Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bằng kiến thức lý luận và thực tiến, hãy trình bày hiểu biết cuả em về sáp nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.55 KB, 11 trang )

A- MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “sáp nhập doanh nghiệp” đã từng xuất hiện ở khá nhiều tài
liệu trong nước và quốc tế. Trong lý luận kinh tế chính trị, C.Mác đã đưa ra một
khái niệm rộng hơn có liên hệ với sáp nhập trong kinh tế, đó là tập trung tư bản.
Cạnh tranh và tín dụng được coi là đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản.
Nhờ có cạnh tranh đã dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của các tư bản
cá biệt. Vậy có thể hiểu sáp nhập là một dạng của tập trung tư bản hay không?
Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu và làm rõ vấn đề này dựa trên những kiến thức lý
luận và thực tiễn.
B- NỘI DUNG
I. Khái niệm “sáp nhập doanh nghiệp”:
Trong Luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã đề cập tới sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một
dạng của tập đoàn kinh tế. Theo Điều 17 của luật này, sáp nhập doanh nghiệp là
việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Luật Doanh nghiệp 2005 cũng như Luật
Cạnh tranh 2004 đều giải thích “sáp nhập doanh nghiệp” là việc một hoặc một
số doanh nghiệp cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Khái niệm công ty
cùng loại trong hai điều luật trên có thể hiểu theo nghĩa là các công ty cùng loại
hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Như vậy, điều kiện tiên quyết để có
một thương vụ sáp nhập là hai doanh nghiệp phải cùng loai hình và có sự chấm
dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả hai bên tham gia. Cùng với các quy
định về việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích, ta có cơ sở để
đánh giá tính chất và gọi tên chính xác một thương vụ.
1
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 còn định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp.
Theo đó, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của sáp nhập doanh
nghiệp. Ví dụ: hai doanh nghiệp A và B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C,


nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp
nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và cổ phiếu của hai doanh
nghiệp A và B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp C.
Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên
doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp
một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới. Nghĩa là nếu một bên A và một bên B liên doanh với nhau
hình thành một doanh nghiệp C thì sau khi liên doanh có sự tồn tại của cả ba
doanh nghiệp A, B, C.
Những phân tích trên giúp ta đưa ra được khái niệm của sáp nhập doanh
nghiệp như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó
một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một
doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc
sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.
Sáp nhập theo nghĩa rộng ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp còn bao gồm cả việc
hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập (sáp nhập theo nghĩa rộng bao gồm
cả hợp nhất)”.
II. Những quy định của pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp:
1. Hồ sơ đăng ký sáp nhập doanh nghiệp:
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp bao gồm
những giấy tờ, tài liệu sau đây:
2
• Hợp đồng sáp nhập có sự thông qua của các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc
các cổ đông sáng lập của các công ty liên quan; trong đó phải thể hiện địa chỉ trụ
sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của công ty bị sáp nhập;
thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và
điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của

công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận
sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
• Thông tin của công ty sau khi nhận sáp nhập: tên công ty, trụ sở, ngành nghề
kinh doanh, đại diện thoe pháp luật, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành
viên trong công ty…;
• Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông với Công ty Cổ phần;
• Đăng ký kinh doanh gốc của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập hoặc
bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhận sáp nhập
và công ty bị sáp nhập;
• Đơn đăng ký sáp nhập;
• Danh sách thành viên; CMND hoặc hộ chiếu có chứng thực của chính quyền địa
phương của tất cả các sáng lập của công ty nhận sáp nhập
• Các tài liệu cần thiết khác.
2. Thủ tục sáp nhập:
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp
năm 2005 gồm những bước cơ bản như sau:
• Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty
nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị
sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục,
thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái
phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công
ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
3
• Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan
thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng
ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường
hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng
sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động

biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
• Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận
sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty bị sáp nhập.
• Trong trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ
30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông
báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp
pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Đồng thời cũng nghiêm cấm các
trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần
trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có
quy định khác.
III. Một số hình thức sáp nhập doanh nghiệp:
Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chí cụ thể để đánh giá
và xếp loại hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nhưng trên thực tế có các hình
thức sáp nhập sau đây:
• Sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang): sáp
nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường.
Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là nhằm tăng cường hiệu quả và
chiếm được thị phần rộng hơn;
• Sáp nhập theo chiều dọc: à việc sáp nhập giữa các công ty tham gia vào quá
trình khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Mục đích của các giao dịch
4
sáp nhập loại này là để giảm thiểu được chi phí sản xuất, chi phí giao dịch và
các chi phí khác thông qua việc quản lý các giai đoạn khác nhau của quá trình
sản xuất và phân phối;
• Sáp nhập kết khối: là việc sáp nhập giữa các công ty không cùng lĩnh vực kinh
doanh. Mục đích của các giao dịch sáp nhập này là nhằm đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh, đa ngành nghề sau khi sáp nhập.
IV. Phân biệt sáp nhập doanh nghiệp với M&A:

1. Về khái niệm:
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt
Nam, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển
nhanh chóng. Thuật ngữ này được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Merger &
Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Hoạt động M&A ở Việt Nam được
quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có
một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao
dịch M&A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh
của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về
đầu tư và luật hợp đồng.
Thuật ngữ “mua bán” và “sáp nhập” là hai khái niệm luôn đi kèm với
nhau và mặc dù hai thuật ngữ này khác nhau về bản chất và hệ quả pháp lý của
chúng cũng không giống nhau nhưng lại hay bị nhầm lẫn hoặc bị sử dụng thay
thế cho nhau.
Ở Việt Nam, M&A là việc mua bán một tài sản, ví dụ như mua bán một
nhà máy, một bộ phận doanh nghiệp hoặc thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có định nghĩa về mua bán doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khái niệm mua lại doanh nghiệp lại được cụ thể trong Luật Cạnh
tranh năm 2004. Theo đó, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua
5

×