Tài sản trí tuệ của địa phương
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
ĐỀ BÀI
1
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý
2.Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
II.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Thanh Hà
1.Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà
a.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa
2
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
b.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc
4
6
7
đặc tính chủ yếu do điều kiện tự địa lý của khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
2.Thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý vải
thiều Thanh Hà
a.Nộp đơn đăng ký
b.Quy trình và thực hiện xem xét đơn
3.Khai thác quyền sở hữu công nghiệp với vải thiều Thanh Hà
a.Sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà
b.Quản lý chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà
4.Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý vải thiều
9
10
12
14
Thanh Hà
III.Thuận lợi, khó khăn, phương hướng trong quá trình xây dựng tài
15
sản sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà
1.Thuận lợi
2.Khó khăn và phương hướng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
21
22
Đề bài: Tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ ở
địa phương của em (lựa chọn để giới thiệu 1 đối tượng sở hữu trí tuệ đã
được địa phương em xây dựng, phát triển).
Nêu những thuận lợi và khó khăn của hoạt động này và đưa ra
hướng giải quyết.
Nhóm 11 – N02
Page 1
Tài sản trí tuệ của địa phương
Đề tài cụ thể của nhóm 11: Thực trạng xây dựng, phát triển, khai
thác và bảo vệ đối với chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà. Những thuận lợi
và khó khăn của hoạt động này và phương hướng giải quyết.
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới, ở mỗi vùng đều có những
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, thể hiện cái riêng của mỗi vùng quê, hấp
dẫn với thực khách du lịch ở khắp mọi nơi. Qua quá trình hội nhập, các
thương hiệu nông sản đã ngày càng phát huy và có được chỗ đứng quan trọng
trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó đòi hỏi chúng ta phải tạo dựng
Nhóm 11 – N02
Page 2
Tài sản trí tuệ của địa phương
ngày một tốt hơn về chất lượng của đặc sản, chú trọng tạo dựng thương hiệu.
Là một người con Hải Dương, chúng tôi tự hào giới thiệu với bạn bè khắp nơi
trên mọi miền Tổ quốc cũng như bạn bè Thế giới về thương hiệu vải thiều
Thanh Hà, đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2008 cũng như chia sẻ với các
địa phương về kinh nghiệm xây dựng, phát triển, sử dụng và bảo vệ tài sản trí
tuệ là chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
NỘI DUNG
I.KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ BẢO HỘ CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ:
1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Khái niệm chỉ dẫn địa lý “geographical indications” lần đầu tiên được
quy định tại khoản 2, điều 22, hiệp định Trips. Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn
về nguồn gốc của hàng hóa – là dấu hiệu bất kỳ để chỉ ra nguồn gốc của hàng
hóa, không nhất thiết phải là tên đại lý như tên gọi xuất xứ. hàng hóa mang
chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực được chỉ
dẫn tới. Sản phẩm mang chỉ dẫn đại lý có chất lượng, uy tín hay đặc tính mà
các tính chất này chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. 1
Khái niệm chỉ dẫn đại lý được quy định tại khoản 22, điều 4, luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam “chỉ đẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”
Chỉ những dấu hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của
sản phẩm mới có thể được sử dụng là chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu từ ngữ. Tuy nhiên, khác với nhãn
hiệu có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa, dấu hiệu từ
ngữ chỉ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa
lý nhất định. Ở Việt Nam, chỉ đẫn đại lý có thể là tên của một đơn vị hành
chính cấp huyện, tỉnh, thành phố như: cam “Vinh”, chè “Thái Nguyên”, bưởi
1
/>
Nhóm 11 – N02
Page 3
Tài sản trí tuệ của địa phương
“Đoan Hùng”,…; hoặc có thể là tên một khu vực địa lý nhỏ như làng, tên con
sông, ngọn núi, thung lũng,…. Đối với dấu hiệu là tên gọi của một quốc gia,
hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc tên nước có khả năng bảo hộ như
một chỉ dẫn địa lý không. Thực tế, tên nước thường được sử dụng như những
chỉ dẫn nguồn gốc – những đấu hiệu để chỉ dẫn về xuất xứ của sản phẩm như
“made in Vietnam” – sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thể giới vẫn thừa nhận tên
quốc gia là chỉ dẫn địa lý nếu quốc gia đó là quên hương của những sản phẩm
có tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm
cùng loại đển từ quốc gia khác, và những đặc tính đó là do điều kiện đại lý
của quốc gia đó quyết định.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không hạn chế những dấu hiệu nào được dùng
làm chỉ dẫn địa lý. Điều này có nghĩa là những từ ngữ không phải là tên địa
danh cũng có thể đăng ký là chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, trong thực tế, rất hiếm
những chỉ dẫn địa lý không phải là tên địa danh, trừ một số chỉ dẫn nổi tiếng
hoặc đã được biết đến rộng rãi.
Dấu hiệu là hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý: là
những dấu hiệu là hình ảnh, biểu tượng mặc dù không trực tiếp gọi tên một
địa phương nhưng lại gián tiếp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, có khả
năng làm chúng ta liên tưởng đến một khu vực địa lý nhất định, mà khu vực
đó lại có mối liên hệ với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa. Tuy nhiên,
những hình ảnh hoặc biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến
rộng rãi thì mới bảo đảm được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm,
như biểu tượng Nữ thần tự do tượng trưng cho nước Mỹ; tháp Effeel tượng
trưng cho Paris hay hình ảnh con Kăng – gu – ru chỉ dẫn đến đất đất nước
Australia…
2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Nhóm 11 – N02
Page 4
Tài sản trí tuệ của địa phương
Với chức năng là những dấu hiệu được sử dụng để chỉ dẫn sản phẩm
hàng hóa đến tự một khu vực địa lý đặc biệt, chỉ dẫn địa lý phải là các dấu
hiệu mang thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí
tuệ.
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Đây là một điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ chỉ
dẫn địa lý cùng những điều kiện cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý. Nền tảng
cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chất lượng và uy tín của sản phẩm. Yếu tố
quan trọng nhất là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến một khu
vực đại lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất tại một khu vực địa lý
khác sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy.
Có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm phải được sản
xuất, gia công chế biến từ vùng địa lý đó.
Sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương ,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi toàn bộ hoặc một số
công đoạn chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan
trọng tạo nên và duy trì tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được
thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn. Người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn
địa lý trong bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng sản phẩm phải chỉ ra
và chứng minh những công đoạn bắt buộc phải được thực hiện tại khu vực địa
lý được chỉ dẫn và công đoạn đó quyết định đến tính chất, chất lượng hoặc
danh tiếng của sản phẩm.
Thứ hai, phải tồn tại khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Điều kiện này đòi hỏi khu vực địa lý nơi sản phẩm có nguồn gốc chính
là khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa
lý. Mặc dù chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thường là các tên địa lý, trong nhiều
Nhóm 11 – N02
Page 5
Tài sản trí tuệ của địa phương
trường hợp tên địa lý hoàn toàn trùng hợp với tên của các đơn vị hành chính
quốc gia như: tên thành phố, thị xã, huyện tỉnh….
Ranh giới khu vực địa lý được xác định phải thỏa mãn hai tiêu chí:
+ Là khu vực hội tụ đủ các điều kiện địa lý đặc thù ( tự nhiên, con
người) để tạo nên chất lượng khác biệt cho sản phẩm được sản xuất ở đây;
+ Là khu vực sản xuất thực tế sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, được cơ
quan quản lý khu vực đó xác nhận.
Thứ ba, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc
đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Về chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý có thể
hiểu là tổng thể các thuộc tính bao gồm: các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, các
đặc trưng về cảm quan, bảo quản,…cùng với các chỉ dẫn quy trình sản xuất để
xác định phẩm chất riêng biệt của sản phẩm. chỉ tiêu về chất lượng của sản
phẩm được căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý; các chỉ tiêu hóa học; sinh học, cảm
quan,….
Về danh tiếng của sản phẩm có thể gắn với yếu tố lịch sử. Để chứng
minh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có một danh tiếng nhất định, người nộp
đơn đăng lý bảo hộ có thể đưa ra những dẫn chứng về nguồn gốc của sản
phẩm trong lich sử: sản phẩm tiến vua; sản phẩm gắn với các lễ hội truyền
thống; lịch sử,….. Những sản phẩm có danh tiếng thường là những sản phẩm
có chất lượng, đặc tính riêng biệt so với các sản phẩm khác cùng loại bởi qua
thời gian lâu dài, sản phẩm đã được người tiêu dung nhận biết và thừa nhận
rộng rãi là có sự khác biệt so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc xác định
mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm có thể dựa trên thị
phần của sản phẩm trên thị trường, qua điều tra, khảo sát thị trường ở phạm vi
địa phương, quốc gia hay quốc tế….
Khía cạnh thứ hai được đề cập đến là, có mối liên hệ phụ thuộc giữa
danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm với các điều kiện địa lý
Nhóm 11 – N02
Page 6
Tài sản trí tuệ của địa phương
của nơi xuất xứ. điều kiện này đòi hỏi người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
phải chứng minh các yếu tố đặc thù của khu vực địa lý đã ảnh hưởng, tác
động như thế nào đến chất lượng, đặc tính hoặc danh tiếng của sản phẩm.
II. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VỚI VẢI THIỀU THANH HÀ:
1.Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý với vải thiều Thanh Hà:
Sở dĩ vải thiều Thanh Hà được bảo hộ chỉ dẫn địa lý bởi vì đáp ứng
được các điều kiện chung quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ về: sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
a.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý:
Vải thiều Thanh Hà đã thỏa mãn một trong những điều kiện bắt buộc là
có “nguồn gốc địa lý” từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý theo
quy hoạch trong bản đồ. Điều đó có nghĩa là vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương. Có nguồn gốc xuất xứ ở đây được hiểu là vải thiều được trồng, chăm
sóc, chế biến ngay trên đất Thanh Hà.
Theo như trong hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ thì Thanh Hà gồm
24 xã và 01 thị trấn: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh
Khê, thị trấn Thanh Hà, Thanh An, Thanh Lang, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân
Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc, Trường Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh
Hồng, Thanh Cường, Hợp Đức, Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, Phượng
Hoàng, An Lương, Quyết Thắng và tất cả các địa danh này đều được bảo hộ
chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vải của Thanh Hà khi mang ra thị
trường đều được dán nhãn hàng hóa “Thanh Hà” mà chỉ bao gồm những khu
vực địa lý như mô tả trong đơn đăng ký và hiện tại đang sản xuất các sản
Nhóm 11 – N02
Page 7
Tài sản trí tuệ của địa phương
phẩm vải thiều Thanh Hà. Như vậy, có thể cùng một xã, thị trấn nhưng có nơi
đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý và cũng có nơi không đủ điều kiện.
b.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Thứ nhất, dựa trên hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà
thì có thể thấy việc xác định danh tiếng của vải thiều Thanh Hà chủ yếu thông
qua các yếu tố: gắn với lịch sử, đặc tính khác biệt, nổi trội của sản phẩm thu
hút người tiêu dùng, chỉ tiêu hóa học.
Các yếu tố gắn với lịch sử: Vải được cụ Hoàng Văn Cơm, tự là Phúc
Thành (1848-1923) đem về trồng cách đây gần một thế kỷ. Các bô lão trong
làng kể rằng, cụ Phúc Thành lấy được giống vải này trong một lần đi ăn tiệc
của người Hoa ở Hải Phòng, sau đó mang hạt về nhân giống khắp Thanh Hà.
Do đó, xét về nguồn gốc thì vải Thanh Hà có nguồn gốc lâu đời và có danh
tiếng.
Sản phẩm có đặc tính khác biệt, nổi trội mà những sản phẩm cùng loại
khó có thể có được: Quả vải thiều Thanh Hà khi chín có màu đỏ tươi, bề mặt
vỏ quả phẳng, thịt quả dày, có màu trắng trong, giòn, vị thanh mát, không
chua, không chat, có mùi thơm nhẹ, độ Brix cao và hàm lượng Vitamin C cao.
Những đặc tính nổi trội như vậy của vải thiều Thanh Hà chính được quyết
định bởi yếu tố địa lý ở địa phương này.
Về yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, đất đai, chế độ thủy văn thì có
thể thấy ở Thanh Hà hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để giống vải này
sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tạo nên đặc sản.
Địa hình của Thanh Hà nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, toàn
huyện được bao quanh bởi hệ thống sông Thái Bình nên toàn bộ địa hình như
được bồi lắng bởi phù sa màu mỡ. Theo đó, thành phần cơ giới của đất chủ
Nhóm 11 – N02
Page 8
Tài sản trí tuệ của địa phương
yếu là đất thịt, tầng đất dày, rất thuận lợi để trồng cây ăn quả nói chung, trong
đó có vải thiều.
Đất đai của Thanh Hà cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác
biệt của vải thiều nơi đây. Sự khác biệt này có trong độ chua của đất, hàm
lượng cacbon hữu cơ và đạm trong tổng số đất, yếu tố vi lượng (Mo)… Đất
Thanh Hà thể hiện sự màu mỡ, độ chua ít, khả năng trao đổi Natri cao hơn…
Các điều kiện về đất có ảnh hưởng đặc biệt tới chất lượng vải thiều Thanh Hà,
đây là điều kiện lý tưởng để cây vải thiều sinh trưởng và phát triển.
Chế độ Thủy Văn của Thanh Hà ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước tưới cho
cây vải. Đặc thù của địa hình và vị trí địa lý làm Thanh Hà nằm ở vùng có hệ
thống sông ngòi dày đặc, kết hợp với hướng địa hình làm nguồn nước tưới
chủ yếu lợi dụng vào triều cường và tác động để nước chảy từ dưới lên, qua
đó lợi dụng được các thành phần khoáng có lợi trong nước biển, bổ sung
dưỡng chất cho cây vải thiều phát triển mạnh.
Yếu tố con người như kỹ năng, kỹ xảo của người canh tác cũng chính là
một trong những bí quyết giúp chất lượng vải thiều nơi đây đặc trưng hơn
những địa phương khác.
Trong số những kỹ năng, kỹ xảo của người canh tác, có thể kể đến hàng
đầu là những yếu tố như kỹ thuật chọn và nhân giống cây, kỹ thuật canh tác…
2. Thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý vải thiều
Thanh Hà:
a. Nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Đơn đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký do Cục sở hữu trí tuệ cấp mẫu,
trong đó nêu rõ tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là vải thiều Thanh Hà và
tóm tắt chất lượng đặc thù và danh tiếng của vải thiều Thanh Hà.
Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của vải thiều Thanh Hà mang
chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý huyện Thanh Hà tương ứng với chỉ
dẫn địa lý với các nội dung như loại sản phẩm, các đặc tính hóa học, cảm
Nhóm 11 – N02
Page 9
Tài sản trí tuệ của địa phương
quan của quản vải; phương pháp sản xuất, chất lượng đặc thù; thông tin để tự
kiểm tra…
Bản thuyết minh về tính đặc thù mang sản phẩm:
Bản mô tả tính chất đặc thù của vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà
trong đó có các thông tin về liệt kê chất lượng đặc thù của vải thiều, điều kiện
địa lý tạo nên chất lượng đặc thù của nó bao gồm các yếu tố độc đáo về địa
hình , đất đai, chế độ thủy văn; các yếu tố kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất
bao gồm từ quy trình chọn cây đến kỹ thuật canh tác.
Bản mô tả chất lượng danh tiếng của vải thiều Thanh Hà có kèm theo
chữ ký xác nhận của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương rằng các
thông tin về tính chất, chất lượng cũng như danh tiếng của vải thiều Hải
Dương là có căn cứ và xác thực.
Chứng từ nộp phí, lệ phí:
b.Quy trình và thời hạn xem xét đơn:
Ngày 7/7/2006, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà nộp đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
Theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN từ mục 13 đến
mục 19, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà đươc cục Sở hữu trí
tuệ xử lý theo trình tự tổng quát sau:
Thẩm định hình thức đơn. Nếu thấy hợp lệ thì sẽ công bố hợp lệ.
Sau đó, thẩm định nội dung đơn để đánh giá khả năng cấp giấy chứng
nhận đăng ký chỉ dẫn đại lí. Thời hạn thẩm định nội dung đơn chỉ dẫn địa lý
là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Ngày 25 tháng 5 năm 2007 Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ ký quyết định
353/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho vải thiều
Thanh Hà.
Nhóm 11 – N02
Page 10
Tài sản trí tuệ của địa phương
3. Khai thác quyền sở hữu công nghiệp với chỉ dẫn địa lý vải thiều
Thanh Hà:
a.Sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà:
Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà bao gồm các hoạt động
được quy định tại khoản 7 Điều 124 Luật SHTT. Cụ thể như sau:
Gắn chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà lên bao bì vải thiều, phương tiện
kinh doanh, giấy tờ trong hoạt động kinh doanh vải thiều. Theo đó, vải thiều
Thanh Hà sử dụng hệ thống tem dán lên các thùng cát tộng, vỏ hộp, vỏ túi,….
Bên cạnh đó, vải thiều nơi này khi đem bày bán tại các siêu thị đều có túi
đựng vải riêng.
Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (gọi tắt là Hiệp hội)
đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Hải Dương tổ chức cho
các hội viên tham gia nhiều Hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.
Việt tham gia hội chợ là cơ hội rất tốt để vải thiều Thanh Hà được người tiêu
dung biết đến không chỉ trong nước và ngoài nước, từ đó từng bước mở rộng
đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác đây cũng là cơ hội để người tiêu dung có thể
nhận biết được sản phẩm vải thiều chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn đã
đăng ký.
Hằng năm, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà phối hợp với các cơ quan
báo chí trong và ngoài nước viết bài, đưa tin bài tuyên truyền về sản phẩm
quả vải thiều trên các trang báo mạng uy tín như Báo Nông nghiệp, Báo Hải
Dương, Thời báo Kinh tế, Đài truyền hình Hải Dương, Đài truyền hình Việt
Nam.
Bắt đầu từ vụ vải thiều năm 2006, Công ty TNHH Phú Thái trở thành
nhà phân phối và bản lẻ vải thiều Thanh Hà. Đầu năm 2007, với sự tài trợ của
tổ chức GTZ (Đức) và Trung tâm nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp
Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà đã được xây dựng trang tin
điện tử riêng: vaithieuthanhha.com.vn. Đây là công cụ hữu hiệu để Hiệp hội
cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ và nhanh nhất.
Nhóm 11 – N02
Page 11
Tài sản trí tuệ của địa phương
Ngày 9/6/2011, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà tổ chức hội nghị
quảng bá, xúc tiến thương mại vải thiều năm 2011. Thông qua Hội này, huyện
Thanh Hà đã giới thiệu về tiềm năng cung cấp sản phẩm của địa phương và
mời gọi các công ty, đơn vị, doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin, ký kết hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều ở cả trong nước và ngoài nước.
Bên cạnh các hoạt động đó thì vải thiều tươi đã xuất khẩu sang một số
thị trường cũ như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và gần đây là một số thị
trường mới như Đức, Canada. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu chưa nhiều,
do những hạn chế về việc vận chuyển qua đương hàng không, về thời gian thu
hoạch ngắn (20 – 25 ngày) và do yêu cầu khắt khe về chất lượng các thị
trường xuất khẩu. Gía vải thiều xuất khẩu mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà mới
chỉ tăng 35 -45 % so với giá vải cùng loại bán tại địa phương.
b. Quản lí chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
Việc quản lí chỉ dẫn địa lý được thực hiện một cách thống nhất, từ trên
xuống dưới theo hệ thống từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Khoa học
và công nghệ tỉnh Hải Dương đến Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà và cuối
cùng là Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Thanh Hà.
* Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Ngày 16/11/2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành quyết
định số 167/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “Xây dựng, phát triển mô
hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo an toàn vệ sịnh thực phẩm theo
quy trình của ViteGDP” nhằm tạo ra vùng sản xuất vải thiều hàng hóa chất
lượng cao, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm vải thiều mang chỉ dẫn địa lý
Thanh Hà.
Theo đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương sẽ xây dựng mô hình sản
xuất vải thiều theo quy trinhg VietGAP và chứng nhận chất lượng VietGAP
cho 100 ha vải thiều trong 3 năm tại 3 xã: Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh
Nhóm 11 – N02
Page 12
Tài sản trí tuệ của địa phương
Thủy trên huyện Thanh Hà. Dự án được thực hiện trong 3 năm từ năm 2012
đến năm 2014.
Thực tế cho thấy, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà ở thị trường trong nước
chỉ ở mức giới hạn, do hạn chế về hệ thống phân phối (thiếu tính chuyên
nghiệp), sự canh tranh về giá của vải thiều ở các vùng khác. Trong khi đó,
việc thu mua của các nhà máy chế biến vải tươi cũng có những hạn chế nhất
định.
Chiến lược đa dạng hóa thị trường, tìm đường xuất khẩu quả vải thiều
tươi đi các nước, nhất là thị trường châu Âu là một hướng đi cần tính đến.
* Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.
Sở đã phối hội và hỗ trợ địa phương xây dựng các văn bản quản lý
gồm: quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý; quy trình đánh giá trao quyền
và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; quy trình về tem, nhãn, bao bì sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý;….. Sở cũng đã thực hiện gia hạn mã số, mã vạch
sản phẩm để quản lý và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở
còn phối hợp vở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các thủ
tục chứng nhận nông sản an toàn thực phẩm.
* Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Hà.
Năm 2007, UBND huyện Thanh Hà đã được đón nhận chỉ dẫn địa lý
vải thiều Thanh Hà do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và bảo hộ. Ngay sau
đó, UBND huyện đã xây dựng bản Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý,
đồng thời giao cho phòng Công thương là cơ quan trực tiếp quản lí, giám sát
quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lí.
Từ năm 2008, phòng Công thương đã xây dựng quy trình và hướng dẫn
các hộ dân có nhu cầu làm hồ sơ đăng kí sử dụng chỉ dẫn địa lí. Hàng năm,
phòng Công thương đã in và cấp hàng nghìn nhãn hiệu vải thiều Thanh Hà
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, chủ yếu là các thành viên Hiệp Hội đã sử
dụng và gắn nhãn hiệu logo sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
Nhóm 11 – N02
Page 13
Tài sản trí tuệ của địa phương
Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp vởi Sở Khoa học và Công nghệ triển
khai các bước tiếp theo của dự án quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý vải Thiều
Hà nhằm kiểm soát công tác thực hiện sản xuất của hội viên 3 cấp (Hiệp hội –
Chi hội – Hội viên).
Uỷ ban nhân dân huyện đã vẫn động nhân dân tăng cường ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, phân loại và chế biến, phát triển hệ thống
kho mát, kho lạnh để bảo quản vải thiều, đảm bảo chất lượng đến tay người
tiêu dùng.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên
môn chỉ đạo các hộ nông dân tiến hành chăm sóc vải theo quy trình kỹ thuật
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
Hoạt động quản lí của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
được thể hiện trong hoạt động tổ chức, trong sản xuất và trong giai đoạn sau
khi thu hoạch.
Trong tổ chức: Hiệp hội triển khai tổ chức cho 366 hội viên đăng ký sử
dụng chỉ dẫn địa lí theo Quy chế sử dụng đã được Uỷ ban nhân dân huyện ban
hành. Hiệp hội đã tổ chức giám sát quản lý quá trình sản xuất, đóng gói, gắn
nhãn hàng hóa trước khi tiêu thụ đến tận tay các nhóm hội theo đúng quy
trình, kỹ thuật; nhằm đảm bảo cho chất lượng của vải thiều theo như đúng
tiêu chuẩn đã đăng kí.
Trong sản xuất: hiệp hội đã tiến hành nhiều hoạt động tập huấn hướng
dẫn cho các hội viên các quy trình kỹ thuật, quy chế quản lí và sử dụng chỉ
dẫn địa lý Thanh Hà.
Giai đoạn thu hoạch: đây là giai đoạn cũng cần đến hoạt động quản lí
của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Giai đoạn này bao gồm:
giai đoạn chăm sóc hoa, quả theo từng thời điểm sinh trưởng của sản phảm
đến lúc thu hoạch, kiểm tra đánh giá chất lượng quả vải và kiểm soát việc sử
dụng nhãn hàng hóa.
Nhóm 11 – N02
Page 14
Tài sản trí tuệ của địa phương
Đánh giá chất lượng vườn vải trước khi thu hoạch và tiến hành phân
loại sản phẩm theo chỉ tiêu đã đăng ký chỉ dẫn địa lí.
4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của vải thiều Thanh Hà:
Vải thiều Thanh Hà là loại vải có danh tiếng, chất lượng, được nhiều
người biết đến. Chính vì thế mà thương hiệu này luôn bị một số tư thương lợi
dụng để kinh doanh các sản phẩm vải thiều khác của địa phương khác hoặc
của chính Thanh Hà nhưng không đảm bảo chất lượng cũng như tuân thủ
đúng theo quy trình sản xuất theo yêu cầu đề ra.
Trong mùa vải vài năm gần đây, có hiện tượng vải ở các địa phương
khác, thậm chí vải Trung Quốc được gắn mác Thanh Hà, đây đều là những
nhãn hiệu do các tư thượng tự in lên bao bì sản phẩm. Trước các hành vi vi
phạm này, các hội viên của Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
đã phát hiện được một vài trường hợp và báo về phòng Công thương huyện để
kịp thời ngăn chặn.
Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng đã có ý thức trong việc ngăn
chặn những hành vi tương tự để bảo vệ danh tiếng của sản vật quê hương
mình. Cùng với đó là sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng để ngăn
chặn những hành vi vi phạm đến chỉ dẫn đại lý này, đưa ra các chế tài để xử
lý nghiêm minh, đặc biệt đối với các hộ sản xuất và kinh doanh vải thiều. Do
đó, đến nay, các lực lượng liên ngành chưa phát hiện ra cơ sở kinh doanh nào
bán các loại vải này không đảm bảo tiêu chuẩn.
Một số trường hợp vi phạm do tiểu thương bán các loại vải thiều của
địa phương Thanh Hà nhưng không phải vải thiểu tiêu chuẩn, sử dụng nhãn
mác được cấp cho các lần xuất khẩu còn dư thừa cũng đã được xử lý nghiêm
minh, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và xử lý bằng các biện pháp
hành chính.
Nhóm 11 – N02
Page 15
Tài sản trí tuệ của địa phương
Người dân cũng đã tự đưa ra những quy chuẩn riêng dễ nhận biết trong
quy cách đóng gói và bảo quản để đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng hàng
hóa, tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong quá trình chọn mua sản phẩm.
III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI
SẢN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VẢI THIỀU THANH
HÀ:
1.Thuận lợi:
-Sự kiện Vải thiều Thanh Hà trở thành chỉ dẫn địa lý đánh một dấu mốc
quan trọng trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị đặc trưng của vải thiều
Thanh Hà. Cũng từ đây, thương hiệu vải thiều Thanh Hà đã chính thức được
nhà nước công nhận và bảo hộ. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho địa
phương trong việc quy hoạch và phát triển vùng đặc sản vải thiều của huyện.
Khi được gắn chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà, sản phẩm của Chỉ dẫn địa lý
sẽ được sử dụng hệ thống tem dán lên các thùng các tong, vỏ hộ, vỏ túi đựng
vải, các hóa đơn chứng từ liên quan đến vải thiều Thanh Hà…Vải thiều được
đem bày bán tại các siêu thị có túi đựng vải riêng.
-Vải thiều Thanh Hà được Hiệp hội sản xuất và Tiêu thụ vải Thanh Hà
phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Hải Dương tổ chức cho
nhiều hội viên tham gia nhiều Hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài
nước. Ví dụ như năm 2007, hiệp hội đã tổ chức cho các hội viên tham gia Hội
chợ tôn vnh thương hiệu Vải thiều Thanh Hà tại tỉnh Hải Dương. Năm 2007,
các hội viên của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà được tham
gia Hội chợ nông sản Côn Minh-Trung Quốc với sản phẩm vải thiều tươi.
Ngoài ra Hiệp hội còn tham gia rất nhiều Hội chợ khác. Như vậy khi đã là
một chỉ dẫn địa lý Vải thiều Thanh Hà có ưu thế hơn rất nhiều và có cơ hội
quảng bá rộng rãi, mang lại lợi nhuận cho người trồng vải và người kinh
doanh vải.
Nhóm 11 – N02
Page 16
Tài sản trí tuệ của địa phương
- Đầu năm 2007, với sự tài trợ của Tổ chức GTZ (Đức) và Trung tâm
nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp, Hiệp hội đã xây dựng trang tin
điện tử (địa chỉ: www.vaithieuthanhha.com.vn) để cung cấp thông tin cho
khách hàng. Việc làm này đưa khách hàng đến gần hơn với chỉ dẫn địa lý Vải
Thanh Hà.
-Các hộ sản xuất, doanh nghiệp trồng và kinh doanh vải thiều tại địa
phương đã có ý thức rõ ràng hơn về việc xây dựng thương hiệu vải thiều địa
phương thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định về
quy trình trồng, chăm sóc và chế biến vải thiều, góp phần vào việc phát triển
tài sản trí tuệ với chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà.
-Vải thiều Thanh Hà được đăng kí nhãn hiệu tập thể trước khi đăng ký
chỉ dẫn địa lý là một thuận lợi lớn. Bởi bảo hộ nhãn hiệu tập thể được thừa
nhận ở 150 quốc gia tham gia TRIPS. Sau khi có được nhãn hiệu tập thể thì
việc đăng kí chỉ dẫn địa lý sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn bởi sản phẩm đã
được đông đảo người tiêu dùng biết đến về chất lượng và được nhiều người
tiêu dùng tin cậy.
2. Khó khăn và phương hướng:
a.Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng để tiến hành sơ chế tại chỗ như kho lạnh, dụng cụ sơ
chế, đóng gói tại vùng sản xuất. "Lo ngại nhất là, trong khi các hộ dân sản
xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khả năng xây dựng hệ thống kiểm soát chất
lượng của Hiệp hội còn hạn chế khiến tình trạng chất lượng sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý không đồng đều là điều không tránh khỏi" - ông Vũ Đình Bát
nhấn mạnh2.
- Việc lạm dụng cũng như đánh đồng giá trị hàng hoá của vải thiều
Thanh Hà với các loại vải khác trên thị trường.
2
/>
Nhóm 11 – N02
Page 17
Tài sản trí tuệ của địa phương
-Hạn chế về hệ thống phân phối (thiếu tính chuyên nghiệp), sự cạnh
tranh về giá của vải thiều ở các vùng khác mà tiêu thụ vải thiều Thanh Hà ở
thị trường trong nước chỉ ở mức giới hạn. Trong khi đó, việc thu mua của các
nhà máy chế biến vải tươi cũng có những hạn chế nhất định.
Còn chiến lược đa dạng hóa thị trường, tìm đường xuất khẩu vải thiều
tươi đi các nước là một định hướng cần tính đến. Nhưng việc xuất khẩu vải
tươi không phải dễ dàng, các yêu cầu về mặt mẫu mã, chất lượng và đặc biệt
là vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe ( như: 100% số quả không có sâu bệnh,
độ đồng đều cao…) là một trong những thách thức lớn đối với vải thiều
Thanh Hà.
-Người nông dân còn chưa mặn mà với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý do
chi phí thêm vào cho việc phát triển tài sản trí tuệ. Tình trạng sản xuất manh
mún, địa phương cũng như chưa có chiến lược quảng bá sản phẩm sâu rộng,
rõ ràng. Thêm vào đó là tình trạng “ăn cắp” tài sản trí tuệ dưới dạng lấy nhãn
mác của vải thiều Thanh Hà dán lên những loại vải kém chất lượng, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng của thương hiệu này. 3
-Việc xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ này còn chưa có sự phối hợp
cao độ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng cũng giữa nhà nước với nhân
dân nên hiệu quả thực sự của công tác này chưa được đánh giá cao. Theo đó,
cơ quan chức năng cũng như lãnh đạo địa phương vẫn chưa thực sự lôi cuốn,
thu hút được đông đảo những người sản xuất, kinh doanh tại địa phương vào
hoạt động này, giúp mọi người ý thức được giá trị của loại tài sản trí tuệ chỉ
dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà mà địa phương mình đang sở hữu. người trồng
vải nói chung chưa nhận thức đúng về chỉ dẫn địa lý, chưa thấy được lợi ích
từ vấn đề này, do đó chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đầu ra của vải
thiều. Trong khi đó yêu cầu của thị trường ngày càng cao và không chỉ riêng
vải thiều của Thanh Hà đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm
2008.
3
/>
Nhóm 11 – N02
Page 18
Tài sản trí tuệ của địa phương
Do đó vải thiều Thanh Hà không chỉ đứng trước vấn đề về chất lượng
sản phẩm của địa phương mà mình còn phải chịu sự cạnh tranh của vải thiều
Lục Ngạn.
-Trong những năm gần đây giá vải thiều liên tục xuống thấp do nhiều
nguyên nhân sau: áp dụng quá trình sản xuất nhưng không có lãi (do giá thành
phân bón tăng mà đặc thù của cây vải là chín tập trung vào một thời điểm nên
dễ bị các tư thương ép giá thấp) thiếu lực lượng sản xuất (lao động của địa
phương chủ yếu lao động tại các nhà máy, xí nghiệp do đó giá thành thuê
nhân công tăng cao). Vì vậy mà việc thực hiện quy trình chăm bón cây vải
không được đầu tư.
b. Phương hướng:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý bên ngoài
cũng như bên trong của chỉ dẫn địa lý. Trong đó, đối với hệ thống quản lý bên
ngoài cần bổ sung thêm bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm
nhiệm các công việc như: kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng chỉ dẫn địa lý
của các tổ chức, cá nhân; xác nhận sản phẩm đủ điều kiện được mang chỉ dẫn
địa lý; kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý lưu thông, tiêu thụ
trên thị trường; phát hiện và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
hành vi xâm phạm quyền phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Đối với hệ thống quản lý bên trong cần kiện toàn, nâng cao năng lực
hoạt động của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà để tổ chức
này ngày càng đảm nhiệm tốt hơn vai trò quản lý các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các hội viên trong hiệp hội.
Hai là, tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, phê chuẩn và thống nhất
hoá các công cụ quản lý làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý bao gồm: quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý; quy trình
kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quy chế
quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý; quy định về trao quyền sử dụng và kiểm
Nhóm 11 – N02
Page 19
Tài sản trí tuệ của địa phương
soát chất lượng sản phẩm... Đồng thời xem xét và chuẩn hoá các quy trình
trao quyền sử dụng, quy trình quản lý hiện trạng canh tác, sản xuất sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý; quy trình kiểm soát chất lượng, cấp, sử dụng tem, nhãn,
bao bì sản phẩm...
Ba là, thiết lập và chuẩn hoá các công cụ marketting để áp dụng thống
nhất cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như hệ thống tem, nhãn, bao bì,
panô, biển giới thiệu, website...
Ngoài ra, địa phương cũng cần quan tâm xúc tiến các chương trình
quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các
tour du lịch, các hội chợ thương mại nhằm xây dựng và phát triển giá trị của
chỉ dẫn địa lý để trên cơ sở đó có thể thu hút được nhiều kênh phân phối hơn
nữa cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Xây dựng, quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý là cả một quá trình phức
tạp, lâu dài với nhiều nội dung công việc cần được thực hiện. Song, đây là
một lĩnh vực hoàn toàn mới, địa phương lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Do
vậy, trong quá trình triển khai công việc này, các cấp, các ngành và người dân
trong tỉnh cần phải đồng sức, đồng lòng chung tay thực hiện với phương châm
vừa học, vừa làm, vừa tích luỹ kinh nghiệm thì tin chắc rằng việc xây dựng,
quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý của địa phương nhất định sẽ thành công.
Bốn là, xây dựng và thực hiện tốt hơn nữa các dự án về tiêu chuẩn kĩ
thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc… từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm như dự án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải
thiều Thanh Hà, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình
VietGAP” đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt ngày 16/1/2012.
Năm là, tổ chức tập huấn kĩ thuật rộng rãi đến từng chi hội trong các
giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây vải; thường xuyên kiểm tra tình hình
áp dụng quy trình kĩ thuật của các hội viên.
Sáu là, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, thanh tra chuyên ngành
trong việc quản lý, phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm các quyền đối
Nhóm 11 – N02
Page 20
Tài sản trí tuệ của địa phương
với chỉ dẫn địa lý. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chất lượng để tiến hành
các hoạt động nghiệp vụ một cách chính xác và hiệu quả, tránh tình trạng xử
lý không thỏa đáng, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gây mất
thời gian, công sức. Bởi lẽ chất lượng chuyên môn của các cán bộ, thanh tra
chuyên ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác bảo vệ chỉ dẫn
địa lý.
Bảy là, xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố ý xâm phạm gây hậu quả
nghiêm trọng. Không chỉ áp dụng biện pháp hành chính hay dân sự để xử lý
mà phải áp dụng cả biện pháp hình sự trong các trường hợp nghiêm trọng.
Tám là, đề ra và thực hiện những chương trình tuyên truyền, giúp
người tiêu dùng nâng cao được ý thức pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, có trách
nhiệm tố cáo hành vi xâm phạm đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví
dụ như dự án “Tuyên truyền, phổ biến về sở hữu công nghiệp” phát sóng trên
đài VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam…
KẾT LUẬN
Thông qua bài học thực tế về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ với
chỉ dẫn địa lý vài thiều Thanh Hà của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có thể
thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của việc xây dựng loại tài sản trí tuệ này.
Tài sản này ra đời không chỉ góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của mặt
hàng nông sản của địa phương mà còn góp phần nâng cao giá trị thương mại
của hàng hóa trên thị trường.
Nhóm 11 – N02
Page 21
Tài sản trí tuệ của địa phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005.
2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ - Trường ĐH Luật HN 2009
3. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ - Bộ giáo dục đào tạo 2011.
4. Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý với vải thiều Thanh Hà – Khóa luận
tốt nghiệp – Phí Thị Ngọc Ánh – 2012.
5. />6. />7. />
Nhóm 11 – N02
Page 22