Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÔNG UỚC LA - HAYE (12-4-1930) VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI XUNG ĐỘT LUẬT QUỐC TỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.26 KB, 12 trang )

CÔNG UỚC LA - HAYE (12-4-1930) VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN TỚI XUNG ĐỘT LUẬT QUỐC TỊCH

Ghi chú: Công ước có hiệu lực từ ngày 01-7-1937, mười tám nước đã
phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước: Bỉ (bảo lưu), Braxin (bảo lưu), Anh và
Bắc Ailen, Canada, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc (bảo lưu), Monaco, Hà Lan,
Phigi, Lexôthô, Manta, Morixo, Xoadilan (bảo lưu), Nauy, Balan, Thuỵ Điển
(bảo lưu) và Pakistan.

CHƯƠNG I
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Mỗi nước sẽ quy định bằng Luật ai là công dân của nước mình.
Luật này sẽ được các nước khác công nhận một khi nó được xây dựng phù
hợp với các Công ước quốc tế, tập quán quốc tế và với các nguyên tắc pháp
luật được công nhận chung về vấn đề quốc tịch.
Điều 2. Bất cứ vấn đề nào về việc xác định một người có quốc tịch của
một nước sẽ do luật của nước đó quy định.
Điều 3. Trừ các quy định của Công ước này, một người có hai hay
nhiều quốc tịch có thể được mỗi nước mà người ấy có quốc tịch coi là công
dân của mình.
Điều 4. Một nước không được bảo hộ ngoại giao cho công dân của
mình tại một nước khác mà người này cũng có quốc tịch và hiện đang cư trú.

1


Điều 5. Tại một nước thứ ba, một người có nhiều quốc tịch sẽ được coi
như chỉ có một quốc tịch. Không phương hại đến việc áp dụng pháp luật của
nước mình về địa vị pháp lý của cá nhân và các Hiệp định đang có hiệu lực,
nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc tịch trong số các quốc tịch


mà người đó có, hoặc công nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú
và cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có
mối quan hệ gắn bó nhất.
Điều 6. Không phương hại đến quyền tự do của một nước trong việc
cho phép từ bỏ quốc tịch một cách rộng rãi hơn, một người có hai quốc tịch
mà đều không phải tự ý họ gia nhập, có thể từ bỏ một trong số hai quốc tịch
đó, với sự cho phép của nước mà người đó muốn từ bỏ quốc tịch.
Nước này không được từ chối cho phép này, nếu người đó thường trú
và chủ yếu cư trú ở nước ngoài, và nếu họ đáp ứng điều kiện quy định trong
pháp luật của nước này về thôi quốc tịch.
CHƯƠNG II
CHO PHÉP THÔI QUỐC TỊCH

Điều 7. Chừng nào pháp luật của một nước quy định việc cấp giấy phép
thôi quốc tịch, giấy phép đó sẽ không dẫn đến việc mất quốc tịch của nước đã
cấp giấy phép, trừ khi người được cấp giấy phép có được một quốc tịch khác
hoặc cho tới khi người đó được nhập một quốc tịch khác. Giấy phép như vậy
sẽ không có giá trị, nếu người được cấp không có được một quốc tịch mới
trong thời hạn do nước cấp giấy phép quy định. Không áp dụng Điều này
trong trường hợp một người lúc được cấp giấy phép đã có một quốc tịch khác.

2


Khi cho phép một người được nhập quốc tịch của nước mình, nước này
sẽ báo cho nước đã cấp giấy phép thôi quốc tịch biết.

CHƯƠNG III
QUỐC TỊCH CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG


Điều 8. Nếu pháp luật của nước người vợ quy định rằng người này sẽ
mất quốc tịch khi kết hôn với người nước ngoài, thì việc này phải tuỳ thuộc
vào việc người vợ có được nhập quốc tịch của người chồng hay không.
Điều 9. Nếu pháp luật của nước người vợ quy định rằng người này sẽ
mất quốc tịch do thay đổi quốc tịch của người chồng khi kết hôn, thì việc này
phải tuỳ thuộc vào việc người vợ có được nhập quốc tịch mới của người
chồng hay không.
Điều 10. Việc người chồng nhập quốc tịch khác trong thời kỳ hôn nhân
sẽ không dẫn đến thay đổi nào về quốc tịch của người vợ, trừ khi được người
vợ đồng ý.
Điều 11. Theo pháp luật của nước mình, người vợ đã mất quốc tịch khi
kết hôn sẽ được trở lại quốc tịch này khi hôn nhân bị huỷ, trừ khi chính người
đó yêu cầu khác và phù hợp với pháp luật của nước đó. Nếu trở lại quốc tịch
này, thì người ấy phải mất quốc tịch mà người ấy đã nhận bởi lý do kết hôn.

CHƯƠNG IV
QUỐC TỊCH CỦA CON CÁI

3


Điều 12. Nhưng quy định của pháp luật cho phép những người sinh ra
trên lãnh thổ của nước ấy được có quốc tịch của nước này sẽ không mặc nhiên
áp dụng cho con của những người được hưởng quyền ưu đãi ngoại giao sinh
ra trên lãnh thổ của nước ấy.
Pháp luật của mỗi nước cho phép con của những viên chức lãnh sự
chuyên nghiệp hoặc của các quan chức nước ngoài đang thực hiện một công
vụ chính thức tại nước mình được ly khai, bằng cách từ bỏ, hoặc bằng cách
nào khác, quốc tịch của nước nơi chúng sinh ra trong mọi trường hợp mà khi
sinh ra chúng có hai quốc tịch, miễn là chúng được giữ lại quốc tịch của cha

mẹ.
Điều 13. Việc cha mẹ nhập một quốc tịch khác cũng kéo theo việc nhập
quốc tịch của các con là vị thành niên theo pháp luật của nước mà cha mẹ
nhập quốc tịch. Trong trường hợp này, pháp luật của nước đó có thể quy định
những điều kiện nhập quốc tịch cho con vị thành niên theo cha mẹ. Trong
trường hợp việc cha mẹ nhập một quốc tịch khác không làm cho các con vị
thành niên được nhập quốc tịch ấy thì các con sẽ được giữ lại quốc tịch cũ của
cha mẹ.
Điều 14. Trẻ em mà cha mẹ không rõ là ai sẽ có quốc tịch của nước nơi
nó sinh ra. Nếu sau này xác định được cha mẹ, thì quốc tịch của nó sẽ được
xác định theo luật áp dụng trong trường hợp đã rõ quan hệ của mẹ. Trẻ em vô
thừa nhận sẽ được coi như là đã sinh ra trên lãnh thổ của nước nơi người đó
tìm thấy nó, cho tới khi có bằng chứng trái lại.
Điều 15. Trong trường hợp những người sinh ra trên lãnh thổ của một
nước mà không mặc nhiên có quốc tịch của người ấy, thì trẻ em sinh ra trên
lãnh thổ nước này mà cha mẹ không có quốc tịch hoặc không rõ quốc tịch, sẽ

4


có quốc tịch của người ấy. Pháp luật của nước này có thể quy định những điều
kiện có quốc tịch trong trường hợp như vậy.
Điều 16. Trong trường hợp con ngoài giá thú có quốc tịch của một nước
và pháp luật của nước ấy quy định rằng quốc tịch của nó có thể bị mất do sự
thay đổi trong quy chế dân sự của người con (được công nhận hoặc thừa
nhận), thì việc mất quốc tịch này phải tuỳ thuộc vào việc người con có được
nhập quốc tịch của một nước khác hay không, theo pháp luật của nước đó về
ảnh hưởng của sự thay đổi trong quy chế dân sự đối với quốc tịch.
CHƯƠNG V
CON NUÔI


Điều 17. Một người được người khác nhận làm con nuôi và pháp luật
của nước mà người ấy có quốc tịch quy định rằng việc này có thể làm cho
người ấy mất quốc tịch, thì việc mất quốc tịch này phải tuỳ thuộc việc con
nuôi có được nhập quốc tịch của cha (hoặc mẹ) nuôi hay không, theo pháp
luật của nước mà người cha (hoặc mẹ) nuôi có quốc tịch về ảnh hưởng của
việc nuôi con nuôi đối với quốc tịch.

CHUƠNG VI
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT VÀ CUỐI CÙNG

Điều 18. Các nước ký kết thoả thuận sẽ áp dụng những nguyên tắc và
quy tắc quy định tại các điều khoản nói trên trong mọi quan hệ với nhau, kể từ
ngày Công ước có hiệu lực.

5


Việc quy định những nguyên tắc và quy tắc nói nói trên vào Công ước
này không ảnh hưởng gì đến việc những nguyên tắc và quy tắc ấy đã là một
bộ phận của pháp luật quốc tế hay không.
Trong chừng mực một vấn đề nào đó chưa được quy định trong các
điều khoản nói trên, những nguyên tắc và quy tắc hiện hành của pháp luật
quốc tế sẽ vẫn có hiệu lực.
Điều 19. Không một điều khoản nào trong Công ước này có thể làm
ảnh hưởng tới giá trị của những điều khoản quy định trong bất cứ một Công
ước hoặc Hiệp định nào hiện đang có hiệu lực giữa bất cứ những nước nào ký
kết Công ước này, về vấn đề quốc tịch hoặc những vấn đề khác có liên quan.
Điều 20. Khi ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, mỗi nước ký
kết đều có thể bảo lưu 01 hoặc một số điểm của các Điều từ 01 đến 17 và Điều

21. Những điểm đó sẽ không được áp dụng đối với nước đã bảo lưu và nước
này cũng không được viện dẫn đến chúng đối với bất cứ một nước ký kết nào
khác.
Điều 21. Nếu giữa các nước ký kết phát sinh tranh chấp về việc giải
thích hoặc áp dụng Công ước này và nếu tranh chấp không thể giải quyết thoả
đáng được bằng con đường ngoại giao, thì nó sẽ được giải quyết phù hợp với
mọi Hiệp định đang có hiệu lực giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp
quốc tế.
Trong trường hợp không có Hiệp định nào như vậy giữa các bên, tranh
chấp sẽ được đưa ra giải quyết bằng phương thức trọng tài hoặc toà án, phù
hợp với thủ tục lập pháp của mỗi bên tranh chấp. Nếu không đạt được thoả
thuận chọn một toà án nào khác, tranh chấp sẽ đưa ra giải quyết trước Toà án
Thường trực Quốc tế, nếu các bên đều đã ký kết Nghị định thư ngày 16-126


1920 về Quy chế của Toà án đó; nếu một bên chưa ký kết Nghị định thư này,
thì tranh chấp sẽ được đưa ra trước một tòa án hoà giải được thành lập theo
Công ước Lahaye ngày 18 - 10 - 1907 về giải quyết hoà bình các tranh chấp
quốc tế.
Điều 22. Công ước sẽ được mở để ký đến ngày 31-12-1930 cho các
nước hội viên của Hội Quốc liên hoặc các nước không phải là hội viên trước
đây đã được mời dự Hội nghị soạn thảo Công ước này hoặc này hoặc đã được
Hội đồng Hội Quốc liên gửi cho một bản sao của Công ước này.
Điêu 23. Công ước này phải được phê chuẩn. Văn kiện phê chuẩn được
nộp tại Ban thư ký Hội Quốc liên.
Tổng thư ký Hội Quốc liên sẽ thông báo về việc nộp văn kiện phê
chuẩn của từng nước cho các nước hội viên khác của Hội Quốc liên và các
nước không phải là hội viên nói ở Điều 22, và nói rõ ngày nộp văn kiện ấy.
Điều 24. Kể từ ngày 01/01/1931, các nước hội viên Hội Quốc liên và
các nước không phải là hội viên nói ở Điều 22 chưa ký Công ước này, có thể

gia nhập Công ước này.
Sự gia nhập sẽ được thực hiện thông qua việc gửi văn kiện gia nhập đến
Ban Thư ký Hội Quốc liên. Tổng thư ký Hội quốc liên sẽ thông báo về việc
gia nhập của từng nước cho các hội viên của Hội quốc liên và các nước không
phải là hội viên nói ở Điều 22 và nói rõ ngày nộp văn kiện gia nhập.
Điều 25. Tổng thư ký Hội quốc liên sẽ lập Biên bản ngay sau khi nhận
được văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của 10 nước hội viên nói ở Điều 22.
Điều 26. Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi nước hội viên của
Hội quốc liên và mỗi nước không phải là các nước không phải là hội viên kể
từ ngày lập Biên bản nói ở Điều 25.
7


Đối với nước hội viên hoặc không phải là hội viên nào mà sau đó mới
nộp văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ
90 tính từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.
Điều 27. Kể từ ngày 01-01-1936, bất kỳ nước hội viên hoặc không phải
là hội viên nào đã tham gia Công ước này, có thể gửi cho Tổng thư ký Hội
quốc liên đề nghị xem xét lại một phần hoặc tất cả các quy định của Công ước
này. Nếu đề nghị đó, sau khi được thông báo cho các nước hội viên và không
phải là hội viên tham gia Công ước trong vòng 1 năm được ít ra là 09 nước
ủng hộ, thì Hội đồng Hội quốc liên, sau khi tham khảo ý kiến của các nước
hội viên và các nước không phải là hội viên nói ở Điều 22, sẽ quyết định hoặc
là triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt về vấn đề này, hoặc là vấn đề xem xét
lại Công ước sẽ được thảo luận tại Hội nghị gần nhất về vấn đề pháp điển hoá
luật quốc tế.
Các nước ký kết Công ước thoả thuận rằng, nếu Công ước này được
xem xét lại, thì Công ước được sửa đổi do có thể quy định định rằng khi nó
bắt đầu có hiệu lực; một số hoặc toàn bộ những quy định của Công ước này sẽ
được huỷ bỏ đối với mỗi nước tham gia Công ước.

Điều 28. Công ước này có thể bị huỷ bỏ. Việc huỷ bỏ sẽ được thực hiện
bằng cách gửi công hàm tới Tổng thư ký Hội quốc liên. Tổng thư ký sẽ thông
báo cho mỗi nước hội viên Hội quốc liên và mỗi nước không phải là hội viên
nói ở Điều 22 biết.
Việc huỷ bỏ sẽ có hiệu lực sau 1 năm, kể từ ngày Tổng Thư ký Hội
quốc liên nhận được công hàm và chỉ có hiệu lực đối với nước hội viên hoặc
không phải là hội viên đã gửi công hàm ấy.
Điều 29.
8


1. Mỗi nước ký kết có thể, lúc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, tuyên bố
rằng, khi công nhận Công ước này, nước đó không đảm nhận một nghĩa vụ
nào đối với một hoặc tất cả các thuộc địa, bảo hộ, lãnh thổ hải ngoại hoặc lãnh
thổ ủy trị, hoặc đối với một bộ phận trong dân cư các lãnh thổ đó, và Công
ước đó không áp dụng đối với lãnh thổ hoặc bộ phận dân cư nào nói trong
tuyên bố đó.
2. |Bất cứ lúc nào sau đó, mỗi nước ký kết đều có thể thông báo cho
Tổng thư ký Hội quốc liên biết rằng nước đó muốn Công ước này được áp
dụng đối với một hoặc toàn bộ các lãnh thổ của nước đó, mà đã được tuyên bố
như quy định tại khoản trên, và như vậy thì Công ước sẽ được áp dụng đối với
các lãnh thổ hoặc bộ phận dân cư đó sau 6 tháng, kể từ ngày Tổng thư ký Hội
quốc liên nhận được thông báo.
3. Mỗi nước ký kết có thể bất cứ lúc nào tuyên bố rằng Công ước sẽ
không được áp dụng nữa đối với một hoặc toàn bộ các thuộc địa, bảo hộ, lãnh
thổ hải ngoại hoặc lãnh thổ ủy trị, hoặc đối với một bộ phận trong dân cư của
các lãnh thổ ấy hoặc bộ phận dân cư nói trong tuyên bố đó, sau 1 năm Tổng
thư ký Hội quốc liên nhận được tuyên bố.
4. Mỗi nước ký kết đều có thể bảo lưu một số điều như nói tại Điều 20,
đối với một hoặc tất cả các thuộc địa, bảo hộ, lãnh thổ hải ngoại hoặc lãnh thổ

ủy trị, hoặc đối với một bộ phận trong dân cư của các lãnh thổ ấy, khi ký, phê
chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, hoặc khi gửi thông báo theo khoản 2 của
Điều này.
5. Tổng thư ký Hội quốc liên sẽ thông báo cho các nước hội viên và
không phải là hội viên nói tại Điều 22 về tất cả các tuyên bố và mọi thông báo
đã nhận được theo quy định của Điều này.

9


Điều 30. Tổng thư ký Hội quốc liên sẽ đăng ký Công ước này ngay sau
khi nó có hiệu lực.
Điều 31. Bản tiếng Pháp và bản tiếng Anh của Công ước này đều có giá
trị như nhau.
(Dịch trong cuốn “Laws concerning Nationality” của Liên hợp quốc).
Bản dịch từ tiếng Pháp.

10


ĐỊNH ƯỚC CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ LA-HAYE
(13-3 đến12 – 4- 1930)

1. Hội nghị nhất trí nhận thấy rằng:
Một nước, trong khi thi hành quyền lực của mình để quy định những
vấn đề về quốc tịch, nên cố gắng làm giảm càng nhiều càng tốt những trường
hợp không quốc tịch.
Hội Quốc liên phải tiếp tục công việc mà mình đã đảm nhiệm để đi tới
một giải pháp quốc tế cho vấn đề quan trọng này.
2. Hội nghị khuyến nghị mỗi nước nên xem xét để trong trường hợp

một người mất quốc tịch cũ mà không được nhập quốc tịch mới, thì nước mà
người ấy đã mất quốc tịch sẽ nhận người ấy trở lại lãnh thổ của nước mình
theo yêu cầu của nước mà người ấy hiện cư trú, theo những điều kiện khác với
những điều kiện quy định tại Nghị định thư đặc biệt về không quốc tịch mà
Hội nghị đã thôngqua.
3. Hội nghị nhất trí nhận thấy rằng:
Một nước, trong khi thi hành quyền lực của mình để quy định những
vấn đề về quốc tịch, nên cố gắng làm giảm càng nhiều càng tốt những trường
hợp hai quốc tịch.
Hội Quốc liên nên xem xét phải làm thế nào để đạt tới một giải pháp
quốc tế cho những tranh chấp phát sinh do việc một người có hai hoặc nhiều
quốc tịch.
4. Hội nghị khuyến nghị rằng, trong trường hợp một người khi sinh ra
có hai hoặc nhiều quốc tịch, các nước nên có những quy định pháp luật để
người đó dễ dàng từ bỏ quốc tịch của nước mà người đó không cư trú và
11


không bắt buộc sự từ bỏ này phải lệ thuộc vào những điều kiện không cần
thiết.
5. Các nước nên áp dụng nguyên tắc, theo đó việc nhập quốc tịch
nước ngoài sẽ dẫn đến việc mất quốc tịch cũ.
Trong khi chờ đợi việc thực hiện hoàn toàn nguyên tắc trên đây, các
nước, khi cho nhập quốc tịch nước mình, cần thẩm tra lại rằng đương sự đã
làm đầy đủ hoặc đã có khả năng làm đầy đủ những thủ tục mà pháp luật nước
họ đòi hỏi để được thôi quốc tịch hay chưa.
6. Hội nghị khuyến nghị các nước nên nghiên cứu để có thể:
- Đưa vào pháp luật của nước mình nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong
những vấn đề quốc tịch, đặc biệt chú ý đến quyền lợi của con cái; và
- Nhất là quyết định rằng, về nguyên tắc, nếu không có sự đồng ý của

vợ thì quốc tịch của vợ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự kết hôn hoặc bởi sự thay
đổi quốc tịch của chồng.
7. Hội nghị khuyến nghị rằng một người phụ nữ do kết hôn mà mất
quốc tịch cũ và không được nhập quốc tịch của chồng thì có thể được nước
của người chồng cấp hộ chiếu.

12



×