Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sưu tầm 2 vụ việc để phân tích về quyền bí mật đời tư của cá nhân liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích hợppháp của người khác. Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.76 KB, 12 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Bí mật đời tư là một trong những chế định pháp luật vô cùng quan trọng trong
thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của một công dân. Trong đời sống thực tiễn có
những bí mật đời tư của cá nhân bị xâm phạm cần sự bảo vệ của pháp luật. Trước
những tình huống thực tiễn nhóm em lựa chọn đề tài: “Sưu tầm 2 vụ việc để phân
tích về quyền bí mật đời tư của cá nhân liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp
pháp của người khác. Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm”. Từ đó, chúng em có
những kiến thức cần thiết về lĩnh vực này.
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung
1.1.Khái niệm quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là quyền dân sự do pháp luật quy định gắn liền với đời sống
tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao
trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân được ghi nhận tại Điều
38 BLDS 2005 quy định:
1.

Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo

vệ.
2.
Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự,
chưa đủ mười năm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc
người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư
liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3.
Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác


của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
1


Điều 71 và Điều 73 Hiến pháp có quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm; có quyền được
bảo vệ thư tín, điện thoại, điện tín, nơi ở. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát,
thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật tiến hành.”
Như vậy, quyền bí mật đời tư là quyền nhân thân và việc tôn trọng những bí mật
đời tư của cá nhân đã được pháp luật quan tâm và quy định một cách rõ ràng. Tuy
nhiên lại chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa “thế nào là bí mật đời tư” mà chỉ liệt
kê những điều được coi là bí mật đời tư. Theo đó, bí mật đời tư bao gồm những thông
tin, tư liệu về đời sống, tình cảm, nghề nghiệp các nhân, hiện tại được pháp luật bảo
vệ và được cá nhân đó bảo vệ bằng cá biện pháp mà pháp luật thừa nhận.
1.2. Nội dung của quyền của cá nhân đối với quyền bí mật đời tư của cá
nhân liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy
định của pháp luật
Quyền bí mật đời tư là quyền của mỗi cá nhân, được xã hội tôn trọng và được
nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rằng: “Việc kiểm soát thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện
trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền”. Sở dĩ quy định như vậy là do đặt quyền bí mật đời tư của cá nhân
xem xét trong mối tương quan lợi ích giữa cá nhân với lợi ích công cộng. Thực tế
không ít tình huống đã chứng minh, hành vi kiểm soát thư tín… là hành vi xâm phạm
bí mật đời tư nhưng đặt trong mối tương quan với lợi ích công cộng thì nó dễ dàng
được chấp nhận và không bị coi là trái pháp luật. Điều này không chỉ xảy ra với
trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng… mà thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân
có thể bị xâm phạm mà trong một số số trường hợp còn có thể chịu ảnh hưởng của bởi

chính các quy định của pháp luật liên quan như quy định về tự do ngôn luận, tự do báo
chí… Hay trong trường hợp bí mật này xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người
khác như thông tin về hành vi chuẩn bị phạm tội, trong trương hợp này việc tiết lộ
thông tin cũng sẽ không bị coi là “xâm phạm bí mật đời tư”.

2


II. Thực tiễn
2.1. Vụ việc 1
2.1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Tóm tắt vụ việc ca sỹ Tim (tên thật Cát Vũ) đã có những hành động ảnh
hưởng đến danh dự nhân phẩm của ca sỹ, diễn viên Minh Hằng
Ca sỹ Tim và ca sỹ Minh Hằng quen biết và thân nhau từ năm 2003 khi cả 2 còn
đang học tập lớp “Ước mơ trong tầm tay”, sau một thời gian thì hai người có tình cảm
và trở thành người yêu của nhau.
Trong một bài phỏng vấn có nhan đề “Sự thật về người yêu đầu của anh Tim”
được một fan hâm mộ đăng tải lên mạng ngày 7/5/2010, ca sỹ Tim đã tiết lộ một số
chi tiết như Minh Hằng và anh là mối tình đầu của nhau. Tim và Minh Hằng quen
nhau được 2 năm và khi bước vào nghệ thuật thì tình cảm bắt đầu rạn nứt vì lý do
không có thời gian dành cho nhau. Ngoài ra, Tim còn tiết lộ anh đã “vượt rào” với nữ
ca sỹ khi ca sỹ này tròn 17 tuổi.
Ngay sau đó, Minh Hằng đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi về
vấn đề này, nữ ca sỹ này lại cho rằng đây chỉ là một trong những việc làm mà Tim sử
dụng để tạo scandal đánh bóng tên tuổi.
Còn đối với Tim, sau bài phỏng vấn cũng đã lên tiếng về vụ việc này đồng thời
cho rằng đó chỉ là hiểu lầm do cách trả lời của anh về những câu hỏi nhà báo đã đặt ra
đối với anh. Ngoài ra cũng có thông tin cho biết, Tim đã gửi lời xin lỗi tới Minh Hằng.
2.1.2. Phân tích vụ việc
Trên thực tế, quyền bí mật đời tư của cá nhân được luật pháp bảo vệ theo quy

định tại Điều 38, Bộ luật Dân sự. Theo đó, “việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu
về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp

3


thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền”.
Vậy trước hết cần xem xét đã có dấu hiệu xâm phạm đời tư chưa? Luật hiện nay
không quy định chi tiết thế nào là “bí mật đời tư”. Và đây cũng là vấn đề pháp lý gây
tranh cãi nhiều nhất.
Ý kiến chung nhất của các chuyên gia thì cho rằng “bí mật” là thông tin cần
được che giấu, không công khai, chỉ một số ít người liên quan được biết. Tuy nhiên
“bí mật đời tư” là một phạm trù tương đối, có thể là chuyện đời tư đó là bí mật với
người này nhưng lại là chuyện bình thường đối với người khác và việc công bố điều
đó không có gì là “xâm phạm bí mật đời tư”.
Đối với tình huống trên, nếu Minh Hằng muốn chứng minh mình đã bị xâm phạm
bí mật đời tư gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và lợi ích hợp pháp của mình thì
“phải chứng minh hành vi của người công bố thông tin đã xâm phạm vào chuyện bí
mật và đời tư không muốn công khai và việc công khai thông tin đó không đem lại
một chút lợi ích nào cho cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến danh dự, hình tượng, cuộc
sống của người đó”
Xét việc Tim công bố đã “vượt rào” với Minh Hằng vấn đề này không được cổ
động ở nước ta và bị coi là đi ngược lại với đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc,
hơn nữa nó cũng gây ảnh hưởng đến danh dự của người con gái. Bởi vậy, có thể coi là
một hành vi xâm phạm đến quyền bí mật đời tư của cá nhân mà cụ thể là bí mật đời tư
của ca sỹ Minh Hằng.
Việc xâm phạm này gây ra thiệt hại về tinh thần do đã xâm phạm đến danh dự,

nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Khi bị xâm phạm về đời tư thì đương sự “Minh Hằng”
có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
“Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được việc đăng cải chính, xin lỗi
công khai và bồi thường thiệt hại thì người bị xâm phạm có thể khởi kiện ra tòa án.

4


Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm”.
2.1.3. Bình luận
Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền bí mật đời tư của cá nhân. Tuy
nhiên, luật không giải thích rõ thế nào là bí mật đời tư. Do đó, có thể thấy khái niệm
này mang ý nghĩa tương đối.
Thông tin về đời tư có thể liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, hoặc những
quan hệ xã hội khác trong quá khứ và hiện tại và được pháp luật bảo vệ. Nghĩa là
những thông tin về đời tư phải hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ.
Bí mật đời tư còn được xem xét ở một khía cạnh khác là đối với người nổi tiếng
(nghệ sĩ, chính khách, chính trị gia, doanh nhân, chuyên gia, luật sư… là những
người có tầm ảnh hưởng và nhiều người biết đến), nhà báo được quyền thông tin
nhưng việc thu thập và công bố thông tin phải xin phép. Nếu vi phạm thì phải bồi
thường thiệt hại, thậm chí nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Ở trường hợp này, có thể thấy hành vi của ca sỹ Tim là xâm phạm đến bí mật đời
tư của ca sỹ Minh Hằng. Đây là chuyện tình cảm liên quan đến cả Tim và Minh Hằng,
được coi là bí mật của cả hai, nhưng Tim đã công bố thông tin mà không được sự
đồng ý của Minh Hằng. Hơn nữa, Tim và Minh Hằng đều là ca sỹ, được công chúng
biết đến nên thông tin khi được công bố sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người, mức

độ lan tràn nhanh, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Minh Hằng nói
riêng và đối với nhận thức của giới trẻ nói chung.
2.1.4. Kiến nghị
Câu chuyện pháp luật xoay quanh vụ việc của ca sỹ Tim và ca sỹ Minh Hằng là
một minh chứng cho thấy sự cần thiết phải bổ sung những quy định của pháp luật về
“Quyền bí mật đời tư” trong thực tiễn đời sống hiện nay.
Về nguyên tắc luật, “Quyền bí mật đời tư” là không đồng nhất với khái niệm
“Quyền riêng tư”. Quyền riêng tư cũng liên quan đến cá nhân, tuy nhiên những vấn
5


đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại không được coi là bí mật, mặc dù pháp
luật vẫn bảo hộ những quyền này. Bất cứ cá nhân nào cũng có sự tự do trong suy nghĩ,
hành động – đây là sự “riêng tư” của chính họ. Lẽ dĩ nhiên, nếu là sự tự do trong suy
nghĩ thì vấn đề không có gì phức tạp, bởi không ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ
theo ý muốn của mình. Ngược lại, nếu là sự tự do trong hành động thì điều đó còn phụ
thuộc vào các yếu tố khác như luật pháp, quan hệ với những người xung quanh, sự tác
động của phong tục tập quán, thói quen…
Chúng ta có thể thấy, pháp luật nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng luôn tôn
trọng sự riêng tư của cá nhân (quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền lựa chọn công
việc cho phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, quyền tự do ngôn luận, tự
do tín ngưỡng…). Như vậy, để có thể hiểu được “Quyền bí mật đời tư” thì phải xây
dựng được khái niệm “bí mật đời tư”. Và việc xây dựng khái niệm “bí mật đời tư”
phải xác định được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai khái niệm, đó là khái
niệm “bí mật” và khái niệm “đời tư”.
2.2. Vụ việc 2
2.2.1. Tóm tắt vụ việc
Hoàng Thùy Linh là diễn viên đóng vai Vàng Anh trong phim Nhật ký Vàng Anh
và bạn trai là Vũ Hoàng Việt (nickname Việt Dart) có quan hệ yêu đương. Ngày
05/07/2007, Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt có quan hệ tình dục, tự ghi hình

bằng điện thoại di động. Đoạn video này được Việt lưu vào máy tính cá nhân, Linh
lưu vào điện thoại cá nhân nhưng sau đó đã xóa đi. Ngày 06/08/2007 Việt cho bạn là
Nguyễn Xuân Hiền mượn máy tính, Hiền mang máy đến nhà Tạ Quang Phú (sinh viên
đại học RMIT) để sử dụng, phát hiện đoạn video nên xem rồi sao chép đoạn video này
cho Phạm Trung Đức.
Từ đó, qua nhiều khâu, đoạn video trên đến tay của Vũ Thị Thùy Linh, Linh đã
gửi cho các bạn là Võ Thanh Hiệp, Nguyễn Thu Linh và Nguyễn Hữu Tài. Tài phụ
trách việc biên tập rồi cùng các đối tượng trên phát tán đoạn video clip qua Internet.

6


Sự việc này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cả cộng đồng ảo lẫn cuộc sống
hiện tại đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống riêng tư và sự nghiệp của 2
nhân vật chính trong clip là diễn viên Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt.
2.2.2. Phân tích vụ việc
Với việc phát triển của Internet, sự phát triển của khoa học công nghệ, không giải
quyết, ngăn chặn triệt để từ bây giờ sẽ thành trào lưu xấu trong xã hội, mà nạn nhân sẽ
không chỉ dừng ở những người được công chúng biết đến, mà có thể là mọi đối tượng
đều có thể bị xâm phạm quyền nhân thân. Nghiêm trọng hơn, không xử lý dạng vi
phạm này, nó sẽ còn tái diễn.
Như ta đã biết, các quyền nhân thân của công dân đã được quy định tại Hiến
pháp và quy định cụ thể hơn tại Mục 2 Chương II Bộ luật dân sự 2005. Và hình ảnh
cá nhân là quyền về nhân thân của cá nhân người đó, quyền này được pháp luật bảo vệ
và được quy định cụ thể trong các Điều 31, 33, 34 Bộ luật Dân sự. Việc sử dụng hình
ảnh cá nhân, thậm chí chỉ công bố thông tin về bí mật đời tư cũng phải được người đó
đồng ý, trừ trường hợp công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Không ai có quyền phát tán hình ảnh, thông tin bí mật đời tư
nhằm xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong vụ việc này,
Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt đã đủ 18 tuổi, pháp luật không cấm họ có quan

hệ, trừ trường hợp có quan hệ vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, hay mua bán dâm, tuy
nhiên việc này cũng cần xem xét lại về khía cạnh đạo đức. Nhưng không ai, vì bất cứ
lý do gì có quyền phát tán hình ảnh, thông tin bí mật đời tư nhằm xúc phạm đến danh
dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Hành vi này xâm phạm đến các quyền của
công dân được quy định trong Hiến pháp, và quy định trong mục 2 quyền nhân thân
của Bộ Luật Dân sự. Cụ thể ở các điều: Điều 24; Điều 37 quyền được bảo vệ danh dự
nhân phẩm; Điều 38 quyền được bí mật về đời tư; Điều 31 quyền được bí mật về hình
ảnh.
Bất cứ hành vi phát tán nội dung phim ảnh đồi trụy nào lên mạng với bất kỳ ai,
của bất kỳ người nào cũng là vi phạm pháp luật Việt Nam, trái với truyền thống đạo
đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc
7


biệt là ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên trên cả nước... Với việc phát triển của
internet và sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện tượng này ngày càng lan rộng,
vì vậy cần giải quyết, xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm để nó không còn tái
diễn.

2.2.3. Bình luận
Có thể thấy, hành vi phát tán đoạn video clip sex của ca sỹ Hoàng Thùy Linh của
các đối tượng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống riêng tư của hai nhân vật
chính bởi 2 nhân vật chính trong video sex “Vàng Anh” có sức ảnh hưởng tới giới trẻ
quá lớn:
- Vũ Hoàng Việt (Việt Dart), con trai của một vị thượng tá, chánh văn phòng cơ
quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) TP. Hà Nội - đơn vị điều tra vụ án này.
- Hoàng Thùy Linh là diễn viên tài năng và đang trên đà nổi tiếng trong thời gian
video bị phát tán, là một tấm gương cũng như là một mục tiêu của giới trẻ.
Việc phát tán bí mật đời tư của người nổi tiếng như vụ việc trên dù bị cáo đã bị
khởi tố nhưng đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới đời sống của cá nhân nạn nhân,

tới gia đình các nạn nhân và quan trọng hơn, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới
quan điểm, nhận thức của giới trẻ. Xét thấy, một vụ việc cá nhân gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng tới cộng đồng, khó có thể cứu vãn.
2.2.4. Kiến nghị
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đề cao chế tài xử phạt vi phạm bí mật đời tư, sự
tôn trọng bí mật của người khác; đồng thời cũng cần chú ý tới một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Bộ luật Dân sự không quy định rõ như thế nào là đồng ý. Đồng ý ở
đây được hiểu là có sự thoả thuận giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá
nhân có hình ảnh đó hay chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của
8


người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý. Vì vậy, cần có sự
giải thích rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn.
Thứ hai: Nên quy định trong Bộ luật Hình sự tội vi phạm quyền nhân thân như
tội sử dụng hình ảnh, thông tin, tư liệu của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của
người đó.
Thứ ba: Hiện nay, vấn đề vi phạm bí mật đời tư của cá nhân diễn ra khá phổ biến
gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất , nhưng những hình phạt đối với
hành vi này chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Những quy định của Bộ luật Dân
sự còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, cần thiết phải có những chế tài xử phạt nặng
hơn nữa như tăng tiền phạt, cấm đảm nhiệm chức vụ trong một thời gian.
Thứ tư : Pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định rõ những trường hợp nào thì
pháp luật cho phép sử dụng hình ảnh của cá nhân. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại của
người sử dụng hình ảnh trong nhiều trường hợp cần thiết như ảnh chụp đưa tin, ảnh tư
liệu, ảnh phóng sự… trong đó có hình ảnh của cá nhân. Vấn đề này cần phải được quy
định và giải thích cụ thể hơn trong các văn bản luật, dưới luật cũng như các văn bản
hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự.
Thứ năm: Khi quyền nhân thân của cá nhân bi xâm phạm họ có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại, nhưng mức bồi thường cũng như cách thức bồi thường chưa được

luật quy định cụ thể mà tùy thuộc vào tòa án, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong cách giải
quyết, do đó luật cần quy định cụ thể vấn đề này.
2.3. Nhận xét chung
Con người là thực thể của tự nhiên và là chủ thể của các quan hệ xã hội. Các
quyền của con người đã được công ước quốc tế và luật pháp của mỗi nước quy định,
bảo vệ và các quy định đó là cơ sở để con người sống và hành động không trái pháp
luật, không trái đạo đức xã hội và không trái quy luật của tự nhiên.
Vấn đề đời tư của con người có mối quan hệ với nền đạo đức chính thống và
pháp luật đương thời. Quyền đối với bí mật đời tư là quyền nhân thân bất khả xâm
phạm của công dân.
9


Điều 71, Điều 73 Hiến pháp đã thể hiện rõ bản chất của pháp luật Việt Nam là
luôn bảo vệ các quyền dân sự của công dân và tạo điều kiện cho công dân thực hiện
triệt để quyền dân sự của mình.
Bí mật đời tư của cá nhân là những mối quan hệ song phương, đa phương trong
tổng thể các mối quan hệ xã hội mà người đó đã và đang tham gia, từ đó bộc lộ những
khả năng, quan điểm, phong cách, lối sống, những niềm viu nỗi buồn hay bất hạnh
khác mà người đó đã và đang phải trải qua, những cá tính trong lao động, học tập, sinh
hoạt có tính chất riêng gắn liền với nhân thân của người đó, không giống người khác
mà người đó không muốn thổ lộ cho người khác biết. Đời tư và bí mật đời tư của cá
nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm.
Bí mật đời tư của một người có mối quan hệ hữu cơ với danh dự, uy tín, nhân
phẩm của người đó. Người có hành vi làm lộ bí mật đời tư của một người khác bị coi
là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân. Hành vi làm lộ bí mật đời tư của cá nhân
không những có thể xảy ra ở những quan hệ xã hội thông thường, không thành văn mà
còn có thể xảy ra ở những quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực báo chí, tranh ảnh…Điều 9,
Điều 10 Luật báo chí đã quy định về cải chính trên báo chí như sau: “Khi báo chí
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác phải cải

chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân…”
Hành vi làm lộ bí mật đời tư của người khác nảy sinh trong quan hệ xã hội và
không loại trừ quan hệ trong những người thân với nhau. Đây là một hành vi xấu mà ở
xã hội văn minh cần phải cố gắng loại bỏ và có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Hành vi làm lộ bí mật đời tư của cá nhân đôi khi dồn người bị hại vào một hoàn
cảnh không thể vượt qua, sống tự ti, thiếu lòng tin, tình yêu với cuộc sống, nghi ngờ
những người tốt sống xung quanh mình…
Về mặt pháp lí, hành vi làm lộ bí mật đời tư của cá nhân là hành vi gây thiệt hại
ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự của người của người có hành vi làm lộ bí mật
đời tư của người khác là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
C.KẾT LUẬN
10


Quyền bí mật đời tư cá nhân là một quyền có liên quan mật thiết đến lợi ích của
cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi vậy, việc tôn trọng bí mật đời tư
của cá nhân là một trong những cơ sở bền vừng để nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội. Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nữa
để ngăn chặn triệt để những vụ việc tiêu cực như trên, để đưa xã hội phát triển theo
một trật tự bền vững và ổn định.

MỤC LỤC
Trang
A.
B.
I.
I.1.
I.2.

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………..……1

NỘI DUNG………………………………………………………..…1
LÝ LUẬN CHUNG……………………………………………….…1
Khái niệm quyền nhân thân…………………………………………..1
Nội dung của quyền của cá nhân đối với quyền bí mật đời tư của cá

nhân liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác theo
quy định của pháp luật…………………………………………………...….2
II.
Thực tiễn………………………………………………………..……3
2.1. Vụ việc 1………………………………………………………………..3
2.1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc……………………………………..………3
2.1.2. Phân tích vụ việc…………………………………………..………….4
2.1.3. Bình luận………………………………………………….………..…4
2.1.4. Kiến nghị…………………………………………….…………….….5
2.2.Vụ việc 2………………………………………………………………...6
2.2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc……………………...………………………6
2.2.2. Phân tích vụ việc………….…………………………………………..6
2.2.3. Bình luận……………………………………………………..………8
11


2.2.4. Kiến nghị………………………………… ………………………..…8
2.3.Nhận xét chung………………………………….……………………….9
C.

KẾT LUẬN…………………………………………………………10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2005.

2. Hiến pháp Việt Nam 1992.
3. Trang web:
/> /> /> />
12



×