Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sự biến động giá cả của 3 mặt hàng trên thị trường Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân – Giải pháp bình ổn giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.29 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận
Quy luật giá trị
Quy luật cạnh tranh
Quy luật cung – cầu
Quy luật lưu thông tiền tệ
II. Sự biến động giá cả của 3 mặt hàng trên thị trường Việt Nam
hiện nay – Nguyên nhân – Giải pháp bình ổn giá
1.Vàng
1.1.Thực trạng
1.2.Nguyên nhân
1.3.Giải pháp
2.Xăng dầu
2.1.Thực trạng
2.2.Nguyên nhân
2.3.Giải pháp
3.Gạo
3.1.Thực trạng
3.2.Nguyên nhân
3.3.Giải pháp
KẾT LUẬN

1
1
2
3



3
3
4
5
6
6
6
8
9
9
10
11

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Ngày 7/11/2006, Việt Nam được chính thức kết nạp là thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì
trên hành trình này, dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập quốc tế. Dưới
tác động của nền kinh tế thị trường, có sự giao lưu với quốc tế, giá cả của một số
mặt hàng thiết yếu trong đời sống luôn có những sự biến động bất thường; trong số
đó phải kể đến các mặt hàng như vàng, gạo và xăng dầu. Nhận thức được tính thực
tiễn của vấn đề này, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Khảo sát sự
biến động giá cả của ba mặt hàng khác nhau trên thị trường, từ đó làm rõ nguyên
nhân và một số giải pháp nhằm bình ổn giá cả của các mặt hàng đó ở Việt Nam”,
nhằm đưa ra thực trạng về giá, phân tích nguyên nhân cũng như trình bày những
hướng giải quyết phù hợp.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận
Trên quan điểm kinh tế chính trị học sự biến động giá cả của bất kỳ mặt hàng
nào trên thị trường thì đều do có sự tác động của những quy luật kinh tế nhất định.
Trong phạm vi bài viết này, sau khi nhìn nhận và đánh giá những nguyên nhân
biến động của 3 mặt hàng được chúng tôi xét tới là: vàng, gạo và xăng dầu chúng
tôi đã chỉ ra được một số quy luật ảnh hướng trực tiếp đến giá cả của các mặt hàng
này. Đó chính là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật
lưu thông tiền tệ. Và trước khi tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động này ta cần
hiểu rõ nội dung của những quy luật trên.
Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của
quy luật giá trị.
Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi ích sử dụng. Vì
vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức gia thấp. Ngược lại,
người bán bao giờ cũng muốn tôi đá hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá
cao. Để tồn tại và phát triển, những người bán, một mặt phải phấn đấu giảm chi phí
(đặc biệt là ở các giai đoạn trước khi đưa hàng hoá ra thị trường) để chi phí cá biệt
bằng hoặc nhỏ hơn chi phí xã hội trung bình. Mặt khác, họ lại tranh thủ tối đa các
điều kiện của thị trường để bán với giá cao. Họ cố gắng dùng mọi thủ đoạn và biện
pháp để bán được hàng với giá cao nhất, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, xét
trên phương diện này, quy luật giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc đẩy
họ nâng giá thị trường lên cao. Tuy nhiên đó chỉ là xu hướng.
Quy luật cạnh tranh: là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất trong sản xuất tư bản.
2


Cạnh tranh thường diễn ra giữa những người bán với những người mua và giữa

những người bán với nhau. Do có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, nên những người
bán và người mua cạnh tranh gay gắt với nhau. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này lại
được khắc phục bằng cơ chế thoả thuận trực tiếp giữa họ để đạt được mức giá mà
hai bên cùng chấp nhận, hoặc là cùng chấp nhận mức giá thị trường mà mỗi cá
nhân đều không có khả năng ảnh hưởng tới. Cạnh tranh giữa những người bán với
nhau thường là các thủ đoạn nhằm chiếm lĩnh thị trường, trong đó thủ đoạn giá cả
là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng và phổ biến. Người bán có thể áp dụng
mức giá thấp để thu hút người mua. Như vậy, cạnh tranh tạo ra một xu thế ép giá
thị trường sát với giá trị. Giữa những người mua cũng có sự cạnh tranh với nhau
nhằm tối đá hoá lợi ích sử dụng. Có hai loại cạnh tranh: Cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
một ngành cùng sản xuất ra cùng một loại hàng hóa nhằm giành giật được những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để tăng thêm lợi nhuận siêu
ngạch. Nguyên nhân của sự cạnh tranh này là do sự theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch
của các nhà tư bản. Biện pháp đó là tăng năng suất lao động cá biệt và kết quả của
quá trình này là hình thành nên giá trị xã hội hay giá trị thị trường của từng loại
hàng hóa.
Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các ngành giữa các ngành
sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn tức là nơi nào có tỉ
suất lợi nhuận cao hơn. Nguyên nhân là do đặc điểm của các ngành khác nhau nên
cấu tạo hữu cơ của tư bản khác nhau dẫn đến tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Biện
pháp là các nhà tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác. Và kết quả
của quá trình này là hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất chung
giữa các ngành.
Quy luật cung cầu: quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông qua sự vận
động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức năng: một là,
cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán (và chỉ ở thời điểm đó mà thôi); hai là,
chỉ cho các nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng khối lượng sản xuất, khối
lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Xét về mặt thời gian, giá thị trường là cái

có trước quan hệ cung cầu. Đây là hiện tượng phổ biến của sự hình thành và vận
động của giá cả trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà
sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ
động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó.
Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng.

3


Quy luật lưu thông tiền tệ: quy luật về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
hàng hoá, là “một trong những quy luật kinh tế quan trọng có ý nghĩa phổ biến”
(Mac). Theo học thuyết của Mac, quy luật lưu thông tiền được biểu hiện: với tốc
độ chu chuyển nhất định của tổng phương tiện thanh toán, tổng số tiền đang nằm
trong lưu thông trong một thời gian bằng tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ cần
thực hiện, cộng với tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản
thanh toán đã bù trừ lẫn nhau, và cuối cùng chia cho tổng số vòng quay (hay tốc độ
lưu thông của đồng tiền), trong khi đó cùng những đồng tiền ấy, lần lượt khi thì
làm chức năng phương tiện lưu thông, khi thì làm chức năng phương tiện thanh
toán. Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ là khối lượng tiền thực tế trong lưu
thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. 1

II. Sự biến động giá cả của 3 mặt hàng trên thị trường Việt Nam hiện nay
– Nguyên nhân – Giải pháp bình ổn giá
1.Vàng
1.1.Thực trạng

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC
TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY
Nhìn trên biểu đồ từ 2/6/2012 đến 9/11/2012 ta có thể chia làm 2 giai đoạn cơ
bản của giá vàng:

- Từ 2/6/2012 đến 30/8/2012 giá vàng có xu hướng chững lại sau sự sụt giảm
mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm
- Từ 30/8/2012 đến 9/11/2012 giá vàng có xu hướng tăng nhanh và tạo nên
đỉnh giá mới trong năm nay lên đến hơn 48 triệu/ lượng.
1.2.Nguyên nhân
1 />
4


- Từ 2/6/2012 đến 30/8/2012: giá vàng có xu hướng chững lại, ổn định.
Thực tế giá vàng trong nước có sự tác động rất lớn của giá vàng trên thế giới.
Thế nên để làm rõ nguyên nhân dao động của giá vàng trước tiên phải tìm hiểu bối
cảnh thị trường thế giới. Sau 6 tháng đầu năm vàng liên tục có xu hướng giảm
giá, đến 2/6/2012 giá vàng đã chững lại và dừng lại ở mức ổn định, kết thúc chuỗi
những phiên giao dịch liên tục giảm giá của vàng bởi những lý do: Mặc dù có sự
biến động lớn ở các nền kinh tế lớn trên thế giới như việc khủng hoảng nợ công
của châu Âu khiến tình hình kinh tế bất ổn định dẫn đến việc một số người dân có
tâm lý cảm giác không an toàn nên mua vàng tích trữ. Thông thường theo quy
luật cung cầu, điều này sẽ dẫn đến sự tăng lên về cầu của vàng dẫn tới giá vàng
tăng. Bên cạnh đó nền kinh tế Mỹ hồi phục trở lại mang tin vui lại cho các nhà tư
bản, một số người dân lại có xu hướng bán vàng đang tích trữ để đổi thành tiền mặt
để đầu tư (quy luật lưu thông tiền tệ). Cũng theo quy luật cung cầu thì việc bán
vàng sẽ làm giảm cầu dẫn tới giá vàng sẽ giảm. Cả hai điều trên gộp lại chính là
2 cán cân trên thế giới tạo thế cân bằng cho giá vàng trong nước.
Bên cạnh đó, do nguồn cung vẫn được kiểm soát, tỷ giá USD có khả năng
tăng vào cuối năm nên giá vàng trong nước vẫn giữ ổn định nhưng ở mức cao hơn
giá thế giới, xoay quanh mức 40 triệu đồng/lượng. Việc có sự điều tiết về nguồn
cung trên thì trường đã giúp cho giá vàng trong 3 tháng này luôn giữ ổn định
không có sự biến động nhiều.
-Từ 30/8/2012 đến 9/11/2012: giá vàng có xu hướng tăng.

Nguyên nhân là do: ở thời điểm cuối tháng 8/2012, nền kinh tế Châu âu vẫn
trong giai đoạn khủng hoảng và chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó nền kinh
tế Mỹ sau thời gian đầu có dấu hiệu hồi phục nhờ những tác dụng ban đầu của hai
gói kích thích QE1 và QE2 thì bắt đầu có sự biến động và có nguy cơ khủng hoảng
trở lại. Cục dự trữ liên bang Mĩ Fed đã tung ra gói QE3 nhằm thay đổi tình hình
kinh tế ảm đạm lúc bấy giờ. Tuy nhiên việc này đã gây ra tâm lý hoang mang cho
các nhà đầu tư nên nhiều nhà đầu tư đã mua vàng nhằm tích trữ (quy luật lưu thông
tiền tệ). Theo quy luật cung cầu, việc tâm lý hoang mang về nền kinh tế đẩy nhu
cầu mua vàng tăng lên dẫn đến giá vàng thế giới tăng. Việc giá vàng thế giới tăng
cao kéo theo giá vàng trong nước tăng.
Trong 9 tháng đầu năm giá vàng có thời gian ổn định khá dài từ giữa tháng 5
đến cuối tháng 8. Tuy nhiên sang đến đầu tháng 9, giá vàng trong nước tăng mạnh
cùng chung xu hướng với giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước đang tăng dần do
ảnh hưởng giá vàng trên thể giới càng kích thích như cầu mua vàng của người
dân, doanh nghiệp, ngân hàng. Nhiều cá nhân cá nhân mua vàng đầu cơ tích trữ đợi
5


giá vàng lên cao hơn rồi bán ra để hưởng chênh lệch. Việc người dân đổ xô đi mua
vàng trong khi nguồn cung vàng nhỏ giọt càng đẩy giá vàng lên cao (quy luật
cung cầu). Đây cũng là nguyên do giải thích cho hiện tượng giá vàng trong nước
luôn cao hơn giá vàng thế giới ở mức trên 2 triệu đồng/lượng, đỉnh điểm của sự
chênh lệch giá vàng là gần 4 triệu đồng/lượng.
Không chỉ ảnh hưởng bởi giá vàng thế giới. Giá vàng tăng đột biến một phần
do một số cú sốc lớn của nền kinh tế Việt Nam như sự kiện ông Nguyễn Đức
Kiên (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á
Châu). Việc ông Kiên bị bắt vào tháng 20/8/2012 cũng có tác động đến giá vàng
ngay sau thời điểm đó, lúc 10h19 ngày 21/8/2012, giá vàng SJC tại TP HCM bất
ngờ nhảy vọt lên 43,08 triệu đồng, tăng 450.000 đồng so với mở cửa đầu ngày
trong khi giá vàng thế giới không có gì biến động, khiến giá vàng trong nước cao

hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng hơn 2 triệu đồng/lượng. Sự việc của ông
Nguyễn Đức Kiên-ông trùm trong ngành ngân hàng Việt Nam gây tâm lý hoang
mang cho người dân khiến người dân đi rút tiền từ ngân hàng (do mất niềm tin và
lo sợ sẽ có biến động trong lãi suất) để đầu tư vào vàng với mục đích an toàn.
1.3.Giải pháp
Trước tiên vàng với chức năng tiền tệ chính là sự phản ánh gián tiếp thực
trạng của nền kinh tế. Ta có thể thấy nếu nền kinh tế bất ổn định, tạo cảm giác
không an toàn cho các nhà đầu tư, thì các nhà đầu tư thường có xu hướng rút tiền
đầu tư của mình quay trở lại mua vàng để tích trữ, bảo toàn vốn chờ khi nền kinh tế
ổn định trở lại. Sự lưu chuyển lượng tiền (theo quy luật lưu thông tiền tệ) sang đầu
tư vàng tạo thành nguồn cầu lớn về vàng sẽ đẩy giá vàng lên cao theo quy luật
cung cầu. Vì vậy theo một chiều hướng nào đó nếu giải pháp hữu hiệu nhất đễ giữ
giá vàng ổn định là có một nền kinh tế phát triển ổn định, nhà đầu tư tin tưởng
vào tương lai của nền kinh tế. Với những chính sách phù hợp giúp nền kinh tế
luôn giữ đã tăng trưởng cần có, không có sự biến động quá lớn thì giá vàng cũng sẽ
không có biến động quá lớn.
Khi vàng với chức năng hàng hóa lưu thông trên thị trường thì giá cả của nó
ảnh hưởng rất lớn bởi quy luật cung cầu. Nắm được quy luật này, một chính sách
tất yếu nhà nước nên áp dụng để bình ổn giá vàng đó là luôn luôn tích trữ một
lượng vàng đủ lớn đồng thời có chính sách điều tiết nguồn cung. Sở dĩ giá vàng
trong nước bị ảnh hưởng nhiều bởi giá vàng thế giới là do nước ta chủ yếu vẫn còn
nhập khẩu vàng. Nếu ta tích trữ một lượng vàng đủ lớn thì khi giá thế giới có sự
biến động thì với nguồn cung luôn có sẵn thì giá vàng trong nước sẽ không bị ảnh
hưởng. Khi nguồn cầu tăng thì giá vàng cũng sẽ không bị ảnh hưởng do quy luật
cung cầu.
6


Còn một cách nữa mà hiện nay chúng ta đang áp dụng đó là huy động vàng tư
nhân dân thông qua việc gửi tiết kiệm bằng vàng. Điều này giúp nhà nước

không nhất thiết phải nhập thêm vàng vào, tận dụng nguồn cung trong nước. Giảm
thiểu vàng trôi nổi trên thị trường vô ích, nhưng bên cạnh đó hoạt động này vẫn
đảm bảo tăng nguồn cung của vàng qua đó giúp điều tiết giá vàng.

2.Xăng dầu
2.1.Thực trạng
Từ đầu năm 2012, giá xăng tăng 6 lần và giảm 5 lần. Tổng cộng, xăng tăng
giá 6.052 đồng và chỉ giảm 3.200 đồng. Các lần tăng, giảm giá xăng dầu từ đầu
năm:
- Ngày 7/3, tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng/lít
- Ngày 20/4, tăng 900 đồng lên 23.800 đồng/lít
- Ngày 9/5, giảm 500 đồng xuống 23.300 đồng/lít
- Ngày 23/5, giảm 600 đồng xuống 22.700 đồng/lít
- Ngày 7/6, giảm 800 đồng xuống 21.900 đồng/ lít
- Ngày 21/6, giảm 700 đồng xuống 21.200 đồng/lít
- Ngày 2/7, giảm 600 đồng xuống 20.600 đồng/lít
- Ngày 20/7, tăng 400 đồng lên 21.000 đồng/ lít
- Ngày 1/8, tăng 900 đồng lên 21.900 đồng/lít
- Ngày 13/8, tăng 1.100 đồng lên 23.000 đồng/lít
- Ngày 28/8, tăng 652 đồng lên 23.652 đồng/lít
(Giá áp dụng cho xăng A92)
2.2.Nguyên nhân
Một là, do tác động của chính sách tỷ giá đến giá xăng dầu
Việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu đều được tính bằng đôla Mỹ, điều này có
nghĩa chính sách tỷ giá USD/VNĐ có tác động trực tiếp lên giá cả xăng dầu trong
nước. Bên cạnh chính sách tỷ giá, thì rổ dự trữ ngoại hối, hàng hóa của Việt Nam
cũng gây tác động không nhỏ đến giá cả xăng dầu trong nước.

Hai là, do tác động của lạm phát lên giá xăng dầu


7


Giả sử, ngay khi giá cả xăng dầu không thay đổi, nhưng lạm phát trong nước
gia tăng, hạn chế sức mua của đồng tiền thì rõ ràng xăng dầu không khác nào đã
lên giá trong bối cảnh lạm phát leo thang. Như vậy, có thể khẳng định rằng lạm
phát là một phần nguyên nhân dẫn đến xăng dầu ở Việt Nam tăng giá với đặc điểm
khác so với các nước có mức lạm phát ổn định.
Ngoài ra, do lượng xăng dầu trong nước chủ yếu là nhập khẩu, do đó sức mua
tương đương của tiền đồng so với các đồng tiền khác cũng cho thấy một vấn đề,
xăng dầu ở Việt Nam là mặt hàng “xa xỉ” nếu đem so sánh với một số các nước
khác.

Ba là, do quy luật cạnh tranh - tác động từ sự giới hạn của một số lượng nhà
nhập khẩu xăng dầu lên giá xăng dầu
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp qua
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ắt hẳn còn nhiều tồn đọng cần được
mổ xẻ và khắc phục. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu còn một số
vấn đề nổi bật sau:
-Hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phân phối xăng dầu trên toàn quốc có 11
nhà nhập khẩu xăng dầu đầu mối, có khoảng 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Mặc dù giá vốn của các DN đầu mối nhập khẩu khác nhau, điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ của các DN này cũng khác nhau. Nhưng
trên thực tế hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa
hàng một giá, các DN không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu
(TTXD).
-Cơ chế xăng dầu một giá trên cả nước thể hiện sự điều tiết có qui luật của
Nhà nước cũng như của nhóm các nhà nhập khẩu xăng dầu. Nhưng cũng chính từ
cơ chế một giá này đã phát sinh những bất cập, thiếu sót trong việc quản lý và điều
tiết hoạt động kinh doanh bán buôn của các đại lý thuộc sở hữu của các thành phần

kinh tế khác khi có sự biến động của giá cả xăng dầu trên thị trường.

Bốn là, do quan hệ cung – cầu không tương xứng
8


Cơ chế giá hiện hành khiến lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu
dùng bị xung đột. Khi giá cả thế giới xuống thấp, lợi ích của người tiêu dùng bị
xâm hại, ngược lại khi giá cả thế giới lên cao thì lợi ích của nhà nước lại bị thiệt
hại. Như vậy, dù giá thế giới lên cao hay xuống thấp, xét về mặt tổng thể, lợi ích
chung của xã hội đều bị thiệt hại.
Vấn đề cốt lõi là nhà nước phải làm nhiệm vụ điều hòa lợi ích giữa doanh
nghiệp bán xăng dầu và người tiêu dùng mua xăng dầu dựa trên nguyên tắc công
khai minh bạch và tạo cơ chế để hình thành thị trường xăng dầu cạnh tranh thật sự,
cả thị trường bán buôn và bán lẻ, cả thị trường người bán lẫn thị trường người mua
xăng dầu.

Năm là, do tác động do chính sách, môi trường kinh doanh còn hạn chế
Chính sách Nhà nước về hỗ trợ giá tạo tâm lý ỷ lại, tạo ra môi trường kinh
doanh thiếu tính cạnh tranh bình đẳng, thiếu sáng tạo. Công tác hoạch định, dự
báo bị xem nhẹ, không tạo sự khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu thị
trường áp dụng công cụ phái sinh (CCPS) vào hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Sáu là, do tác động từ một thị trường hàng hóa mang đậm yếu tố mua bán
truyền thống
Việc trao đổi mua bán hàng hóa trong nước vẫn mang đậm tính truyền thống,
thiếu một thị trường giao sau về hàng hóa, nông sản cho một nước thuần nông
như Việt Nam, và thị trường giao dịch xăng dầu cũng không ngoại lệ.

2.3.Giải pháp

Thứ nhất, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ được hình thành từ việc đóng góp của người
dân mỗi khi mua xăng dầu. Theo thông tư 234 của Bộ Tài chính, khi giá thế giới
tăng, Quỹ xả ra để bù đắp chênh lệch phát sinh lỗ cho doanh nghiệp, tránh khỏi
việc tăng giá bán lẻ.
Thứ hai, tăng kho dự trữ xăng dầu
9


Việc tăng kho dự trữ xăng dầu giúp cho lượng xăng dầu trong nước luôn ổn
định tránh việc giá cầu tăng cao do nguồn cung ngoài nước bị giảm khiến giá xăng
dầu tăng lên.
Thứ ba, giảm xuất khẩu dầu thô, tăng lọc xăng dầu trong nước, qua đó
giảm sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế
Thông thường, nước ta khai thác mỏ dầu lấy được dầu thô. Ta phải xuất khẩu,
bán dầu thô cho những nước có nền công nghiệp phát triển để họ xử lý, lọc dầu rồi
ta lại mua lại lượng xăng dầu đó. Ta phải mua lại xăng dầu đã qua xử lý với giá
cao hơn và phải chịu những chi phí của việc vận chuyển. Nguyên nhân của việc
này chính là do nền công nghiệp nước ta chưa phát triển,nhà máy lọc dầu Dung
Quất hoạt động mỗi năm chỉ đáp ứng tầm 30% nhu cầu tiêu thụ của cả nước,70%
còn lại nước ta phải nhập khẩu. Vì vậy cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
tăng công suất hoạt động cũng như xây dựng thêm nhiiều nhà máy lọc dầu để đáp
ứng phần lớn nhu cầu trong nước giảm việc xuất khẩu qua đó giảm sự phụ thuộc
vào thị trường quốc tế cũng như giảm chi phí sản xuất đối với việc xử lý lọc dầu.

Thứ tư, phá vỡ thế độc quyền về xăng dầu
Khi có nhiều công ty,doanh nghiệp cạnh tranh với nhau sẽ sinh ra sự cạnh
tranh. Để cạnh tranh được,các doanh nghiệp phải có các biện pháp đầu tư về khoa
học kĩ thuật,tăng năng suất lao động nhằm giảm chi phí sản xuất vì thế giá xăng
dầu sẽ giảm.Lúc này cả doanh nghiệp và người mua đều có lợi.

Thứ năm, phát triển kinh tế,giảm lạm phát
Nước ta là nước nhập khẩu dầu đã qua xử lý nên ta cần sử dụng ngoại tệ mỗi
khi thực hiện giao dịch. Vì vậy nếu lạm phát luôn ở mức cao, đồng tiền nước ta
mất gia khiến sự chênh lệch giữa VNĐ và USD luôn ở mức cao. Điều này dẫn đến
các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải nâng giá bán để bù lỗ. Dù giá xăng dầu
do nhà nước quyết định nhưng nhà nước cũng không thể để doanh nghiệp chịu lỗ
nên vẫn giữ giá ở mức tương đối cao.
3.Gạo
3.1.Thực trạng
Theo báo cáo của Cục xúc tiến thương mại về sản xuất và lưu thông các mặt
hàng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2012: “Ba tháng đầu năm, tại Đồng bằng sông
Cửu Long giá lúa gạo thường liên tiếp giảm và giảm sâu nhất vào tháng 2. Trước
tình hình đó, Nhà nước đã quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông
Xuân, từ 15/3 đến 30/4, thời gian được vay tạm trữ trong 4 tháng kể từ ngày giải
10


ngân. Sau khi triển khai mua tạm trữ, giá lúa tại các tỉnh miền Nam, đặc biệt tại
Đồng bằng sông Cửu Long đã được cải thiện, nhích dần lên và ổn định. Tuy nhiên,
từ nửa cuối tháng 6, giá lúa gạo liên tiếp giảm (đặc biệt là lúa chất lượng thấp) do
nguồn cung tăng nhanh, tồn kho ở mức cao trong khi nhu cầu cho xuất khẩu chậm
lại. Vì vậy, có thể sẽ mua tạm trữ thêm khoảng 1 triệu tấn gạo khi vụ Hè Thu thu
hoạch rộ.”2
Về tình hình xuất khẩu gạo, “theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), trong tháng 6, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức 866.792
tấn, trị giá FOB đạt 401,4 triệu USD, trị giá CIF đạt 408,3 triệu USD. Tính chung
trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3.414 tấn gạo, trị giá FOB đạt 1,57
tỷ USD, trị giá CIF đạt xấp xỉ 1,6 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh cả về lượng lẫn giá trị. Theo số liệu từ
Tổng cục Thống kê công bố mới đây, 6 tháng đầu năm, gạo đạt kim ngạch xuất

khẩu 1,688 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, giảm 15,3% về giá trị và giảm 9,4% về
lượng so với cùng kỳ năm trước.”3
3.2.Nguyên nhân
Thứ nhất: do quan hệ cung – cầu có sự mất cân đối
-Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung không đủ
Sở dĩ có sự mất cân đối đó là do thời tiết thất thường. Sự chi phối trực tiếp
của thiên tai (đặc biệt là hạn hán và lũ lụt) đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá gạo. Ví
dụ, ngày 7/9/2012, mưa lũ lớn tại các tỉnh thành đã gây ra những hậu quả hết sức
nghiêm trọng, ở Thanh Hóa 9.274 ha lúa bị ngập úng; ở Nghệ an, toàn tỉnh có
10.873 ha lúa hè thu, 6156,61 ha hoa màu bị ngập trong lũ. Từ đó tác động nặng nề
đến năng suất gieo trồng, dẫn đến tình trạng thu mua, tích trữ lúa gạo vì tâm lý
người dân lo ngại thiên tai xảy ra, làm giá gạo tăng bất thường chỉ trong một thời
gian ngắn.
Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của nước ta những năm gần đây
đang bị thu hẹp. Theo một số chuyên gia phân tích, trong vòng 8 năm nữa, Hà Nội
sẽ mất 42.000 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa chiếm 4 triệu ha trên
tổng số hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp nhưng diện tích này đang bị thu hẹp với tỉ lệ
rất cao 1%/năm.
2 />3 />
11


Giá gạo trên thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động về
giá lương thực ở các nước xuất khẩu lương thực lớn ở khu vực và trên thế
giới. Sự tăng, giảm về xuất nhập khẩu gạo do nhu cầu trong nước hoặc một số
nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, chiến tranh… dẫn đến sự tăng, giảm
khó kiểm soát của giá lương thực. Việc gạo Việt Nam bị bán tràn lan gây mất ổn
định lương khố quốc gia, làm giá gạo trên thị trường biến động liên tục.
Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến quan hệ cung – cầu mất cân đối xuất
phát ngay từ đầu ra, đầu vào của gạo. Để nâng cao chất lượng hạt gạo, người

nông dân buộc phải bỏ nhiều công sức chăm sóc cẩn thận, bỏ vốn đầu tư mua
giống tốt, phân bón có chất lượng...Sau khi thu hoạch, họ không bán trực tiếp cho
các doanh nghiệp, mà thông qua bên trung gian- các thương lái. Các thương lái này
sẽ đẩy giá gạo lên cao hơn so với mức thu mua từ người nông dân, nên sự bấp bênh
trong giá mua và giá bán là điều không tránh khỏi.
Thứ hai, do ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh:
Trong nội bộ ngành, một số cá nhân, tổ chức cố tình tung tin đồn thất thiệt
gây hoang mang cho người dân, làm xáo trộn thị trường. Các doanh nghiệp tranh
nhau đầu cơ tích trữ gạo, đợi thời điểm bán nhằm thu lợi nhuận. Việc này đã làm
thị trường gạo càng trở nên náo loạn.
Thứ ba, do ảnh hưởng từ sức mua của đồng tiền:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao, từ 8/2012 là 0,63% tăng lên 2,20% ở
9/2012. Điều này dự báo xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại.
Tiền Việt Nam thời gian gần đây mất giá nghiêm trọng.
Thứ tư, do ảnh hưởng của sự tăng của giá xăng, dầu...:
Giá xăng dầu tăng cao kéo theo phí vận tải cũng tăng theo. Bên cạnh việc giá
dầu tăng cao thì giá phân bón cũng tăng. Như vậy, chi phí đầu vào cho sản xuất
nông nghiệp tăng làm cho nông sản phải tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho người
nông dân.
3.3.Giải pháp
Thứ nhất, các doanh nghiệp phải kí kết hợp đồng ở mức giá được hướng
dẫn theo chỉ đạo chung của Chính phủ trong cơ chế điều hành của Bộ Công thương
và Hiệp hội Lương thực Việt Nam để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.Việc xuất khẩu
không chỉ xuất cho hết số lượng hàng hóa thừa mà còn phải bảo đảm hiệu quả trên
12


cơ sở giá thị trường. Doanh nghiệp nào không chấp hành, bán phá giá sẽ phải chịu
biện pháp chế tài xử lí.
Thứ hai, đề nghị lập Quỹ bình ổn giá thóc, gạo được hình thành từ nguồn

thu một phần lợi nhuận trước thuế của lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp. Ví
dụ, nếu một năm xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo với mức lãi giá 300 đồng/kg thì
mức trích một năm khoảng 30% trên tổng lãi trước thuế là khoảng 450 tỉ/năm. Số
tiền này sẽ được sử dụng để bình ổn giả thóc gạo khi giá xuống thấp.
Thứ ba, hỗ trợ tích cực cho người nông dân, bắt đầu từ giá “đầu vào”- hỗ trợ
lãi suất vay vốn ngân hàng để mua giống lúa, phân bón… Hỗ trợ 100% lãi suất
vay vốn cho các hộ trồng lúa vụ hè thu. Nhà nước lựa chọn một số vật tư nông
nghiệp chủ yếu quy định giá bán cho nông dân không lấy lãi, thực hiện hỗ trợ lãi
suất cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại vật tư này để các doanh nghiệp bán
hàng cho nông dân theo giá thấp hơn giá thị trường.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc thu mua lúa tạm trữ trong dân. Đây có thể
nói là biện pháp quan trọng nhất để giảm nguồn lúa gạo trong dân trước.Thực tế
những năm qua cho thấy mua tạm trữ là chủ trương đúng. Cùng với đó, cần có sự
chỉ đạo sâu sát của các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mua tạm
trữ, phải có quy định cụ thể từng thời điểm doanh nghiệp phải mua. Cần tăng
lượng mua tạm trữ, nâng mức mua tạm trữ lên 4 triệu tấn lúa (2 triệu tấn gạo)khoảng 60% tổng lượng lúa gạo hàng hóa của vụ đông xuân để điều hòa được thị
trường.
Cùng với các biện pháp trên, Nhà nước cũng nên có chính sách cụ thể trong
việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Các ngân hàng thươg mại cần chủ động
cân đối nguồn vốn vay của các doanh nghiệp kinh doanh lương thực phục vụ cho
thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Có sự hỗ trợ này, doanh
nghiệp sẽ mạnh dạn mua tạm trữ, đẩy mạnh tiêu thụ và từ đó sẽ hỗ trợ giá lúa gạo
trong nước tăng cao. Nhà nước cũng cần đẩy mạng hỗ trợ khai thông thị trường
xuất khẩu gạo, đưa thông tin đầy đủ hơn nữa về giá cả và thị trường xuất khẩu đến
với doanh nghiệp và nông dân.

KẾT LUẬN
Như vậy, việc phân tích sự biến động giá cả của hàng hoá dựa trên các quy luật
của triết học đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi bất thường đó, đồng thời đề ra được những phương án giải quyết hợp lý. Điều

13


này sẽ góp phần quan trọng bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế
Việt Nam, đưa đất nước đi lên và có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> />14


/> /> /> /> /> />
15



×