A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là một giai đoạn quan trọng của quá trình tố tụng.
Quyền lợi của các bên liên quan trong một vụ tranh chấp có được bảo đảm hay
không không chỉ phụ thuộc vào tính đúng, sai của Bản án, Quyết định của Toà
án đã tuyên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thi hành các Bản án,
Quyết định đó của các cơ quan thi hành án.
Đánh giá về ý nghĩa, vai trò của giai đoạn thi hành án dân sự, TS Phan
Hữu Thư đã khẳng định: “Thi hành án là một giai đoạn tố tụng, bởi nếu tách ra
thì sẽ không thực hiện được mục tiêu chung của toàn bộ quá trình tố tụng. Khi
chân lý được làm sáng tỏ thể hiện trong bản án, quyết định của Toà án thì mới
dừng lại ở việc làm rõ đúng hay sai, phải hay trái trên văn bản, giấy tờ. Muốn nó
được thực hiện trên thực tế, cần phải chờ ở hiệu quả của công tác thi hành án. Vì
vậy, thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử. Ở giai đoạn này cơ
quan thi hành án áp dụng các biện pháp được pháp luật quy định để đưa chân lý
trở thành hiện thực trong đời sống thực tế. Quá trình đi tìm chân lý kéo dài suốt
quá trình tố tụng cho tới khi chân lý được khẳng định trên thực tế”.
Trong những năm qua, công tác Thi hành án dân sự (THADS) ở thành
phố Vinh có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi Luật THADS và
các văn bản hướng dẫn được ban hành. Cơ quan THADS Thành phố Vinh đã
phát huy và thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần quan
trọng tạo nên bước chuyển biến cơ bản đối với công tác THADS trên địa bàn
thành phố và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, thu được nhiều
thành tựu quan trọng.
Với kết quả công tác THADS đạt được trong những năm qua, thiết nghĩ
cần phát huy hơn nữa vai trò và tầm quan trọng của công THADS ở thành phố
Vinh trong thời gian tới, em xin mạnh dạn chọn vấn đề “Phát huy vai trò và
tầm quan trọng của công tác Thi hành án dân sự ở thành phố Vinh trong
điều kiện cải cách tư pháp” làm chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề “Phát huy vai trò và tầm quan trọng của công tác Thi hành án
dân sự ở thành phố Vinh trong điều kiện cải cách tư pháp” đã được đề cập
trong nhiều báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng hoạt động của Chi cục
THADS thành phố Vinh cũng như đã có một số công trình nghiên cứu khoa học,
các tạp chí bàn về vấn đề THADS trong điều kiện cải cách tư pháp. Tiêu biểu đó
là:
- “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay”, Thông tin Viện
nghiên cứu khoa học pháp lý, tháng 6/2002;
- “Thi hành án dân sự Thành phố Vinh lá cờ đầu trong công tác Thi hành án
dân sự ở Nghệ An”, Nguyễn Quế Anh - Sở Tư pháp Nghệ An;
- “Sự cần thiết phải đổi mới công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí
nghề luật - Học viện Tư pháp;
- Các báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng các năm của Cục THADS tỉnh
Nghệ An và Chi cục THADS thành phố Vinh.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Phân tích và đánh giá vai trò và tầm quan trọng của công tác
THADS trên địa bàn thành phố Vinh trong những năm vừa qua, rút ra những
thuận lợi và khó khăn. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò
và tầm quan trọng của công tác THADS trên địa bàn thành phố Vinh trong điều
kiện cải cách tư pháp cũng như hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đó đề tài có nhiệm vụ sau: Phân tích
công tác THADS trên địa bàn thành phố Vinh trong giai đoạn 2008 - 2011. Đánh
giá thực trạng của công tác trên trong điều kiện cải cách tư pháp, hội nhập kinh
tế quốc tế; Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát huy vai trò và tầm
quan trọng của công tác THADS trên địa bàn TP Vinh trong điều kiện cải cách tư
pháp, hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động Thi hành án dân sự trên địa
bàn thành phố Vinh trong giai đoạn 2008 - 2011.
2
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vinh (Số
146, Đường Đinh Công Tráng - TP Vinh - Nghệ An).
+ Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê từ năm
2008 đến năm 2011. Phương hướng, giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp thu
thập tài liệu: Thông qua các tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo,
website và tư liệu do cơ quan cung cấp có liên quan đến đề tài. Phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,… Đề tài kế
thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung bài báo cáo được trình bày thành hai phần:
I - Công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2008
- 2011
II - Những giải pháp góp phần phát huy vai trò và tầm quan trọng của
công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Vinh trong điều kiện cải cách
tư pháp
3
B - NỘI DUNG
I - CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
1.1. Tổng quan về hoạt động thi hành án và thi hành án dân sự
Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi
hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra
phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xen
xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó
được thực hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi
Toà án đã có pháp quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các
chế tài xử phạt các hành vi phạm tội.
Hiện nay, thi hành án ở Việt Nam được giao cho ba hệ thống cơ quan cùng
quản lý là Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong đó Bộ Tư pháp được
giao nhiệm quản lý thi hành các Bản án, Quyết định về dân sự, kinh tế, lao động,
hành chính và các Quyết định về dân sự trong các Bản án, Quyết định về hình
sự. Do đó, trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập, sự thiếu tập trung
thống nhất trong việc quản lý thi hành án đã dẫn đến tình trạng án dân sự tồn
đọng kéo dài. Vì vậy, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020 đã khẳng định: “Xác định Bộ Tư pháp là cơ
quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất về công tác thi hành án”. Tiếp
theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng đã tiếp tục
khẳng định: “Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện
chuyển giao công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp”. Đây là một chủ trương lớn
và hoàn toàn đúng đắn của Đảng, phù hợp với xu thế chung ở nhiều nước trên
thế giới và khu vực. Hiện nay, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Hoa kỳ, Pháp, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Slovakia, Estonia, Latvia, v.v... và
gần đây là Liên Bang Nga, Thái Lan đều giao cho Bộ Tư pháp quản lý công tác
thi hành án phạt tù. Qua nghiên cứu về cơ quan nhà nước quản lý thi hành án
phạt tù ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: Tính trên tổng số 153 quốc gia
4
được tổng hợp thì có 100 quốc gia (chiếm 65%) giao cho Bộ Tư pháp quản lý thi
hành án phạt tù; còn lại do Bộ Nội vụ, Bộ Công an và các cơ quan khác quản lý
thi hành án phạt tù nhưng đều chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Thi hành án dân sự là hoạt động do Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành
theo những thủ tục, trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự
dã có hiệu lực thi hành của Toà án ra để thi hành. Các bản án, quyết dịnh dấnự
của Toà án không phải chỉ bao gồm bản án, quyết định do Toà dân sự tuyên về
những vấn đề hoàn toànội dung dân sự như trả nợ, dòi nhà cho thuê… mà còn về
ly hôn, cấp dưỡng nuôi con… (án hôn nhân và gia đình), trả tiền công lao
động… (án lao động), phạt tiền do vi phạm hợp đồng… (án kinh tế), thanh toán
cho các chủ nợ có bảo dảm… (án về phá sản), bồi thường thiệt hại và các nghĩa
vụ khác (phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, hành chính). Các bản
án, quyết định dân sự không chỉ bao gồm các bản án, quyết định của Toà án và
Trọng tài Việt Nam mà cả các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài
được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Như vậy, thi hành án dân sự là
một hoạt động có phạm vi rất rộng, bên cạnh hoạt động thi hành án hình sự là
hoạt động gắn liền với việc thi hành các phán quyết của Toà án hình sự.
1.2. Thực trạng công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố
Vinh giai đoạn 2008 – 2010
Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác THADS nên trong
những năm qua Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Vinh đã phát huy và
thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần quan trọng tạo nên
bước chuyển biến cơ bản đối với công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn
Thành phố và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương .
Với 25 phường, xã với số dân khoảng 347.500, là trung tâm Chính trị –
Kinh tế văn hoá tỉnh nói riêng và của khu vực Bắc Trung bộ nói chung, nhưng
bên cạnh đó cũng là “điểm nóng” của các tệ nạn xã hội và các hành vi trái pháp
luật cũng như sự phức tạp phát sinh trong các mối quan hệ dân sự. Vì vậy hàng
năm Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Vinh phải thụ lý và tổ chức thi
hành một số lượng án rất lớn.
5
1.2.1. Năm 2008
- Tổng số việc thụ lý giải quyết: 3.725 việc = 35.398.368.590 đồng;
- Trong đó số uỷ thác thi hành án: 167 việc = 1.289.361.000 đồng;
- Tổng số việc phải thi hành là 3.479 việc = 33.060.650.830 đồng;
- Số việc có điều kiện: 3.184 việc = 26.257.290.100 đồng;
- Số việc đã thi hành xong 2.995 việc = 17.610.393.280 đồng;
Tỷ lệ thi hành xong/Tổng số có điều kiện thi hành đạt 86,08% so với chỉ tiêu
ngành giao là 78% (Vượt chỉ tiêu ngành giao là 8,08%);
Tỷ lệ thực thu/Tổng số có điều kiện đạt 74% so với chỉ tiêu tỉnh giao là 57%
(Vượt chỉ tiêu ngành giao là 17%);
1.2.2. Năm 2009
- Tổng số việc thụ lý giải quyết: 3.981 việc = 37.831.115.530 đồng;
- Số việc ủy thác: 36 việc = 83.351.250 đồng;
- Tổng số việc phải thi hành: 3.975 việc = 37.999.795.420 đồng;
- Trong đó số việc có điều kiện: 2.806 việc = 23.653.797.260 đồng, đã thi hành
xong 2036 việc gồm:
+ Thi hành xong hoàn toàn: 1.839 việc;
+ Số việc thi hành đều: 43 việc;
+ Số việc đình chỉ: 154 việc.
Tỷ lệ thi hành xong/tổng số việc có điều kiện đạt 95,5% (Vượt chỉ tiêu 8,34%;
chỉ tiêu tỉnh giao là 86%). Tỉ lệ đạt cao hơn cùng kỳ năm trước là 7,64 %.
* Số việc chưa có điều kiện: 1169 việc gồm:
+ Số việc hoãn: 820 việc;
+ Số việc trả đơn: 89 việc;
+ Số tạm đình chỉ: 48 việc;
+ Số việc chưa có điều kiện vì lý do khác: 212 việc.
6
1.2.3. Năm 2010
- Tổng số vụ việc thụ lý là 4081 việc = 38.781.407.303 đồng.
Trong đó:
+ Số vụ việc lưu hạ năm 2009 chuyển sang là: 1642 việc = 17.590.824.000
đồng.
+ Số vụ việc mới thụ lý năm 2009 là: 2439 việc = 21.190.479.000 đồng .
+ Số việc uỷ thác: 32 việc = 74. 090.000 đồng.
Tổng số vụ việc phải thi hành án là: 4049 việc = 38.707.213.000 đồng.
+ Số vụ việc có điều kiện thi hành: 2599 việc = 21. 908.845.000 đồng.
+ Số vụ việc chưa có điều kiện thi hành: 1450 việc = 16.798.368.000 đồng.
Kết quả thi hành với số tiền là: 16.973.645 đồng.
- Số việc thi hành xong: 2405 vụ việc = 14.141.234.000 đồng, đạt tỷ lệ 93%
vượt chỉ tiêu thi đua ngành là 13%, vượt so với năm 2009 là 358 vụ việc. Trong
đó:
+ Thi hành xong hoàn toàn: 2212 việc.
+ Thi hành đều: 48 việc.
+ Đình chỉ thi hành án: 145 việc.
Số vụ việc giải quyết xong: 2499 việc đạt 61% so với tổng số hồ sơ thụ lý.
Kết quả giải quyết án tồn đọng: 635 hồ sơ đạt 38.6% vượt chỉ tiêu thi đua
23.6%.
1.2.4. Năm 2011
- Tổng số việc phải thi hành là: 3.777 việc, giảm 123 số việc so với năm
2010. Số thụ lý mới 2.658 việc, tăng 100 việc so với năm 2010 gồm:
+ 2.641 việc có điều kiện thi hành = 70%.
+ 1.126 việc chưa có điều kiện thi hành = 30%.
7
Trong số việc có điều kiện thi hành đã thi hành xong 2.525 việc, đạt 95%,
giảm so với cùng kỳ năm 2010 là 34 việc = 1,6%.
- Tổng số tiền phải thu là: 49.716.923.000, tăng 9.351.889.000 đồng so với
năm 2010, số thụ lý mới 22.032.578.000 đồng, tăng 4.223.084.000 đồng so với
năm 2010, trong đó:
+ Số có điều kiện thi hành: 21.861.159.000 đồng.
+ Số chưa có điều kiện thi hành: 27.855.764.000 đồng.
Đã thi hành được: 20.410.638.000 đồng, đạt 93% số tiền có điều kiện thi
hành, tăng so với năm 2010 là: 9.901.559.000 đồng = 48%.
Với những kết quả đạt được nên trong nhiều năm liền, Cơ quan Thi hành
án dân sự Thành phố Vinh được Bộ Tư Pháp, UBND Tỉnh tặng cờ thi đua xuất
sắc. Đặc biệt, ngày 25-2-2009, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương lao động
hạng 3 cho Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Vinh. Những kết quả đó đã
tạo được những bước phát triển mới góp phần làm nên sự chuyển biến căn bản
về chất và lượng đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An
nói chung và Thành phố Vinh nói riêng. Đây là tiền đề để thời gian tới Cơ quan
Thi hành án dân sự Thành phố Vinh tiếp tục phát huy làm tốt hơn nữa nhiệm vụ
của mình, xứng đáng là lá cờ đầu trong công tác THADS ở tỉnh Nghệ An.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thi hành án dân sự
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.1. Những thuận lợi
- Đến nay đã có Luật thi hành án dân sự năm 2008 điều chỉnh tạo thuận
lợi cho mọi hoạt động của cơ quan. Bởi Luật này quy định nguyên tắc, trình tự,
thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy
thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định
dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định
hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài
sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết
định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ
8
thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người
được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi
hành án dân sự.
- Thời gian qua ngoài sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của tập thể các bộ Công
chức Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Vinh đã nhận được sự quan tâm
kịp thời, sâu sát và đồng bộ của các hệ thống chính trị tại địa phương. Ban
thường vụ Thành uỷ, UBND Thành phố đã có chỉ thị về tăng cường và nâng cao
hiệu quả công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn. Cơ quan Thi hành án dân sự
Thành phố Vinh đã kịp thời tổ chức triển khai sâu rộng, cụ thể đến các Cơ quan
nội chính, Cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn Thành phố
Vinh, trong đó khẳng định được vai trò của Đảng uỷ, Chính quyền, Công an
phường xã là nơi trực tiếp quản lý con người và tài sản của đối tượng phải thi
hành án.
- Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố đã chủ trì tổ chức các cuộc họp
trên tất cả các phường xã với sự tham gia đầy đủ của đại diện các Ban ngành và
ban cán sự Khối, xóm. Thông qua các cuộc họp với nội dung, kế hoạch hoạt
động cụ thể đã thực sự là một bước đột phá làm chuyển biến tích cực trong nhận
thức của mọi người về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi hành
án dân sự, từ đó xác định và nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình trong
qua trình phối hợp giúp Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố thực hiện tốt
nhiệm vụ. Kết quả đạt được năm sau luôn cao hơn năm trước. Vận dụng linh
động và sáng tạo trong quan hệ phối hợp.
- Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vinh thường xuyên có
công văn phối hợp với Cơ quan Công an thành phố, do đó đã trực tiếp triệu tập
những đương sự đang thi hành án lên Trụ sở công an thành phố để yêu cầu thi
hành án. Sự phối hợp này đã giúp Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố những
năm qua giảm được một lượng án tồn đọng đáng kể và đó cũng được xem là sự
phối hợp có hiệu quả thực sự và cần được nhân rộng;
9
- Cơ quan đóng trên địa bàn có phong trào văn hoá mạnh, trình độ dân trí
cao, luôn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân nên cũng tạo ra sự thuận lợi trong
công tác hoạt động;
- Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vinh có trụ sở làm việc, phương
tiện trang thiết bị tương đối đầy đủ nên cũng giúp cho cán bộ, nhân viên của
Phòng thuận lợi trong công tác giải quyết công việc.
3.2. Những khó khăn, tồn tại
- Tình trạng thiếu tập trung, thống nhất trong công tác quản lý thi hành án
nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Hiện nay, hoạt động THADS do cơ
quan Tư pháp quản lý và tổ chức thi hành. Trong khi thông lệ chung của nhiều
nước trên thế giới thì công tác quản lý thi hành án gồm cả dân sự và hình sự
được tập trung thống nhất vào một đầu mối và thường do một cơ quan nhà nước
ở Trung ương quản lý mà phổ biến là Bộ Tư pháp. Do đó, để đáp ứng yêu cầu
của hội nhập kinh tế, quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới công tác thi hành án
theo hướng tập trung thống nhất công tác quản lý thi hành án vào một đầu mối
mà cụ thể là Bộ Tư pháp.
- Thiếu sự gắn kết giữa công tác thi hành án hình sự và thi hành án dân sự,
đặc biệt là các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại nên đã làm giảm đáng kể
hiệu quả công tác thi hành án nói chung.
- Do yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi phải sớm đổi mới
công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Các vấn đề trọng
tâm của cải cách tư pháp đã được đặt ra trước mắt và lâu dài như tổ chức, sắp
xếp lại hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử được phân theo khu vực mà
không phụ thuộc vào đơn vị hành chính như hiện nay; tăng thẩm quyền xét xử
cho Toà án nhân dân cấp huyện; nâng cao trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp
xã và của các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thi
hành án; xã hội hoá các hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp trong đó có yêu cầu
phải từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án, đặc biệt là xã hội hoá hoạt
động thi hành án dân sự, v.v... đặt ra yêu cầu phải đổi mới một cách toàn diện và
sâu sắc công tác thi hành án dân sự cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.
10
- Đội ngũ chấp hành viên, thư ký, chuyên viên còn thiếu về số lượng, yếu
về chuyên môn nghiệp vụ; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công
tác THADS thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết trách nhiệm, nhất là trong việc
cưỡng chế thi hành án.
- Trình tự thi hành án mặc dù có cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục
nhiêu khê, phiền phức. Một vướng mắc khác nữa là, hiện nay, hầu hết kho tang
vật ở các địa phương đều nằm trong tình trạng quá tải. Do vậy, nhiều khi, người
được thi hành án nhận được tài sản thì số tài sản này đã hư hỏng, xuống cấp,
không còn sử dụng được hoặc giá trị sử dụng còn rất thấp.
- Địa bàn thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị của khu vực Bắc
miền Trung, nơi tập trung đông người, là “điểm nóng” của các hành vi phạm tội,
vi phạm pháp luật, do vậy cũng tạo ra nhiều thách thức cho công tác thi hành án
dân sự;
- Số lượng công việc để giải quyết hàng năm lớn, ngoài nhiệm vụ chuyên
môn các cán bộ của cơ quan còn tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị
nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc
1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn
- Trước hết do ý thức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn của một số ít
cán bộ, Chấp hành viên còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra;
- Việc tổ chức công việc của một số cán bộ chưa thực sự khoa học; phương
pháp, lề lối làm việc chậm sửa đổi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả chưa cao;
- Chế độ lương, phụ cấp cho các cán bộ còn hạn chế, nhiều cán bộ thu nhập
chưa tương xứng với tính chất công việc được giao, cán bộ lại thường được luân
chuyển nên việc ổn định gặp rất nhiều khó khăn…
11
II - NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ TẦM
QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ VINH TRONG ĐIỀU KIỆN CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng, nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan nhà nước, công dân, tổ chức, doanh
nghiệp theo đúng bản án và quyết định của tòa án. Trong những năm qua trên
địa bàn thành phố Vinh công tác này đã thu được những thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới khi mà quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, vấn đề cải cáh tư pháp đang đặt ra một cách cấp thiết thì yêu cầu đặt ra là
cần tiếp tục đổi mới công tác này để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động
thi hành án dân sự.
2.1. Đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý thi hành án dân sự,
cơ quan thi hành án dân sự
Hiện nay, thi hành án ở Việt Nam được giao cho ba hệ thống cơ quan
cùng quản lý là Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong đó Bộ Tư pháp
được giao nhiệm quản lý thi hành các Bản án, Quyết định về dân sự, kinh tế, lao
động, hành chính và các Quyết định về dân sự trong các Bản án, Quyết định về
hình sự. Do đó, trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập, sự thiếu tập trung
thống nhất trong việc quản lý thi hành án đã dẫn đến tình trạng án dân sự tồn
đọng kéo dài. Vì vậy, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020 đã khẳng định: “Xác định Bộ Tư pháp là cơ
quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất về công tác thi hành án”. Tiếp
theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng đã tiếp tục
khẳng định: “Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện
chuyển giao công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp”. Đây là một chủ trương lớn
và hoàn toàn đúng đắn của Đảng, phù hợp với xu thế chung ở nhiều nước trên
thế giới và khu vực. Thành phố Vinh cũng nên đổi mới công tác thi hành án dân
sự theo hướng này để phù hợp với xu thế cải cách tư pháp và hội nhập KTQT.
12
2.2. Từng bước thực hiện việc xã hội hoá các hoạt động thi hành án
dân sự
Chủ trương xã hội hoá đã được đề cập nhiều trong các Văn kiện, Nghị
quyết của Đảng, ví dụ tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác
định: “Nghiên cứu việc xã hội hoá một số hoạt động bổ trợ tư pháp”. Quyết định
số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng
đã xác định: “Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công. Nhà nước có trách
nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì
thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm
nhiệm”. Trong lĩnh vực thi hành án, đặc biệt là thi hành án dân sự cần phải tính
cực xã hội hoá, bởi có xã hội hoá thì mới chia sẻ được gánh nặng công việc thi
hành án cho nhà nước, mới nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Hiện nay,
một số công việc mà tư nhân có thể thực hiện tốt hơn và nên được chuyển giao
cho tư nhân thực hiện như việc sao, gửi các Bản án, Quyết định của Toà án; đôn
đốc các bên tự nguyện thi hành án; xác minh tài sản, điều kiện của bên phải thi
hành án, v.v… Đây là chủ trương vừa phù hợp với truyền thống, lịch sử pháp
luật thi hành án của Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng pháp luật thi hành án
của các nước. Do đó, Nghị quyết 49-NQ/TW đã khẳng định: “Từng bước thực
hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức
không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”. Bên
cạnh đó, Nghị quyết 49 còn yêu cầu phải: “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại”
(Thừa hành viên) để thực hiện.
2.3. Tăng cường đề xuất mới các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thi hành án dân sự
Yêu cầu đảm bảo các Bản án, Quyết định của Toà án phải được thi hành
đã liên tiếp được các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng đề cập đến, đặc biệt Nghị
quyết 49 – NQ/TW lần này đề cập đến với yêu cầu cao hơn, đó là phải “Xây
dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi
13
hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải
nghiêm chỉnh chấp hành”. Muốn vậy, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ
chế thi hành án, tập trung giải quyết có hiệu quả án tồn đọng, tạo sự chuyển biến
cơ bản trong công tác thi hành án dân sự , do đó, cần phải thực hiện đồng bộ các
giải pháp sau đây:
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan, bổ sung biên chế. Nâng cao trách
nhiệm quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Uỷ ban nhân dân
các cấp đối với công tác thi hành án dân sự;
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong nội bộ cơ quan thi hành án,
tổ chức kiểm tra liên ngành nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai
phạm, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở địa phương;
- Tập trung chỉ đạo sát sao tổ chức thi hành án, giảm mạnh số án tồn
đọng, bảo đảm thi hành đúng nội dung Bản án, Quyết định đã tuyên và đúng
trình tự, thủ tục thi hành án dân sự;
- Xây dựng cơ chế xét miễn, giảm khoản án phí, tiền phạt và hỗ trợ tài
chính để thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh hơn tiến độ thực hiện các đề án về tăng cường cơ sở vật chất,
xây dựng kho tang vật, vật chứng, kinh phí hoạt động cho các cơ quan thi hành
án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tiếp tục nghiên cứu phân cấp giao cho chính quyền cấp xã tổ chức thi
hành các Bản án, Quyết định dân sự của Toà án có giá trị cao hơn 500.000
VNĐ;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, góp
phần giảm đáng kể các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng chưa được đưa ra thi hành, kịp thời phát hiện vi phạm của cơ quan thi
hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến
việc thi hành án để kháng nghị theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị yêu
cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm.
14
2.4. Đổi mới công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành
án theo đúng tinh thần Nghị quyết 49
- Xây dựng cơ chế để đảm bảo thực hiện nghiêm túc nguyên tắc mọi Bản
án, Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan
hành chính, các cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính có hành vi hành
chính, quyết định hành chính gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải
nghiêm chỉnh chấp hành;
- Tiếp tục, hoàn thiện pháp luật về thi hành án, trong đó có các quy định
về tổ chức thi hành án, lộ trình thực hiện việc chuẩn bị các điều kiện về cán bộ,
cơ sở vật chất để chuyển giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý công tác thi
hành án;
- Xác định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và
các cơ quan chuyên môn để đảm bảo các Bản án của Toà án phải được thực hiện
nghiêm chỉnh. Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình
thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một
số công việc thuộc nội dung công tác thi hành án;
2.5. Đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn cán bộ thi hành án và chế độ,
chính sách đối với cán bộ thi hành án
Nghị quyết 49-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu “Có cơ chế thu hút, tuyển chọn
những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở
rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong
các cơ quan tư pháp mà còn là các luật gia, luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế
thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ
nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn”.
Muốn vậy đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn công tác tuyển chọn, bổ nhiệm
và sử dụng cán bộ thi hành án tại thành phố Vinh trong thời gian qua đồng thời
phải nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử
dụng cán bộ thi hành án; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm sao cho phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương.
15
Ngoài ra, Nghị quyết 49-NQ/TW còn đặt ra yêu cầu “Có chế độ, chính
sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp. Tăng
cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với
hoạt động của các chức danh tư pháp”. Muốn thực hiện việc đổi mới chế độ,
chính sách đối với cán bộ thi hành án có hiệu quả cần phải tổng kết, nghiên cứu
thực tiễn áp dụng chế độ, chính sách đối với người làm công tác thi hành án để
từ đó phát hiện những tồn tại, bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung đồng
thời phải nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài liên quan đến chế độ lương, phụ
cấp và các khoản thu nhập khác của cán bộ làm công tác thi hành án.
2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án ở
địa phương
Nghị quyết 49-NQ/TW đã xác định: “Nhà nước bảo đảm điều kiện vật
chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả
năng của đất nước. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp
khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi… khẩn trương trong một vài năm xây
dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp cấp huyện. Tăng cường áp dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”. Tuy nhiên, việc
cấp phát kinh phí, đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở các cơ quan thi
hành án phải đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và khả năng của đất nước. Ngoài
ra, Nghị quyết 49 còn yêu cầu “đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách
cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc
hội phân bổ và giao cho các cơ quan tư pháp địa phương quản lý và sử dụng, có
sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan tư pháp trung ương; có cơ chế cho phép
địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu
ngân sách của địa phương”. Thiết nghĩ thành phố Vinh cũng nên có chủ trương
quy hoạch tổng thể và xây dựng cơ sở vật chất cho cơ quan thi hành án theo
đúng tinh thần nghị quyết 49 – NQ/TW.
2.7. Các giải pháp khác
- Thường xuyên tổ chức phát động những đợt thi đua cao điểm góp phần
quan trong trong việc giải quyết lượng án tồn đọng hàng năm.
16
- Tiến hành đánh giá thực trạng nội dung, phương pháp đào tạo nguồn
Chấp hành viên để từ đó phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại,
bất cập cần phải củng cố, hoàn thiện;
- Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc đào tạo nguồn cán
bộ thi hành án;
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nguồn chấp hành viên ,
ở đây có vai trò tích cực và quan trọng của Học Viện Tư pháp với tư cách là một
trung tâm lớn về đào tạo các chức danh tư pháp.
Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng, nhà nước và các cấp chính
quyền từ Trung ương xuống địa phương đối với lĩnh vực thi hành án nói chung,
thi hành án dân sự nói riêng, hy vọng rằng những nội dung đổi mới công tác thi
hành án được thể hiện trong Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW
sẽ sớm trở thành hiện thực, tạo bước tiến mạnh mẽ trong công tác thi hành án
dân sự, góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
17
C – KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về vấn đề “Phát huy vai trò và tầm quan trọng của
công tác Thi hành án dân sự ở thành phố Vinh trong điều kiện cải cách tư
pháp” cho phép chúng ta đi đến những kết luận cơ bản sau đây:
Một là, Đảng ta đã định hướng: “Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con
người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020…”;
do vậy, những quy định của pháp luật về công tác Thi hành án dân sự trong điều
kiện hiện nay đang dần dần được sửa đổi, bổ sung như tinh thần của cải cách Tư
pháp theo Nghị quyết số 08/NQ - TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết 49 - NQ/TW.
Hai là, thực trạng về công tác Thi hành án dân sự ở thành phố Vinh trong
điều kiện cải cách tư pháp tuy đã có những đổi thay nhất định theo hướng cải
cách tư pháp nhưng chưa thực sự vững mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Ba là, một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò và tầm quan trọng của
công tác Thi hành án dân sự ở thành phố Vinh trong điều kiện cải cách tư pháp
sẽ góp phần không nhỏ để hoàn thiện và củng cố vai trò của pháp luật, đảm bảo
công bằng, khách quan trong thực thi pháp luật.
Và bốn là, vấn đề nâng cao chất lượng vai trò và tầm quan trọng của công
tác Thi hành án dân sự ở thành phố Vinh trong điều kiện cải cách tư pháp vẫn
phải được tiếp tục nghiên cứu để làm sao cho các quy định của pháp luật thuộc
lĩnh vực tư pháp nói chung và các quy định của thi hành án dân sự nói riêng đều
phải đạt được mục đích hàng đầu là bảo vệ các quyền và tự do của con người
tránh khỏi không chỉ sự xâm phạm có tính chất tội phạm của công dân khác, mà
còn tránh khỏi sự tùy tiện của một số quan chức trong bộ máy công quyền đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp chế và dân chủ, khi áp dụng các quy
định của pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
18
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay”, Thông tin Viện
nghiên cứu khoa học pháp lý, tháng 6/2002;
- “Thi hành án dân sự Thành phố Vinh lá cờ đầu trong công tác Thi hành án
dân sự ở Nghệ An”, Nguyễn Quế Anh - Sở Tư pháp Nghệ An;
- “Sự cần thiết phải đổi mới công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí
nghề luật - Học viện Tư pháp;
- Các báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng các năm của Cục THADS tỉnh
Nghệ An và Chi cục THADS thành phố Vinh;
- Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án dân sự và các văn bản
hướng dẫn liên quan;
- Các webside có liên quan đến đề tài…
19