Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trách nhiệm quản lí môi trường của các cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.45 KB, 12 trang )

Lời Mở Đầu
Bài viết này cho chúng ta biết về cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước về
môi trường, đồng thời khái quát một số vấn đề tồn tại của việc phân định chức năng quản
lý nhà nước về môi trường trong một số lĩnh vực nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lýmôi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nội Dung Chính
I. Trách nhiệm quản lí môi trường của các cơ quan nhà nước
* Căn cứ pháp lý quy định từ điều 121 -> điều 124 Luật Bảo vệ môi trường 2005

sơ đồ 2. Các cơ quan quản

Chính
Chính phủ
phủ

lí môi trường
Bộ TN & MT
Tổng cục môi trường

UBND Cấp
tỉnh

Sở tài nguyên và môi
trường

UBND cấp
Huyện

Phòng tài nguyên môi
trường


UBND cấp xã

Các UB, Bộ. Cơ quan ngang
bộ có liên quan đến quản lí
môi trường: Bộ xây dựng,
bộ NN & PTNT, Bộ kế
hoạch và đầu tư, Bộ Công
an, bộ QP…

Cán bộ, nhân viên môi trường

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
1.1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả
nước.
1.2 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
• Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường;
• Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ
môi trường;
• Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn
đề môi trường liên ngành, liên tỉnh;
1


• Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ;
• Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý
thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
• Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra

các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường;
• Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm
quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
• Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử ýlý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
• Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế
về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước,
các tổ chức quốc tế;
• Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân
dân các cấp;
• Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả
nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên
tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài
nguyên khoáng sản.
1.3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi
trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1.4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan
và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập
khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối

với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với
2


các hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở
nông thôn.
1.5 Bộ Thủy sản ( nay là 1 cơ quan của bộ NN & PTNT – Tổng cục thủy sản)có trách
nhiệm: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp
luật có liên quan đối với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh
vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.
1.6 Bộ Công nghiệp (là bộ công thương từ năm 2007) có trách nhiệm: Chủ trì phối
hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với
lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.
1.7 Bộ Xây dựng có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các
quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng
cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập
trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.
1.8 Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và
các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông và hoạt động giao thông vận tải.
1.9 Bộ Y tế: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ

môi trường trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.
1.10 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm: Huy động lực lượng ứng phó, khắc
phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi
trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.
Ngoài ra, các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật này và phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường thuộc phạm vi quản lý của mình.

3


2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp
2.1 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
• Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về
bảo vệ môi trường;
• Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo
vệ môi trường;
• Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
• Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
• Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm
quyền;
• Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
• Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối
hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
2.2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về
bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ
môi trường;
- Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lýý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi
trường liên huyện;
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
- Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp
xã.
4


2.3 Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường tại địa phương theo quy định sau đây:
- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ
gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức
vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng
đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
hoặc báo cáo cơ quan quản lýý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
- Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp
luật về hoà giải;

- Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự
quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
3. Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có tổ chức hoặc bộ phận
chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành,
lĩnh vực được giao quản lý.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp Uỷ ban nhân dân
cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
- Các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải
nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải có bộ phận chuyên môn
hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
- Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 Luật BVMT 2005.
II. Một số tồn tại trong phân định chức năng quản lí và bảo vệ môi trường
1. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với nước thải
Đối với vấn đề thoát nước đô thị, Bộ Xây dựng là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm
chính. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại là đơn vị cấp phép xả
nước thải của các cơ sở sản xuất, trong khi đó Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
lại có trách nhiệm cấp phép đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất. Đối với hệ thống xử lý
nước thải của các cơ sở sản xuất, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thuộc
5


Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận để được phép hoạt
động.
Về việc cấp phép xả thải nước thải, hiện nay, có 2 cơ quan có thẩm quyền thực hiện
là: Bộ TN&MT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Theo Khoản 1,

Điều 7, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công
nghiệp, việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn
bản pháp luật có liên quan; Khoản 4, Điều 4 của Nghị định này cũng quy định Bộ
NN&PTNT chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi; cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy
lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn
hoặc bằng 1.000 m3/ngày đêm; Và UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình
chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc
tỉnh quản lý; hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc
gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1.000 m3/ngày đêm nhưng phải có sự chấp thuận bằng văn
bản của Bộ NN&PTNT. Trong khi đó, Khoản e, Điều 13, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước quy định Bộ TN&MT chịu trách nhiệm cấp, gia hạn, thay đổi thời
hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp xả
nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên, đối với nguồn xả
thải có lưu lượng dưới 5.000 m3/ngày đêm UBND tỉnh chịu trách nhiệm. Do đó, giữa 2
văn bản luật này chưa có sự phân định rõ ràng, thống nhất về trách nhiệm cấp, gia hạn,
thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép đối với nguồn thải, gây khó
khăn cho việc triển khai trong thực tiễn.
Về ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý nước
thải đô thị ở Việt Nam, hiện nay, có Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng là 2 cơ quan xây dựng,
ban hành tiêu chuẩn. Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là cơ quan thẩm định (theo
Khoản a, Điều 17, Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, số 68/2006/QH11 ngày
29/6/2006). Tuy nhiên, theo Điều 6, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn nước thải xả ra
nguồn tiếp nhận (môi trường); Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn nước thải xả vào hệ
thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Còn theo Khoản 2, Điều 24, Nghị định số
149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước, Bộ KH&CN quy định và hướng dẫn áp dụng các tiêu

chuẩn nước thải xả vào nguồn nước, phối hợp với Bộ TN&MT và các Bộ, ngành, địa
phương kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn đó. Như vậy, theo các quy định trên, việc
xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải vào các nguồn tiếp nhận khác nhau do các Bộ
khác nhau ban hành nhưng việc quy định, hướng dẫn áp dụng lại do Bộ KH&CN thực
6


hiện. Việc quản lý phân tán này không hợp lý khi có nhiều Bộ, ngành cùng ban hành tiêu
chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn thực hiện trong cùng một lĩnh vực nước thải, dẫn đến sự
thiếu thống nhất và lãng phí. Thực tế cho thấy, dù nước thải được dẫn qua hệ thống thoát
nước đô thị (Bộ Xây dựng quản lý) hay hệ thống thủy lợi (Bộ NN&PTNT quản lý) thì
sau cùng vẫn thoát ra môi trường tiếp nhận (Bộ TN&MT quản lý).
2. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với chất thải rắn (CTR)
Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 59/2007/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý CTR,
trong đó nội dung quản lý nhà nước về CTR bao gồm: Ban hành các chính sách, văn bản
pháp luật về hoạt động quản lý CTR, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản
lý CTR và hướng dẫn thực hiện các văn bản này; Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ
thuật áp dụng cho hoạt động quản lý CTR; Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và
công bố quy hoạch quản lý CTR; Quản lý quá trình đầu tư thu gom, vận chuyển, xây
dựng công trình xử lý CTR; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá
trình hoạt động quản lý CTR. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về
CTR quy định như trên chưa được phân định cụ thể là Bộ/ngành nào giúp Chính phủ
thống nhất quản lý nhà nước về CTR đô thị.
Bộ Xây dựng được phân công quản lý CTR đô thị trong đó có cả CTR sinh hoạt, công
nghiệp, y tế nhưng không rõ trách nhiệm, sự phối hợp với các Bộ, ngành khác (Bộ Công
Thương, Bộ Y tế). Mặt khác, chưa có các thông tư liên tịch hướng dẫn thục hiện cụ thể
từng chức năng quản lý nhà nước đối với CTR đô thị giữa Bộ Xây dựng với Bộ TN&MT
và các Bộ, ngành liên quan.
Hiện nay, Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng cùng có chức năng, nhiệm vụ xây dựng văn
bản pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia về CTR. Theo Nghị

định 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ TN&MT có quy định: Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch
phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc
các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Và theo Mục 1, Điều 2 của Quyết định số
132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi trường có nhiệm vụ dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án về môi trường để ban hành, phê duyệt theo
thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ này trong lĩnh vực
quản lý CTR đô thị. Tại Mục 1, Điều 3 của Quyết định số 460/QĐ-BXD ngày 2/8/2008
quy định chức năng nhiệm vụ của Cục Hạ tầng kỹ thuật đô thị có nêu: Tổ chức nghiên
cứu, đề xuất, soạn thảo để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành các định hướng, chiến
lược, chương trình, dự án quốc gia về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả quản lý
7


CTR), các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện các định hướng, chiến lược, chương
trình, dự án sau khi được phê duyệt theo sự phân công của Bộ trưởng).
Như vậy, 2 Bộ có sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ trong công tác ban hành các
chính sách, xây dựng văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia và quản lý
CTR.
Trong quản lý CTR công nghiệp, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ
Xây dựng đều có chức năng xây dựng, hoạch định chính sách về quản lý CTR công
nghiệp, nhưng thực tế chưa rõ Bộ nào quản lý CTR công nghiệp ở các làng nghề; chưa có
quy định cụ thể về cơ quan đứng ra cấp phép việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
công nghiệp thông thường; sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương và Bộ
TN&MT trong thực hiện nhiệm vụ thống kê, đánh giá CTR công nghiệp.
Việc tổ chức quản lý CTR không chỉ thiếu thống nhất ở cấp Trung ương mà còn ở cấp

địa phương. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì chức năng quản lý
nhà nước về CTR sinh hoạt đô thị chuyển sang Sở Xây dựng là chưa hợp lý. Do vậy, một
số địa phương như TP. Hồ Chí Minh đã có cơ chế đặc thù giao Sở TN&MT thực hiện
chức năng quản lý CTR thay cho Sở Xây dựng.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với môi trường không khí
Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về
quản lý môi trường trong đó có quản lý môi trường không khí. Tuy nhiên, việc thực hiện
trách nhiệm về quản lý môi trường không khí thiếu sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa
Bộ TN&MT với các Bộ, ngành liên quan.
Nhiệm vụ quan trắc và kiểm soát ô nhiễm không khí do Bộ TN&MT đảm nhiệm trong
phạm vi cả nước (quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 2 của Quyết định số 132/2008/QĐTTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT).
Ngoài ra, nhiệm vụ quan trắc môi trường còn được giao cho Bộ Xây dựng, nhiệm vụ
này được quy định tại Điểm c, Khoản 13, Điều 2 của Nghị định số 17/2008/NĐ-CP của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây dựng. Theo Nghị định này, Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các tác
động tới môi trường từ hoạt động của ngành xây dựng, lập báo cáo tình hình tác động
môi trường của ngành xây dựng. Thực tế, khi tiến hành quan trắc môi trường không khí
của ngành xây dựng thì Bộ TN&MT cũng lại tiến hành quan trắc riêng, vì vậy dẫn đến sự
trùng lặp, không hiệu quả. Một phần nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong công
tác này là thiếu sự phối hợp thông tin giữa 2 Bộ.
8


Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý nhà nước về môi trường không khí. Ngoài Bộ TN&MT, các Bộ có trách
nhiệm quản lý nhà nước trong phạm vi của ngành mình. Ví dụ, trong lĩnh vực nông
nghiệp thì Bộ NN&PTNT trực tiếp chỉ đạo quản lý đối với môi trường không khí (Khoản
16, Điều 2 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT).
Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý chất lượng không khí cũng chưa được ưu tiên và
chưa được thực hiện tốt. Cụ thể, trong công tác quản lý không khí do các phương tiện
giao thông vận tải gây ra, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát tiêu chuẩn nguồn thải của các phương tiện giao thông vận tải trong suốt thời gian sử
dụng (Quy định tại Điểm c, Khoản 10, Điều 2 của Nghị định 5 l/2008/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT). Tuy
nhiên, trong thực tế, Bộ Giao thông vận tải chỉ thực hiện kiểm soát nguồn thải một lần
duy nhất thông qua quá trình kiểm định các phương tiện khi mới bắt đầu đi vào hoạt
động, còn sau đó, trong quá trình các phương tiện giao thông lưu hành thì không có sự
kiểm tra, giám sát chất lượng.
Vấn đề đặt ra đối với Bộ GTVT và Bộ TN&MT là phải thực hiện tốt trách nhiệm của
mỗi bên và phối hợp để đưa ra giải pháp hiệu quả. Bộ GTVT kiểm tra thường xuyên và
nghiêm ngặt sự phát thải của các phương tiện giao thông nhằm hạn chế các động cơ gây
hại môi trường khi lưu hành, Bộ TN&MT tiến hành chỉ đạo và thực hiện quan trắc đầy đủ
ở các điểm nút giao thông để phát hiện, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí do phương
tiện giao thông vận tải gây ra để Bộ GTVT có phương hướng giải quyết hạn chế ô nhiễm
môi trường.
4. Thẩm định công nghệ môi trường
Thẩm định công nghệ môi trường hiện nay thực hiện thiếu hiệu quả do thiếu văn bản
hướng dẫn các tiêu chí cụ thể để thẩm định. Hiện nay, có 3 Bộ là KH&CN, Xây dựng và
TN&MT cùng tham gia thẩm định công nghệ xử lý chất thải và việc phân công trách
nhiệm trong việc thẩm định công nghệ cũng chưa phù hợp và bị trùng lặp, không rõ ràng
giữa các Bộ Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý CTR, tại Khoản
4, Điều 14 quy định Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định
công nghệ xử lý CTR mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu ở Việt Nam. Còn theo
Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 6/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và
phía Nam đến năm 2020, tại Khoản 1, Điều 3, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ
TN&MT, Bộ KH&CN đánh giá, cấp giấy chứng nhận xử lý CTR mới được nghiên cứu

trong nước. Như vậy, theo quy định có 3 Bộ cùng tham gia vào công tác thẩm định công
nghệ xử lý CTR nhưng không rõ trách nhiệm từng Bộ. Thực tiễn cho thấy, hiện nay, trên
63 tỉnh/thành phố chưa có địa phương nào có công nghệ xử lý chất thải hoàn chỉnh đáp
9


ứng được đầy đủ các tiêu chí về công nghệ - kinh tế - môi trường và có thể làm mô hình
điểm để nhân rộng cho các địa phương khác.
III. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lí và bảo vệ môi trường
Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong phân định chức năng quản lý nhà nước về
môi trường hiện nay, xin kiến nghị một số các giải pháp sau:
- Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường 2005, trong đó tập trung nội dung Chương
13 về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên về bảo vệ môi trường, theo đó phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
phạm vi quản lý nhà nước về môi trường giữa các Bộ, ngành và địa phương.
- Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005, với nhiệm kỳ của Chính phủ mới 2011 2016, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ các Bộ,
ngành.
- Ban hành các thông tư quy định về cơ chế phối hợp, chế độ, thông tri, báo cáo
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
- Cần tăng cường năng lực của đội ngũ quản lý môi trường tại cấp địa phương. Tăng
cường trách nhiệm, phạm vi của Sở TN&MT để tham mưu hiệu quả cho UBND và triển
khai thực hiện tốt công tác quản lý môi trường tại địa phương. Bổ sung, tăng cường số
lượng và chất lượng đội ngũ quan trắc, thanh tra, kiểm tra địa phương.
Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường
của các quốc gia trên thế giới, lựa chọn và áp dụng phù hợp với Việt Nam để kiện toàn hệ
thống quản lý môi trường theo hướng tập trung một đầu mối.
Tổng Kết
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; nhân tố đảm
bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế

quốc tế của nước ta. Chính vì vậy, cần tăng cường hiệu quả của công tác quản lí và bảo
vệ môi trường thông qua hoạt động, tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực
môi trường. Đó là việc cần được ưu tiên làm ngay, giải quyết dứt điểm và hiệu quả đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Phụ Lục
- Sơ đồ 1. Các cơ quan quản lí môi trường của Bộ Tài nguyên Và Môi
trường

10


- sơ đồ 2. Các cơ quan quản lí Chính
Chính phủ
phủ
môi trường
Bộ TN & MT
Tổng cục môi trường

UBND Cấp tỉnh

Sở tài nguyên và môi
trường

UBND cấp
Huyện

Phòng tài nguyên môi
trường


UBND cấp xã

Các UB, Bộ. Cơ quan ngang
bộ có liên quan đến quản lí
môi trường: Bộ xây dựng,
bộ NN & PTNT, Bộ kế
hoạch và đầu tư, Bộ Công
an, bộ QP…

Cán bộ, nhân viên môi trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1. Viện Khoa học quản lý môi trường (2010), Báo cáo quản lý nhà nước về môi
trường đô thị của các bộ ngành, địa phương và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Kết luận Hội nghị khoa học về quản lý nhà
nước về môi trường, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3.
3. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009), Hướng dẫn quản lý nước thải công
nghiệp, Dự án tăng cường năng lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước giai đoạn II Hà Nội.
4. Về phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường và
đề xuất giải pháp hoàn thiện - PGS.TS Phạm Văn Lợi – Viện trưởng; ThS. Nguyễn Thị
Quỳnh Hương - Viện khoa học quản lý môi trường – Tổng cục Môi trường.
5. Giáo trình Luật Môi trường, trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội 2011.
6. Luật Bảo Vệ Môi trường 2005 và các Văn bản pháp luật khác có liên quan về môi
trường.


12



×