Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động của cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 17 trang )

Từ khi loài người đón nhận ánh bình minh khai sáng, họ đã biết trao đổi các vật
phẩm với nhau để nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đây là một trong
những hình thức sơ giản đầu tiên của hoạt động thương mại. Xã hội phát triển kéo theo đó
là sự khởi sắc của những gam màu trong bức tranh kinh tế. Dòng chảy của nền kinh tế
hàng hóa- kinh tế thị trường bắt buộc các chủ thể kinh tế phải thích nghi và tồn tại. Các
chủ thể kinh tế này có điều kiện tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với môi trường thương mại.
Từ đó, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, có kế thừa những yếu tố văn hóa truyền
thống, có tiếp thu các hình thức kinh doanh mới. Bên cạnh các chủ thể khi tham gia hoạt
động thương mại phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật thì còn có những
chủ thể không phải đăng kí kinh doanh mà vẫn được phép hoạt động buôn bán, hàng hóa,
dịch vụ. Những chủ thể đó là ai? Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động
thương mại của họ như thế nào? Chính vì lẽ đó, bài học kì thương mại module 1 lần này,
tôi sẽ tập trung khai thác đề tài:“Tìm hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động của cá nhân
thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh”. Hi vọng bài viết sẽ mở ra góc nhìn mới về vấn đề này.
1. Một số vấn đề pháp lý cơ bản
1.1. Khái niệm
Cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không
phải đăng kí kinh doanh (sau đây gọi tắt là Cá nhân hoạt động thương mại) là cá nhân tự
mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho
phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương
mại.
1.2. Đặc điểm của cá nhân hoạt động thương mại
Thứ nhất, chủ thể là một hoặc một vài cá nhân hoạt động kinh doanh. Pháp luật
thương mại không có quy định nào liên quan tới điều kiện để các chủ thể này được phép
hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập không phải đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên,
theo pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ trẻ em thì chủ thể hoạt động kinh doanh này bắt
1



buộc phải từ đủ 6 tuổi trở lên và không hạn chế độ tuổi tối đa, phải có đủ nhận thức để
tham gia giao dịch buôn bán. Hơn nữa, theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm những
cá nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được phép tham gia hoạt động kinh doanh các
mặt hàng về thực phẩm ăn uống. Các cá nhân hoạt động thương mại này phần lớn kinh
doanh các mặt hàng, dịch vụ mang tính chất nhỏ lẻ, phổ biến và đơn giản cho nên thông
thường không đòi hỏi phải có chững chỉ hành nghề và vốn điều lệ, cũng như vốn pháp
định.
Thứ hai, địa điểm kinh doanh chủ yếu là lưu động, bên cạnh đó cũng có những địa
điểm cố định (nhưng không bắt buộc). Do hàng hóa, dịch vụ mang tính nhỏ lẻ nên rất dễ
ràng và thuận tiện cho việc mua, bán rong và khả năng linh hoạt trong việc lựa chọn và di
dời địa điểm. Các cá nhân này không phải là thương nhân nên không bắt buộc phải có trụ
sở kinh doanh rõ ràng, do đó địa điểm cố định không phải là yếu tố bắt buộc đối với các
loại hình kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại.
Thứ ba, buôn bán, vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ mang tính chất nhỏ lẻ.
Các hàng hóa và dịch vụ mà cá nhân hoạt động thương mại buôn bán, vận chuyển và cung
cấp là những hàng hóa, dịch vụ mang tính phổ biến và nhỏ lẻ, đó có thể là những vật dụng
sinh hoạt, đồ ăn uống hàng ngày, các dịch vụ bổ trợ cuộc sống như đánh giầy, sửa chữa
chìa khóa, sửa chữa xe đạp,… không đòi hỏi chuyên môn cao.
Thứ tư, cá nhân tham gia hình thức kinh doanh này phải có hoạt động thương mại
độc lập và thường xuyên. Hoạt động kinh doanh của những cá nhân này phải mang tính
độc lập. Tức là tự bản thân cá nhân này tham gia vào hoạt động kinh doanh, tự quyết định
các mặt hàng, dịch vụ cũng như địa điểm kinh doanh mà không bị chịu sự chi phối, điều
hành của các chủ thể kinh tế khác. Nếu bị ràng buộc bởi sự quản lý của các chủ thể khác,
các cá nhân này sẽ có thể người lao động, người làm công ăn lương của các doanh nghiệp
mà mình bị lệ thuộc. Khi đó, quan hệ này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật lao động chứ
không phải là pháp luật thương mại nữa. Thông thường, các cá nhân hoạt động thương
mại này không thuê nhân công theo hợp đồng lao động nhưng có thể hợp tác dân sự với
nhau.


2


Hoạt động thương mại thường xuyên là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
hợp pháp và được thực hiện hàng ngày bởi tự bản thân cá nhân đó. Đây là dấu hiệu để
phân biệt các cá nhân hoạt động giao dịch dân sự và cá nhân hoạt động thương mại. Các
hoạt động giao dịch dân sự mang tính điều kiện và mùa vụ nên cá nhân thực hiện các hoạt
động này không thể thực hiện một cách thường xuyên được.
Thứ năm, các cá nhân này không phải đăng kí kinh doanh. Đây là đặc điểm mấu
chốt để phân biệt thương nhân với các cá nhân hoạt động thương mại.
Thứ sáu, cá nhân hoạt động thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn,
một mặt phải tuân theo pháp luật về thương mại, mặt khác các cá nhân này còn phải tuân
theo quy định về pháp luật dân sự.
1.3. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về cá nhân hoạt động thương mại
Thứ nhất, về cơ sở lý luận
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác. Các hoạt động thương mại diễn ra dưới các hình thức khác nhau của đời sống
kinh tế xã hội. Sự phát triển không ngừng của bức tranh kinh tế xã hội và sự kế thừa các
tập quán kinh tế thương mại một mặt duy trì và hoàn thiện các hình thức kinh doanh vốn
có, mặt khác tạo điều kiện để phát triển và thúc đẩy các hình thức kinh doanh mới phù hợp
với quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Nhà nước thừa nhận các loại hình kinh
doanh này và tạo một hành lang pháp lý phù hợp cho chúng có môi trường phát triển. Các
hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại mang tính nhỏ lẻ, dễ thay đổi
theo quy luật cung cầu, khó kiểm soát hết các hoạt động kinh doanh của các chủ thể này
do đó pháp luật không đòi hỏi các chủ thể này đăng kí kinh doanh.
Thứ hai, về cơ sở thực tiễn

3



Các hình thức kinh doanh của cá nhân
hoạt động thương mại có nguồn gốc từ lâu
đời trong lịch sử cũng như văn hóa của người
Việt. Do tập quán buôn bán nhỏ lẻ, không
gian trao đổi hàng hóa thường không có địa
điểm cố định nên đây là điều kiện rất thuận
Hình 1. Bán hàng rong- Thế kỉ XVII1
lợi cho việc kinh doanh theo hình thức này.
Hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại có tiền thân từ những gánh hàng
rong như gánh hàng xén, quà bánh, gánh hàng hoa,… Đôi quang gánh trên vai có thể coi
là phương tiện vận chuyển phổ biến và hiệu nghiệm nhất mà người dân ta sử dụng trước
tiên ở nông thôn rồi cả ở trung tâm thương mại Kẻ Chợ thế kỉ XVII. Đôi quang gánh trên
vai giúp người bán hàng có thể đưa sản vật của mình không chỉ đến những chợ trong phố
thị mà còn rất thuận tiện cho họ hạ quang gánh để trở thành một góc bán hàng nho nhỏ.
Cũng với đôi quang gánh, họ có thể dạo khắp các phố phường, với sự quen biết, đôi khi
kèm theo những lời rao ngắn mà vang để những cư dân phố thị được phục vụ tận nhà mọi
thứ cần có.

Hình 2. Gánh hàng hoa bèo Nhật

1

Website:

Hình 3. Gánh hàng đồng nát

/>
sach/Cuon_bach_khoa_thu_bang_hinh_ve_nguoi_Viet_dau_the_ky_20/?print=584114901


4


Hình 4. Cháo gánh
Hình 5. Gánh hàng vỏ ăn trầu
Hơn thế nữa, hình thức kinh doanh này của cá nhân hoạt động thương mại mang
tính tập quán thương mại sâu sắc, do đó việc thừa nhận nó cũng phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, số lượng các cá nhân hoạt động thương mại ngày
càng tăng, khó có thể thống kê được. Việc không bắt buộc các chủ thể này đăng kí kinh
doanh góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quản lý kinh tế.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý
Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong hiến pháp, cá nhân hoạt
động thương mại được đề cập trong một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày
27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của
Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải
đăng kí kinh doanh.
3. Các hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
Các hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động thượng mại được quy định tại
Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ.
3.1. Buôn bán rong
Buôn bán rong, hay còn gọi là buôn bán dạo, là các hoạt động mua, bán không có
địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc
nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản
phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. Các cá nhân hoạt động thương mại có

5



thể buôn, bán các mặt hàng như bán hoa, thua mua đồng nát, bán sách báo, tạp chí, bán
quần áo rong, bán bóng bay,…

HÌnh 6. Bán hoa rong

Hình 7. Thu mua đồng nát Hình 8. Bán báo dạo
rong

3.2. Buôn bán vặt
Buôn bán vặt là là hoạt
động mua, bán những vật dụng
nhỏ lẻ có hoặc không có địa
điểm cố định. Những vật dụng
nhỏ lẻ như bấm móng tay, tăm
tre, đũa, kim chỉ, keo dán, bút
bi, móc chìa khóa, quạt giấy,…

Hình 9. Bán đồ Hình 10. Bán khẩu Hinh 11. Bán
chơi nhỏ lẻ

trang

quạt rong

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc
không có địa điểm cố định. Các quà bánh, đồ ăn, nước uống bao gồm đồ ăn sáng, các loại
hoa quả, các thức quà, kẹo bánh, nước ngọt (nước mía, nước giải khát), trà đá,…

6



Hình 12. Hàng trà đá

Hình 13. Bán bánh mì Hình 14. Gánh hàng bỏng ngọt

3.3. Buôn chuyến
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán
cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
3.4. Thực hiện các dịch vụ
Các dịch vụ được thực hiện bao gồm đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe,
trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa
điểm cố định. Các hoạt động dịch vụ khác có thể là sơn móng tay, biểu diễn xiếc ngoài
trời, múa rối, xe ôm,…

Hình 15. Đánh giầy

Hình 16. Bán vé số

Hình 17. Dán điện thoại

Hình 18. Cắt tóc vỉa hè

Hình 19. Sửa chữa xe đạp

Hình 20. Xe ôm
7


4. Phạm vi hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại
4.1. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ
theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định
số 39/2007/NĐ-CP. Theo đó, về hàng hóa, các nhân hoạt động thương mại không được
phép kinh doanh các hàng hóa bị cấm kinh doanh và hàng hóa hạn chế kinh doanh. Các
hàng hóa bị cấm kinh doanh bao gồm:
Thứ nhất, các vũ khí quân dụng dùng trong mục đích quốc phòng và an ninh 2
Các vũ khí quân dụng dùng trong mục đích quốc phòng và an ninh bao gồm vũ khí
quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an;
quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và
trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
Thứ hai, các chất ma túy
Điều 61 Hiến pháp năm 1992, SĐBS năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm sản xuất,
vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác”.
Dó đó, việc buôn bán ma túy sẽ bị coi là tội phạm và bị truy tố theo pháp luật hình sự (3).
Thứ ba, các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại này có tên trong bảng 1 (theo Công ước quốc tế). Việc buôn
bán các loại hóa chất này sẽ vi phạm Khoản 1 Điều 7 Luật Hóa chất năm 2007. Hơn thế
nữa, đối với các loại hóa chất là thuốc bảo vệ thực vật thì cũng không được phép buôn bán
các loại hóa chất có tên trong danh mục các hóa chất cấm sử dụng tại Thông tư số
10/2012/TT-BNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Thứ tư, các sản phẩm phản động và phi văn hóa
Các sản phẩm phản động là những sản phẩm chứa đựng nội dung phi tiến bộ, chống
phá nhà nước xã hội Việt Nam dưới mọi biểu hiện, đi ngược lại với pháp luật. Còn các sản
phẩm phi văn hóa là những sản phẩm mang tính đồi trụy, đi ngược lại với chuẩn mực văn
hóa cũng như pháp luật Việt Nam, gây ra những thói hư tật xấu, hoảng loạn, mê tín dị
2()
3()

Điều 5 của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2009

8


đoan. Các loại sản phẩm phi văn hóa này bao gồm cả các loại đồ chơi của trẻ em nhưng lại
nguy hiểm, có tính sát thương cao, có chứa nhiều độc tố gây hại, thiếu tính nhân văn và
ảnh hưởng tiêu cực tới giáo dục nhân cách như dao, kiếm, súng, búp bê tình dục,... Các
sản phẩm này còn có thể tồn tại dưới hình thức sách báo truyện, phim ảnh, băng đĩa, trang
phục,… Việc buôn bán các loại hàng hóa này sẽ vi phạm các quy định của pháp luật (4).
Thứ năm, các loại pháo nổ
Các loại pháo nổ là loại hàng hóa có tính nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Loại mặt hàng này bị cấm kinh
doanh trong Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng pháo.
Thứ sáu, các loại động vật- thực vật hoang dã, quý hiếm
Nhà nước cấm buôn bán các loại động vật, thực vật trái với quy định của pháp luật
(5)

, đặc biệt là các loại động- thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (khoản 3 Điều 7

Luật bảo vệ môi trường năm 2005)
Thứ bảy, các loại thuốc chữa bệnh
Các loại thuốc chữa bệnh nhằm phục hồi sức khỏe của con người. Nhà nước
nghiêm cấm việc buôn bán các loại thuốc chưa được sử dụng và kiểm tra tại Việt Nam.
Thứ tám, các phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm
Các phế liệu nhập khẩu không những gây ô nhiễm môi trường mà ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Các phế liệu nhập khẩu này có thể không còn
tính năng sử dụng, có chứa nhiều các chất phóng xạ độc hại và nguy hiểm. Khoản 8 Điều
7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cấm việc buôn bán máy móc, thiết bị, phương tiện
không đạt tiêu chuẩn môi trường.

Thứ chín, các loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Đối với các loại lương thực thực phẩm, nhà nước “nghiêm cấm sản xuất, lưu thông,
xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu
không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh”

(6)

, nghiêm cấm việc mua bán các loại thực phẩm

không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng; các loại lương thực thực phẩm chứa các
chất phụ gia không rõ nguồn gôc, quá hạn hoặc gây độc hại; động vật chết do bệnh dịch
4()

Điều 10 Luật Xuất bản năm 2008
Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 2009
Điều 9 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Điện ảnh
Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006

5()
6()

Khoản 9 Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
Khoản 2 Điều 7 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989

9


hoặc không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để kinh doanh thực phẩm; buôn bán kinh doanh
các loại lương thực, thực phẩm bị biến chất, nước uống có nhiều độc tố, chưa qua khử
trùng,…


(7)

. Các loại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng là những hàng hóa được

phép kinh doanh xong lại không đáp ứng được những thông số kĩ thuật, nguồn gốc, xuất
xứ, nhãn mác và tính năng sử dụng. Do việc sử dụng các loại hàng hóa này có xác suất
gây hại cao đối với con người cho nên nhà nước không cho phép kinh doanh các loại mặt
hàng này. Khoản 8 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2009 nghiêm cấm: “Tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”, “sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây
nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu
xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép” (Điều 7 Luật bảo vệ môi
trường năm 2005).
Các hàng hóa hạn chế kinh doanh:
Các mặt hàng hạn chế kinh doanh sẽ được nhà nước kiểm soát bằng cách thu thuế.
Các mặt hàng này khi đem vào sử dụng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe hoặc là phương tiện để hình thành các tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội
nên nhà nước không khuyến khích các loại hàng hóa này. Các mặt hàng này bao gồm:
Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat
Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên; Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết
bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế);
Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã
được chế biến); Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác; Rượu các loại.

7

()

Điều 5 Luật an toàn thưc phẩm năm 2010


10


Các dịch vụ không được phép kinh doanh là các dịch vụ mà nhà nước cấm và các
dịch vụ hạn chế kinh doanh. Các dịch vụ bị cấm kinh doanh là những dịch vụ đi ngược lại
những lợi ích của nhà nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với các giá trị chuẩn mực đạo đức
cũng như các thuần phong mĩ tục của dân tộc. Các dịch vụ cấm kinh doanh bao gồm: đẻ
thuê (mang thai hộ), dịch vụ mại dâm (cung cấp, môi giới mại dâm); buôn bán người; dịch
vụ điều tra bí mật nhà nước, tổ chức, cá nhân (gián điệp, thám tử); tổ chức đánh bạc, gá
bạc dưới mọi hình thức; thuê giết người hoặc giết người thuê; dịch vụ môi giới kết hôn
hoặc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; dịch vụ cho vay nặng lãi; các dịch vụ mang tính
chất mê tín, dị đoan;… và các dịch vụ bắt buộc phải đăng kí kinh doanh. Các dịch vụ hạn
chế kinh doanh là những dịch vụ không thiết yếu đối với đời sống, khi kinh doanh những
dịch vụ này bắt buộc phải đăng kí kinh doanh để cơ quan chức năng có thể kiểm soát được
các dịch vụ này: Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh massage, karaoke; Kinh doanh
casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và
các loại máy tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội
viên, vé chơi gold;…
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cá nhân hoạt động thương mại
phải bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ
mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng, pháp luật về thương mại và các pháp luật khác có liên quan. Không được cung cấp
cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước không cho phép kinh doanh.

11


Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch

vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của
pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này. Cá nhân hoạt
động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân
hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này. Hơn thế nữa,
nhà nước nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và
cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của
hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
4.2. Phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
Khoản 1 Điều 6 Nghị định đưa ra các trường hợp cấm kinh doanh tại các khu vực,
tuyến đường, địa điểm sau đây:
1) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng
cảnh khác
2) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế
3) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn
dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam
4) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu,
bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
5) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
6) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm
cả đường bộ và đường thủy. Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu
tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường
tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực,
tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho
phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.
12


7) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại 8
8) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực,
tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến
điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu
vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
Cá nhân hoạt động thương mại hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại
phải thực hiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy do ban quản
lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt (khoản 6 Điều 4 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP).
Nhà nước cũng nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự
ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng
bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào,
lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng
và làm mất mỹ quan chung. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực,
tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch
hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá
nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép
đó. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành
công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ
thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong
trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của
8

Các con phố cấm bán hàng rong ở Hà Nội: Phố Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Chu
Văn An, Độc Lập, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Chùa
Một Cột, Ông Ích Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Trực, Sơn Tây, Thanh Niên, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Bắc Sơn,
Trương Định, Bạch Mai, Phố Huế, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng
Thi, Hàng Lược, Chả Cá, Hàng Cân, Lương Văn Can, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Huy

Tưởng, Trường Chinh, Khương Trung, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh, Chùa Bộc, Thái Hà, Khâm Thiên,
Đê La Thành, Mai Xuân Thưởng, Hàng Than, Vạn Phúc, Kim Mã Thượng, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Vạn Bảo, Linh Lang,
Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài.

13


pháp luật. Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các
quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy
định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa
cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương
mại thực hiện các hoạt động kinh doanh mà làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ,
an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.
Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương
tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ
đựng rác và chất thải phù hợp. Hơn nữa, các cá nhân hoạt động thương mại cũng không
được phép đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói
hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách; gây mất trật tự nơi công cộng hoặc ảnh hưởng
đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau; In, vẽ,
viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo
trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến
mỹ quan chung; Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt
động thương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, ảnh hướng xấu đến
mỹ quan chung; Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển,
thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng
khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông,
xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu
thông, gây bất tiện cho cộng đồng; Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và
phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe

buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hường xấu đến mỹ quan
chung và trật tự, an toàn xã hội; Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động
thương mại,…
5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại

14


5.1. Trách nhiệm của UBND cấp xã (Điều 8 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007 của Chính phủ)
UBND xã sẽ lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý và
tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các đối tượng này. Tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý cá nhân hoạt động
thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân trên địa
bàn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có
thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt động
thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo hướng dẫn và phân
cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm quyền. Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá
nhân hoạt động thương mại trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản
lý hoạt động của các đối tượng này. UBND xã còn quản lý về về thuế đối với cá nhân hoạt
động thương mại trên địa bàn, theo đó, đây là điểm bất hợp lý trong Nghị định
39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ bởi quản lý thuế là nhiệm vụ của cơ quan
thuế, UBND xã không có thẩm quyền chuyên môn.
5.2. Trách nhiệm của của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện (Điều 9 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ)
Bộ Công thương có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của
Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt
động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theo hướng dẫn và
phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra
Ủy ban nhân dân cấp dưới, xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đưa ra các giải pháp tổ chức
hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của
15


các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại; Đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương
mại vượt thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp dưới.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền
quy định thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại tại các khu vực, tuyến đường và quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép
cá nhân sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn
để thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
nhưng không được làm ảnh hướng đến trật tự, an toàn giao thông.
6. Một số nhận xét đánh giá
Các hình thức kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại này còn rất nhiều hạn
chế, trên cơ sở pháp lý lẫn thực tế cuộc sống. Do không phải đăng kí kinh doanh và không
có cơ chế giám sát nguồn thu nhập cho nên rất khó khăn trong việc thu thuế và thu phí đối
với những cá nhân này. Hơn nữa, các hoạt động kiểm soát kinh doanh của cá nhân hoạt
động thương mại này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi phần lớn đều diễn ra kinh doanh lưu
động. Tính chất bất ổn này đã gây ra rất nhiều hạn chế cho công tác kiểm tra giám sát của
các cơ quan chức năng. Khoản 6 Điều 4 quy định các cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương
mại phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng theo nội quy do Ban
quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng không hề có khái niệm cụ thể về “chợ”. Trong khi đó, trên thực tế tồn tại nhiều

loại hình chợ khác nhau như chợ dân sinh, chợ tạm, “chợ cóc” không hề có Ban Quản lý
cũng như Nội quy hoạt động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1.

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng;

2.

Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí
kinh doanh;

3.

Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

4.

Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2009;

5.


Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989;

6.
7.
8.
9.
10.
11.

Luật an toàn thưc phẩm năm 2010;
Luật Xuất bản năm 2008
Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Điện ảnh;
Luật Công nghệ thông tin năm 2006
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
Buôn bán rong không phải đăng ký kinh doanh

vietbao.vn/Xa-hoi/Buon-ban-rong-khong-phai-dang-ky-kinhdoanh/70080430/157/
Website:

12. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại
/>
13. Bán hàng rong
/>
14. Thương quá gánh hàng rong
/>17



×