Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát triển nhân cách; liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.43 KB, 12 trang )

Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

MỞ ĐẦU:
Nhân cách luôn là một đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, từ rất
lâu, ngành khoa học này đã phát triển và trở thành đề tài quan trọng. Đặc biệt là về
các yếu tố hình thành và phát triển của nhân cách luôn có rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề này. Ở phương Tây, người ta thường chia các yếu tố này
thành 2 loại, đó là nhóm yếu tố bẩm sinh- di truyền và nhóm các yếu tố dưỡng dục
(bao gồm các yếu tố như: môi trường, học tập,…), và con người được đặt tỏng mối
quan hệ là kết quả của sự tương tác của 2 nhóm yếu tố này. Khác với phương Tây,
ở các nước phương Đông nói chung và theo quan điểm tiếp nhận của các nhà tâm
lý học ở Việt Nam nói riêng thì các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của nhân cách lại được chia thành 5 nhân tố khác nhau, theo đó thì vai trò của
mỗi nhân tố sẽ khác nhau, được thể hiện ở mỗi góc độ và mức độ khác nhau. Để
phân tích nội dung này, em xin được đưa ra đề tài nghiên cứu trong bài luận này
như sau: “Phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách; liên hệ thực tiễn”.
NỘI DUNG:
I. Khái quát chung về nhân cách:
1. Khái niệm nhân cách:
Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng X.L.Rubinstein đã viết: “con người là cá tính
do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác
định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách những có thể thấy được nhân cách được
xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung
quanh và đối với bản thân mình. Nhân cách được hình thành và phát triển như
những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang được biến đổi, bắt
đầu quá trình hoạt độngc ủa mình. Chính trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của con người, các đặc điểm của họ với tư cách là cá tính được biến đổi
và trở thành những đặc điểm mang tính đích thực, tính xã hội- đạo đức.
1




Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

Như vậy có thể hiểu, nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá
nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Đặc điểm nhân cách:
Nhân cách có các đặc điểm như sau:
Tính ổn định: tức là nói đến cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc này
tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng đời nào đó của con người.
Tính thống nhất: Nhân cách là một thể thống nhất của mọi nét nhân cách, trong
đó mỗi nết nhân cách đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác,
và do đó nó có môt ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Tính tích cực: Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nó tích cực
khi nó hoạt động trong những hình thức đa dạng, nhờ vào việc nhân thức, cải tạo,
sáng tạo ra thế giới và đồng thời cải tạo chính bản than mình. Giá trị đích thực của
nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở
tính tích cực của nhân cách.
Tính giao tiếp: Nhân cách chỉ có thể hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện
trong hoạt động và trong mối quan hệ với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp
là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Thông qua giao tiếp, con
người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ
thống giá trị xã hội.
2. Khái niệm về sự hình thành và phát triển của nhân cách:
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách, (không ai nói nhân cách của một đứa
trẻ lên ba), mà là trong quá trình hoạt động và giao lưu, thông qua học tập, lao
động, vui chơi, giải trí mà mỗi người đã dần lĩnh hội được những khả năng xã hội,
nhờ đó nhân cách của họ mới được hình thành và phát triển.
Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở 3 mặt:
- Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng,

sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợ vân động.
- Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong các quá trình
nhận thức, xúc cảm, ý chí, sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhận thức.
2


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

- Sự phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối
quan hệ xã hội, ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội.
Như vậy, có thể thấy được sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi cả về
thể chất, tinh thần, cả về lượng và chất của các mặt trên.
II. Vai trò của các yêu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Vai trò của các nhân tố là khác nhau, và nó luôn có sự bổ sung thống nhất với
nhau, với mỗi vai trò em xin đưa ra các liên hệ thực tiễn cụ thể:
1.

Yếu

tố

di

truyền

bẩm

sinh.

Bẩm sinh- di truyền là những đặc điểm giải phẩu sinh lý của hệ thần kinh và các

cơ quan cảm giác, vận động. Có thể hiểu một cách đơn giản và khái quát nhất rằng,
di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ,
thông qua hệ thống gen.
Ví dụ: Cha mẹ tóc màu đen, mắt nâu thì con cái họ tóc cũng màu đen, mắt nâu.
Những yếu tố được di truyền bao gồm: Cấu trúc giải phẫu cơ thể, màu da, màu tóc,
vóc dáng, thể trạng, các tư chất của hệ thần kinh…
Để nhận thức rõ được vai trò của bẩm sinh- di truyền trong sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người, ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể
bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Ngoài ra, sự
tác động của các yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối
với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Ta có thể khái quát một số vai trò được thể
hiện rất rõ nét của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển của nhân
cách

như

sau:

- Di truyền, bẩm sinh là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý, nhân
cách. Yếu tố di truyền bẩm sinh không quyết định nhân cách nhưng nó tạo điều
kiện thuận lợi hay khó khăn cho quá trình hình thành nhân cách. Nên cần chú ý
đúng mức vai trò của di truyền, không nên coi nhẹ hoặc đánh giá quá cao vai trò
của nhân tố này.
Ví dụ:Không phải mặc nhiên mà tại sao khi chọn học sinh bồi dưỡng đội tuyển
3


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

học sinh giỏi, nhà trường thường chọn những em có tư chất tốt. Các giáo viên trong

việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng đã thấy được vai trò quan trọng của tố chất thông
minh sẵn có trong học sinh đó. Có thể thấy được vai trò quan trọng của yếu tố di
truyền- bẩm sinh trong tình huống này.
Và tại sao trong một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người tài trong nhiều
thế hệ nối tiếp nhau? Đó cũng là quá trình hình thành nhân cách theo bẩm sinh di
truyền. Nếu như trong gia đình, cha và mẹ đều là người tài giỏi thì đó là yếu tố giúp
con

mình

noi

theo.

Một em học sinh được kế thừa yếu tố di truyền của mẹ là đàn giỏi thì đó chỉ là tiền
đề cơ sở, nếu không tạo điều kiện cho em học đàn để phát huy năng khiếu, và bản
thân em đó cũng không tích cực học tập thì cũng sẽ không trở thành một người đàn
giỏi được...
Tuy nhiên, cũng cần phê phấn một số quan niệm sai lầm khi nhìn nhận về vai
trò của di truyền với sự phát triển nhân cách như: “Nhân cách là một tiến trình có
tính chất tiền định” ví dụ: cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Hay quan điểm phân biệt
chủng tộc; ví dụ: con vua thì lại làm vua; Hay quan điểm xem nhẹ, hạ thấp vai trò
của yếu tố di truyền; ví dụ: quan điểm “trẻ em như một tờ giấy trắng, nhà giáo dục
có thể vẽ bất kỳ cái gì cũng được”.
Xung quanh vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của yếu
tố di truyền- bẩm sinh đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Như: yếu tố di
truyền không phải là yếu tố quyết định, mà là do các yêu tố khác quyết định đến sự
hình thành và phát triển nhân cách; hay cũng có quan điểm cho rằng yếu tố nào
cũng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Với mỗi quan điểm
họ đưa ra các dẫn chứng để chứng minh, nhưng dù thế nào thì cũng ko thể phủ

nhận được vai trò quan trọng của nhân tố di truyền- bẩm sinh.
Như vậy, yếu tố di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát triển
tâm lý nhân cách, nó mang vai trò tiền đề nhưng ko phải là quyết định. Chính nó
tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý- những đặc
điểm giải phẩu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng
4


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

định được vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
2. Yếu tố môi trường.
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho
sự sinh hoạt và phát triển của con người. Môi trường tự nhiên: gồm khí hậu, đất,
nước, sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải
trí... Môi trường xã hội: gồm các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa…Và hoàn
cảnh là môi trường nhỏ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển
nhân cách cá nhân.Trong đó môi trường xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự
hình thành phát triển nhân cách.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với nhân cách: một môi
trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực
của nhân cách phát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui
chột đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng
mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể
dẫn

tới

sự


phá

vỡ

nhân

cách.

Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đinh nông thôn nghèo, cuộc sống hằng
ngay luôn gắn liền với những công việc đồng áng, với làng xóm, đồng ruộng, hằng
ngày làm lụng, lao động như cắt cỏ, nuôi trồng, gặt hái, làm việc nhà, chăm trẻ,
mặc nhiên đứa trẻ lớn lên với một sự chăm chỉ, tần tảo, chịu thương chịu khó, biết
vượt qua hoàn cảnh, không sợ khó khăn, vất vả…Từ môi trường sống đã hình
thanh nên suy nghĩ, nhân cách trong con người, tạo thanh một nết lâu bền, bền
vững.
Như vậy, môi trường có vai trò gần như là quyết định đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách. Dân gian ta có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Một
câu khẳng định sự tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường đối với sự phát triển
nhân cách con người, chúng ta ở môi trường nào thì sẽ bị mang bản chất, khuynh
hướng phát triển của môi trường đó. Nếu môi trường tốt, lành mạnh thì nhân cách
5


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

con người đó cũng sẽ phát triển theo khuynh hướng tốt, lành mạnh, tích cực; ngược
lại, nếu sống trong môi trường xấu, tiêu cực, không lành mạnh, nhiều tệ nạn thì
mặc nhiên con người đó cũng sẽ phát triển theo khuynh hướng tiêu cực. Nói như
vậy, không có nghĩa là phủ nhận yếu tố kiểm soát sự tác động của yếu tố môi

trường đối với nhân cách. Phản ứng như thế nào thì phụ thuộc vào chúng ta, tuy
nhiên nó cũng có những nguyên tắc chung, có khuynh hướng của sự phát triển.
Vậy là có thể thấy được tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự
phát triển của nhân cách là tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ và năng
lực cải biến môi trường của cá nhân. Mác đã nói: “hoàn cảnh đã sáng tạo ra con
người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”. Nhận thức được
sự tác động của môi trường đối với nhân cách, con người ta thường luôn được giáo
dục phải có bản lĩnh vững vàng đối với các tác động của hoàn cảnh, giúp ta chiếm
lĩnh các ảnh hưởng tích cực của môi trường, tích cực tham gia vào việc xây dựng
và cải tạo môi trường lạnh mạnh.
3. Yếu tố giáo dục:
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ
động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức nhân cách.
Trong tâm lý học, giao dục thường được hiểu như quá trinh tác động có ý thức, có
mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hanh vi trong tập thể trẻ em
và học sinh, trong gia đinh và cơ quan giao dục ngoai nhà trường.
Vai trò chủ đạo của giao dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được thể
hiện

như

sau:

- Vai trò vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh- di truyền hay
môi trường tự nhiên không thể mang lại. Chắng hạn, một đứa trẻ phát triển bình
thường, theo sự tăng trưởng và phát triển cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa
trẻ sẽ biết nói, nhưng đứa trẻ muốn đọc được sách thì nhất thiết đứa trẻ đó sẽ phải
học, và sự vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận được.


6


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

- Giáo dục có thể bì đắp những thiếu hụt do bệnh tât đem lại cho con người.
Ví dụ: bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn bị khuyết
tật, có thể khắc phục những chắc năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng và
trí tuệ một cách bình thường. Chắng hạn, những đứa trẻ bị mù từ bé, nhờ giáo dục
mà khả năng âm nhạc của họ được phát huy và đã trở thành một tài năng âm nhạc
được nhiều người biết đến.
- Có thể uốn nắn sai lệch, uốn nắn những phẩm chất xấu, do tác động tự phát
của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội.
Ví dụ: Những học sinh có tư chất xấu do sống trong môi trường xấu từ bé,
nhưng nhờ sự giáo dục của nhà trường, cung với gia đình, những người thân thiết
xung quanh, đứa trẻ dần nhận thức được mình và có những thay đổi trong định
hướng cách sống, tương lại.
Hay ví dụ: Hồ Chí Minh có câu:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phân fnhieeuf do giáo dục mà nên”
Qua đoạn thơ trên chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố
giáo dục. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân. Thông qua hoạt động giáo dục, cá nhân được tác động có
mục đích, có phương pháp và có kế hoạch để thay đổi theo những chuẩn mực,
giá trị xã hội quy định. Ba lực lượng giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ là gia đình, nhà trường và xã hội. Ba lực
lượng trên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách lành mạnh cho

trẻ. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay thì
giáo dục gia đình lại ngày càng có xu hướng bị xem nhẹ. Hầu hết các bậc cha
mẹ thường khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong khi giáo

7


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

dục gia đình là lực lượng quan trọng. Ngoài ra, tự giáo dục cũng là yếu tố quan
trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhân cách của cá nhân.
Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân.
Giáo dục trang bị cho con người những điều căn bản nhất, giúp con người phát
huy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… không thể có được.
Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh
cửa đã bị khóa chặt.
Như vậy, giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như
bẩm sinh di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Tuy nhiên,
giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thanh và phát triển nhân cách
của con người, và thúc đẩy quá trinh hình thanh và phát triển theo hướng đó.
Còn cá nhân con người có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến
mức độ nào, điều này yếu tố giao dục không thể quyết định trực tiêp được.
4. Yếu tố hoạt động:
Hoạt động là những phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Đó là hoạt động có mục đích, mang
tính chất xã hội, cộng đồng, được thể hiện bằng những thao tác và công cụ nhất
định. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Hoạt động có vai trò quyết định đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách, vậy có thể thấy được vai trò của hoạt động
được thể hiện như sau:

- Hoạt động là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách. Khác với động vật, hoạt động của con
người là hoạt độngc ó mục đích, có ý thức. Hoạt động của con người được hình
thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của ý thức, là nguồn gốc
và nội dung của ý thức.
- Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động
khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới hoạt đồng chủ đạo.
- Phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và
8


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.
- Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách.
Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá, giúp con người thấm nhuần
những chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội, trở thành lương tâm của con người.
Ví dụ: Cách dễ nhất để kết hợp cả việc học và chơi với nhau là nên thông qua
những hoạt động hàng ngày của trẻ em.
Trẻ có thể học được rất nhiều bài học thông qua việc phân loại quần áo. Hãy để
trẻ giúp mẹ phân loại những bộ quần áo lớn nhỏ, màu sắc quần áo cũng như kiểu
quần áo để mẹ đem đi giặt. Nếu trên một cái áo có in hình một chữ cái nào đó,
hãy chỉ cho bé biết đó là chữ gì. Và lần sau khi bé mặc chiếc áo đó bé sẽ nhận ra
ngay đó là chữ cái gì.
Tuy nhiên nếu trẻ không tham gia vui chơi với bạn bè, không bắt chước những
hành vi, cách xử sự của người lớn, không học tập thì trẻ sẽ không thể phát triển
đầy đủ những phẩm chất và năng lực của nhân cách. Vì vậy, người lớn cần phải
hướng dẫn, tổ chức và lôi kéo trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động để giúp
hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
5. Yếu tố giao tiếp:

Khái niệm: Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, là
nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người. Nhu cầu giao tiếp là một trong
những nhu cầu xã hội cơ bản, sự phát triển cả một cá nhân được quy định bởi sự
phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gian tiếp với
họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thanh sản
phẩm của giao tiếp. Vai trò đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được
thể hiện cụ thể như sau:
- Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn
hóa xã hội, chuẩn mực. Đóng góp tài lực vào kho tàng nhân loại.
- Qua giao tiếp con người nhân thức bản thân mình.
- Là điều kiện cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách.

9


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

- Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu không có sự giao tiếp
với thế giới xung quanh, với cộng đồng người. Hệ thống các quan hệ xã hội
không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra.
Ví dụ: Khi giao tiếp thì ta sẽ biết được cách thức giao tiếp của người đó. Từ
đó hình thành khả năng giao tiếp riêng cho bản thân mình. Khi mình giao tiếp với
nhiều đối tượng, với nhiều người thì ta sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc
giao tiếp của mình.
Như vậy, thông qua quá trình giao tiếp, con người lĩnh hội nhiều nguồn tri
thức, kinh nghiệm, kỹ năng… từ người khác đồng thời điều chỉnh, thay đổi bản
thân cho phù hợp với những yêu cầu của mối quan hệ giao tiếp cũng như những
chuẩn mực của xã hội. Chính vì thế, giao tiếp giúp cá nhân tăng trưởng về lượng
để biến đổi về chất trong quá trình phát triển nhân cách.


KẾT LUẬN:
Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các
nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên
cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những
giai đoạn phát triển khác nhau, đó là một phần kết quả của các yếu tố tác động
đến sự hình thành và phát triển nhân cách, điều đó cho thấy rõ được tác động
mạnh mẽ của các yếu tố này, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của các
yếu tố trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

10


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển tâm lí học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2000.
3. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập tâm lí học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.
4. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lí học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000.

11


Tâm lý học đại cương Lớp: N02_Nhóm 1

MỤC LỤC\

12




×