MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Bài làm.
I.Công chức.
II.Tuyển dụng công chức.
1. Điều kiện tuyển dụng công chức.
2. Hình thức tuyển dụng.
3. Nguyên tắc tuyển dụng.
4. Một số vẫn đề còn tồn tại trong việc thi tuyển công chức.
5. Luật cán bộ, công chức: Thay đổi hình thức thi tuyển, nâng ngạch
cạnh tranh.
Kết luận.
1
Lời nói đầu
Cán bộ, công chức đóng một vai trò hết sức quan trong tất cả các hoạt động của các
cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hoặc có liên quan đến nhà nước. Chính vì tầm quan
trọng như vậy mà ngay từ những khâu đầu tiên là các kỳ tuyển dụng công chức đã
phải rất cần được chú ý . Và chúng ta sẽ cùng làm rõ những vấn đề về “Công chức và
công tác tuyển dụng công chức” ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm
I.Công chức :
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được đảm bảo từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật làm việc trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định trong nghị định số 06/2010/NĐ-CP. Cán bộ,
công chức quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung là công dân Việt
Nam, trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên
làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ
một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện;
2
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ
một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên
làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ
chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2003 cũng đặt ra các quy định về việc áp
dụng chế độ coong chức dự bị . Những quy định này được cụ thể hóa trong Nghị định
của Chính phủ số 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị . theo đó công chức dự
bị là công dân Việ Nam , trong biên chế , hưởng lương từ ngân sách nhà nước , được
tuyển dụng để bổ sung cho đooi ngũ cán bộ , công chức và được phân công làm việc
có thời hạn tại các cơ quan , tổ chức : Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch
nước; Tòa án nhân dân các cấp; Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Bộ , cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp
huyện; Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội; Ủy ban
nhân dân cấp xã.
II.Tuyển dụng công chức
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hàh căn
cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong
3
cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có
phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ và phải trải qua thi tuyển theo qui
định của pháp luật. Riêng đối với việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời hạn tập sự, người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ phải đánh giá phẩm chất đạo đức và
kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lí cán bộ, công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào nghạch.
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán tòa án nhân dân, kiểm sát viên kiểm sát
nhân dân được thực hiện theo quy đinh của Luật tổ chức tòa án nhân dân, Pháp lệnh
về thẩm phán của hội đồng thẩm nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và
pháp lệnh về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.
1. Điều kiện tuyển dụng công chức.
Những điều kiện để tuyển dụng một công dân vào hàng ngũ công chức được phân ra
thành hai phần, những điều kiện chung và những điều kiện riêng.
+ Những điều kiện chung : Những điều kiện bắt buộc được áp dụng chung cho mọi
công dân khi tuyển dụng vào cơ quan nhà nước. Nghị định 117 điều chỉnh vấn đề này
tại Điều 5:
“1. Người đăng ký dự tuyển vào công chức phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam , có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Tuổi đời của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 4o tuổi. Trường hợp người dự tuyển
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các cơ quan sự nghiệp và
doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp
4
với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
d) Đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải
tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Những người dự tuyển vào công chức quy định tại điểm b va điểm c khoản 1 Điều 1
của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày
29 tháng 4 năm 2003 phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
3. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên
môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ
sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển”.
+ Những điều kiện riêng : Được áp dụng để tuyển dụng những chức danh cụ thể,
nhằm đảm bảo chuyên môn và tiêu chuẩn hóa chức danh, đó là thời gian công tác,
tuổi, trình độ và năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, học vấn… Trong thời đại mở cửa
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ thông tin thì trình độ ngoại ngữ và kiến
thức tin học là bộ phận kiến thức hầu như bắt buộc, đặc biệt đối với những cán bộ,
công chức trẻ. Một số ngành nghề còn đòi hỏi cả về ngoại hình, giọng nói,… Những
quy định riêng này được áp dụng trong các ngành kinh tế quốc dân cụ thể, và do
những cơ quan quản lý ngành đó quy định.
2. Hình thức tuyển dụng :
Việc tuyển dụng công chức trước đây được thực hiện dưới ba hình thức: bầu, xét
tuyển, thi tuyển. Nay chỉ còn hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển. Điều 23 Pháp lệnh
sửa đổi 2003 quy định chung về căn cứ tuyển dụng, tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng
và chế độ công chức dự bị như sau
“1. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1
5
Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí
công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
2. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp
lệnh này, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và
nguồn tài chính của đơn vị. Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng
làm việc.
3. Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c
khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
4. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua
thi tuyển; đối với việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở
vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ thi tuyển và xét tuyển.”
Qua Điều này có thể thấy nét mới là hình thức pháp lý chủ yếu của việc tuyển dụng ở
đơn vị sự nghiệp là hợp đồng (khoản 2), chế độ công chức dự bị chỉ áp dụng cho
tuyển dụng cán bộ công chức tại điểm b, c khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh, hình thức thi
tuyển là chủ yếu đối với mọi loại cán bộ, công chức vì theo ngôn từ trong khoản 4
Điều 23 Pháp lệnh, xét tuyển chỉ là “có thể”.
a) Thi tuyển : Điều 4 Nghị định 117 quy định 3 đối tượng được ưu tiên trong thi
tuyển. Các Điều 9. 11-14 quy định các yêu cầu về căn cứ và thủ tục tổ chức thi tuyển
(qua hợp đồng thi tuyển).
Đây là hình thức có nhiều ưu điểm do tính khách quan của nó, đang đóng vai trò rất
quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn tay nghề cao. Tùy
theo yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề mà cơ quan tuyển dụng đề ra yêu cầu lựa
chọn theo tài năng, trình độ chuyên môn. Trước đây, hình thức này còn được áp dụng
6
rất hạn chế, đặc biệt trong cơ chế quản lý hành chính – mệnh lệnh khép kín. Nhưng
cùng với quá trình đổi mới theo cơ chế kinh tế thị trường dân chủ và công khai hóa,
hình thức này dần dần được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhất là vào các
ngạch công chức chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật, không chỉ đối với các cơ quan, tổ
chức nghiên cứu và giảng dạy, mà cả đối với các cơ quan nhà nước, các công ty, xí
nghiệp, văn phòng đại diện, tư vấn Việt Nam và liên doanh với nước ngoài.
b) Xét tuyển : Khoản 2 Điều 6 Nghị định 117 quy định: “Người tình nguyện làm việc
từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng
yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì việc tuyển
dụng có thể thực hiện thông qua xét tuyển”. Điều 8 đưa ra một danh mục khá rộng rãi
gồm 7 loại đối tượng được ưu tiên trong xét tuyển.
Xét tuyển là hình thức phổ biến trước đây để hình thành đội ngũ công chức. Nay nó
được áp dụng với phạm vi hẹp hơn thi tuyển. Xét tuyển là việc bổ nhiệm một người
vào đội ngũ công chức, viên chức do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
người đó ra quyết định bổ nhiệm trực tiếp mà không phải qua thi cử, có thể theo sự
phân công của trường đã đào tạo người đó và bộ chủ quản trên cơ sở chỉ tiêu biên chế,
kế hoạch của các bộ sử dụng công chức, viên chức. Còn có những loại công chức,
viên chức không qua các trường đào tạo (thường là các nhân viên phục vụ trong các
bộ phận hành chính – quản trị của các cơ quan, tổ chức) thì được xét tuyển trực tiếp
bằng quyết định tuyển dụng của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm họ vào
làm một việc hoặc giữ một chức vụ nhất định. Hình thức này về nguyên tắc, đòi hỏi có
sự đồng ý của người được tuyển dụng
3. Nguyên tắc tuyển dụng.
Để công tác tuyển dụng có chất lượng việc tuyển dụng công chức phải tuân theo các
nguyên tắc cơ bản sau
7
a) Nguyên tắc bình đẳng tham gia hoạt động công vụ : Đây là nguyên tắc mang tính
chính trị – xã hội bắt nguồn từ hiến định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật”. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, mọi công dân Việt Nam có đầy đủ
mọi điều kiện theo quy định của pháp luật, điều kiện của ngạch công chức cần tuyển
thì đều có quyền tham gia dự tuyển các kỳ thi tuyển công chức vầ được tuyển khi đủ
điều kiện trúng tuyển mà không có sự phân biệt đối xử ngoại lệ nào.
b) Nguyên tắc khách quan : Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu thực
tế của công việc, dựa vào cơ sở pháp luật và thực tiễn để tuyển chọn. Khi tuyển chọn
phải tôn trọng khách quan, vô tư, công bằng để đánh giá kết quả thi tuyển, tránh tình
trạng thiên vị, kéo bè, kéo cánh cũng như “đi cửa sau” trong tuyển dụng công chức.
4. Một số vẫn đề còn tồn tại trong việc thi tuyển công chức :
Một trong số những vấn đề vẫn còn tồn tại về việc thi tuyển cán bộ công chức đó là
còn thiếu sự khách quan, trung thực trong quá trình thi tuyển. Tính thiếu khách quan
xuất phát từ chính những người thuộc hội đồng thi tuyển hoặc có sự liên quan mật
thiết .
Ví dụ : Ở Bắc Giang trong kỳ thi cán bộ công chức tinhr được tổ chức với sự tham
gia của 1030 thí sinh dự thi, dự kiến sẽ tuyển dụng hơn 550 người cho các cơ quan
HCSN của tỉnh và các huyện, thị xã.
Trước kỳ thi tuyển, các thí sinh đã được hướng dẫn ôn tập 2 buổi, giảng viên do Hội
đồng thi tuyển mời. Tuy nhiên, trước hôm thi vài ngày lại có chuyện một cán bộ của
Sở Nội vụ - đơn vị có vai trò rất quan trọng trong kỳ thi này tổ chức một số lớp ôn thi
“đặc biệt” cho hàng trăm thí sinh… Với khoản bồi dưỡng đặc biệt, các thí sinh này sẽ
được hướng dẫn tỷ mỉ và có trọng tâm trọng điểm .
8
Về những thông tin trên, ông Vũ A.T - Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch thường
trực Hội đồng thi tuyển cán bộ công chức HCSN tỉnh Bắc Giang cho biết: “Khi có dư
luận về vấn đề này chúng tôi đã kiểm tra và thấy rằng có chuyện cán bộ của Sở tổ
chức hướng dẫn ôn thi riêng (ngoài 2 buổi được Hội đồng tổ chức) là có thực.
Những trường hợp nêu trên là không hiếm ở Việt Nam , vì vẫn còn đặt năng chế độ
con ông cháu cha , hay các mối quan hệ bạn bè , anh em tình thâm . Cá biệt có một số
trường hợp xuất hiện cả yếu tố hối lộ trong các cuộc thi tuyển cán bộ , chạy tiền , chạy
điểm cho con cháu để qua kỳ thi tuyển .
Ngoài ra việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức hiện nay
có xu hướng nặng về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực, chưa
có cơ chế thu hút người tài tham gia vào công vụ .
5. Luật cán bộ, công chức: Thay đổi hình thức thi tuyển, nâng ngạch cạnh tranh :
Bắt đầu từ 1/1/2010 chúng ta sẽ thay đổi hình thức thi theo hướng cạnh tranh. Tức là
cùng một ví trí làm việc có thể có nhiều người đăng ký và tiến hành chọn ra người nào
đạt tiêu chuẩn cao nhất. Người tham gia xét tuyển cán bộ công chức không thi bằng
hình thức đạt tiêu chuẩn thì vào mà ở cùng một ví trí làm việc có thể có nhiều người
đăng ký và tiến hành chọn trong số những người đó, những người nào đạt tiêu chuẩn
cao hơn thì nhận. Công tác thi tuyển công chức trên thực tế bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, tính pháp lý không cao khi có nơi thi tuyển, có nơi lại chỉ xét tuyển.
Nguyên tắc cạnh tranh này sẽ không hạn chế điều kiện đăng ký dự thi ở thâm niên
giữ ngạch và hệ số lương hiện nay nhưng phải gắn với yêu cầu thực tế. Đầu mối là Bộ
Nội vụ.
Một dẫn chứng cụ thể của việc thây đổi hình thức này là ngày 28/5 hơn 1.300 thí
sinh dự kỳ thi tuyển chọn công chức của TP.HCM năm 2009. Trao đổi với báo Pháp
9
Luật TP.HCM, ông Võ Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết đây
là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức thi tuyển công chức cạnh tranh. Có nghĩa là không
giới hạn thí sinh đã làm việc hay chưa làm việc trong khu vực nhà nước và có sự tham
gia của các thí sinh tự do. Mục đích là nhằm tuyển dụng được những người có đủ
năng lực, trình độ chuyên môn vào làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đây
cũng là một bước đi trong lộ trình chuẩn hóa đầu vào đội ngũ cán bộ, công chức, đáp
ứng nhu cầu công việc ngày càng cao của TP.HCM.
Thí sinh tự do chưa đến 10%, theo số liệu thống kê có trên 100 thí sinh tự do trong
tổng số 1.347 thí sinh dự thi. Số còn lại chủ yếu là những người đang làm việc hợp
đồng tại các đơn vị hành chính của TP.HCM. Thí sinh hợp đồng tạm tuyển đạt kết quả
sẽ được ưu tiên phân bổ về đơn vị họ đang công tác. Nếu không đạt yêu cầu trong kỳ
thi, đơn vị đó sẽ chấm dứt hợp đồng với họ để chọn người đăng ký dự thi tự do đạt kết
quả thay thế. Nghĩa là vẫn ưu tiên bố trí công việc cho những người làm hợp đồng
trước, sau đó mới đến thí sinh tự do. Tuy vẫn bị han chế về việc sắp xếp ưu tiên cho
những thí sinh đang có hợp đồng nhưng cũng cần phải ghi nhận đây là kỳ thi tuyển
đầu tiên tổ chức có sự cạnh tranh song phẳng giữa các thí sinh và không có sự phân
biệt về mặt bằng cấp , tiêu chí đánh giá chủ yếu là về năng lưc .
Có thể nói việc tiến hành thi tuyển công chức thêo cách cạnh tranh như trên tuy chưa
thể làm hạn chế được tất cả các mặt thiếu khách quan , trung thực; nhưng lại có thể
làm tăng đáng kể số lượng người có nghiệp vụ chuyên môn cáo cho các cơ quan , tổ
chức , đơn vi .
Kết luận
Qua những tìm hiểu trên đây ta nhận thấy được tầm quan trọng của các các bộ, công
chức trong tất cả những cơ quan có sự tồn tại của đội ngũ này, hơn nữa đa phần những
cơ quan đó đều giữ những vị trí tiên quyết bộ máy nhà nước hoặc các lĩnh vực quan
trọng khác. Chính vì vậy những kỳ thi nhằm tuyển dụng thêm nhân sự cho bộ máy này
10
đang được đầu tư rất kỹ càng đặc biệt là những năm gần đây khi đất nước đang có sự
thâ đoỏi mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực thì sự đầu tư đó càng được tăng mạnh . Qua
những ví dụ trong bài phần nào có thể nhận thấy mặt tích cực trong công tác tuyển
dụng thông qua các yêu cầu hay hình thức, mặc dù vẫn cò nhiều hạn chế cần được đưa
ra và bàn bạc trong những kỳ họp quốc hội tới.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1).Giáo trình luật hành chính Việt Nam.
2).Nghị đinh số 06/2010 NĐ-CP.
3).Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2003.
4).Một số bài viết sưu tầm trên các Website :
- vnmedia.vn.
- giadinh.net
- Bài phỏng vấn ông Võ Thanh Phong Giám đốc sở nội vụ thành phố
HCM.
- Trả lời trất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng bộ nội vụ Trần Văn Tuấn.
12