Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn thương tích đối với trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.15 KB, 14 trang )

Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tai nạn
thương tích ở trẻ em đã mang lại những hậu quả rất lớn. Ngoài những thiệt hại
về kinh tế, các em có thể bị thương tật vĩnh viễn, thậm chí mất khả năng lao
động, làm chủ bản thân. Đây chính là những hệ lụy nặng nề và dai dẳng mà xã
hội, gia đình cũng như bản thân các trẻ phải gánh chịu. Việc phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của một ngành nào mà là
trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội và quan trọng hơn cả là cha mẹ của các
trẻ. Từ thực tế nêu trên, chúng em xin tìm hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của cha mẹ
với tai nạn thương tích của trẻ với đề tài “Xác định nghĩa vụ của cha mẹ
trước những tai nạn thương tích đối với trẻ em”.
Bài làm của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do đó
chúng em luôn mong muốn được lắng nghe những góp ý quý báu từ phía các
thày, cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số khái niệm cần nắm.
1. Khái niệm trẻ em.
Điều 1 Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qui định “Trẻ em quy
định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.”
Như vậy, trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo quy
định trên thì trẻ em phải có hai đặc trưng: một là công dân Việt Nam và hai là
độ tuổi được xác định là dưới 16, quy định này kế thừa Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 1991.
1
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ


Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm “Trẻ em” theo luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em và khái niệm “Người chưa thành niên” quy định tại Bộ luật
dân sự năm 2005. Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ
mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là
người chưa thành niên”. Hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với
nhau. Người chưa thành niên gồm có trẻ em (người dưới 16 tuổi) và nhóm
người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Điều này có nghĩa là: Tất cả trẻ em công dân
Việt Nam đều là người chưa thành niên nhưng không phải tất cả người chưa
thành niên đều là trẻ em.
Tuy nhiên, khi xác định về nghĩa vụ của cha mẹ tức là chúng ta đang đề cập
tới mối quan hệ trong hôn nhân, gia đình theo đó trẻ em ở đây nên được hiểu
là trẻ em trong mối quan hệ gia đình thì có ý nghĩa chính xác hơn.
2. Tai nạn, thương tích.
- Tai nạn: Theo chức y tế thế giới định nghĩa thì tai nạn là một sự kiện
không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được. Sự kiện đó xảy ra
bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn
thương,thương tích cho cơ thể về thể chất hay tinh thần của nạn nhân.
- Thương tích hay còn gọi là “chấn thương” : Là sự tổn thương của cơ thể ở
các mức độ khác nhau gây nên, có thể do sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay bị
các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả, cũng có thể là do sự tiếp xúc đột ngột với
các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất
phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể...

2
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

“Thương tích” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán

trước được và phần lớn có thể phòng tránh được; thương tích gây ra thiệt hại
về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.
Tai nạn thường gây ra thương tích ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Như vậy có thể hiểu rằng tai nạn, thương tích đối với trẻ em là những tổn
thương về thể chất hoặc tinh thần đối với người dưới 16 tuổi.
II. Nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em .
1. Căn cứ hình thành nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn thương
tích của trẻ em.
Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ sinh con sẽ là cơ sở làm phát
sinh mối quan hệ giữa mẹ - con, cha – con. Đó là mối liên hệ huyết thống đầu
tiên theo qui luật sinh học. Ngoài ra, quan hệ giữa cha mẹ với con còn được
xác lập trên sự kiện nuôi con nuôi.
Đứng trên góc nhìn của xã hội, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc,
giáo dục con thành người có ích, điều này không những có lợi cho chính bản
thân người con mà còn là nghĩa vụ với cả gia đình, cả xã hội. Đó còn là một
nghĩa vụ thiêng liêng mà không phải ai cũng có được, vì thế trong xã hội có
những quy phạm đạo đức cho những người cha, người mẹ không hoàn thành
nghĩa vụ cơ bản này.
Trên góc nhìn của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con thể
hiện trên hai phương diện: về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Một số văn

3
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

bản pháp luật cũng đã qui định về vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con ví dụ như:
- Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “ Gia đình

là tế bào của xã hội….Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công
dân có ích cho xã hội….Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối
xử giữa các con”.( Điều 64 hiến pháp 1992). Qua đây cho thấy trách nhiệm
của gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái được chú
trọng và đề cao.
- Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc hội
Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 đã quy định cha mẹ có
nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng giáo dục con, chăm lo, việc học tập và sự
phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức và “ thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.”
- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em cũng yêu cầu các Quốc gia thành viên phải
tôn trọng những trách nhiệm, quyền và nhiệm vụ của cha mẹ hoặc của những
thành viên của gia đình mở rộng hoặc của cộng đồng đối với trẻ em.
Vấn đề tai nạn thương tích đối với trẻ em đang là vấn đề nhức nhối đáng quan
tâm hiện nay, nó không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến
cuộc sống sau này mà còn có thể cướp đi tính mạng của trẻ em – mầm non tương
lai của đất nước. Trước vấn đề đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ trước những tai nạn
thương tích của trẻ em. Điều này, pháp luật nhìn nhận trên phương diện về quan
hệ nhân thân giữa cha mẹ và con. Đó là cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục
con, chăm lo, tạo điều kiện cho con học tập. cha mẹ tạo điều kiện cho con được
sống trong môi trường đầm ấm hòa thuận là tấm gương tốt cho các con noi theo .

4
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

Như vậy, việc xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn thương tích
của trẻ em không chỉ mang tính chất của trách nhiệm gia đình mà còn là yêu cầu

đạo đức quan trọng. Với mong muốn yêu cầu đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chính
đáng cho trẻ em thì đây trở thành vấn đề ngày càng được dư luận quan tâm nhiều
hơn.
2. Phân tích nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với
trẻ em theo theo một số qui định của pháp luật hiện hành.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thiếu
niên, nhi đồng . Trong di chúc của người có viết: Thiếu niên, nhi đồng là người
chủ tương lai của đất nước. Vì vậy " bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là điều rất quan trọng và cần thiết”. Trong Chỉ thị số 197-CT/TW ngày
19/3/1960 của Ban Bí thư Trung ương về công tác thiếu niên, nhi đồng cũng
đã xác định: “Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng
CNXH và CNCS sau này . Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến
việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới, không những phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng CNCS sau này”.
Xác định được vai trò rất to lớn của trẻ em đối với tương lai và vận mệnh
của đất nước, nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục, chăm sóc và bảo
vệ trẻ em. Đặc biệt nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phòng chống tai nạn
thương tích của trẻ em, nhất là việc xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước tai nạn
thương tích của trẻ em.
Ở Việt nam, tai nạn thương tích đang là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi. Với thực trạng về tai nạn thương tích
ở trẻ em hiện nay thì trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ là rất lớn, theo đó
5
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

nhà nước ta đã ban hành ra các quy định pháp luật về việc xác định nghĩa vụ
của cha mẹ đối với con em mình nói chung, trong đó bao gồm cả trách nhiệm

trước những tai nạn thương tích của trẻ em.
Điều 64 Hiến pháp năm 1992 viết: “... Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con
thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông
bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các
con”. Hay ngay tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định
về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình trong đó có nêu:
“4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội;
con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ
kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có
nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau......
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp
đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, còn nguyên tắc của pháp luật là
những tư tưởng cơ bản, mang tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan
trọng nhất thấm nhuần toàn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp
luật, là cơ sở chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng pháp luật cũng như thực hiện
pháp luật. Với qui định của hiến pháp và nguyên tắc trên, ta có thể thấy
được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và pháp luật nói riêng đối với
những mầm non tương lai của đất nước. Qua đó, bằng những quy định trên,
pháp luật xác định nghĩa vụ của mọi người đối với sự phát triển của trẻ, đặc
biệt là nghĩa vụ của cha mẹ - những người luôn ở bên nuôi dưỡng và theo sát
từng bước phát triển của trẻ.
6
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

Thông thường pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với
con cái từ khi sinh ra cho đến khi thành niên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp con sinh

ra bị bệnh tật bẩm sinh hoặc do tai nạn dẫn đến thương tích, tàn tật, khi đã thành
niên vẫn không có khả năng lao động, không thể tự mình chăm lo và nuôi sống bản
thân mình thì cha mẹ có nghĩa vụ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ con mình.
Khoản 1 Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Cha mẹ có
nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con
đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình”. Như vậy, khi con bị, tàn tật, thương tích,
không có khả năng lao động và bảo vệ bản thân thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng ,bảo đảm việc điều trị bệnh cho con, quản lí tài sản của con cái, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con cũng như trông nom, tránh để xảy ra những tai
nạn gây ra thương tích cho đứa trẻ. Trường hợp nếu con trẻ em bị tai nạn thương
tích dẫn đến tàn tật mà bố mẹ ly dị thì hai người đều phải có nghĩa vụ cấp dưỡng
đối với con. Khi cha mẹ ly hôn mà con bị tàn tật không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình thì một trong hai người không sống chung với con
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Để đảm bảo cuộc sống cho con bởi lẽ con bị
tàn tật thường khó có khả năng lao động. Nếu con không có tài sản riêng để tự nuôi
mình thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Chính vì
vậy mà một trong hai người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Pháp luật nước ta cũng nghiêm cấm cha mẹ có hành vi phân biệt đối xử giữa
các con, nhất là những người bị tàn tật do tai nạn thương tích. Điều 34 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 có nêu: “ Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa
các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con…”. Theo đó cha mẹ phải có nghĩa vụ
chăm sóc các con là như nhau, không phân biệt con đẻ với con nuôi; con lớn với
con bé, đặc biệt là không những không phân biệt mà còn phải quan tâm chăm sóc
7
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ


những đứa trẻ tàn tật do tai nạn thương tích; tạo mọi điều kiện để các em hòa nhập
với xã hội. Cũng từ quy định của pháp luật và thực tế đã cho thấy: có không ít
trường hợp trẻ bị thương tích là do bố mẹ đánh đập, đó là những hành vi rất đáng bị
xã hội lên án đối với các bậc làm cha làm mẹ. Nhiều vụ án thương tâm đã cướp đi
sinh mạng của các em do sự hành hạ, đánh đập của chính những người đã sinh
thành ra mình. Tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự gắn liền với mỗi người là
quí giá và thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, là mục tiêu bảo vệ của pháp luật. Tuy
nhiên, trẻ em còn non nớt, chưa ý thức được hành vi của mình, tính phòng vệ chưa
cao, nên trách nhiệm của người lớn là hết sức quan trọng mà đặc biệt là những
người cha, người mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, bảo vệ con cái của mình tránh
được những tai nạn, thương tích có thể xảy ra chứ không được ngược đãi hay giáo
dục trẻ bằng những biện pháp có tính chất đánh đập, hành hạ, gây ra những thương
tích cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng với quy định trên, pháp luật cũng đã
quy định hình phạt đối với cha mẹ có những hành vi ngược đãi, gây thương tích, tử
vong với con đẻ tại hai Điều 151 (Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình) của Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm giáo dục con một cách
khoa học, phương pháp bảo vệ để có những kiến thức nhất định ngăn ngừa và can
thiệp sớm trẻ em bị tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ,
tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ, đảm bảo cho trẻ được sống trong tình
yêu thương của gia đình và cộng đồng; phối hợp cùng nhà trường, cộng đồng và
các ngành chức năng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Điều 14 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em được gia
đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự”. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về các quyền này của công dân như
sau: Khoản 1 Điều 32 quy định "Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính
8
Nhóm 06 _ Lớp N07



Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

mạng, sức khoẻ, thân thể"; Điều 37 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Đây cũng là một trong những
quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận "Công dân có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm" (Điều 71). Như vậy, mỗi cá nhân nói chung và trẻ
em nói riêng đều có quyền được bảo vệ về tính mạng, nhân phẩm và danh dự…Đặc
biệt đối với trẻ em, những người chưa phát triển toàn diện về thể lực và trí lực,
chưa đủ khả năng để thực hiện các quyền của mình và đòi hỏi gia đình, Nhà nước
và xã hội phải bảo đảm điều kiện, tạo cơ hội để trẻ em thực hiện quyền của mình.
Vì vậy, quyền của trẻ em làm phát sinh nghĩa vụ của gia đình, Nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, mỗi chủ thể trong xã hội lại có vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn khác nhau, nên muốn bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản thì
phải quy trách nhiệm của từng chủ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của họ. Cha mẹ là người sinh ra và có nghĩa vụ nuôi dưỡng các em vì thế hơn
ai hết cha mẹ phải là người có nghĩa vụ đầu tiên đối với trẻ em đặc biệt khi các em
gặp phải những tai nạn thương tích.
Khoản 1 Điều 26 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Gia
đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em”.
Khoản 1 Điều 27 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Cha mẹ,
người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khoẻ, tiêm
chủng, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em”. Quy định này khẳng định trách nhiệm
trước tiên thuộc về cha mẹ, người giám hộ và đòi hỏi cha mẹ, người giám hộ phải
có kiến thức, sự hiểu biết và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, quy định về các biện
pháp phòng ngừa tai nạn cũng như phòng bệnh và chữa bệnh cho trẻ em. Ngoài ra,
theo Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ quy định chi tiết
9
Nhóm 06 _ Lớp N07



Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ
em dưới 6 tuổi là trẻ em chưa đủ 72 tháng tuổi. Cơ sở y tế công lập thực hiện việc
khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm các cơ sở y
tế thuộc Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương”. Theo đó
thì trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thể bảo hiểm khám, chữa bệnh miến phí tại các cơ
sở khám chữa bệnh công lập. Qua đó ta thấy được sự quan tâm của chính phủ đối
với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Điều đó cũng đòi hỏi cha mẹ người giám hộ có
trách nhiệm theo dõi phát hiện sớm bệnh của trẻ em, đưa đi khám, chữa bệnh kịp
thời, đúng địa điểm và sử dụng thẻ khám chữa bệnh đúng mục đích.
III. Thực trạng và một số giải pháp giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em
hiện nay.
1. Tai nạn thương tích ở trẻ em hiện nay – thực trạng và góc nhìn từ phía cha
mẹ.
Theo báo cáo tổng hợp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, trung bình
mỗi năm gần đây ở nước ta có khoảng 7.300 trẻ em và người chưa thành niên
thiệt mạng do tai nạn thương tích.
Tai nạn, thương tích đối với trẻ em có lúc, có nơi trở nên nghiêm trọng. Đáng
lo ngại nhất là tai nạn đuối nước. Tại nhiều miền quê, chúng ta dễ dàng bắt gặp
hình ảnh trẻ em vô tư bơi lội, tắm táp dưới ao, hồ, sông, suối, mà không có người
lớn kèm cặp. Đó là nguy cơ rất dễ xảy ra những vụ đuối nước thương tâm. Một
nhóm học sinh sau giờ liên hoan chia tay lớp, rủ nhau ra sông tắm, ba em bị nước
cuốn trôi; ở địa phương nọ, hai đứa trẻ (lớn 11 tuổi, nhỏ 9 tuổi) rủ nhau xuống ao
của gia đình tắm, không may bị chết đuối. Các trường hợp trèo cây hái quả, bắt ve
sầu, phá tổ ong, tổ chim cũng dễ dẫn đến bị ngã mang thương tích hoặc thiệt
10
Nhóm 06 _ Lớp N07



Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

mạng oan uổng. Ở các thành phố, số trẻ em bị đuối nước có vẻ ít hơn ở vùng
nông thôn. Thế nhưng, trẻ em ở thành phố thường chạy nhảy nô đùa, đá bóng trên
vỉa hè, dưới lòng đường, lạng lách, đua xe đánh võng, tiềm ẩn xảy ra tai nạn.
Các nghiên cứu chỉ rõ rằng gia đình, đặc biệt là gia đình nông thôn là nơi tỷ lệ
tai nạn thương tích trẻ em xảy ra nhiều nhất và cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy
cơ tai nạn thương tích ở trẻ em. Nghiên cứu trong các cộng đồng nông thôn cho
thấy, tai nạn thương tích trẻ em hầu hết xảy ra ở các gia đình có mức sống thấp.
Một trong những lý do quan trọng của hiện tượng này là trẻ phải ở nhà một
mình, không có người lớn giám sát. Nhiều gia đình nghèo chạy từng bữa ăn nên
phải để con ở nhà, thậm chí đứa lớn 6 tuổi giữ đứa nhỏ 1 tuổi, trong khi lẽ ra
đứa lớn cũng cần phải được người lớn trông nom.
Việc trẻ em tham gia giúp việc gia đình hiện rất phổ biến ở các vùng nông
thôn. Tuy nhiên, vấn đề là có nhiều trẻ phải làm những công việc vượt quá tuổi,
quá sức. 6, 7 tuổi đã phải nấu cơm, đun nước; mới 12, 13 tuổi đã đi cày, đi gặt.
Điều nguy hiểm là, điều kiện lao động ở nông thôn rất thiếu an toàn đối với trẻ.
Trên thực tế, nhiều trẻ bị ngã, bị bỏng, bị súc vật cắn, bị các vật sắc nhọn cắt,
đuối nước... do tham gia lao động giúp đỡ gia đình.
Phương pháp giáo dục và ứng xử của một bộ phận cha mẹ ở nông thôn về
phòng, chống tai nạn thương tích cho con cái hiện có "vấn đề". Trẻ hiếu động,
rất thích leo trèo, tắm sông hồ, chơi các trò chơi nguy hiểm nhưng để ngăn cấm,
bố mẹ thường chửi mắng và dùng vũ lực. Phương pháp này phản tác dụng vì trẻ
không biết gì thêm về những tai nạn mà chúng có thể mắc phải, vừa rời xa bố
vừa rời xa bố mẹ là chúng lại tiếp tục chơi dại

11
Nhóm 06 _ Lớp N07



Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

Bên cạnh đó, nhiều ông bố, bà mẹ ở còn thiếu ý thức về tai nạn thương tích,
thiếu kiến thức phòng, chống các loại tai nạn cho trẻ em. Họ quan niệm rất đơn
giản về tai nạn thương tích, phần lớn chỉ chịu quan tâm nhiều hơn khi xảy ra
chết người. Họ cũng không hiểu biết về nguyên nhân, nguy cơ, tác hại cũng như
cách phòng tránh các loại tai nạn thương tích cho trẻ. Không ít người cho rằng,
để trẻ nhỏ ở nhà một mình là chuyện bình thường như xưa nay vẫn vậy. Do đó,
mặc dù có điều kiện trông giữ trẻ, họ vẫn để con cái ở nhà một mình và coi đó
như là một hành vi "nhất cử lưỡng tiện", vừa không phải trông trẻ, vừa để trẻ
trông nhà. Cũng không ít người lý sự, chỉ có thầy, cô giáo mới dạy bảo được
con cái họ và ban ngày thì chúng ở trường, vì vậy phòng, chống tai nạn thương
tích là việc của các thầy, cô.
2. Một số giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em.
Để giảm tai nạn và tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ thì biện pháp quyết
liệt nhất chính là sự vào cuộc của toàn xã hội mà các bậc cha, mẹ là nhân tố
quan trọng nhất. Trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải có trách nhiệm
hơn với trẻ, không chỉ là việc học, việc ăn uống mà phải chăm lo mọi sinh
hoạt cho trẻ, nhất là phải biết cách sắp xếp khoa học, ngăn nắp ngôi nhà của
mình để hạn chế thương tích do chính vật dụng trong nhà gây ra.
-

Ở mỗi địa phương cần xây dựng một cộng đồng an toàn cho trẻ, trong đó,
chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa thương tích với
mỗi trẻ.

- Cần tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách, chương trình hiện có;
nghiên cứu, xây dựng trình ban hành các Luật, chính sách, chương trình

mới; thúc đẩy toàn dân tham gia bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhà nước cần
12
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao về
phòng chống tai nạn thương tích trẻ em để thống nhất chỉ đạo và thực hiện
tốt công tác này từ Trung ương đến cơ sở. Trong xây dựng, chú ý đến các
thiết kế phù hợp cho đối tượng là trẻ em, nhất là những công trình công
cộng như: trường học, nhà trẻ, công viên...
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, đánh giá; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu của truyền thông gồm 3 trụ cột truyền thông cơ bản: vận động
chính sách là thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hoàn
thiện khung khổ luật pháp, chính sách và đầu tư kinh phí và nguồn lực con
người cho bảo vệ chăm sóc trẻ em; vận động công chúng là tạo phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ chăm sóc trẻ em, tăng cường năng lực bảo vệ chăm
sóc trẻ em; thay đổi hành vi là thay đổi cách nghĩ, cách hành động, thay đổi
cách tiếp cận bảo vệ chăm sóc trẻ em.
C. KẾT LUẬN
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm, mà
còn thể hiện tình cảm của người lớn, đặc biệt còn là nghĩa vụ của các bậc cha
mẹ đối với con em mình. Mong rằng vấn đề này sẽ nhận được nhiều hơn sự
quyết tâm của cả hệ thống từ các tổ chức quốc tế, của các cơ quan chức năng
đến mỗi gia đình, sự quan tâm hơn nữa của các bậc cha mẹ để từ đó sẽ giúp
giảm đi những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tai nạn thương tích.


13
Nhóm 06 _ Lớp N07


Bài tập nhóm môn Luật HN&GĐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
2.
3.
4.
5.

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
Luật hôn nhân và gia đình Viêt Nam năm 2000;
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005;
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Một số các wessite khác.

14
Nhóm 06 _ Lớp N07



×