PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
Việc đảm bảo tính hiệu lực của Bản án, Quyết định của Tồ án có hiệu lực
pháp luật là một u cầu tất yếu khách quan trong hoạt động Tư pháp của bất kỳ
Nhà nước nào. Về ngun tắc một Bản án, Quyết định của Tồ án đã có hiệu lực
của Tồ án phải được tơn trọng và thực hiện trên cở sở tự nguyện của các đương
sự; tuy nhiên trong thực tế xã hội, khơng phải ai cũng nhận thức và có ý thức tự
giác chấp hành Quyết định của Tồ án. Vì vậy, cần phải có biện pháp cưỡng chế
để buộc họ thực hiện, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bản án, quyết đònh của Toà án thể hiện sự công bằng và công lý của
chế độ. Do đó, trước hết nó phải được thực thi một cách tự giác trên cơ sở tự
nguyện của các đương sự. Việc cưỡng chế là cần thiết, nhằm đảm bảo uy
quyền của Nhà nước khi đương sự không tự nguyện thi hành, có hành vi cố
tình chống đối cản trở việc thi hành án.
Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cõng chế thi hành án
như kê biên tài sản, trừ vào thu nhập, v.v…, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của người được thi hành án và những người có quyền lợi liên quan.
Thực tiễn thời gian áp dụng Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 cho
thấy, cưỡng chế thi hành án dân sự là vấn đề cực kỳ phức tạp và hết sức khó
khăn, không chỉ đơn thuần là công tác nghiệp vụ của cơ quan thi hành án
và các lực lượng tham gia cưỡng chế, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an
ninh, trật tự và nhiều hoạt động khác của đời sống xã hội; nhất là trong giai
đoạn hiện nay đất nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thò trường,
thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới; các giao dòch thương mại,
dân sự ngày càng đa dạng và phong phú, quá trình chuyển dòch tài sản ngày
càng nhanh chóng, đương sự thường không tự nguyện thường tìm cách tẩu tán
tài sản, vì vậy Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 đã bộc lộ những hạn chế
bất cập của nó, không kòp điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới hiện nay,
Trang 1
đã không ít gây khó khăn, hạn chế cho cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
trong thao tác nghiệp vụ, nhất là trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi tẩu
tán tài sản, huỷ hoại tài sản của người phải thi hành án, và đã ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên của Pháp lệnh Thi hành án
dân sự năm 2004, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 ra đời với nhiều nội
dung mới, phù hợp với yêu cầu cải cách Tư pháp của Đảng và Nhà nước và
yêu cầu của thực tiễn hiện nay trong công tác thi hành án; một trong những
nội dung mới của Luật Thi hành án là quy đònh các biện pháp bảo đảm thi
hành án, quy đònh một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn; các biện pháp bảo đảm
này mang tính ngăn chặn, phòng ngừa nhằm đảm bảo cho quá trình thi hành
án đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, do Luật Thi hành án dân sự năm 2008 mới ra đời (có hiệu lực
từ ngày 01/07/2009), đồng thời hiện chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể
ngoài Nghò đònh 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 (có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 24/07/2009), nên bên cạnh những ưu điểm của nó, thì có những vấn đề
cần được nghiên cứu, bổ sung, hướng dẫn cụ thể hơn trong đó có các biện
pháp bảo đảm thi hành án để cán bộ, Chấp hành viên áp dụng một cách
thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong thao tác nghiệp vụ.
Nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm thi hành án,
tác giả chọn đề tài: “Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các
biện pháp bảo đảm thi hành án của Luật Thi hành án dân sự trong thực tiễn
công tác thi hành án dân sự” để làm tiểu luận, nghiên cứu và báo cáo.
Trong quá trình thực hiện, vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách
quan, chắc chắn không thể tránh những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
quan tâm, hướng dẫn của quý thầy cô để đề tài cũng như nhận thức của bản
thân được hoàn thiện.
Trang 2
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã dành một mục tại Chương IV với
04 Điều để quy đònh một cách cụ thể các biện pháp bảo đảm thi hành án,
gồm:
- Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án.
- Điều 67. Phong toả tài khoản.
- Điều 68. Tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự.
- Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay
đổi hiện trạng tài sản.
2. Ý nghóa của biện pháp bảo đảm thi hành án:
- Góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích dân sự hợp pháp trong bản án,
quyết đònh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các thao tác nghiệp vụ của Chấp hành viên kể từ khi thụ lý vụ việc, ra
quyết đònh thi hành án đến thông báo, v.v,… cho đến lúc xử lý xong tài sản
của người phải thi hành án, hay nói cách khác cho đến lúc thi hành xong
quyết đònh thi hành án được phân công đều vì mục đích là tổ chức thi hành
được bản án, quyết đònh của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi
hành án giúp ngăn chặn kòp thời hành vi tẩu tán, huỷ hại tài sản, làm bước
đệm cho việc tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đạt hiệu
quả.
Trang 3
- Góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đương sự trong thi hành án dân
sự.
Biện pháp bảo đảm thi hành án tuy không làm chấm dứt quyền đònh đoạt
tài sản của người phải thi hành án, nhưng đối với người bò áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án phải gánh chòu những thiệt hại đáng kể về kinh tế, bò
hạn chế về quyền tự đònh đoạt tài sản, nhất là trong hoạt động kinh doanh,
nếu bò phong toả tài khoản thì họ sẽ bò mất uy tín đối với khách hàng. Vì vậy,
nhận thức được vấn đề trên, một phần nào sẽ buộc các đương sự có sự lựa
chọn phương án trả nợ hay nói cách khác sẽ hướng họ tự nguyện thi hành án
hơn là bò cưỡng chế thi hành án.
- Ý nghóa về kinh tế- xã hội.
+ Về mặt kinh tế: việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án giúp cơ
quan thi hành án tiết kiệm được thời gian, công sức và giảm được chi phí
cưỡng chế thi hành án (nếu có), đồng thời giúp người được hưởng lợi từ quá
trình thi hành án và người phải thi hành án cũng được hưởng lợi vì không
phải chòu các chi phí cưỡng chế thi hành án- nếu họ tự nguyện, hoặc phải
chòu mức chi phí cưỡng chế thấp hơn- nếu bò cưỡng chế thi hành án.
+ Về mặt xã hội: như phân tích ở trên, việc áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án sẽ làm cho người phải thi hành án có hướng lựa chọn phương án
tự nguyện thi hành án hơn là bò cưỡng chế thi hành án nên việc thi hành án
sẽ được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Về mặt xã hội, sự tự nguyện của
người phải thi hành án góp phẩn ổn đònh các quan hệ xã hội, nâng cao ý thức
pháp luật của đương sự.
3. Mục đích, điều kiện áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án:
- Mục đích: nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, huỷ hại tài sản để trốn
tránh nghóa vụ thi hành án của người phải thi hành án.
Trang 4
- Điều kiện áp dụng: khi có dấu hiệu tẩu tán, huỷ hại tài sản, trốn tránh
nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án.
Phần II
NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TRONG THỰC TIỄN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã bổ sung nhiều điểm mới, trong đó
có các biện pháp bảo đảm thi hành án, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho cơ quan
thi hành án cũng như cho Chấp hành viên trong thao tác nghiệp vụ; tuy nhiên
trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.
Sau đây là những thuận lợi và những khó khăn khi áp dụng các biện pháp
bảo đảm thi hành án vào thực tiễn công tác thi hành án dân sự:
1. Thuận lợi:
1.1. Những thuận lợi chung:
Nếu áp dụng theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 thì khi người
phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì phải bò cưỡng chế thi hành
án, tuy nhiên nếu phải áp dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án thì với
những quy đònh của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 sẽ mất nhiều thời
gian, làm chậm trễ trong áp dụng, phức tạp về thủ tục sẽ tạo cơ hội cho người
phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã bổ sung thêm các biện pháp bảo
đảm thi hành án. Như vậy, Chấp hành viên có thể linh hoạt lựa chọn một
trong các biện pháp bảo đảm thi hành án, tuỳ với tình hình thực tế khi tiến
hành giải quyết vụ việc để đạt hiệu quả cao, bởi những ưu điểm của nó như:
- Nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục;
Trang 5
- Tính đe doạ của các biện pháp bảo đảm thi hành án sẽ hướng người
phải thi hành án lựa chọn phương án tự nguyện thi hành án và thúc đẩy người
phải thi hành án khẩn trương tự nguyện thi hành nghóa vụ của mình.
Chính những ưu điểm này của các biện pháp bảo đảm thi hành án đã tạo
thuận lợi khi áp dụng vào thực tiễn công tác thi hành án; với ưu điểm thủ tục
thì đơn giản hơn, nhanh về mặt thời gian, giúp chấp hành viên có thể lựa
chọn ngay biện pháp bảo đảm thi hành án để kòp thời ngăn chặn hành vi tẩu
tán tài sản của đương sự, nếu như áp dụng theo Pháp lệnh dân sự năm 2004
thì phải sử dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sẽ mất nhiều thời gian.
Thuận lợi nữa là tính đe doạ của các biện pháp bảo đảm thi hành án: bởi
vì các biện pháp bảo đảm thi hành án không phải là biện pháp cưỡng chế thi
hành án, nhìn chung nó giống biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhưng không
phải là biện pháp cưỡng chế thi hành án, nó chỉ tạm thời hạn chế quyền đònh
đoạt về tài sản của đương sự chứ chưa tướt đoạt quyền đònh đoạt tài sản của
đương sự, nên khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án sẽ thúc đẩy
người phải thi hành án phải lựa chọn tự nguyện thi hành án hơn là bò cưỡng
chế thi hành án;
Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, không quy đònh các biện pháp,
hình thức để ngăn chặn và hạn chế hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại tài sản
của đương sự ngoài các biện pháp cưỡng chế được quy đònh tại Điều 37 của
Pháp lệnh. Vì vậy, để ngăn chặn và hạn chế quyền đònh đoạt tài sản của
đương sự, cơ quan thi hành án phải sử dụng hình thức văn bản là công văn
phối hợp hoặc bằng biên bản làm việc của Chấp hành viên yêu cầu không
cho đương sự chuyển dòch tài sản và những mẫu văn bản không được Pháp
lệnh dân sự năm 2004 quy đònh một cách cụ thể bằng một điều luật cụ thể
nên không có tính pháp lý để buộc đương sự, cơ quan chức năng phải chấp
hành yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cũng như theo yêu cầu của
Trang 6
Chấp hành viên. Đồng thời các cơ quan hữa quan cho rằng cơ quan thi hành
án dân sự chỉ sử dụng “Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004” là văn bản
có tính pháp lý cao nhất, còn thao tác nghiệp vụ của các cơ quan này được
được “Luật” chuyên ngành của họ điều chỉnh, vì vậy việc áp dụng các quy
đònh của Pháp lệnh Thi hành án cũng như những văn bản hướng dẫn của cơ
quan thi hành án đã gặp không ít những khó khăn.
Với những điểm mới được quy đònh trong Luật Thi hành án dân sự năm
2008, Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án để
ngăn chặn sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản của người phải thi hành án mà không
phải thông báo cho người phải thi hành án biết. Như đã phân tích ở trên, biện
pháp bảo đảm thi hành án chỉ hạn chế quyền đònh đoạt tài sản của người phải
thi hành án chứ chưa tước đoạt toàn bộ quyền về tài sản của họ, chỉ là bước
đệm để chuẩn bò áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu đương sự
không tự nguyện thi hành án. Khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự quy
đònh: “Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản
của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn
việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện
pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho
đương sự”. Điều này cũng hạn chế trách nhiệm bồi thường vật chất đối với
Chấp hành viên trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.
1.2. Nếu xét về từng khía cạnh cụ thể thì việc áp dụng các biện pháp
bảo đảm thi hành án vào thực tiễn cơng tác thi hành án thuận lợi đó là:
- Khía cạnh hành lang pháp lý:
Việc quy đònh cụ thể các biện pháp bảo đảm thi hành án trên cơ sở
những “Điều luật cụ thể” bằng một văn bản pháp quy là “Luật” đã mang lại
cho nó một hành lang pháp lý cao, ngang tầm với các văn bản pháp luật khác
trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà Pháp lệnh Thi hành án dân sự
năm 2004 khơng quy định; đã tạo được những thuận lợi, vì thể hiện được tính
Trang 7
pháp lý bắt buộc cao, việc áp dụng của cơ quan thi hành án có cơ sở pháp lý
không giống như những “văn bản” mang tính chất “phối hợp” như trước đây.
Đồng thời chính việc nâng nó lên thành điều luật cụ thể là thuận lợi lớn nhất
để làm căn cứ khi áp dụng vào thực tiễn công tác thi hành án dân sự. Cơ quan
thi hành án cũng như Chấp hành viên thi hành án có quyền hạn thực sự, đủ cơ sở
pháp lý buộc các cơ quan hữu quan khơng phải là theo u cầu, đề nghị “phối
hợp” như trước đây trong việc ngăn chặn sự chuyển dịch tài sản của đương sự,
mà “buộc” các cơ quan này phải chấp hành nghiêm túc u cầu của Chấp hành
viên; có thể nói vị thế của cơ quan thi hành án và quyền hạn của Chấp hành viên
đã ngày càng được nâng cao và khẳng định, đáp ứng được vai trò, trọng trách
của một chức danh Tư pháp mà Nhà nước giao cho, đảm bảo hồn thành nhiệm
vụ chung, đảm bảo được tính hiệu lực của Bản án, Quyết định của Tòa án một
cách triệt để nhất.
- Một khía cạnh khác là những thuận lợi cho cơ quan Thi hành án cũng như
Chấp hành viên trong thao tác nghiệp vụ để đạt hiệu quả cao:
Với quy đònh cụ thể này (được quy đònh thành các điều luật cụ thể),
không những là thuận lợi khi áp dụng vào thực tiễn công tác thi hành án mà
còn mang lại nhiều thuận lợi cho cơ quan thi hành án, cũng như Chấp hành
viên trong lúc tác nghiệp, các quyền hạn của Chấp hành viên được nâng lên,
thủ tục được đơn giản hơn, Chấp hành viên có thể tự mình quyết đònh lựa
chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án để mang lại hiệu quả cao, tạo
điều kiện cho Chấp hành viên có nhiều lựa chọn trong các thao tác nghiệp
vu. Ví dụ:
Trong thời gian áp dụng Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, quyền
hạn của Chấp hành viên còn hạn chế, những bất cập của Pháp lệânh với
những quy đònh không rõ ràng đã hạn chế rất nhiều cho Chấp hành viên khi
thao tác nghiệp vụ như khi phát hiện người phải thi hành án có tài sản để thi
hành án, để tiến hành xử lý tài sản của người phải thi hành án thì phải chờ
hết thời gian tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án không tự
Trang 8
nguyện thi hành án thì Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án để xử lý tài sản của người phải thi hành án; như vậy
quá trình phải chờ đến lúc cưỡng chế thi hành án phải trải qua nhiều thủ tục
và mất nhiều thời gian; trong thời gian đó để có thể duy trì không cho người
phải thi hành án chuyển dòch tài sản (tẩu tán tài sản), thay đổi hiện trạng tài
sản thì cơ quan thi hành án sử dụng hình thức là văn bản (công văn ngăn
chặn) phối hợp để yêu cầu các cơ quan hữa quan “phối hợp”, “tạm thời”
không cho người phải thi hành án chuyển dòch tài sản, thay đổi hiện trạng
tài sản hoặc bằng biên bản làm việc yêu cầu không cho cơ quan, tổ chức
đang giữ tiềân của người phải thi hành án tạm thời giữ tiền của người phải thi
hành án, không cho họ rút tiền chờ văn bản của cơ quan thi hành án. Thực tế
không phải cơ quan nào khi nhận được công văn yêu cầu phối hợp của cơ
quan thi hành án cũng thực hiện theo đề nghò của cơ quan thi hành án, đồng
thời trong công văn của cơ quan thi hành án chỉ đề nghò “phối hợp” chứ
không bắt buộc, nên tính pháp lý không có, không buộc được các cơ quan
này phải tuân theo đề nghò của cơ quan thi hành án như đã phân tích ở trên,
vì vậy mà người phải thi hành án có “cơ hội” tẩu tán tài sản, thay đổi hiện
trạng tài sản.
Ví dụ: như trường hợp thi hành án với nghóa vụ trả tiền, trong quá trình
xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên phát hiện, tại Ngân hàng A,
đương sự có 1 khoản tiền tiết kiệm hoặc 1 tài khoản tiền gửi. Chấp hành viên
lập biên bản xác minh và về để ra Quyết đònh phong toả tài khoản (theo
Pháp lênh dân sự 2004), khi Ngân hàng nhận được Quyết đinh phong toả tài
khoản của Chấp hành viên thì người phải thi hành án đã rút toàn bộ số tiền
trong sổ tiết kiện hoặc trong tài khoản của mình trong khoản thời gian mà
Chấp hành viên đang ra quyết đònh phong toả tài khoản;
Nếu áp dụng theo khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004 thì Chấp hành viên có thể tổ chức cưỡng chế ngay, không cần chờ hết
Trang 9
thời gian tự nguyện thi hành án, tuy nhiên thực tế xảy ra nhiều vấn đề: thứ
nhất nhiều trường hợp Viện kiểm sát không ủng hộ hoặc người phải thi ành
án không đồng ý vì cho rằng họ không có hành vi tẩu tán tài sản và thời gian
tự nguyện thi hành án của họ chưa hết; hoặc nếu phải tổ chức cưỡng chế
bằng biện pháp kê biên ghe tàu, nếu thông báo trước hoặc chờ hết thời gian
tự nguyện thi hành án, trong khoản thời gian này người phải thi hành án đã
biết trước và tiến hành đưa ghe tàu đi nơi khác, khi hội đồng cưỡng chế tiến
hành xuống hiện trường để kê biên thì người phải thi hành án đã mang ghe đi
nơi khác và viện dẫn là ghe tàu bò trục trặc tại tỉnh nào đó không mang về
được; việc xử lý tiếp theo của Chấp hành viên sẽ mất nhiều thời gian và chi phí
cho đương sự. Hoặc khi phát hiện người phải thi hành án đang sử dụng 1 lô
đất, Chấp hành viên đã tiến hành xác minh, lập biên bản và khi làm công
văn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu phối hợp tạm thời không cho người
phải thi hành án chuyển dòch quyền sử dụng đất trên; một số cơ quan không
thực hiện theo yêu cầu công văn phối hợp của cơ quan thi hành án.
Ngoài thuận lợi là thủ tục đơn giản, thì một thuận lợi nữa là cơ quan thi
hành án không phải thông báo trước, có thể áp dụng ở bất kỳ giai đoạn nào
của quá trình thi hành án. Những quy đònh thủ tục này giúp cho việc vận
dụng các biện pháp bảo đảm đựơc linh hoạt, thời gian nhanh chóng, và đảm
bảo tính bí mật, kòp thời ngăn chặn không để cho đương sự có cơ hội tẩu tán
tài sản, huỷ hoại tài sản. Quy đònh này đã giải quyết được vấn đề ngoại lệ về
thủ tục thông báo thi hành án mà Điều 34 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004 không quy dònh trường hợp ngoại lệ nào.
Tại “Khoản 1 Điều 66 Luật thi hành án quy đònh: Chấp hành viên có thể
tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện
pháp bảo đảm thi hành án…” và tại khoản 2 Điều 66 cũng quy đònh là Người
yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chòu trách nhiệm
trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp
Trang 10
bảo đảm thi hành án không đúng mà gây thiệt hại cho người bò áp dụng biện
pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.”
Như vậy với quy đònh này, đã giảm bớt gánh nặng cho Chấp hành viên
trong khâu xác minh, buộc người được thi hành án phải có trách nhiệm của
mình chứ không thể thoái thác toàn bộ cho cơ quan thi hành án như trước
đây và buộc Chấp hành viên phải chòu trách nhiệm nếu có hậu quả xảy ra,
quy đònh mới này rất phù hợp với tinh thần của Bộ luật dân sự với các trường
hợp tranh chấp dân sự; đồng thời Chấp hành viên sẽ bớt được gánh nặng tâm
lý và trách nhiệm, được hồn tồn chủ động, và linh hoạt hơn trong việc áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án để mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: với quy định tại Điều 67 của Luật Thi hành án dân sự thì khi đương
sự u cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án,
thì người u cầu phải có đầy đủ những thơng tin về tài khỏan của người phải thi
hành án, vì vậy sẽ giảm bớt thời gian xác minh cho Chấp hành viên. Đồng thời
với thủ tục đơn giản như phân tích ở trên, thì với mục đích nhằm ngăn chặn kịp
thời sự tẩu tán tiền của đương sự với mọi hình thức trong tài khỏan, thì về hình
thức Quyết định phong tỏa tài khoản có thể gửi ngay cho cơ quan, tổ chức đang
quản lý tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án, và khơng phải
thơng báo trước cho đương sự.
Hoặc để phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án, theo quy định
trước đây thì Chấp hành viên phải tiến hành thu thập thơng tin về tài khoản của
người phải thi hành án quan việc xác minh, nhưng ln bị hạn chế bởi các quy
định của Luật các tổ chức tín dụng tại Điều 17 và Điều 104 để từ chối cung cấp
thơng tin cho cơ quan thi hành án, nhưng theo quy định hiện nay của Luật Thi
hành án thì Chấp hành viên sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn do Pháp luật thi hành án
quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thơng tin của Ngân hàng, tổ chức tín dụng và
kho bạc theo u cầu của Chấp hành viên.
Biện pháp bảo đảm được quy định trong luật thi hành án rất tiến bộ, phù hợp
với thực tiễn cơng tác thi hành án trong giai đoạn hiện nay của đất nước.
Trang 11
2. Khó khăn.
Ngoài những thuận lợi như đã phân tích ở trên, thì cũng có những khó
khăn khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án vào trong thực tiễn:
Theo quy đònh tại khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự quy đònh:
“Chấp hành viên có thể tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương
sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán,
hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi
hành án, Chấp hành viên khơng phải thơng báo trước cho đương sự”.
- Như vậy xét về mục đích: thì nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài
sản của người phải thi hành án; tuy nhiên có hai vấn đề đặt ra:
Thứ nhất: có nên hiểu hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thi hành
án là điều kiện để áp dụng biện pháp bảo đảm hay khơng; nếu cho rằng đây là
điều kiện áp dụng thì chỉ cần có dấu hiệu của hành vi trên là Chấp hành viên có
thể áp dụng; nhưng thực tế để chứng minh được có dấu hiệu hay khơng rất khó,
có trường hợp khơng chứng minh được; mặt khác nếu cho rằng mục đích ngăn
chặn, phòng ngừa là điều kiện áp dụng thì Chấp hành viên có thể áp dụng ngay
mà khơng nghĩ đến việc có dấu hiệu của hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh nghĩa vụ thi hành án.
Điều này theo tơi nghĩ cần được hướng dẫn cụ thể để tránh việc vận dụng
một cách tùy tiện, khơng có sự tính tốn trong các tình huống thực tế dẫn đến
gây thiệt hại cho người phải thi hành án. Ví dụ: vì các biện pháp bảo đảm thi
hành án được áp dụng trong bất cứ giai đoạn nào của q trình thi hành án, nên
nếu trong giai đoạn còn thời gian tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên có thể
tiến hành phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án, mà người phải thi
hành án ở đây là một đơn vị kinh doanh, khơng xác định được họ có hành vi tẩu
tán tài sản, hủy hoại tài sản hay khơng, dẫn đến việc phong tỏa tài khoản của
đơn vị kinh doanh này dễ gây thiệt hại cả về lợi ích kinh tế và uy tín kinh doanh
cho các đơn vị này.
Trang 12
- Cũng theo quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án dân sự thì: “Chấp hành
viên có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự bằng văn bản của đương sự
áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án …”; như vậy trong trường hợp
người phải thi hành án yêu cầu, nếu có thiệt hại xảy ra thì người yêu cầu phải
bồi thường, nhưng nếu Chấp hành viên “tự mình” áp dụng, trong trường hợp này
nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ bồi thường như thế nào, hình thức bồi thường, mức
bồi thường, … bởi việc chứng minh hành vi tẩu tán của người phải thi hành án
là vấn đề nan giải. Hiện nay pháp luật Thi hành án cũng chưa quy định cụ thể
trường hợp này.
- Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án được áp dụng bất cứ giai
đoạn nào của quá trình thi hành án nếu Chấp hành viên xét thấy cần thiết hoặc
theo yêu cầu của đương sự nhằm ngăn chặn sự tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản,
trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; vậy nếu trong giai đoạn người được thi hành án
làm đơn yêu cầu thi hành án, đồng thời làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án,
Chấp hành viên tiến hành phong tỏa tài khỏan, hoặc tạm giữ giấy tờ tài sản của
người phải thi hành án thì sẽ xử lý thế nào; vì trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng thi hành án phải ra
quyết định thi hành án (Khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008), và
trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án Thủ trưởng
cơ quan thi hành án phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định
thi hành án đó (khoản 3 Điều 36 Luật thi hành án dân sự); như vậy trong khoản
thời gian 5 ngày + 02 ngày trên thì ai chịu trách nhiệm khi người phải thi hành
án tẩu tán tài sản, vì Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp bảo
đảm thi hành án và quyền hạn này của Chấp hành viên chỉ phát sinh kể từ khi
được Thủ trưởng cơ quan thi hành án phân công tổ chức thi hành quyết định thi
hành án.
Như vậy Luật thi hành án dân sự hiện nay cũng chưa quy định cụ thể “thời
hạn” để quyết định và áp dụng các biện pháp bảo đảm như thế nào cho thích hợp
để cơ quan thi hành án, Chấp hành viên vận dụng được linh hoạt hơn, mang lại
hiệu quả công tác cao hơn.
Trang 13
Một vấn đề khó khăn khác là: nếu trong thời gian ngày nghỉ Lễ, Tết mà
buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì sau khi hết thời gian áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên phải đưa ra hướng xử lý
đối với các tài sản đang bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, nếu khơng áp
dụng biện pháp cưỡng chế thì phải trả lại cho người phải thi hành án. Tuy nhiên
thời gian để áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án rất ngắn, cụ thể:
Đối với biện pháp Phong tỏa tài khoản (Điều 67) là: 05 ngày làm việc; biện
pháp Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (Điều 68) là: 15 ngày; biện pháp
tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài
sản (Điều 69) là: 15 ngày.
Vậy thời gian quy định trên có q ngắn hay khơng, vì nếu rơi vào các ngày
lễ, ngày nghỉ Chấp hành viên khơng kịp áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành án thì phải trả tài sản cho người phải thi hành án, và sau khi người phải thi
hành án nhận lại tài sản họ sẽ tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ
thi hành án, như vậy mục đích của việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
sẽ khơng đạt được hiệu quả và hiện nay Luật Thi hành án dân sự cũng chưa có
hướng dẫn trong trường hợp này vì trách nhiệm sẽ thuộc về ai và có trường
hợp ngoại lệ nào không. Đây là vấn đề rất khó khăn cho Chấp hành viên và
buộc Chấp hành viên phải hết sức thận trọng khi phải lựa chọn áp dụng biện
pháp bảo đảm thi hành án.
KẾT LUẬN
Trang 14
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành đã đánh dấu một
bước ngoặc lớn cho cơ quan thi hành án dân sự, đã khẳng đònh vò thế của cơ
quan thi hành án dân sự, đáp ứng được đòi hỏi nhiệm vụ đạt ra trong điều
kiện tình hình hiện nay của đất nước– thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng.
Nhiều điểm mới đã được quy đònh trong Luật thi hành án dân sự mà
trước đây Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 không quy đònh hoặc có
quy đònh nhưng không rõ ràng cụ thể; đã giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra
trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong đó có những vấn đề còn tồn
đọng và những vấn đề mới sẽ phát sinh.
Trong tình hình hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin, các giao dòch dân sự ngày càng đa dạng và phong phú, quá trình
chuyển dòch tài sản diễn ra rất nhanh, các đương sự lại không tự nguyện thi
hành án; vì vậy nếu với các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy đònh
trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 không đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn hiện nay của công tác thi hành án dân sự.
Một trong các điểm mới của Luật Thi hành án đó là các biện pháp bảo
đảm thi hành án. Các biện pháp bảo đảm thi hành án vừa mang những đặc
điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành án như tác động trực tiếp đến quyền
tự đònh đoạt tài sản của đương sự vừa mang những đặc điểm của biện pháp
khẩn cấp tạm thời; nó chỉ là biện pháp hỗ trợ cho quá trình thi hành án, hạn
chế quyền tự đònh đoạt tài sản của người phải thi hành án, là một bước chuẩn
bò cho việc cưỡng chế thi hành án bởi những ưu điểm của nó: đơn giản về thủ
tục, ngắn gọn về thời gian, tính chất đe doạ của nó- buộc người phải thi hành
án có hướng lựa chọn tự nguyện hơn là bò cưỡng chế thi hành án, và có thể
áp dụng ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình thi hành án; đặt biệt là nó đã
tạo ra một hành lang pháp lý mà Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã
không làm được là buộc các cơ quan hữu quan phải tuân theo; với những ưu
Trang 15
điểm này Chấp hành viên có thể linh hoạt vận dụng để ngăn chặn, phòng
ngừa hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản của người phải thi hành án và mang lại
hiệu quả cao trong công tác thi hành án, bảo vệ được quyền và lợi ích của
người được thi hành á, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân,
giảm thiểu những thiệt hại về tiền bạc, tài sản cho các bên đương sự; bảo
đảm tính hiệu lực của Bản án, quyết đònh của Toà án và tính nghiêm minh
của pháp luật.
Với vai trò, ý nghóa rất lớn và thiết thực trên thực tế của các biện pháp
bảo đảm thi hành án, mặc khác cũng đòi hỏi ở Chấp hành viên phải có trình
độ kỹ năng nhất đònh, có sự nhận xét đánh giá sự việc một cách chính xác để
vận dụng linh hoạt trong thực tiễn áp dụng.
Trang 16