi
tố (khoản 4);
Thứ bảy, cá nhân bị khởi tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm
pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật mà theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành
và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ không phải chịu trách nhiệm hình
sự (khoản 5).
2
2. Dẫn chứng về hai vụ việc thực tế
2.1.
Vụ việc thứ nhất: Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
2.1.1. Tóm tắt vụ việc
N
gày 15/10/2012, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thành phố Cần Thơ cho
biết đã đình chỉ điều tra vụ án và miễn trách nhiệm hình sự đối với ông
Nguyễn Đình Nhu (49 tuổi, ngụ huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Theo
hồ sơ, giữa tháng 11/1990, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang (cũ)
khởi tố vụ án buôn lậu ôtô. Một tháng sau, ông Nhu bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi
buôn lậu. Quá trình điều tra, công an đã giữ của bị can hai chiếc ôtô và 2.8 cây vàng
24K. Cuối năm 1991, Công an tỉnh Hậu Giang chuyển kết luận điều tra sang VKSND
cùng cấp, đề nghị truy tố ông Nhu ở vai trò đồng phạm với Phonneng (quốc tịch
Campuchia) về Tội buôn lậu. Ông được cho là đã mua xe TAIBOT do Phonneng mang
sang Việt Nam. Từ ngày 5/5/1992, ông Nhu được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo VKSND thành phố Cần Thơ, sau khi xem xét khiếu nại của bị can, thông
qua quá trình điều tra, cơ quan này thấy “do chuyển biến tình hình, hành vi phạm tội
của bị can không còn nguy hiểm cho xã hội”. Vì lẽ đó, VKSND miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự với ông Nhu. Vật chứng của vụ án được trả lại sau 22 năm bị tạm giữ.
2.1.2. Phân tích vụ việc
Thứ nhất, hoạt động xảy ra thiệt hại
Thiệt hại xảy ra trong hoạt động điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an
tỉnh Hậu Giang (cũ) và hoạt động truy tố của VKSND tỉnh Hậu Giang (cũ), nay là
thành phố Cần Thơ, đối với ông Nguyễn Đình Nhu về Tội buôn lậu.
Thứ hai, chủ thể bị thiệt hại
3
Trong vụ án trên, chủ thể bị thiệt hại là ông Nguyễn Đình Nhu, 49 tuổi, ngụ
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, là bị can trong vụ án buôn lậu ô tô. Ông Nhu đã bị
khởi tố và bắt tạm giam. Sau đó, ông Nhu được tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư
trú để phục vụ công tác điều tra, truy tố.
Thứ ba, thiệt hại thực tế xảy ra
1) Thiệt hại về vật chất
Năm 1990, trong quá trình điều tra của mình, cơ quan công an đã tạm giữ của bị
can là ông Nguyễn Đình Nhu số lượng tài sản là hai chiếc xe ô tô và 2.8 cây vàng 24K.
Hai chiếc xe ô tô của ông Nguyễn Đình Nhu bị hư hỏng nặng; 2.8 cây vàng 24K của
ông Nhu mặc dù không có sự thiệt hại rõ nét trên 2.8 cây vàng đó những theo nguyên
tắc chung, ông Nhu đã bị thiệt hại về khoản lãi phát sinh từ 2.8 cây vàng đó. Đây là
loại thiệt hại về vật chất do việc không sử dụng, khai thác được tài sản.
2) Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất
Trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành truy tố ông Nhu, ông Nhu đã bị bắt
tạm giam từ cuối năm 1990 đến ngày 5/5/1992. Do đó thiệt hại xảy ra với ông Nhu sẽ
bao gồm cả thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất trong quá trình tạm giam.
3) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
Trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành khởi tố ông Nhu, ông Nhu đã bị tạm
giam từ cuối năm 1990 đến ngày 5/5/1992. Như vậy, thiệt hại do tổn thất về tinh thần
xảy ra với ông Nhu là thiệt hại (nếu như được bồi thường theo quy định tại khoản 2
Điều 47 LTNBTNN) được tính theo cách: 03 ngày lương tối thiểu cho 01 ngày bị tạm
giữ tạm giam. Ngoài ra, quá trình khởi tố, truy tố ông Nhu mà ông Nhu không bị tạm
giữ, tạm giam là từ 5/5/1992 đến 15/10/2012, như vậy thiệt hại do tổn thất về tinh thần
còn là thiệt hại (nếu như được bồi thường theo quy định tại khoản 5 Điều 47
LTNBTNN), được tính theo cách: ứng với 1 ngày lương tối thiểu cho 1 ngày bị khởi
tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam.
4
2.1.3. Cách thức giải quyết vụ việc
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 LTNBTCNN quy định trường hợp
không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự đó là “người được miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Theo VKSND thành phố Cần
Thơ, sau khi xem xét khiếu nại của bị can, thông qua quá trình điều tra, cơ quan này
thấy “do chuyển biến tình hình, hành vi phạm tội của bị can không còn nguy hiểm cho
xã hội”. Vì lẽ đó, VKSND miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Nhu. Vật chứng
của vụ án được trả lại sau 22 năm bị tạm giữ.
Ông Nguyễn Đình Nhu sẽ không được nhà nước bồi thường thiệt hại vì rơi vào
trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự.
Vụ việc thứ hai: Nhận tội thay
2.2.
2.2.1. Tóm tắt vụ việc
N
gày 18/02/2011, Tòa án nhân dân (TAND) thị xã Bà Rịa tuyên phạt Đỗ
Hùng Long sinh năm 1966, trú tại quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh 9
tháng tù giam về “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ”. Theo cáo trạng của vụ án thì vào ngày 16/7/2010, Long điều khiển
xe ôtô mang biển số 53L- 0086 từ TP.Hồ Chí Minh về TP. Vũng Tàu. Khi đến đoạn
đường vào Nhà máy điện Bà Rịa (thị xã Bà Rịa) thì gây tai nạn làm anh Hà Minh Công
chết ngay tại chỗ. Sau 02 tháng chấp hành hình phạt tù, Long kháng cáo bản án sơ
thẩm lên TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 25/6/2011, tại phiên tòa phúc thẩm,
Long đã xin thay đổi yêu cầu kháng cáo và khai hết toàn bộ sự thật của vụ án. Đến đây
mới lộ rõ sự thật là hôm xảy ra tai nạn, Long đang ở một gara sửa xe ở quận Bình
Thạnh mà không hề điều khiển chiếc xe đã gây ra tai nạn.
5
Tại Tòa, Long đã khai: “Bị cáo vì thương anh Đỗ Minh Hòa (là anh trai của bị
cáo Đỗ Hùng Long, sinh năm 1964) và do anh Hòa nói là đã dàn xếp ổn thỏa mọi việc
liên quan đến vụ án nên sẽ không bị tù tội gì, vì vậy bị cáo đã nhận tội thay”. Còn
chính người gây tai nạn là Đỗ Minh Hòa cũng khai tại phiên phúc thẩm rằng sau khi
gây ra tai nạn, Hòa đã bỏ hiện trường quay về TP. Hồ Chí Minh nhờ bạn bè giúp đỡ
tiền bạc để bồi thường cho gia đình nạn nhân. Vì không có bằng lái xe lại gây tai nạn,
sợ bị xử lý nặng nên Hòa đã nhờ anh Long nhận tội thay. TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để tiến hành giải quyết lại từ đầu, Đỗ Hùng Long được
tuyên vô tội.
2.2.2. Phân tích vụ việc
Thứ nhất, hoạt động xảy ra thiệt hại
Thiệt hại xảy ra trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của cơ quan tiến hành
tố tụng thị xã Bà Rịa (Vũng Tàu).
Thứ hai, chủ thể bị thiệt hại
Đỗ Hùng Long đã bị TAND thị xã Bà Rịa tuyên phạt 9 tháng tù giam về “Tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nhưng trên thực tế Đỗ
Minh Hòa mới là người gây ra tai nạn. Bởi vậy, trong hoạt động tố tụng hình sự trên,
Long chính là người bị thiệt hại.
Thứ ba, thiệt hại thực tế xảy ra
Trong vụ việc, Đỗ Hùng Long bị tuyên phạt 9 tháng tù giam về “Tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”và đã chấp hành hình phạt tù
được 02 tháng trước khi kháng cáo bản án sơ thẩm lên TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trước đó, Long còn bị tạm giam, tạm giữ theo quy định và còn bị tịch thu phương tiện
giao thông liên quan đến vụ án. Do vậy, thiệt hại thực tế được xác định bao gồm:
6
1) Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất
Trong khoảng thời gian chấp hành hình phạt, Long đã phải tạm ngừng hoặc
ngừng công việc của bản thân cho dù các công việc đó có thường xuyên, ổn định hay
không thì ít nhiều cũng sẽ bị những ảnh hưởng nhất định tới các khoản thu nhập thực tế
từ việc rửa xe ở quận Bình Thạnh.
2) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần xảy ra với Long là thiệt hại (nếu như được bồi
thường theo quy định tại khoản 2 Điều 47 LTNBTNN) được tính theo cách: 03 ngày
lương tối thiểu cho 01 ngày phạt tù.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian chấp hành hình phạt, không ít thì nhiều
Long đã phải chịu những áp lực từ phía người nhà nạn nhân, từ phía dư luận, người
thân trong gia đình và cả chính bản thân mình. Điều này có tác động rất lớn đối với
tâm lí và tinh thần của người bị thiệt hại.
2.2.3.
Cách thức giải quyết vụ việc
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 LTNBTCNN quy định trường hợp
không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự đó là “Cố ý khai báo gian dối hoặc
cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác… ”.
TAND tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để tiến hành giải quyết lại từ đầu, Đỗ
Hùng Long được tuyên vô tội.
Đỗ Hùng Long sẽ không được nhà nước bồi thường thiệt hại vì rơi vào trường
hợp không được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự.
7
3. Phân tích lý do không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước
trong 02 vụ việc trên
3.1.
C
Đối với vụ việc thứ nhất: Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
ăn cứ vào Điều 27 TNBTCNN- các trường hợp không được bồi thường thiệt
hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trường hợp của ông Nhu rơi vào khoản
1 Điều này: “người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật”.
Thứ nhất, lý do không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước
1) Xuất phát từ bản chất và tính giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường
của nhà nước
Trong hoạt động tố tụng hình sự, để ngăn chặn các hành vi phạm tội, phát hiện
nhanh chóng, chính xác và xử lí nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng hình
sự để giải quyết vụ việc. “Tố tụng hình sự với tư cách là quá trình nhà nước đưa một
người ra xử lí trước pháp luật khi họ bị coi là tội phạm luôn thể hiện đậm đặc tính
quyền lực nhà nước với sức mạnh cưỡng chế nhà nước, với sự thiếu quân bình về thế
và lực của các bên tham gia quan hệ tố tụng hình sự mà sự yếu thế luôn thuộc về
những người bị buộc tội”. Nhà nước sẽ bồi thường đối với những thiệt hại do người
tiến hành tố tụng hình sự gây ra nếu những thiệt hại đó thuộc phạm vi trách nhiệm bồi
thường của nhà nước. Việc quy định nhà nước không phải bồi thường trong các trường
hợp tại Điều 27 nói chung, khoản 1 Điều 27 LTNBTCNN về trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự nói riêng là nhằm mục đích hạn chế hơn, rút gọn hơn những trường hợp
không do lỗi của người thi hành công vụ.
Xuất phát từ bản chất và tính giới hạn trong trách nhiệm của bồi thường nhà
nước, đó là nhà nước sẽ bồi thường khi có thiệt hại xảy ra, có thể là thiệt hại về vật
chất hoặc về tinh thần; thiệt hại đó phải do người thi hành công vụ gây ra. Hơn nữa,
8
Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại bị oan, tức là không
thực hiện hành vi phạm tội mà bị điều tra, truy tố, xét xử; không đặt vấn đề lỗi của
người thi hành công vụ mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hại
được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình
trạng oan này. Trong tình huống này, ông Nhu có hành vi phạm tội trên thực tế, việc
ông được miễn trách nhiệm hình sự là do khách quan, khi mà hành vi phạm tội của ông
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2) Xuất phát từ nguyên lý cân bằng
Ông Nhu đã được VKSND thành phố Cần Thơ miễn trách nhiệm hình sự về tội
danh của mình. Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định thể hiện chính sách nhân đạo
của nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời động
viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải
tạo nhanh chóng, sớm trở thành người có ích cho xã hội,… Điều 25 Bộ luật Hình sự
quy định: “Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra,
truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Thực chất, người được miễn trách
nhiệm hình sự là người “có hành vi phạm tội” nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự trong những trường hợp cụ thể chứ không phải là người “không phạm tội”. Về
bản chất, người được bồi thường phải là người hoàn toàn không thực hiện bất cứ hành
vi vi phạm pháp luật nào hoặc hành vi của họ không cấu thành tội phạm. Ở đây, ông
Nhu đã thực hiện hành vi phạm tội nên dù được miễn trách nhiệm hình sự ông cũng sẽ
không được bồi thường. Bởi lẽ, việc ông Nhu bị thiệt hại có xuất phát điểm từ hành vi
vi phạm pháp luật hình sự khiến ông vướng vào vòng lao lý. Bên cạnh đó, việc ông
Nhu được miễn trách nhiệm hình sự khi mà hành vi phạm tội của ông đã thỏa mãn các
dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (Tội buôn
lậu) đã là nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Theo nguyên lý cân bằng, ông Nhu
đã được hưởng chính sách khoa hồng và nhân đạo thì nhà nước cũng sẽ được miễn trừ
9
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Đây chính là sự cân bằng về lợi ích giữa
các bên chủ thể.
Thứ hai, nhận xét và đánh giá về cơ sở pháp lý áp dụng trong vụ việc trên
•
Về tính hợp pháp
Việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong tình huống trên là phù hợp với quy
định của pháp luật. Theo quy định này thì người được miễn trách nhiệm hình sự là
người phạm tội, tuy nhiên do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội của người
đó hoặc bản thân người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên được miễn việc
phải chịu trách nhiệm hình sự(3).
Điều 32 LTNBTCNN quy định trong hoạt động tố tụng hình sự, chỉ trường hợp
người không thực hiện hành vi phạm tội mà bị Tòa án xét xử thì mới được bồi thường.
Riêng đối với trường hợp “người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật” mà Điều 27 LTNBTCNN đã quy định là một trong các trường hợp không
được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Bởi vậy, việc ông Nguyễn Đình Nhu được tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối
với tội buôn lậu là do Tòa án xác định hành vi phạm tội của ông Nhu không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa. Do đó, ông Nhu không thuộc trường hợp được Tòa án bồi thường
theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
• Về tính hợp lý
Cách giải quyết trên mang tính tiêu cực và gây bất lợi lớn cho người bị thiệt hại
là bị can Nguyễn Đình Nhu.Thông qua phần phân tích về thiệt hại xảy ra với ông Nhu,
có thể thấy thiệt hại đối với ông là rất lớn. Giá trị của 02 chiếc xe ô tô sau 22 năm có
thể coi là suy giảm đến mức gần như mất hết giá trị, hơn nữa ông Nhu phải chịu
khoảng 1 năm rưỡi tạm giam và khoảng 20 năm chờ quyết định truy tố xét xử. Việc
3()
Xem tại Website: sunlaw.com.vn/hinh-su/ve-che-dinh-mien-trach-nhiem-hinh-su.aspx
10
kéo dài như vậy đã gây ra hậu quả rất lớn cho cuộc sống của ông Nhu, song ông Nhu
lại không được bồi thường là điều thiệt thòi lớn.
Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Việt Nam nên sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi bồi thường, đảm bảo
quyền và lợi ích của công dân khi chịu những thiệt hại trong quá trình các cơ quan nhà
nước tiến hành hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là các vụ án “dai dẳng”, gây hậu
quả to lớn khôn lường như vụ án của ông Nguyễn Đình Nhu. Mặc dù ông Nhu có dấu
hiệu phạm tội và cuối cùng được miễn trách nhiệm hình sự, nhưng hậu quả thực tế xảy
ra với ông Nhu do quá trình tiến hành tố tụng kéo dài đã mang lại hậu quả tiêu cực rất
lớn. Do đó, ông Nhu nên được bồi thường một phần thiệt hại, bởi các cơ quan tiến
hành tố tụng cũng có lỗi trong việc để cho quá trình tố tụng kéo dài trong một thời gian
“ấn tượng” là 22 năm.
3.2.
C
Đối với vụ việc thứ hai: Nhận tội thay
ăn cứ vào Điều 27 TNBTCNN- các trường hợp không được bồi thường thiệt
hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trường hợp của anh Long rơi vào khoản
2 Điều này: “Cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác
sai sự thật để nhận tội thay cho người khác”.
Thứ nhất, lý do không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước
1) Xuất phát từ bản chất và tính giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi
thường của nhà nước
Không phải vô cớ mà nhà làm luật lại có những qui định các trường hợp không
được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự theo Điều 27 nói chung và
11
khoản 2 nói riêng.
Theo nhóm chúng tôi, trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong tố tụng hình sự là
trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi tiến hành tố tụng hình sự gây thiệt hại cho
các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, nhà nước sẽ không bồi thường cho tất cả những người bị thiệt hại trong mọi
trường hợp vì hành vi gây thiệt hại của mình mà chỉ áp dụng trong những trường hợp
dễ gây ảnh hưởng, xâm phạm tới các quyền và lợi ích của công dân. Như vậy, bản chất
của hoạt động bồi thường Nhà nước là nhằm bù đắp những tổn hại thực tế mà người bị
thiệt hại đã phải gánh chịu trực tiếp từ những hoạt động sai sót từ phía chủ thể có thẩm
quyền thi hành công vụ.
Hơn nữa, trong mọi vụ án thì việc khai báo đúng sự thật luôn là điều kiện quan
trọng để các cơ quan có thẩm quyền có thể điều tra một cách chính xác, đảm bảo xét
xử đúng đúng người, đúng tội. Việc người bị thiệt hại đã có hành vi khai báo gian dối,
cung cấp những chứng cứ sai sự thật nhằm nhận tội đã trực tiếp gây ra những khó khăn
trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Việc cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những
bản án hoặc quyết định sai gây thiệt hại cho người bị hại là hoàn toàn do lỗi của chính
bản thân họ. Do đó, người có thiệt hại phải tự gánh chịu những hậu quả do chính mình
gây ra là hoàn toàn hợp tình hợp lí.
Trong vụ án này, Đỗ Hùng Long vì lí do cá nhân là thương anh trai mình và nghĩ
rằng sự việc đã được sắp xếp ổn thỏa nên có hành vi khai báo gian dối để nhận tội thay
cho Đỗ Minh Hòa. Như vậy, việc nhận tội thay hoàn toàn xuất phát từ lí do chủ quan
và lỗi của Long. Những thiệt hại mà Long đã chịu trong suốt thời gian thi hành án (9
tháng) là do lỗi của chính bản thân anh Long, tức là anh Long dẫn đến việc xét xử sai
của cơ quan có thẩm quyền nên phải tự gánh chịu hậu quả. Nhà nước sẽ không phải bồi
thường đối với những thiệt hại đó.
2) Xuất phát từ nguyên lý cân bằng
12
Nguyên lý cân bằng lợi ích được thể hiện ở việc pháp luật quy định như vậy để
tránh các trường hợp các đối tượng lạm dụng việc“cố ý khai báo gian dối hoặc cung
cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che
giấu tội phạm” mà sau đó lại được nhà nước bồi thường, điều này là không phù hợp vì
thiệt hại đó do chính họ gây ra chứ không phải do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng,
đảm bảo ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để bồi thường đối với những trường
hợp có căn cứ. Đồng thời, quy định này cũng nhằm ngăn chặn các đối tượng có hành vi
trên gây rắc rối cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây lãng phí thời
gian, công sức cũng như có nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
Thứ hai, nhận xét và đánh giá về cơ sở pháp lý áp dụng trong vụ việc trên
•
Về tính hợp pháp
Căn cứ pháp lí cụ thể qui định việc Nhà nước sẽ không phải bồi thường trong
trường hợp người bị thiệt hại đã khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng
khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác (tại khoản 2 Điều 27 LTNBTNN
2009). Như vậy, quy định của pháp luật về trường hợp không được bồi thường thiệt hại
trong hoạt động tố tụng hình sự như trên là hoàn toàn phù hợp.
• Về tính hợp lý
Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi có thiệt hại, tổn thất thực
tế xảy ra cho người bị hại do kết quả của hoạt động Nhà nước gây ra. Nếu người bị hại
không chịu thiệt hại trực tiếp mà chỉ bị tác động gián tiếp từ các hoạt động tố tụng thì
nước bị hại sẽ không nhận được sự bồi thường của nhà nước. Theo nguyên tắc chung,
người bị thiệt hại là những cá nhân, tổ chức bị hành vi khách quan gây ra cho họ và họ
không mong muốn thiệt hại đó xảy ra, tức là họ luôn ở thế thụ động khi xảy ra thiệt
hại. Ở đây, anh Long lại ở thế chủ động, tuy không mong muốn nhưng anh đã chấp
nhận khả năng thiệt hại đó xảy ra. Như vậy, việc nhà nước bồi thường cho một người
13
gây thiệt hại cho chính mình là một sự bất hợp lý.
T
ừ việc sưu tầm hai vụ việc trên ta thấy, không phải trường hợp nào nhà nước
cũng bồi thường do hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Điều 27 LTNBTCNN
nói chung và khoản 1, khoản 2 Điều này áp dụng trong tình huống trên nói
riêng đều có lý do nhất định để nhà nước được miễn trừ trách nhiệm trong các trường
hợp này. Bên cạch các lý do nêu trên còn có nhiều lý do khác liên quan tới sự phát
triển kinh tế xã hội, nguồn tài chính, ngân sách, cũng như xu thế pháp luật thế giới.
Trên đây là quan điểm của nhóm chúng tôi, có thể nó không làm hài lòng người đọc
nhưng dù sao bài viết này cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc nghiên cứu vấn đề
trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước năm 2009;
2. Giáo trình Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011;
14
3. Được 'miễn tội' sau 22 năm vướng lao lý;
Thiên Phước- Trà Giang;
Website: vnexpress.net;
4. Những vụ án nhận tội thay người
Vũ Thị Mai tổng hợp;
Website: vietbao.vn.
15