Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.94 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ
nhằm để thỏa mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện
theo đúng thỏa thuận đã đưa ra. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên cạnh một hợp
đồng dân sự, nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.
Ở bất cứ trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai
phía với mục đích bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản của mình để đảm bảo
việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Bàn luận về vấn đề này, chúng ta nhận thấy thực tế xảy ra khá nhiều tranh chấp
giữa các chủ thể mà sau đó dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Vậy vì sao xảy ra
các tranh chấp về tài sản cầm cố?? Thực tiễn vấn đề này có gì đặc biệt?? Làm thế
nào để giải quyết và hạn chế các tranh chấp đó?? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên
cứu đề tài: “Tìm hiểu 03 vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố” để tìm lời giải đáp
cho những thắc mắc trên.
NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
1. Khái niệm cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản được quy định tại Điều 326 BLDS 2005, theo đó: “Cầm cố tài
sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự.”
2. Đối tượng của cầm cố tài sản
Trước hết, tài sản cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
Trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu chung của nhiều người, thì việc cầm cố tài sản
đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong thực tế, việc xác
định tài sản cầm cố có thuộc sở hữu của người cầm cố hay không là tương đối dễ
dàng nếu tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Như vậy, cũng đặt ra câu
1
hỏi: nếu đối tượng của cầm cố là loại tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì
việc xác định chủ sở hữu tài sản cầm cố đó sẽ được tiến hành như thế nào?
Đối tượng của cầm cố phải là một tài sản (vật, quyền tài sản): Xuất phát từ bản


chất pháp lý của biện pháp cầm cố là sự dịch chuyện tài sản từ người cầm cố sang
người nhận cầm cố nên đối tượng của nó đương nhiên phải là những tài sản có thể
dịch chuyển được. Do đó, tất cả những tài sản không phải là bất động sản đều là
động sản và có thể trở thành đối tượng của cầm cố, dù đó là một động sản vô hình
hay hữu hình, dù đó là vật đặc định hay vật cùng loại. Đối tượng của cầm cố có thể
là toàn bộ một vật nhưng cũng có thể là một phần giá trị của vật đó. Đối tượng của
cầm cố có thể là các tài sản hiện có nhưng cũng có thể chỉ là những tài sản sẽ được
hình thành trong tương lai. Đối tượng của cầm cố có thể là bất động sản, trường
hợp này người nhận cầm cố sẽ trực tiếp giữ tài sản đó.
Ngoài ra, đối tượng của cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy nhiên các
quyền tài sản này phải giá trị được bằng tiền, không có tranh chấp và được phép
giao dịch.
3. Nội dung của cầm cố tài sản
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên cầm cố:
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản được quy định tại Điều 330 BLDS năm 2005.
Theo đó, bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ bao gồm:
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố,
nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp
đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp
nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản
cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Quyền của bên cầm cố tài sản:
2
Căn cứ Điều 331 BLDS năm 2005, bên cầm cố tài sản có các quyền sau:
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm
cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

2. Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;
3. Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;
4. Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa
vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
5. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 332 BLDS năm
2005 với nội dung như sau:
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố
thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố;
không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố,
nếu không được bên cầm cố đồng ;.
4. Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
* Quyền của bên nhận cầm cố tài sản:
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 333 BLDS 2005.
Theo đó, bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài
sản đó;
2. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
3
3. Được khai thác công dụng tài sản cầm cố, khai thác hoa lợi, lợi tức tức từ tài
sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản
cho bên cầm cố.
3.3. Hình thức của cầm cố tài sản

Trong cầm cố tài sản pháp luật quy định ý chí của các chủ thể cầm cố phải thể
hiện thông qua một hình thức duy nhất: Văn bản.
Điều 327 BLDS năm 2005 quy định:
“Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản
riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính”.
Như vậy cầm cố buộc phải lập thành văn bản nhưng văn bản cầm cố, về nguyên
tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4. Thời hạn cầm cố tài sản
Mục đích của cầm cố tài sản là nhằm để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ chính
nên “thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm
bằng cầm cố” (Điều 329 BLDS năm 2005) trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Như vậy, thời hạn của cầm cố tài sản bao giờ cũng là một khoảng thời gian
nhất định. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa
vụ chính. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính được tính từ thời điểm nghĩa vụ được
xác lập đến thời điềm nghĩa vụ phải thực hiện xong.
3.5. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố
* Xử lý tài sản cầm cố:
Điều 336 BLDS năm 2005 quy định về việc xử lý tài sản cầm cố:
“ Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được
xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy
định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh
toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.
4
* Chấm dứt việc cầm cố:
Các trường hợp việc chấm dứt cầm cố tài sản được BLDS năm 2005 quy định tại
Điều 339 như sau:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác;

3. Tài sản cầm cố đã bị xử lý;
4. Theo thỏa thuận của các bên.
II. THỰC TẾ VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tranh chấp có đối tượng cầm cố là tài sản động sản
* Vụ việc:
Nguyên đơn: chị Nguyễn Thị Mai, trú tại Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh
Bị đơn: bà Lê Thị Thúy – chủ cửa hàng dịch vụ cầm đồ Vĩnh Hưng (Quận 3 - TP
Hồ Chí Minh)
Cần tiền, chị Nguyễn Phương Mai mang một số nữ trang đến Cửa hàng dịch vụ
cầm đồ Vĩnh Hùng để cầm bà Lê Thị Thúy, chủ cửa hàng, viết biên lai kiêm hợp
đồng cầm cố tài sản (theo mẫu in sẵn) với nội dung chị Mai cầm một lắc và hai
nhẫn vàng 18K để vay 1.600.000 đồng; thời gian một tháng; hai bên thỏa thuận
(miệng) lãi xuất 3% /tháng. Cuối biên lai có phần ghi chú "Đúng hạn phải đến lấy
hoặc trả lãi. Khách hàng đi xa phải báo. Nếu không, cửa hàng dịch vụ sẽ thanh lý
để thu hồi vốn, khách hàng không được khiếu nại".
Ngày 27-8-2003, tức hai tháng ba ngày sau, chị Mai mới đến xin chuộc lại tài
sản. Lúc này, bà Lê Thị Thúy, cho biết: cửa hàng đã bán tòan bộ số nữ trang vì chị
để trễ hẹn quá lâu. Ấm ức vì bị thiệt hại, chị làm đơn khởi kiện bà Thúy, để đòi tài
sản. Vụ việc đã được tòa án Quận 3 thụ lý, giải quyết.
Tại Tòa, chị Mai khai số nữ trang chị cầm trọng lượng lên đến 14 chỉ vàng 18K,
trị giá gần 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, còn có một nhẫn US mặt đỏ năm chỉ vàng 96%
nhưng vì chị không đọc kỹ biên lai nên không phát hiện bà Thúy ghi thiếu. Lỗi này
5

×