MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
1.2 Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2007...................................................2
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiện nay tình hình hoạt động của một số loại tội phạm trên địa bàn thành phố
Hà Nội ngày càng gia tăng, nhất là tội phạm giết người, cướp tài sản, các tội xâm
phạm tình dục... Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả Lưu Hải Yến hiện nay
là giảng viên khoa pháp luật hình sự đã thực hiện đề tài “Phòng ngừa các tội xâm
phạm tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội ” với sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Dương Tuyết Miên làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học năm 2008. Sau khi
nghiên cứu đề tài trên, em xin tóm tắt kết quả của luận văn về tình hình của tội
phạm và đưa ra một vài nhận xét về kết quả nghiên cứu đó. Do kiến thức và năng
lực cịn hạn chế nên phần tóm tắt và ý kiến nhận xét mà em đưa ra cịn nhiều
thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các Thầy Cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. TĨM TẮT TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA CÁC TỘI XÂM HẠI
TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2007.
1.1Khái niệm tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học. Trong các tài
liệu tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ: tình hình tội phạm,
tình hình tội phạm về ma túy, tình hình tội phạm về tham nhũng, tình hình tội
phạm giết người... Nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức
tranh” toàn cảnh về tội phạm. Như vậy, tình hình tội phạm được định nghĩa như
sau:
Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm hoặc một
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm đã xảy ra trong một đơn vị không gian và
đơn vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm thể hiện thông qua thực trạng,
diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các
cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp
với thực tiễn.
1.2 Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2007.
Sự phát triển về kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đã
mài mịn dần những giá trị văn hóa truyền thống, những nền tảng đạo đức khiến
xuất hiện ngày càng nhiều các tội phạm về tình dục, xâm phạm đến sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm thậm trí là cả tính mạng của phụ nữ và trẻ em. Mỗi năm,
trung bình ở Hà Nội có khoảng gần 5200 vụ án hình sự được đưa ra xét xử sơ
thẩm với số lượng khoảng gần 7900 bị cáo về tất cả các tội phạm.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, trong khoảng
thời gian 7 năm từ năm 2001- 2007, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã đưa
ra xét xử sơ thẩm tổng cộng 193 vụ xâm phạm tình dục với 301 bị cáo. Như vậy,
có thể thấy trung bình hàng năm có khoảng 27 vụ xâm phạm tình dục với 43 bị
2
cáo được đưa ra xét xử trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Bảng thống kê dưới đây
thể hiện cụ thể về số vụ và số bị cáo được các Tòa án nhân dân trên địa bàn
Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử về các tội xâm phạm tình dục trong từng năm từ
2001 đến năm 2007.
Bảng 1. Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm tình dục
trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2001- 2007.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
Số vụ
19
18
20
23
27
35
51
193
Số bị cáo
24
41
36
42
46
39
73
301
cộng
Số vụ và số bị cáo phạm tội XPTD trên địa bàn Hà nội trong thời gian 2001 –
2007
3
Bảng 2. Chỉ số tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
Năm
2001- 2002
2003- 2004
2005- 2006
2007
Số bị cáo
Chỉ số TP
65
78
85
73
(trên 100000 dân)
0,00065
0,00078
0,00085
0,00073
Chỉ số tội phạm của các tội XPTD trên địa bàn Hà Nội
Thông qua chỉ số tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian 2001- 2007 có thể thấy, chỉ số tội phạm trong 2 năm 20032004 (0,00065) cao hơn so với năm 2001- 2002 (0,00078). Điều này thể hiện
mức độ phổ biến của tội phạm xâm hại tình dục trong năm 2003- 2004 cao hơn
so với 2 năm trước đó khác nhiều. Trong hai năm tiếp theo 2005- 2006, chỉ số tội
phạm của các tội xâm phạm tình dục là 0,00085 cao hơn so với những năm trước
4
đó đã cho thấy các tội xâm phạm tình dục xảy ra ngày càng nhiều trong giai đoạn
này. Mặc dù chỉ tính trong thời gian một năm nhưng chỉ số tội phạm của năm
2007 là khá cao 0,00073 cao hơn so với chỉ số tội phạm trong 2 năm 2001- 2002
và thấp hơn không nhiều so với năm 2003- 2004 và 2005- 2006. Điều này chứng
tỏ tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội trong năm 2007 có mức độ phổ
biến cao hơn rất nhiều so với thời gian trước.
Để đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình các tội xâm phạm tình
dục trên địa bàn Hà Nội cần so sánh với tình hình các tội phạm nói chung trên
địa bàn thành phố trong cùng khoảng thời gian từ năm 2001- 2007. So với tình
hình các tội phạm nói chung trên địa bàn Hà Nội trong 7 năm thì số vụ xâm
phạm tình dục chiếm tỉ lệ khơng lớn, thậm chí là rất nhỏ chí chiếm khoảng
0,53% (193 vụ/ 36349 vụ) và số bị cáo chiếm khoảng 0,55% (301 bị cáo/ 54933
bị cáo).
Cụ thể hóa số liệu của từng năm về số vụ cùng số bị cáo phạm tội xâm phạm
tình dục và tội phạm nói chung trên địa bàn Hà Nội từ năm 2001- 2007 ta có
bảng sau:
Bảng số 3. Số vụ và số bị cáo phạm tội xâm phạm tình dục so sánh với tội
phạm nói chung trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2001- 2007.
Nhóm
Tội XPTD
(số vụ/số bị
cáo)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
5
19/24
18/41
20/36
23/42
27/46
35/39
Tội phạm nói
chung.
Tỉ lệ %
(1) so với (2)
(số vụ/số bị
cáo)
4278/5710
4636/6408
5839/8453
4823/7380
4840/7594
5788/9341
0,44%/0,42%
0,39%/0,64%
0,34%/0,43%
0,48%/0,57%
0,56%/0,61%
0,61%/0,42%
2007
Tổng cộng
51/73
193/301
6145/10047
36349/54933
0,83%/0,73%
0,53%/0,55%
Những số liệu trên đây đã phần nào phản ánh được thực trạng của tình hình
các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội trong 7 năm. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là những con số thống kê qua công tác xét xử, nghĩa là vụ việc đã được phát
hiện và xử lí. Trên thực tế, bức tranh tồn cảnh về tình hình tội phạm của các tội
xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua chỉ có thể được xem
xét một cách tồn diện khi nghiên cứu cả phần tội phạm ẩn. Tội phạm ẩn là
những tội phạm chưa được phát hiên theo quy định của pháp luật hoặc chưa
được thống kê. Đối với các tội xâm phạm tình dục chưa được phát hiện được
đánh giá là rất cao do nhiều nguyên nhân chưa thống kê được trong cơng tác
quản lí, điều tra, truy tố do những tiêu cực. Tỉ lệ các tội xâm phạm tình dục so
với các tội phạm nói chung cịn nhỏ, chưa sát với thực tế. Ngồi ra, cơng tác điều
tra, phát hiện xử lí những tội xâm phạm tình dục cịn nhiều khó khăn, bất cập.
Nhiều vụ án khơng có đủ chứng cứ để chứng minh nên khơng thể tiến hành xử lí
hình sự được phải đình chỉ vụ án. Điều này cũng cho thấy những con số thống kê
trên đây của ngành Tòa án mới chỉ là một phần trong số tội phạm xâm hại tình
dục trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua.
1.3Theo thống kê của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em thì trong thời gian 3
năm (2003- 2007) đã tiếp nhận, tư vấn và can thiệp hỗ trợ cho 63 trường hợp trẻ
em bị xâm hại tình dục và những trường hợp đều thừa nhận là chưa tố cáo với cơ
quan có thẩm quyền về việc mình là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đây là những
trường hợp chưa được phát hiện, xử lí và thống kê trong ngành Tịa án chiếm
khoảng 1,27% số vụ xâm hại tình dục đã được xử lí trên địa bàn cả nước. Con số
này chưa được thể hiện đầy đủ về tỉ lệ ẩn của nhóm tội xâm hại tình dục, đây chỉ
là con số của những nạn nhân tìm đến để được giúp đỡ. Ngồi ra, cịn một số
6
trung tâm hỗ trợ và tư vấn khác đang tiến hành tư vấn và hỗ trợ tâm lí trong đó
có các vụ xâm hại tình dục. Số vụ được tư vấn ở các trung tâm này nhìn chung tỉ
lệ là không đáng kể. Không phải mọi trường hợp bị xâm phạm tình dục, nạn
nhân đều tìm đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như các trung tâm
tư vấn tâm lí.
1.3 Cơ cấu và tính chất của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
Trong những vụ xâm hại tình dục thì tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em chiếm
tỉ lệ cao nhất về số vụ và số bị cáo. Tội hiếp dâm có tỉ lệ cao hơn khơng nhiều so
với tội hiếp dâm trẻ em chiếm 35,25% về số vụ (68 vụ) và 44,19 về số bị cáo
(133 bị cáo), trong khi đó các vụ hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ 31,61% (61 vụ) và
số bị cáo phạm tội này là 95 bị cáo chiếm 31,56% so với tổng số bị cáo phạm tội
xâm hại tình dục. Tội giao cấu với trẻ em có tỉ lệ về số vụ và số bị cáo đứng thứ
ba trong nhóm các tội xâm phạm tình dục là 45 vụ chiếm 23,32% 51 bị cáo
chiếm 16,94%. Với tỉ lệ 5,18% về số vụ và 3,32% về số bị cáo thấp hơn nhiều so
với ba tội trên, tội dâm ô với trẻ em chiếm tỉ lệ cao thứ tư trong nhóm tội phạm
này 10 vụ/ 10 bị cáo.
7
Đây là những con số đáng báo động về tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục
trong xã hội, thể hiện sự xuống cấp và suy đồi nghiêm trọng về đạo đức cũng
như sự quan tâm chưa đầy đủ đúng mức của xã hội trong việc bảo vệ trẻ em.
Qua những phân tích và đánh giá về thực trạng, diễn biến cũng như cơ cấu
của tình hình tội phạm các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trên đây có thể rút ra một số tính chất như sau:
Thứ nhất, tội hiếp dâm là tội xảy ra phổ biến nhất trong số các tội xâm phạm
tình dục và các tội xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn Hà Nội rất
nhiều, rất phổ biến và đa dạng.
Thứ hai, các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội phần lớn là tội đặc
biệt nghiêm trọng nhưng hình phạt mà TAND các cấp áp dụng đối với người
phạm tội chủ yếu là hình phạt dưới 3 năm. Điều này thể hiện sự thiếu nghiêm
khắc trong việc trừng trị những đối tượng phạm tội xâm hại tình dục nên chưa
thể hiện được mục đích của hình phạt và chưa có ý nghĩa trong phịng ngừa.
Thứ ba, các tội xâm phạm tình dục được thực hiện dưới hình thức phạm tội
đơn lẻ. Những người phạm tội thường lợi dụng mối quen biết với nạn nhân để
thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ tư, địa điểm xảy ra các tội xâm phạm tình dục chủ yếu là các nhà nghỉ và
thông thường là vào ban đêm.
Thứ năm, những đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục phần lớn là người đã
thành niên, không nghề nghiệp và có trình độ văn hóa thấp.
1.4 Diễn biến của tình hình tội phạm.
Qua bảng số liệu thống kê, có thể thấy trong khoảng thời gian 7 năm, số vụ
xâm hại tình dục xảy ra trên địa bàn Hà Nội có mức giảm tương đối ổn định. Cụ
thể năm 2001 17 vụ, năm 2002 số vụ giảm so với năm 2001 là 01 vụ tương
đương với giảm 5.88%. Năm 2003 số vụ phạm tội tăng 5.88% so với năm 2001
thành 20 vụ và năm 2004 tăng thêm 3 vụ so với năm trước lên thành 23 vụ. Số
vụ xâm hại tình dục năm 2005 là 27 vụ, đến năm 2006 tăng thêm 8 vụ thành 35
vụ và lên tới 51 vụ trong năm 2007.
8
Biểu diễn THTP của các tội XPTD
Tuy nhiên, số bị cáo bị đưa ra xét xử về nhóm tội phạm này trong thời gian
trên lại có diễn biến rất phức tạp, lúc tăng, lúc giảm không ổn định. Cụ thể trong
năm 2001 số bị cáo bị xét xử là 24 vụ tương đương trung bình một vụ có sự tham
gia của 1,26 bị cáo. Con số này đã tăng gấp đơi vào năm sau trung bình 2,28 bị
cáo/01 vụ năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 1,8, 1,83, 1,7, 1,11,
1,43 bị cáo. Có thể thấy năm 2006 số bị cáo tham gia vào một vụ xâm hại tình
dục thấp hơn nhiều so với các năm trước thể hiện diễn biến hết rất phức tạp của
tình hình tội phạm.
9
II. NHẬN XÉT CÁ NHÂN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LƯU HẢI YẾN.
Dưới góc độ tội phạm học, luận văn đi sâu phân tích tình hình tội phạm của
nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em,
tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ
em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7
năm gần đây (2001- 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với
đặc điểm cụ thể và u cầu phịng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm
tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Trên cơ sở số liệu thống kê tội phạm được xét xử sơ thẩm trên địa bàn Hà Nội
trong thời gian từ năm 2001-2007, so sánh với số liệu thống kê của thành phố Hồ
Chí Minh và toàn quốc, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thực
trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm của các tội xâm phạm
tình dục trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, tác giả đã thống kê được một số đặc
điểm nhân thân của những người phạm tội xâm phạm tình dục cũng như đưa ra
những nghiên cứu về nạn nhân của loại tội phạm này trong thời gian từ năm
2001- 2007, trong đó thống kê được một số tình huống họ trở thành nạn nhân và
các dạng thiệt hại mà nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục phải gánh chịu.
Phân tích một số nhóm ngun nhân cơ bản của tình hình tội phạm của các tội
xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội như nhóm nguyên nhân về kinh tế- xã
hội, nhóm nguyên nhân về văn hóa- giáo dục, nhóm ngun nhân thuộc về nhận
thức và cơng tác tuyên truyền pháp luật,… Qua đó đưa ra những dự báo về tình
hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội trong thời gian
tới và đề xuất một số nhóm giải pháp tương ứng để phịng ngừa có hiệu quả tình
hình tội phạm của nhóm tội này trong điều kiện Hà Nội đã được mở rộng.
Luận văn trình bày có hệ thống, khoa học về tình hình tội phạm. Trong đó,
tác giả đã làm rõ 4 thông số (4 nội dung) cơ bản của tình hình tội phạm:
- Thực trạng của tình hình tội phạm.
10
- Diễn biến của tình hình tội phạm.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm.
- Tính chất của tình hình tội phạm.
Nghiên cứu các thơng số cơ bản của tình hình tội phạm, tác giả đã sử dụng số
liệu của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và một số nguồn khác. Đây là
nguồn số liệu thể hiện một cách chính xác và đầy đủ về tình hình các tội xâm
phạm tình dục trên địa bàn Hà Nội.
Thơng qua việc nghiên cứu các thơng số của tình hình tội phạm, tác giả đã
làm sáng tỏ về bức tranh các tội xâm phạm tình dục đã xảy ra trên địa bàn Thành
phố Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2007:
+ Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm, tác giả đã làm rõ 3 nội dung
là: Tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số tội phạm.
+ Nghiên cứu về diễn biến của tình hình tội phạm, tác giả đã làm sáng tỏ mức
độ tăng, giảm hàng năm (theo đơn vị vụ phạm tội và số bị cáo).
+ Nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội phạm tác giả đã tập trung vào một
số tiêu chí sau:
-
Theo tội danh.
Theo hình phạt mà Tịa án áp dụng.
Theo loại tội phạm.
Theo hình thức phạm tội.
Theo phương thức, thủ đoạn phạm tội.
Theo địa điểm, thời gian thực hiện tội phạm tội.
Theo thân nhân người phạm tội.
11
+ Nghiên cứu tính chất của tình hình tội phạm theo 5 tính chất.
Ngồi ra, tác giả đã nghiên cứu nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục trong
một mục riêng trên các nội dung sau:
- Đặc điểm nhân thân của nạn nhân.
- Tình huống trở thành nạn nhân.
- Các dạng thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu.
Việc nghiên cứu thông số về nạn nhân của tội phạm là cần thiết để làm sáng
tỏ tình hình các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn
2001- 2007.
Tác giả đã sử dụng các biểu đồ, đồ thị minh họa cho tình hình tội phạm rất
khoa học và hợp lí.
Tuy nhiên, nếu có thể, tác giả nên nghiên cứu số liệu từ các nguồn khác về
thực trạng của tình hình các tội xâm phạm tình dục, trên cơ sở đó có thể làm sáng
tỏ hơn nữa về tình hình tội phạm (như số liệu của Viện kiểm sát).
12
Theo quan điểm cá nhân, nên sắp xếp nội dung về “nạn nhân của các tội xâm
phạm tình dục” trong phần thực trạng của tình hình các tội xâm phạm tình dục.
Tức là, khi đề cập đến thực trạng của tình hình tội phạm cần làm sáng tỏ 4 nội
dung: Tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số tội phạm và thông số về nạn nhân (PGS.
TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập mơn, tr 195- 208).
Ngồi ra, theo giáo trình Tội phạm học- Đại học Luật Hà Nội 2012, khi
nghiên cứu tình hình tội phạm cịn có thể tiếp cận trên hai thông số (nội dung) cơ
bản là: thực trạng (gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất) và diễn
biến (là sự thay đổi của thực trạng về mức độ và về tính chất theo thời gian). Đây
cũng là hướng nghiên cứu mới về tình hình tội phạm hiện nay.
KẾT LUẬN.
Với nghiên cứu tình hình tội phạm trên đã phần nào cho mơ tả hồn chỉnh
diễn biến của tội phạm đã xảy ra. Nó đã thể hiện đặc điểm định lượng, mức độ
nghiêm trọng và các đặc điểm định tính. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần giúp
cơ quan chức năng có những kế hoạch cụ thể để khơng làm gia tăng tình hình tội
phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
13
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2012.
Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2010.
Dương Tuyết Miên, Giáo trình tội phạm học nhập mơn, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2009.
Dương Tuyết Miên, “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí tồ án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007.
Dương Tuyết Miên, “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí tồ án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007.
/>
14