Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tìm hiểu sự liên quan giữa bảo hộ tên miền và nhãn hiệu. Tìm hiểu 02 vụ việc tranh chấp liên quan đến tên miền và nhãn hiệu? Phân tích và đưa ra quan điểm của nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.65 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------------------------

MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đề bài số 06: Tìm hiểu sự liên quan giữa bảo hộ tên miền và nhãn
hiệu. Tìm hiểu 02 vụ việc tranh chấp liên quan đến tên miền và
nhãn hiệu? Phân tích và đưa ra quan điểm của nhóm.

LỚP: NO2- NHÓM 06

1


Hà Nội, 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự bùng nổ internet, trang điện tử trở thành một kênh thông tin, quảng cáo nhanh chóng,
có hiệu quả cao trong việc đưa doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp
ngoài việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng bắt đầu quan tâm đến việc bảo hộ tên miền trùng
với nhãn hiệu của mình.
Bài viết tìm hiểu mối liên quan giữa tên miền và nhãn hiệu và 02 vụ tranh chấp liên quan
giữa tên miền và nhãn hiệu từ đó định hướng hoàn thiệt pháp luật.
NỘI DUNG
I.
Nhãn hiệu, tên miền và mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên miền.
1. Khái quát về tên miền và nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.( Khoản 16 Điều 4 LSHTT)
Nhãn hiệu bao gồm từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, hình vẽ hoặc sự liên kết tất cả các yếu tố trên
đươc thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau. Những dấu hiệu này phải có khả năng
phân biệt. Nhãn hiệu được bảo hộ trên phạm vi cả nước. Thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ


ngày nộp đơn đăng kí bảo hộ và được gia hạn tiếp. Nhãn hiệu được bảo hộ theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, quyết định công nhận. Một nhãn
hiệu chỉ được sử dụng cho một hoặc 1 số sản phẩm, dịch vụ nhất định của chủ thể kinh
doanh.
Nhãn hiệu là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo Khoản 4 Điều 4 LSHTT.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa về tên miền, tuy nhiên tên miền đã
được quy định khá cụ thể trong một số văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên
internet như: Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006, Nghị định số
97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet,
Thông tư 09/2008/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên internet, Thông
tư 10/2008/TT-BTTTT quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam (.vn).

2


Theo quy định tại thông tư 09/2008/TT- BTTTT, tên miền là tên được sư dụng để định danh
địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy kí tự cách nhau bằng các dấu chấm “.”.
Tên miền gồm hai phần, phần đầu có thể có nghĩa hoặc không, phần đuôi bao gồm tên miền
các cấp (tên miền quốc tế, tên miền quốc gia, tên miền cấp 2, cấp 3…). Tên miền có thể
được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới với tên miền cấp cao được đăng ký, cũng có thể được
bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam đối với tên miền cấp quốc gia. Tên miền được đăng kí tại
trung tâm internet Việt Nam (VNNIC) trực thuộc Bộ thông tin và truyền thống. Tên miền
được bảo hộ 1 đến 9 năm khi đăng ký, có thể gia hạn và có thể được bảo hộ vô hạn nếu đóng
phí gia hạn và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Tên miền mang tính duy
nhất. Hiện nay tên miền chưa được công nhận là một trong các đối tượng bảo hộ của luật
SHTT, Tuy nhiên tại Điều 130 Luật SHTT quy định về các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh bao gồm “ Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng lặp hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ
dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng
hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

tương ứng.”
2.

Mối quan hệ giữa tên miền và nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động của doanh nghiệp. Nhãn hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ khẳng định
thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Tên miền phần đầu thường là tên nhãn hiệu của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến các tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu.
Tên miền có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng
với sự phát triển của thương mại điện tử (internet), internet trở thành một kênh quan trọng để
doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Khi muốn tìm hiểu thông
tin về một sản phẩm mới của doanh nghiệp, một nhãn hiệu của doanh nghiệp rất nhiều người
tiêu dùng lựa chọn công cụ tìm kiếm là internet và kết quả tìm kiếm sẽ là một tên miền trùng
với tên của nhãn hiệu. Thông qua internet, khách hàng sẽ tìm hiểu được các thông tin về

3


doanh nghiệp, lượng truy cập sẽ cho thấy khả năng thu hút của tên miền hay chính là sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tên miền góp phần quan trọng trong việc xây dựng uy tín,
thương hiệu cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu dựa trên tên gọi
nhưng lại không sở hữu tên miền mang tên đó, dẫn đến sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Thực tế có rất nhiều tên miền trùng với nhãn hiệu nhưng lại không thuộc sở hữu của một
doanh nghiệp gây nhầm lẫn và nội dung của những địa chỉ này còn gây phương hại đến
thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
Tên miền, nhãn hiệu và tên thương mại là 3 yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển doanh nghiệp. Chúng có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ nhau trong hoạt động của
doanh nghiệp. Nếu như nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị

trường thì tên miền gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên internet. Để
phát triển và quảng bá thương hiệu thì doanh nghiệp ngoài việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,
doanh nghiệp cần đăng ký và bảo hộ tên miền có chứa nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp
để bảo hộ tốt cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Vụ án liên quan đến tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu
1. Vụ tranh chấp liên quan đến tên miền samsungmobile.com.vn 1
a. Nội dung vụ việc
II.

Công ty Samsung Electronics Co., Ltd Hàn Quốc (Công ty Samsung) là chủ sở hữu
nhãn hiệu Samsung cho sản phẩm điện thoại di động đã được Cục SHTT Việt Nam cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 9142 ngày 16/9/1993, đồng thời là chủ sở hữu tên miền
quốc tế samsungmobile.com. Năm 2008 Công ty Samsung thành lập Công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam để sản xuất điện thoại di động và có nhu cầu đăng ký sử
dụng tên miền Việt Nam. Tuy nhiên tên miền samsungmobile.com.vn đã được Trung tâm
Internet Việt Nam (VNNIC) cấp cho ông Dương Hồng Minh (trú tại quận Hà Đông) từ ngày
3/11/2005 và tên miền samsungmoblie.vn được cấp cho Công ty cổ phần Thiết kế và Chuyển
giao công nghệ mạng Việt Nam (ViTechNet) do ông Minh làm giám đốc từ ngày
20/12/2007.
1 />
4


Nhằm lấy lại các tên miền mà mình là người có quyền và lợi ích hợp pháp để sử dụng,
Công ty Samsung đã ủy quyền cho Công ty Quốc tế D&N liên hệ với ông Minh và
ViTechNet để giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải theo hướng dẫn tại Thông tư
10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giải
quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” nhưng không thành. Do đó ngày
21/10/2009, Công ty Samsung đã thông qua đại diện theo ủy quyền là Công ty Quốc tế D&N
nộp đơn lên TAND thành phố Hà Nội khởi kiện ông Dương Hồng Minh và Công ty

ViTechNet để đòi lại hai tên miền samsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn đã bị ông
Minh và ViTechNet đăng ký sử dụng với ý đồ xấu. Trong đơn khởi kiện Công ty Samsung
yêu cầu TAND thành phố Hà Nội ra phán quyết thu hồi các tên miền này để ưu tiên cho
Công ty Samsung đăng ký sử dụng.
Căn cứ hồ sơ vụ việc và các chứng cứ do bên nguyên đơn cung cấp, 2/6/2010 Tòa sơ
thẩm – TAND Hà Nội đã phán quyết và ra bản án số 69/2010/KDTM-ST quyết định thu hồi
tên miền samsungmobile.com.vn để ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng trong 10
ngày liên tục. Hết thời hạn này tên miền samsungmobile.com.vn được đăng ký tự do. Tuy
nhiên Tòa án đã bác yêu cầu thu hồi tên miền thứ hai là samsungmobile.vn với lý do tên
miền này đã bị một chủ thể khác là Đào Ngọc Tiến đăng ký sử dụng, sau khi hết hạn mà
không được ViTechNet tiếp tục gia hạn. Không đồng ý với phần phán quyết của Tòa sơ thẩm
liên quan đến tên miền samsungmobile.vn, Công ty Samsung tiếp tục kháng cáo lên Tòa
phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội. Ngày 29/3/2011 Tòa phúc thẩm đã ra
phán quyết chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Samsung, sửa đổi bản án sơ thẩm, thu
hồi tên miền samsungmobile.vn ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng.
b.

Phân tích vụ việc
Vụ tranh chấp trên là vụ tranh chấp tên miền samsungmobile.vn và

samsungmobile.com.vn giữa chủ sở hữu nhãn hiệu Samsung là Công ty Samsung (nguyên
đơn) và chủ sở hữu hai tên miền nói trên là ông Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet
(bị đơn).

5


Công ty Samsung khởi kiện ông Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet dựa trên
các căn cứ:
Thứ nhất, ông Dương Hồng Minh và công ty ViTechNet đã đăng ký và sử dụng tên

miền samsungmobile.com.vn và samsungmobile.com giống đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu Samsung thuộc sở hữu của Công ty Samsung (nhãn hiệu mà Công ty Samsung có
quyền và lợi ích hợp pháp).
Thứ hai, ông Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet không có quyền hoặc lợi ích
hợp pháp liên quan đến tên miền đó. Thể hiện ở việc bị đơn không có các bằng chứng cho
thấy bị đơn có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền được quy định tại khoản 3
mục II thông tư 10/2008/TT-BTTT.
Thứ ba, ông Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet đăng ký sử dụng tên miền với
ý đồ xấu nhằm mục đích trục lợi, chiếm dụng tên miền, xâm phạm đến các quyền và lợi ích
hợp pháp của Công ty Samsung. Cụ thể:
-

Tên miền samsungmobile.com.vn đã được bị đơn rao bán trên website muare.com với giá

80 triệu đồng (có khuyến mại thêm tên miền samsungmobile.vn)
- Trong quá trình hòa giải, bên nguyên đơn đã đề nghị bị đơn chấm dứt việc sử dụng các tên
miền nói trên để trả lại cho nguyên đơn và nguyên đơn sẽ thanh toán một khoản chi phí
phù hợp mà bị đơn đã bỏ ra để đăng ký, duy trì tên miền trong những năm vừa qua. Bị
đơn đã đưa ra mức giá để chuyển nhượng tên miền là 218.204.000 đồng. Nguyên đơn cho
rằng mức giá này là hoàn toàn không thỏa đáng, thể hiện rõ ý đồ xấu của bị đơn khi đăng
ký sử dụng tên miền đó là nhằm mục đích trục lợi.
Từ những lý do trên, đối chiếu với các quy định về điều kiện khởi kiện tranh chấp tên miền
tại thông tư 10/2008/TT-BTTT thì Công ty Samsung hoàn toàn có đủ điều kiện để khởi kiện
ông Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet nhằm đòi lại 2 tên miền đã bị đăng ký sử
dụng.
Trước những lý do mà Công ty Samsung nêu ra, bị đơn là ông Dương Hồng Minh và Công
ty ViTechNet cũng đã có những lập luận như sau:

6



Thứ nhất, tên miền samsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn được đăng ký theo
đúng nguyên tắc “đăng ký trước cấp trước” phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc đăng ký hai tên miền trên chỉ để nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm
Samsung nói chung.
Thứ ba, mức giá chào bán mà bị đơn đưa ra đối với các tên miền là 218.204.000 đồng
là hợp lý bởi trong đó bao gồm giá đăng ký tên miền bằng giá VNNIC và giá thiết kế
website. Trong khi đó nguyên đơn chỉ đề nghị thanh toán khoản tiền tương đương với lệ phí
đăng ký và duy trì tên miền là 5.100.000 đồng dẫn đến hai bên không đạt được thỏa thuận
thống nhất.
Thứ tư, bị đơn khẳng định việc giao bán tên miền samsungmobile.com.vn và
samsungmobile.vn trên website muare.com là do nhân viên của Công ty ViTechNet tự ý đưa
lên, không phải do ông Dương Hồng Minh chủ động đưa lên.
Tuy nhiên những lập luận mà phía bị đơn đưa ra khó có thể được chấp nhận bởi:
Mặc dù 2 tên miền trên được đăng ký theo đúng nguyên tắc tổ chức, cá nhân đăng ký
trước được quyền sử dụng trước tuy nhiên có thể thấy rõ ràng tên miền
samsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn giống với tên nhãn hiệu Samsung và tên miền
quốc tế samsungmobile.com của Công ty Samsung - một công ty hàng đầu thế giới trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện thoại di động, trong đó có sản phẩm điện thoại di động
Samsung. Tên Samsung vừa là tên thương mại vừa là tên nhãn hiệu của nguyên đơn, được
sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, nhãn hiệu
Samsung cho sản phẩm điện thoại di động cũng đã được Cục SHTT Việt Nam cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 1993 và các sản phẩm điện thoại di động mang nhãn
hiệu này rất nổi tiếng ở Việt Nam. Bị đơn biết rõ tên miền của mình đăng ký giống với tên
nhãn hiệu Samsung nổi tiếng nhưng vẫn tiến hành đăng ký chứng tỏ việc đăng ký này là có
mục đích.
Bên cạnh đó bị đơn trình bày mục đích đăng ký, sử dụng tên miền này là nhằm giới
thiệu các sản phẩm của Samsung nói chung. Phía bị đơn hoàn toàn không được Công ty
Samsung chuyển giao hoặc cho phép sử dụng nhãn hiệu Samsung do đó mà việc sử dụng tên


7


miền giống với tên nhãn hiệu Samsung để giới thiệu các sản phẩm di động sẽ khiến người
tiêu dùng có thể nhầm lẫn rằng đây chính là hai tên miền của Công ty Samsung, nhằm lợi
dụng danh tiếng của nhãn hiệu này và có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của Công ty
Samsung.
Việc phía bị đơn đưa ra mức giá trên 200 triệu đồng đối với hai tên miền này cũng
được đánh giá là quá cao so với chi phí để đăng ký và duy trì tên miền (cao hơn nhiều so với
mức giá 80 triệu đồng mà bị đơn giao bán 2 tên miền trên website muare.com).
Bị đơn khẳng định việc giao bán tên miền samsungmobile.com.vn và
samsungmobile.vn trên website muare.com là do nhân viên của Công ty ViTechNet tự ý đưa
lên là không hợp lý bởi nhân viên Công ty ViTechNet không phải là chủ sở hữu hai tên miền
nói trên vì vậy mà họ không có quyền giao bán hai tên miền đó, và nếu có giao bán thì cũng
không thể chuyển giao tên miền cho người mua. Do đó nếu việc giao bán tên miền trên
mạng nhằm mục đích kiềm lời thì phải do chính chủ sở hữu tên miền đó thực hiện hoặc cho
phép thực hiện.
c.

Quan điểm của nhóm
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy, ông Dương Hồng Minh và Công ty

ViTechNet đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điểm d khoản 1
Điều 130 Luật SHTT. Đó là hành vi “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên
miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại được bảo
hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích
chiễm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”. Sau khi hòa giải, thương lượng không thành công,
với những chứng cứ có được, Công ty Samsung hoàn toàn có đủ điều kiện để khởi kiện ông
Dương Hồng Minh và Công ty ViTechNet theo quy định tại khoản 1 mục 2 Thông tư

10/2008/TT-BTTT.
Đối với bản án sơ thẩm của TAND thành phố Hà Nội:
Thứ nhất, quyết định thu hồi tên miền samsungmobile.com.vn để ưu tiên cho Công ty
Samsung đăng ký liên tục trong thời hạn 10 ngày liên tục với lý do:

8


- Tên miền samsungmobile.com.vn do ông Dương Hồng Minh đăng ký và sử dụng giống

đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại, nhãn hiệu Samsung của Công ty Samsung đã
được đăng ký bảo hộ và sử dụng cho sản phẩm điện thoại di động.
- Ông Dương Hồng Minh không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền

samsungmobile.com.vn, ông Minh cũng không phải là đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh
điện thoại di động Samsung. Nguyên đơn đã không chuyển giao bất kỳ quyền hay quyền
sử dụng hoặc các hình thức khác cho phép bị đơn sử dụng nhãn hiệu sản phẩm cũng như
nhãn hiệu dịch vụ Samsung.
- Bị đơn đã đăng ký và sử dụng tên miền samsungmobile.com.vn với ý đồ xấu qua việc rao

bán tên miền cho nguyên đơn.
Dựa trên những chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật SHTT của ông Dương Hồng minh và
các quy định của pháp luật thì phán quyết này của tòa án sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, quyết định bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Samsung về việc thu hồi tên
miền samsungmobile.vn với lý do tên miền này đã bị một chủ thể khác là Đào Ngọc Tiến
đăng ký sử dụng, sau khi hết hạn mà không được ViTechNet tiếp tục gia hạn. Theo ý kiến
của nhóm phán quyết này của tòa án sơ thẩm là không hợp lý. Vì:
Cơ sở để khởi kiện đối với 2 tên miền samsungmobile.com.vn và

-


samsungmobile.vn là hoàn toàn giống nhau. Do đó việc tòa án chỉ tiến hành thu hồi một tên
miền mà không thu hồi tên miền thứ hai là không hợp lý. Việc không thu hồi tên miền
samsungmobile.vn để ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sẽ có thể khiến công ty phải
chịu tổn thất do hành vi trục lợi của đối tượng khác và công ty sẽ phải tiếp tục khởi kiện để
đòi lại tên miền.

- Theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục IV thông tư 10/2008/TT-BTTT thì “Trong quá
trình giải quyết tranh chấp tên miền đang có tranh chấp phải được giữ nguyên hiện trạng,
không được phép trả lại, thu hồi, chuyển đổi nhà đăng ký tên miền “.vn” hay chuyển đổi
cho tổ chức, cá nhân mới”. Do đó mà lý do tòa án sơ thẩm đưa ra để bác yêu cầu của
nguyên đơn là tên miền đã do một chủ thể khác đăng ký sử dụng sau khi ViTechNet hết
thời hạn sử dụng là không có giá trị.

9


Đối với bản án phúc thẩm của TAND tối cao tại Hà Nội
Tòa phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Samsung, sửa bản án sơ
thẩm, thu hồi tên miền samsungmobile.vn ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng là
hoàn toàn hợp lý. Nó đã kịp thời sửa chữa sai sót của tòa án sơ thẩm, đảm bảo quyền lợi cho
Công ty Samsung trong vụ tranh chấp này.
Vụ tranh chấp tên miền giữa Công ty Samsung với ông Dương Hồng Minh và Công
ty ViTechNet là vụ tranh chấp tên miền đầu tiên ở Việt Nam được đưa ra tòa. Với phần thắng
thuộc về Công ty Samsung, có thể thấy rằng mặc dù lĩnh vực SHTT và tài nguyên Internet
còn rất mới mẻ ở nước ta, nhưng tòa án Việt Nam đã thể hiện khả năng thực thi pháp luật
khá hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể bị xâm hại. Đồng thời nó cũng
thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của pháp luật đối với những đối tượng có hành vi, ý định
chiếm giữ tên miền nhằm mục đích đầu cơ, trục lợi hay lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu
nổi tiếng.

Vụ việc này cũng góp phần khuyến khích các bên có quyền lợi đối với các tên miền bị
chiếm dụng có hành động tích cực hơn để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì trên thực tế có rất
nhiều trường hợp nhãn hiệu bị chủ thể khác sử dụng để đăng ký tên miền khiến cho chủ sở
hữ nhãn hiệu khi có nhu cầu đăng ký tên miền để phục vụ cho hoạt động quảng bá, kinh
doanh thì không thể thực hiện được. Tuy nhiên phần lớn đều lựa chọn giải pháp thương
lượng, hòa giải để lấy lại tên miền do ngại tham gia vào quá trình tố tụng tại tòa. Sự thành
công của Công ty Samsung trong việc đòi lại tên miền sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thấy
rằng khởi kiện ra tòa là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp liên
quan đến tên miền và nhãn hiệu nói riêng cũng như các tranh chấp khác về quyền SHTT.

a.

2. Vụ tranh chấp tên miền “heineken.vn”
Nội dung vụ việc
Các bên tranh chấp
Bên khiếu nại: Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam, đơn vị độc quyền sản xuất bia
Heineken trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là Heineken). Đại diện bởi ông Peter Ong Tổng giám đốc Công ty.

10


Bên bị khiếu nại: Công ty Cổ phần Quốc tế Kiến Cường (KCC) địa chỉ tại 346 Nguyễn
Khoái - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Diễn biến vụ việc
Heineken đã khiếu nại VNNIC 3 lần trong đó:
- Lần 1: Ngày 27/9/2006, ông Peter Ong đã đưa đơn khiếu nại lên Trung tâm Internet Việt
Nam (VNNIC) vì tên miền heineken.vn đã bị đăng ký mất bởi KCC. Heineken kiến nghị
VNNIC thu hồi tên miền. Ông Peter Ong còn cho biết thêm, KCC không hề triển khai triển
khai bất kỳ một nội dung nào tại website của tên miền đã đăng ký mà chỉ sử dụng màn hình
trắng có hiển thị chữ heineken.vn gây nhầm lẫn và cản trở các công ty khác đến giao dịch với

công ty của ông và gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, quảng cáo giới thiệu sản phẩm
thương hiệu Heineken trên Internet.
Lập luận của Heineken là KCC đã vi phạm hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130
LSHTT, cho đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, Heineken cũng viện dẫn
Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT: “Tên miền sẽ bị thu hồi nếu người đăng ký tên miền vi
phạm các nội dung bị nghiêm cấm như sử dụng tài nguyên Interent xâm hại quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác”.
Ý kiến VNNIC: VNNIC đã thông báo về việc xét duyệt và cấp tên miền cấp 2 (.vn) từ sau
14/8/2006. Cụ thể, trước khi cấp tự do tên miền cấp 2 (.vn), VNNIC đã triển khai giai đoạn
ưu tiên 08 tháng dành cho 03 nhóm đối tượng trong đó có nhóm tên nhãn hiệu hàng hóa, tên
tác phẩm đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ là nhóm ưu tiên số 1. Suốt thời gian 8 tháng
này sau nhiều hình thức thông báo từ phía VNNIC nhằm tạo điều kiện để giữ tên cho các
nhãn hiệu, đảm bảo việc đăng ký là “đúng người đúng việc” nhưng Nhãn hiệu Heineken đã
không làm thủ tục đăng ký tên miền để bảo hộ nhãn hiệu của mình, và hệ quả tất yếu là chỉ
trong vòng chưa đầy 24 giờ sau thời điểm VNNIC cấp phát tên miền tự do theo nguyên tắc
“đăng ký trước, xét cấp trước”, tên miền heineken.vn đã bị đăng ký mất.
- Lần 2: Heineken đề nghị VNNIC:
(i) Thành lập hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tên miền “.vn” theo đúng quy trình giải
quyết khiếu nại tên miền quy định tại Quyết định 93/QĐ-VNNIC do VNNIC ban hành ngày
25/11/2005;
(ii) có văn bản yêu cầu KCC có văn bản phúc đáp về nội dung khiếu nại của Công ty
chúng tôi;
(iii) tạo điều kiện cho Công ty trực tiếp thỏa thuận giải quyết với KCC, yêu cầu họ tự
nguyện hủy bỏ việc chiếm giữ tên miền heineken.vn;

11


(iv) trong khi vụ việc đang được giải quyết, đề nghị VNNIC tạm ngưng và tạm thời không
cấp phép cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác sử dụng tên miền heineken.vn và các tên

miền tương tự cho đến khi có kết luận cuối cùng giải quyết dứt điểm.
Ý kiến VNNIC: Tại thời điểm nộp đơn khiếu nại của Heineken, VNNIC chỉ có thẩm
quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền
theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu
nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi
để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin liên
hệ và yêu cầu Heineken tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với KCC nhưng việc liên hệ thỏa
thuận của các bên đã không thành do KCC khẳng định tên miền heineken.vn họ đang chiếm
giữ, sử dụng và đã được VNNIC cấp là hợp pháp.
- Lần 3: Đầu năm 2007, Heineken đề nghị huỷ bỏ hiệu lực đăng ký tên miền
heineken.com của KCC.
Lập luận của Heineken: ngoài điểm d khoản 1 Điều 130 về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, Heineken viện dẫn thêm khoản 5 Điều 124 LSHTT: “Hành vi sử dụng nhãn hiệu là
việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa,
phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn
hiệu được bảo hộ”. Điều 129 Luật SHTT xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu: “sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự
hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu
việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”.
Tuy nhiên, với lý do theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật tại thời điểm đó
chưa đầy đủ, nên tính đến thời điểm năm 2007, Heineken chưa có khả năng lấy lại được tên
miền. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật hiện nay, việc giải quyết vụ việc trên không còn là
điều khó khăn.
b. Phân tích vụ việc
Về hình thức giải quyết
Vụ việc trên là một tranh chấp “tên miền” do đó sẽ có một số cách giải quyết sau:
Một là, theo Điều 1 Mục III Thông tư 10/2008/TT-BTTTT quy định về giải quyết tranh chấp
tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có 3 hình thức sau:

- Thông qua thương lượng, hoà giải;

12


- Thông qua trọng tài;
- Khởi kiện tại Toà án (trường hợp này cả hai bên là thương nhân nên sự việc sẽ được giải
quyết dưới hình thức một vụ việc tranh chấp thương mại).
Hai là, khởi kiện tại Toà án Hành chính về hành vi đăng ký tên miền của VNNIC, từ đó buộc
VNNIC huỷ bỏ tên miền đăng ký cho KCC và cấp lại cho phía Heineken.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất sau thương lượng, hoà giải là khởi kiện tại Toà án về
việc giải quyết tranh chấp thương mại. Không thể áp dụng trọng tài vì rất khó để các bên cóc
được thoả thuận trọng tài, càng không thể khởi kiện tại Toà án Hành chính vì không có căn
cứ vi phạm của VNNIC.
Về nội dung tranh chấp
Thứ nhất, theo tình tiết của vụ việc, Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam, đơn vị độc
quyền sản xuất bia Heineken trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ đối với
nhãn hiệu bia Heineken thuộc về Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam theo LSHTT
năm 2005. Vì vậy, Công ty có quyền ngăn cấm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
đối với nhãn hiệu bia Heineken.
Thứ hai, Heineken đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 1 Mục II Thông tư
10/2008/TT-BTTTT
- Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên của người khiếu
kiện, trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch
vụ mà người khiếu kiện là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
Trong tranh chấp này, tên miền heineken.vn trùng với tên nhãn hiệu bia heineken đã được
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó
Tên miền đã bị người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện.
Có được khả năng trên bởi Heineken có thể chứng minh được Ý đồ xấu của KCC, do thuộc

điều kiện được quy định tại khoản 2.2 Điều 2 Mục 2 Thông tư 10/2008/TT-BTTTT. “Chiếm
dụng, ngăn không cho người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại,
nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay
nhãn hiệu dịch vụ đó;” tình tiết KCC không hề triển khai triển khai bất kỳ một nội dung nào
tại website của tên miền đã đăng ký mà chỉ sử dụng màn hình trắng có hiển thị chữ
heineken.vn thể hiện việc KCC chiếm dụng tên miền với mục đích không cho chủ sở hữu
nhãn hiệu Heineken đăng kí sử dụng tên miền này.

13


Thứ ba, tình tiết KCC không hề triển khai triển khai bất kỳ một nội dung nào tại website
của tên miền đã đăng ký mà chỉ sử dụng màn hình trắng có hiển thị chữ heineken.vn. Điều
này vi phạm quy định tại Điều 68 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, cụ thể:
- Vi phạm đoạn một khoản 1 Điều 68 LCNTT: “Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên
miền cấp dưới của tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” là một phần của tài nguyên thông tin
quốc gia, có giá trị sử dụng như nhau và phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả”;
- Vi phạm khoản 3 Điều 68 LCNTT: “Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc
gia Việt Nam “.vn” phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính
chính xác của các thông tin đăng ký và bảo đảm việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia
Việt Nam “.vn” không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có
trước ngày đăng ký”.
c. Quan điểm của nhóm về vụ việc
Vì lý do tại thời điểm đầu năm 2007 (lần khiếu nại thứ 3 của Heineken), hệ thống pháp
luật điều chỉnh về Tên miền chưa thật sự đầy đủ nên Heineken không thể lấy lại được tên
miền của mình. Tuy nhiên, với sự bổ sung những quy định tương đối đầy đủ như hiện nay,
Heineken chắc chắn có thể lấy lại được tên miền heineken.vn.
Tuy nhiên, việc viện dẫn các quy định pháp luật của Heineken thời điểm đó chắc chắn là
không có căn cứ, hoàn toàn không thể thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, Heineken đã viện dẫn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 LSHTT để chứng
minh KCC vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ là không có cơ sở bởi tuy hành vi KCC cấu
thành điều kiện “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ
dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng” nhưng hoàn toàn không thể chứng minh được
điều kiện “nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”
Thứ hai, Heineken viện dẫn thêm khoản 5 Điều 124 LSHTT. Hành vi vi phạm trên tinh
thần của khoản 5 Điều 124 LSHTT là hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao
bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động
kinh doanh; hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa
mang nhãn hiệu được bảo hộ. Trong khi đó, hành vi của KCC chỉ là sử dụng tên miền
heineken.vn, không hề có sự gắn nhãn hiệu được bảo hộ và càng không thể cấu thành hành

14


vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được
bảo hộ vì KCC không có mục đích bán hàng hoá gắn nhãn hiệu của Heineken.
Thứ ba, viện dẫn cuối cùng không có cơ sở là Điều 129 Luật SHTT - xác định hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: “sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho
hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký
kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa,
dịch vụ”.
Mặc dù hành vi dùng tên miền heineken.vn của KCC có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc
về hàng hoá dịch vụ nhưng KCC không có hành vi cung cấp hàng hoá, dịch vụ tương tự
hoặc liên quan đến nhãn hiệu Heineken.
Bởi các lý do trên, Heineken không có đủ cơ sở để buộc KCC ngừng sử dụng tên miền
heineken.vn, đồng thời không thể yêu cầu VNNIC cấp phát tên miền này cho mình.
Với những căn cứ pháp luật hiện nay, Heniken có đủ cơ sở để khiếu kiện yêu cầu hủy bỏ tên

miền “heniken.vn” mà KCC đã đăng kí để Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam có
quyền đăng ký tên miền “heineken.vn” cho doanh nghiệp của mình.
III.

Thực trạng pháp luật về tên miền và hướng hoàn thiện pháp luật

Việt Nam là một trong các nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới, cùng với sự
bùng nổ này dịch vụ tên miền cũng trở thành dịch vụ. Người đăng ký tên miền không vì mục
đích sử dụng mà đăng ký để chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu để kiếm
lời. Đây là một thực trạng dẫn đến việc tên nhãn hiệu của các doanh nghiệp trở thành tên
miền trên internet và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi các trang điện tử có tên miền là
một nhãn hiệu nhưng lại không có nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp gây phương hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Pháp luật sở hữu trí tuệ hiên nay chưa coi tên miền là đối tượng bảo hộ, tuy nhiên luật Viễn
thông và các văn bản dưới luật đã có những quy định về việc sử dụng tên miền để hạn chế
việc đăng ký tên miền với mục đích trục lợi khi chuyển giao tên miền. Ngoài ra, Chính phủ
cũng ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, siết chặt
quản lý tài nguyên viễn thông.
Hiện nay, việc xử lý các tranh chấp tên miền được thực hiện theo quy định của Thông tư số
10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 và quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp tên miền

15


quốc gia Việt Nam (.vn). Có thể thấy về mặt pháp lý Nhà nước cũng đã cố gắng thiết lập và
hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện để việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến tên miền được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. 2
Thứ nhất: Quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến việc sử dụng tên miền.

Yếu tố quan trọng để có thể giải quyết được các tranh chấp liên quan đến tên miền đó là xác
định cụ thể rõ ràng được các hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai: Làm rõ hành vi chiếm dụng tên miền
Có thể thấy thực trạng chiếm dụng tên miền là khá phổ biến nhưng việc xác định hành vi này
lại cần làm rõ. Xác định sự trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn giữa tên miền và tên nhãn
hiệu của doanh nghiệp. Việc chứng minh gây nhầm lẫn cần được xác định trên thực tế chứ
không tồn tại ở dạng nguy cơ nhầm lẫn. Để xác định hành vi chiếm dụng này cần căn cứ
mục đích sử dụng tên miền của người chiếm dụng tên miền là “để bán”.
Thứ ba: Hoàn thiện bộ máy giải quyết tranh chấp tên miền
Tên miền là một đối tượng khá đặc thù, vì vậy để có thể giải quyết các tranh chấp liên quan
đến tên miền cần sự phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước (Cục SHTT, Trung tâm
Internet Việt Nam, Cục quản lý cạnh tranh,..)
Thứ tư: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu
Để có thể hạn chế các tranh chấp tên miền, cần một hệ thống dữ liệu công khai chứa đựng
các thông tin về tên miền đã được đăng ký, nhãn hiệu đã được đăng ký, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý đã được đăng ký ở Việt nam và trên thế giới để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
có thể chủ động trong việc đăng ký tên miền.
LỜI KẾT
Tên miền có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động và sự pháp triển của doanh nghiệp hiện
nay, để giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến tên miền thì ngoài việc hoàn thiện một số
2 Tạp chí khoa học pháp lý số 2/2012 tr 39,40,41

16


quy định về pháp luật thì chính các doanh nghiệp nên tự bảo vệ cho quyền và lợi ích của
mình bằng việc đăng ký nhãn hiệu, tên miền và tên thương mại cùng một lúc.
MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2009.
2. Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb. Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
4. Luật SHTT năm 2005.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009
6. Tạp chí khoa học pháp lý số 02/2012
7. />17


18



×