Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bằng kiến thức lý luận và thực tiễn, hãy trình bày hiểu biết của em về sáp nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.1 KB, 17 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI - MODUL 01- KHÓA 35

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

Đề bài: TM1.HK - 8.
Bằng kiến thức lý luận và thực tiễn, hãy trình bày hiểu biết của em về sáp
nhập doanh nghiệp.

Bài làm:
MỞ ĐẦU
Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (Merger and Acquisition - M&A) là một
lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam và đang thu hút sự quan tâm của các chủ
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các quỹ đầu tư.
Theo Avalue Vietnam, trong năm 2009 tại Việt Nam ước tính có 287 giao
dịch M&A với giá trị giao dịch đạt 1,09 tỷ USD. Báo cáo của Công ty
PricewaterhouseCoopers (PwC) ngày 19/1/2009 cho biết, tổng số lượng giao dịch
M&A trong năm 2008 tại Việt Nam là 146 thương vụ, nhiều hơn 26% so với năm
2007. Các giao dịch M&A tại Việt Nam trong năm 2007 tăng nhanh nhất ở khu
vực châu Á Thái Bình Dương với 113 vụ sát nhập, tổng giá trị là 1,753 tỉ đô là Mỹ.
M&A được nhìn nhận như con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như
nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thị trường M&A có mối quan hệ biện
chứng: việc "hút" được lượng FDI nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết
lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại, thị trường M&A là "bà
đỡ" cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường.
I.

Khái niệm về sáp nhập doanh nghiệp

Thuật ngữ “Sáp nhập doanh nghiệp” xuất hiện trong khá nhiều tài liệu trong
nước và quốc tế. Trong lý luận kinh tế chính trị, C.Mác đưa ra một khái niệm rộng


hơn có liên hệ với sáp nhập trong kinh tế, đó là tập trung tư bản. Tập trung tư bản
là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá
biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy
tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 1


các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản
tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như vậy, sáp nhập là một dạng
của tập trung tư bản.
Trong luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam cũng đã đề cập sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một
dạng của tập trung kinh tế. Theo điều 17 của Luật này: “ sáp nhập doanh nghiệp là
việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
Như vậy, sáp nhập diễn ra khi một doanh nghiệp nhập vào một doanh nghiệp
khác và chấm dứt sự tồn tại của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp A nhập vào doanh
nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không tồn tại nữa, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ
được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành
doanh nghiệp sau sáp nhập khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh
nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay nhau “đồng vai phải lứa” dù rằng trên thực tế về mặt
pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.
Nhìn rộng ra, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của của sáp
nhập. Ví dụ doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp
C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp
nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và tất nhiên cổ phiếu của doanh
nghiệp A và doanh nghiệp B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp C.
Hiện nay trên thế giới, người ta thường nhắc đến thuật ngữ M&A (sáp nhập
và mua bán doanh nghiệp). Mặc dù chúng thường được đề cập cùng nhau nhưng

vẫn có sự khác biệt về bản chất.
Mua bán doanh nghiệp là một quá trình trong đó cổ phiếu hoặc tài sản của
một bên sẽ được chuyển giao và thuộc sở hữu của bên mua. Giao dịch mua bán
doanh nghiệp có thể tồn tại ở dạng mua tài sản hoặc mua cổ phiếu. Việc mua bán
này thường được thực hiện thông qua đấu thầu, đấu thầu rộng rãi để mua trực tiếp
cổ phiếu từ các cổ đông của bên bán.
Vậy, điểm khác biệt giữa sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là gì? Mua bán
doanh nghiệp là một thuật ngữ chung để mô tả cách thức chuyển quyền sở hữu.
Sáp nhập lại là một thuật ngữ có nghĩa hẹp hơn, một thuật ngữ kỹ thuật để mô tả
một quy trình pháp lý đặc biệt có thể hoặc không tiếp diễn thông qua mua bán
doanh nghiệp. Ví dụ cổ đông của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đồng ý sáp
nhập thì việc sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi thoả thuận là cổ phiếu doanh nghiệp A
sẽ chuyển đổi sang cổ phiếu doanh nghiệp B hay là chuyển thành tiền.
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 2


Trên thực tế, thường thấy phổ biến các giao dịch mua bán doanh nghiệp
trong đó có thể không dẫn đến kết quả sáp nhập. Ví dụ doanh nghiệp B mua một
lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp A, dù đủ lớn để biến thành một thương vụ
sáp nhập nhưng nếu bên B quyết định là bên A sẽ vẫn tồn tại riêng rẽ như một
công ty con của B thì đó không phải là sáp nhập; hoặc nếu bên B mua toàn bộ hoặc
hầu hết tài sản của bên A và thanh toán bằng tiền hoặc cổ phiếu của bên B và bên
A lúc này chỉ còn là cái vỏ bọc mà không còn hoạt động nữa và cổ đông của bên A
không thay đổi, tài sản còn lại duy nhất của bên A là tiền hoặc cổ phiếu do bên B
thanh toán.
Các dạng thức mua bán doanh nghiệp có một số đặc điểm như sau: (1) Sáp
nhập và Hợp nhất: Đơn giản về pháp lý; Không tốn kém, không cần các chuyển
nhượng về tên hiệu của doanh nghiệp; Tất cả các khoản nợ phải trả được thừa nhận
bao gồm cả những khoản tranh chấp tiềm năng; Yêu cầu 2/3 cổ đông của hai bên
nhất trí thông qua; Các cổ đông có quyền khiếu kiện để nhận được giá trị thực của

họ (quyền đánh giá lại). (2) Mua cổ phần (thông qua đấu thầu):Không cần phải
tổ chức đại hội cổ đông hoặc không cần yêu cầu về biểu quyết; Bên mua có thể gặp
trực tiếp các cổ đông để thương thuyết mà không cần qua ban lãnh đạo; Ban lãnh
đạo của bên bán có thể “phản kháng” và làm quá trình mua cổ phần tốn kém và
mất công hơn; Thường chỉ có một số thiểu số cổ đông nắm giữ cổ phần. (3)Mua
các tài sản: Chỉ cần 50% cổ đông thông qua; Chuyển nhượng các tài sản có thể tốn
các chi phí liên quan đến pháp lý như sang tên chủ sở hữu,…
Một câu hỏi nữa đặt ra là liệu có nhất thiết khi sáp nhập hai doanh nghiệp
phải có cùng quy mô, và nếu không cùng quy mô thì liệu bên nhận sáp nhập phải là
bên có quy mô lớn hơn ? Câu trả lời là không nhất thiết phải cùng quy mô và
không nhất thiết bên nhận sáp nhập bắt buộc phải có quy mô lớn hơn. Bởi lẽ trong
thực tế, vì một lý do nhất định (VD: thuế,…), bên có quy mô lớn hơn có thể sáp
nhập vào bên có quy mô nhỏ hơn. Quy mô hoạt động, giá trị ròng của doanh
nghiệp, số lượng lao động, ai sẽ được cử làm chủ tịch Hội đồng quản trị, ngay
thậm chí cả tên gọi của doanh nghiệp sau sáp nhập đôi lúc cũng không quá nhiều ý
nghĩa đối với bên nhận sáp nhập vì nói cho cùng sáp nhập được xây dựng trên cơ
sở đồng thuận.
Trong thực tế, có một dạng sáp nhập rút gọn, nghĩa là việc chuyển nhượng
hầu hết hoặc toàn bộ cổ phiếu của một bên sang bên mua có thể được thực hiện mà
không cần biểu quyết cổ đông. Trừ dạng sáp nhập rút gọn kể trên, tất cả các dạng
sáp nhập đều yêu cầu phải có biểu quyết nhất trí của cổ đông hai bên; tuy nhiên
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 3


việc bán hầu hết hoặc toàn bộ tài sản của bên bán thì chỉ yêu cầu biểu quyết nhất
trí của bên bán đó mà không nhất thiết cần biểu quyết của cổ đông bên mua.
Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh
giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp một phần
tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới. Nghĩa là nếu một bên A và một bên B liên doanh với nhau hình thành một

doanh nghiệp C thì sau khi liên doanh có sự tồn tại của cả ba doanh nghiệp A, B và
C.
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra được khái niệm của sáp nhập
doanh nghiệp như sau:
“Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó một hoặc một
số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp
khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành
doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Sáp nhập theo nghĩa
rộng ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp còn bao gồm cả việc hai hoặc nhiều doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để
hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh
nghiệp trước sáp nhập (sáp nhập theo nghĩa rộng bao gồm cả hợp nhất)”
II.
Các vấn đề về sáp nhập doanh nghiệp
1. Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp
1.1. Dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp
Có khá nhiều hình thức sáp nhập khác nhau. Dưới đây là một số hình thức
sáp nhập được phân biệt dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập:
- Sáp nhập cùng ngành (hay còn gọi là sáp nhập chiều ngang): Diễn ra đối với
hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường.
- Sáp nhập dọc: Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như
giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó.
- Sáp nhập mở rộng thị trường: Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản
phẩm, nhưng ở những thị trường khác nhau.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với hai công ty bán những sản
phẩm khác nhau, nhưng có liên quan với nhau trong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn: Diễn ra khi hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh
doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đa ngành đa nghề.
1.2. Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính

Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 4


Có hai hình thức sáp nhập, mỗi hình thức có những tác động nhất định tới
công ty và nhà đầu tư là:
- Sáp nhập mua: Loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty
khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công
cụ tài chính.
- Sáp nhập hợp nhất: Cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới
và một thương hiệu công ty mới được hình thành. Tài chính của hai công ty sẽ
được hợp nhất trong công ty mới.
2. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định của Điều 153 của Luật Doanh nghiệp năm 2005:
1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công
ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp
nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn
và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của
công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp
nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên
quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành
đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong
trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp
đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao

động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty
nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30%
đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 5


cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật
về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập
có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh
tranh có quy định khác.
3. Lợi ích của sáp nhập doanh nghiệp
Có vô số lý do tại sao một công ty lại chọn để sáp nhập hay bị thâu tóm bởi
một công ty khác. Đối với các công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì
M&A có thể giúp họ chống đở được các công ty lớn hơn. Như vậy cạnh tranh thúc
đẩy M&A, và M&A càng khiến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Các nghiên cứu cho
thấy có 5 động lực chính để các doanh nghiệp sát nhập và thâu tóm:
• Hợp lực thay cạnh tranh: sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ sẽ làm
giảm cạnh tranh, giúp tăng hiệu quả kinh doanh. Thí dụ ngày 23/3/09 Hai công ty
năng lượng khổng lo của Canada là Suncor Energy Inc. và Petro-Canada đã thông
báo đạt được thoả thuận sáp nhập thành một tập đoàn mới với giá trị thị trường lên
tới 43,3 tỷ CAD (35 tỷ USD).
• Nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả
kinh tế nhờ quy mô gộp thị phần, giảm chi phí và bổ sung tích hợp các nguồn lực
của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách
hàng. Thí dụ trong giai đoạn khó khăn của ngành hàng không, Delta Air Lines

(Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với giá 2,9 tỷ USD trở thành hãng hàng không
lớn nhất thế giới hiện nay với 75.000 nhân viên và lịch bay tới 375 thành phố.
Hãng này có khả năng tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm do cắt giảm chi phí
và mở rộng quy mô.
• Tăng quy mô nhanh chóng và thống lĩnh thị trường : Các công ty đang họat
động hiệu quả thường muốn mau chóng tăng quy mô để chiếm lĩnh thị trường
không chỉ trong ngành kinh doanh của mình mà còn nhảy vào các ngành đang có
tiềm năng khác. Những tập đoàn như GE của Mỹ, Chungho Holdings của tỷ phủ Li
Ka Shing của Hongkong, là những ví dụ điển hình.
• Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sự điều tiết mạnh
của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhieu
đieu kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những
công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công
ty đã hoạt động trên thị trường. Những ngành như sản xuất Bia, ngành bảo hiểm,
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 6


sản xuất Ôtô của Việt Nam có sự bảo hộ rất mạnh, do vậy các công ty nước ngòai
muốn nhảy vào thường chọn hình thức M&A.
• Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị: Nhiều
công ty chủ động thực hiện M&A để hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm hoặc mở rộng thị trường của mình. Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ
xây dựng được cho mình một danh mục đau tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi
hệ thống. Các Tập đoàn Thép Trung Quốc đang tìm các mua các công ty khai thác
Mỏ cua Uc và Nam Phi là thí dụ về động lực này.
 Tóm lại một số lợi ích khi sáp nhập doanh nghiệp:Mở rộng thị trường và
khách hàng; Sự hợp tác có lợi cho cả đôi bên; Gia tăng doanh thu và lợi nhuận;
Nâng cao năng lực cạnh tranh; Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ;…
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã rất thành công sau khi tiến hành sáp
nhập: Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất của Mĩ và thu

tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa sau khi tiến hành mua lại Merrill Lynch với
giá 50 tỉ đô la; Trong khi đó việc Ericsson sáp nhập với Sony không chỉ tạo nên
một thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích là Sony Ericsson mà còn giúp
Ericsson đối đầu với đối thủ hung mạnh là Nokia; Còn với hãng xe hơi Fiat của Ý
đã xâm nhập thị trường Mĩ một cách dễ dàng và thành công sau khi tiến hành sáp
nhập với hãng Chrysler của Mĩ; Tại Việt Nam hoạt động mua bán sáp nhập doanh
nghiệp với những thương vụ đình đám như Viettel &Vinaconex, HSBC& Tập
đoàn Bảo Việt; Pomina & Thép Việt, ICP & Thuận Phát …
4. Khó khăn khi sáp nhập doanh nghiệp
Thiệt thòi trong những thương vụ M&A chính là những người mua. Thông
thường sau khi thông báo về kế hoạch mua, giá cổ phiếu các công ty bắt đầu giảm
xuống (đây là thước đo cho thấy rằng thị trường thường coi việc sáp nhập là sai
lầm). “Phần thưởng” của thị trường dành cho cổ đông công ty mục tiêu lớn bao
nhiêu thì giá cổ phiếu của công ty sáp nhập giảm bấy nhiêu, và như vậy thiệt hại
của cổ đông là không thể nào đo lường được. Như đã đề cập ở trên, công ty sáp
nhập thường phải chi trả số tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực của công ty mà nó
thôn tính. Thêm vào đó có rất nhiều rủi ro và bất trắc tiềm ẩn trong một vụ sáp
nhập. Dưới đây là một số những khó khăn mà công ty sáp nhập có thể gặp phải:
- Những thay đổi bất thường trong quá trình sáp nhập: Sự khác biệt về văn
hóa công ty, văn hóa không hài hòa dẫn đến mâu thuẫn nội bộ;
- Giảm năng suất vì những xung đột trong ban quản trị;
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 7


- Gánh thêm các khoản nợ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sáp
nhập;
- Các vấn đề về mặt kế toán có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công
ty sáp nhập, ví dụ như chi phí tái cấu trúc-tổ chức, hay các vấn đề có liên
quan đến uy tín, thương hiệu công ty…;
- Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân, bộ phận…Sự ra đi của các nhân

sự chủ chốt của 2 doanh nghiệp do bất đồng quản điểm…
- Hệ thống pháp luật chưa rõ ràng và hoàn chỉnh;
- Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về mua bán và sát nhập doanh nghiệp;
- Hoạt động bên trung gian còn kém hiệu quả.
Thực tế cho thấy ngay cả những thỏa thuận M&A được tính toán kỹ đôi khi
cũng đem lại thất bại. Vấn đề ở chỗ là không tồn tại phương pháp tài chính hoàn
hảo nào tính toán lợi ích việc sát nhập. Phương pháp quy đổi dòng tiền tương lai
thường hay được sử dụng nhưng phức tạp đến mức, đôi khi chính những chuyên
gia phân tích lại để xót nhiều lỗi.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tài chính phương Tây khuyên nhủ rằng, chỉ
nên sử dụng việc quy đổi đối với những dòng tiền bổ sung có được từ việc sáp
nhập, và sau đó, kết quả này cộng với giá trị thị trường của công ty đi thôn tính.
Trong trường hợp này, các nhà phân tích chỉ cần tính toán kỹ những dự đoán liên
quan đến việc phát sinh thêm dòng tiền trong tương lai.
Ngoài những lỗi khi đánh giá dòng tiền khi trong các hợp đồng M&A, còn
có những sai lầm trong công tác đánh giá tài sản và các khoản nợ.
Về mặt lý thuyết, hiệu quả đạt được trong M&A là do sự tiết kiệm (Economy
of scale), trong đó có việc giảm các chi phí từ quản lý tập trung. Tuy nhiên, trên
thực tế thường ngược lại: Điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh lại phức
tạp hơn, và như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý lại lớn và cồng kềnh hơn. Người
khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm PFIZE của Mỹ thông báo bán Công ty
SCHICK-WILKSON SWORD sau khi mua lại từ hai năm trước. PFIZE bắt buộc
phải làm điều này vì việc tăng chi phí quản lý quá mức, kết quả là thu nhập của
SCHICK giảm 7%.
Theo các chuyên gia phân tích, một phần lớn trong số những M&A thất bại là
do mục đích thay đổi hoạt động. Aleksei Moiseev cho rằng “Những người điều
hành không cần phải thay đổi hoạt động kinh doanh thay cho sự quyết định của các
cổ đông. Tốt hơn hết là đưa tiền cho các cổ đông để họ đầu tư vào nơi mà họ
muốn. Khi mà những người quản lý bắt đầu mon men tới lĩnh lực không phải của
mình thì ngay lập tức, doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả. Nếu như ai đó sản xuất

Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 8


bàn là tốt nhất thì không có nghĩa là anh ta sẽ làm được đồ chơi loại tốt. Cần phải
làm những việc mà mình biết làm. Việc chuyển đổi hoạt động thường làm phân tán
sự tập trung của những người điều hành”.
Như vậy, khi một công ty sáp nhập với một công ty khác thì chúng ta luôn có
khả năng sẽ dự đoán được những tác động ngắn hạn của sáp nhập đối với giá cổ
phiếu của cả hai công ty. Thông thường cổ phiếu của công ty tiến hành sáp nhập sẽ
giảm và giá cổ phiếu của công ty mục tiêu sẽ tăng. Tất nhiên đây chỉ là nhận xét
chủ quan, ngoài ra vẫn có những ngoại lệ. Nếu như một vụ sáp nhập tiến hành trơn
tru thì viễn cảnh với công ty sáp nhập là hoàn toàn sáng sủa.
5. Mối quan hệ giữa Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp
5.1. Nguyên lý của M&A (Sáp nhập và mua lại)
Một cộng một bằng ba: phương trình này là động lực đặc biệt cho một
thương vụ mua bán và sáp nhập. Nguyên tắc then chốt đằng sau việc mua một
công ty là nhằm tăng giá trị lớn hơn nhiều lần cho cổ đông chứ không chỉ là tổng
của hai công ty.
Nói cách khác, hai công ty Sáp nhập cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai
công ty riêng lẻ - và ít nhất nó cũng là lý do đằng sau mua bán và sáp nhập.
Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do
cạnh tranh, thị trường hay bất kỳ yếu tố nào. Những công ty lớn sẽ mua lại các
công ty khác nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu
chi phí. Các công ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần lớn hơn và đạt
được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những công ty nhỏ là đối tượng bị mua cũng
sẵn sàng để công ty khác mua vì như vậy sẽ tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất
khó khăn tồn tại trên thị trường.
5.2. Sự khác nhau giữa Mua bán và Sáp nhập
Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ
quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua bán và Sáp nhập vẫn có sự

khác biệt về bản chất.
Khi một công ty mua lại (tiếp quản) một công ty khác và đặt mình vào vị trí
chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý,
công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ
phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.
Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng
quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu
riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 9


cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.
Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về sáp nhập: hai hãng Sáp
nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler.
Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ
quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua bán và Sáp nhập vẫn có sự
khác biệt về bản chất.
Khi một công ty mua lại (tiếp quản) một công ty khác và đặt mình vào vị trí
chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý,
công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ
phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.
Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng
quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu
riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của
cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.
Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về sáp nhập: hai hãng Sáp
nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler.
5.3. Cộng hưởng trong M&A
Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kì diệu nhất giải thích cho mọi thương
vụ mua bán sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh

nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ
vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm:
- Giảm nhân viên: nói chung sáp nhập doanh nghiệp thường có khuynh hướng
giảm việc làm. Hai hệ thống sáp nhập lại sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp, ví
dụ các công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu vị
trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp
tốt để các doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả.
- Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một doanh nghiệp lớn lúc nào cũng có
thế hơn khi giao dịch với các đối tác, kể cả mua văn phòng phẩm hay một hệ thống
IT phức tạp thì công ty lớn vẫn có ưu thế khi đàm phán hơn là so với công ty nhỏ.
Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí.
- Trang bị công nghệ mới: Để duy trì cạnh tranh, các công ty luôn cần vị trí
đỉnh cao của phát triển kỹ thuật và công nghệ. Thông qua việc mua bán hoặc sáp
nhập, công ty mới có thể tận dụng công nghệ của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu
của mua bán & sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu
và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 10


phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt
cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng
hơn một công ty nhỏ.
Trên thực tế, đạt được sự cộng hưởng thường khó hơn người ta tưởng - nó
không tự đến khi hai công ty sáp nhập. Đương nhiên khi hai công ty sáp nhập dễ
nhìn thấy khả năng đạt được lợi thế quy mô nhưng đôi khi nó lại có hiệu ứng
ngược lại. Trong nhiều trường hợp, một cộng một lại nhỏ hơn hai. Do đó, việc
phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành những thương vụ
M&A rất quan trọng. Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố tình vẽ ra bức
tranh cộng hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc định giá doanh

nghiệp.
5.4. Vấn đề định giá trong M&A
Các nhà đầu tư của một công ty khi muốn một công ty khác luôn đặt câu hỏi
mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Do vậy việc định giá một công ty để
quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán sáp nhập doanh
nghiệp. Thông thường, cả hai bên trong thương vụ mua bán hay sáp nhập đều có
cách đánh giá khác nhau về giá trị công ty bị mua: bên bán có khuynh hướng định
giá công ty của mình ở mức cao nhất có thể trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá
thấp nhất trong khả năng. Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi
cả hai bên, người ta đã đưa ra nhiều phương pháp phù hợp để định giá các công ty.
Phương thức phổ biến nhất là nhìn vào các công ty có thể so sánh được trong cùng
một ngành, tuy nhiên các nhà môi giới thường sử dụng nhiều công cụ khác nhau
khi định giá công ty. Dưới đây giới thiệu một số phương pháp định giá:
- Tỷ suất P/E: Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong
ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý;
- Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales): Với chỉ số này, bên
mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở
một mức gấp một cơ số lần doanh thu;
- Chi phí thay thế: Trong một số trường hợp, mua bán được dựa trên việc cân
nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một công ty từ đầu so với mua một công ty đang có
sẵn. Chẳng hạn, nếu tính một cách đơn giản giá trị công ty bao gồm toàn bộ tài sản
cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên. Về lý thuyết, công ty đi mua có thể
đàm phán mua lại công ty đang tồn tại với giá trị kể trên hoặc là thiết lập một công
ty mới tương tự để cạnh tranh. Rõ ràng, để xây dựng một công ty mới sẽ mất một
khoảng thời gian dài để tập hợp đội ngũ quản lý & nhân sự tốt, mua sắm tài sản và
tìm kiếm khách hàng chưa kể việc ra đời phải cạnh tranh với công ty đang tồn tại
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 11


trên thị trường. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó đối với các ngành dịch vụ,

nơi mà tài sản quan trọng nhất là con người và phương thức dựa trên ý tưởng là
chính.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): Đây là một công cụ định giá quan
trong trong mua bán và sáp nhập. Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của
công ty dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai. Dòng tiền mặt ước tính
(được tính bằng công thức “Lợi nhuận + khấu hao - chi phí vốn - thay đổi vốn lưu
thông”) được chiết khấu đến giá trị hiên tại có tính đến trọng số trung bình vốn của
công ty (WACC). Tất nhiên DCF cũng có những hạn chế nhất định nhưng rất ít có
công cụ nào có thể cạnh tranh được với phương thức định giá này về mặt phương
pháp luận.
III.

M&A ở trên thế giới và ở Việt Nam, Xu hướng M&A trong những
năm tới
1 M&A thế giới
Trên thế giới, các hoạt động M&A đã trải qua nhiều thăng trầm. Hơn 100
năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳđỉnh cao của hoạt động sáp nhập công ty:
đó là các năm 1895-1905, 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985 và 1998-2000. Làn
sóng M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng
nóng. Đó là thời điểm ban quản trị của các công ty liên tục hoạt động dưới sức ép
cạnh tranh rất lớn từ thị trường. Khái niệm tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng hoạt
động thông qua M&A đồng nghĩa với sự tồn tại của công ty nói chung, cũng như
địa vị của chính họ ở các công ty này nói riêng.
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng
M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt sóng
này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sáng
các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc, Trung Đông... Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao kỷ
lục, 3460 tỷđô la Mỹ (USD). Còn trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường mua bán
sáp nhập công ty trên thế giới đã đạt trị giá 2000 tỷ USD (trung bình 93 tỷ/tuần),

tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể liệt kê một số vụ M&A nổi bật như
Barclays - ABN Amro (87 tỷ USD), Thomson - Reuters (17,2 tỷ USD),
HeidelbergCement AG – Hanson Plc (15,5 tỷ USD), Quỹ Cerberus - Chrysler (7,4
tỷ USD), NYS Corp. - Euronext (9,96 tỷ USD), Blackstone - Hilton (26 tỷ USD)...
Theo kết quả khảo sát 73 công ty tại 11 nền kinh tế tiêu biểu, 44% số công ty được
hỏi cho biết họ có ý định thúc đẩy hoạt động M&A trong 2-3 năm tới.
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 12


2 M&A ở Việt Nam
Thị trường M&A của Việt Nam mới chỉ có chưa đầy 10 năm để làm quen
với các khái niệm quản trị công ty theo các thông lệ phố biến của quốc tế (từ sau
năm 2000, thông qua việc thực thi Luật Doanh nghiệp 1999). Do đó, các khái niệm
về góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua bán, sáp nhập, chia tách, giải thể
công ty, và các vấn đề kỹ thuật như chuyển nhượng cổ phần, thanh toán, xử lý
quyền lợi cổ đông, thuế, nợ, thương hiệu, thực hiện quyền chủ sở hữu trong quản
trị công ty nhìn tổng thể vẫn còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa
và tư nhân.
Số liệu nghiên cứu năm 2007, VN có hơn 90 vụ sáp nhập và mua lại với giá
trị giao dịch hơn 1,7 tỉ USD nhưng năm 2008 chỉ có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại
trị giá gần 350 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện nay đa số các vụ M&A đáng kể
đều có yếu tố nước ngoài như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo
hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, Prudential mua lại cổ phần của Công ty
GreenFeed (Vietnam) Co. Ltd. Công ty Asia Pacific Breweries Ltd (APB) mua
80% cổ phần của Công ty TNHH VBL Quảng Nam - công ty liên doanh với Công
ty Xây dựng điện Quảng Nam... Trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại
doanh nghiệp nước ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico-Kotobuki
Vietnam hay Công ty cổ phần ANCO, một tập đoàn thực phẩm và đo uống của các
nhà đau tư tư nhân VN, chính thức công bố mua lại nhà máy sữa của Nestlé tại Ba
Vì, Hà Tây là khá hiếm. Mặc dù họat động M&A diễn ra khá sôi nổi trong vài năm

gam đây, xuất hiện nhiều trang web phục vụ mua bán doanh nghiệp cũng như
nhiều công ty luật tư vấn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nếu so với thế giới thì các
thương vụ M&A của VN còn quá thấp, và không có xu hướng tăng như kỳ vọng
của các nhà phân tích, so với Trung Quốc chỉ riêng ngành bán lẻ trong năm 2005
họat động M&A có tổng giá trị khoảng 52,2 tỉ USD, gấp 100 lần hoạt động M&A
năm 2008 của VN.
Có nhiều lý giải cho việc quy mô M&A của Việt Nam còn khá èo uột như
hành lang pháp lý, tập quán văn hóa, thiếu vắng ngân hàng đầu tư để hỗ trợ. Tuy
nhiên, nguyên nhân cốt cán là do nền kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế và thị
trường chứng khoán chưa vượt qua khỏi giai đọan “miền tây hoang dã” với nhiều
bất ổn.
Trong việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì công nghệ – thương hiệu –
thị phần là 3 yếu tố quan trọng. Hiện nay yếu tố thương hiệu và công nghệ của Việt
Nam chưa được pháp luật bảo vệ đúng mức. Vấn nạn hàng gian – hàng giả đang
làm đau đầu các doanh nghiệp, còn công nghệ thì gần như là trận địa bỏ trống
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 13


trong bảo vệ bản quyền. Đối với thị phần tại VN, chỉ có những công ty quy mô lớn
thì mới có ý nghĩa, còn các công ty nhỏ thì thị phần rất bất ổn, khó xác định. Như
vậy những giá trị tạo lên động lực chính của M&A tại Việt Nam còn rất yếu, khiến
cho họat động M&A hiện nay chủ yếu là mua lại tài sản của doanh nghiệp.
Một nguyên nhân rất cần suy ngẫm cho họat động M&A còn ít được chọn
lựa là các doanh nghiệp lớn đang có xu thế phát triển thành tập đoàn theo cách liên
tục lập công ty mới ở nhiều lĩnh vực. Điều này trái ngược với tiến trình phát triển
của các tập đòan nước ngòai chủ yếu là mua lại các công ty trong những ngành họ
quan tâm. Việc lập công ty mới có nhiều bất lợi hơn mua lại công ty đang họat
động ở các điểm phải mất một thời gian mới hòan thiện sản phẩm và thâm nhập thị
trường, cũng như phải tuyển chọn và huấn luyện đội ngủ nhân sự mới. Tuy nhiên
lập công ty mới có thể đem lại quyền lợi cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành

thông qua đầu tư mới, bổ nhiệm người thân quen và lãnh đạo công ty, và nhất là
lúc TTCK đang hot, việc lập công ty mới bán cổ phần cao hơn mệnh giá sẽ mang
lại siêu lợi nhuận mặc dù công ty mới chỉ trên giấy phép.
3 Xu hướng M&A trong những năm tới
Trong tương lai, các thương vụ M&A sẽ ngày càng tăng cả về số lượng,
hình thức và giá trị. Hoạt động M&A sẽ diễn ra đặc biệt sôi nổi trên các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, chứng khoán… Xu hướng M&A còn diến ra với cả các doanh
nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa. Các tập đoàn lớn và các công
ty độc quyền sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có khả năng chi phối hoạt động của
nền kinh tế.
Theo đánh giá của Cục Quản lí cạnh tranh (Bộ Công Thương), hoạt động
M&A sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-40%/năm. Điều này do nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gia tăng và các công ty sẽ lớn mạnh
nhờ các hoạt động mua bán- sáp nhập. Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu thu hút hơn
nữa nguồn đầu tư nước ngoài, và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị
trường…Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại
Việt Nam nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong
những năm tới.
Hoạt động M&A sẽ xuất hiện nhiều nhất trong các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như: tài chính ngân hàng; kế toán
kiểm toán; chứng khoán…Một số ngân hàng có quy mô nhỏ, quản trị yếu, sẽ gặp
khó khăn về thanh khoản, hoạt động kém hiệu quả …sẽ nghĩ đến việc sát nhập để
nâng cao sức cạnh tranh. Ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Eximbank nhận
định, nhiều khả năng làn sóng sát nhập, mua lại trên thị trường tài chính sẽ diễn ra
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 14


nhanh hơn so với những dự đoán trước đây. Năm 2009 được xem là thời điểm khởi
đầu cho xu hướng này trên hệ thống ngân hàng.
Trong thời gian tới khi mà Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập chung sang

thị trường, thì việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước- một dạng của M&A
sẽ ngày càng tăng và đóng vị trí quan trọng trong chiến lược kinh tế của Nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hoạt động này tạo ra những doanh nghiệp
có khả năng thâu tóm thị phần trên thị trường và tạo ra những cạnh tranh không
bình đẳng. Về vấn đề này ông Trần Duy Hưng, Giám đốc công ty First Asia Ltd
khẳng định :“M&A là hình thức đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp đang ngày
càng phổ biến dưới phương thức “đối tác chiến lược” mà thực chất đó là một dạng
của tập chung kinh tế”.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh suy thoái chung hiện tại, M&A là một xu thế tất yếu và là
một hoạt động cần được được chú ý điều tiết với khung pháp lý rõ ràng, đáp ứng
mong mỏi của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động M&A đã có “thâm niên” trên
thế giới nhưng còn rất non trẻ ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là tiếp tục nghiên cứu
từng nội dung cụ thể trong quy trình M&A để vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt
Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />spx
/>Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 15


/>%E1%BB%87p-ai-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ai-m%E1%BA%A5t/
/>
MỤC LỤC

I
II
1
1.1
1.2
2

3
4
5
5.1
5.2
5.3
5.4
III

MỞ ĐẦU
Khái niệm về sáp nhập doanh nghiệp
Các vấn đề về sáp nhập doanh nghiệp
Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp
Dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp
Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Lợi ích của sáp nhập doanh nghiệp
Khó khăn khi sáp nhập doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp
Nguyên lý của M&A (Sáp nhập và mua lại)
Sự khác nhau giữa Mua bán và Sáp nhập
Cộng hưởng trong M&A
Vấn đề định giá trong M&A
M&A ở trên thế giới và ở Việt Nam, Xu hướng M&A trong

những năm tới
1 M&A thế giới
2 M&A ở Việt Nam
3 Xu hướng M&A trong những năm tới
Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 16


Trang
1
1
4
5
5
6
7
9
9
10
11

12
13
14


KẾT LUẬN

Luật Thương Mại - Modul 1 – Page 17

15



×