ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ
1. Văn học Trung Quốc :
* Tư tưởng : Nho giáo :
- Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận và tư tưởng, là công cục sắc bén phục vụ cho nhà nước
phong kiến tập quyền.
- Nhà Tống : Nho giáo phát triển, vua nhà Tống tôn sùng nhà Nho.
- Sau này học thuyết Nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
* Phật giáo :
- Thịnh hành nhất vào thời Đường – Tống.
- Các nhà sư sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí đạo Phật.
- Các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo, truyền giáo lí.
- Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày càng nhiều, chùa chiềng xây dựng khắp nơi.
* Sử học :
- Thời Tần – Hán : Sử trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Sử kí của Tư Mã Thiên , Hán thư của Ban Cố, lập cơ quan
biên soạn sử gọi là Sử quán (thời Đường).
- Nhà Minh – Thanh : Sử học được chú ý với những tác phẩm nổi tiếng.
* Văn học :
- Văn học là lĩnh vực nổi bật nhất của văn hóa Trung Quốc.
- Thời Đường : Thể hiện bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật với các thi nhân như Đỗ Phủ, Lí
Bạch, Bạch Cư Dị,…
- Nhà Minh – Thanh : Văn học tiểu thuyết chương hồi với những kiệt tác như Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
* Khoa học – kĩ thuật :
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực :
+ Toán : Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi đến 7 số lẻ, quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính
diện tích và khối lượng khác nhau,…
+ Thiên văn : Phát minh ra nông lịch chia 1 năm thành 24 tiết, Trương Hành làm ra dụng cụ đo động đất gọi là địa
động nghi,…
+ Y học : Hoa Đà (thời Hán) biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh, tác phẩm Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân là
một quyển sách thuốc có giá trị.
- Người Trung Quốc có nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật như Vạn Lí Trường Thành, những cung điện cổ kính và những bức
tượng Phật sinh động,…
* Tích cực và hạn chế của Nho giáo :
- Tích cực :
+ Đề cập đến nội dung cơ bản của thuyết Nhân nghĩa Nho giáo : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
+ Dạy con người sống có nhân, có nghĩa.
- Hạn chế :
+ Hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị.
+ Theo thuyết Thiên mệnh : phải theo lệnh vua.
+ Hạn chế quan hệ nam nữ : “Nam nữ thụ thụ bất thân”
+ Hạ thấp nữ, đề cao nam: Nam tôn nữ ti dương thiện âm ác.
+ Tư tưởng phục vụ chủ yếu giai cấp thống trị.
* Khoa học tự nhiên phát triển hơn khoa học xã hội vì :
- Học tứ thư ngũ kinh để ra làm quan.
- Chưa chú trọng việc dạy học để phát triển kinh tế.
2. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) :
* Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu :
a) Các vương quốc của người Giéc-man:
- Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái, xã hội rối ren.
- Cuối thể kỉ V, người Giéc-man từ phía Bắc tràn xuống đang trong thời kì công xã nguyên thủy tan rã làm diệt vong đế
quốc Rô-ma.
b) Sự hình thành :
- Chính trị :
+ Họ thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc “man tộc” mới như Vương quốc Phơ-răng, Vương
quốc Tây Gốt, Đông Gốt,..
+ Thủ lĩnh của họ xưng vua, phong tước vị như công tước, bá tước, nam tước,…
- Kinh tế : Họ chiếm ruộng đất của chủ nô rồi chia cho nhau.
- Tôn giáo : Họ từ bỏ tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu Kitô giáo.
c) Kết quả về xã hội :
- Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền, giàu có.
- Nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.
Quan hệ phong kiến được hình thành ở Tây Âu điển hình là Vương quốc Phơ-răng.
* Xã hội phong kiến Tây Âu :
a) Lãnh địa : Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần :
- Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,…
- Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài (gồm rừng, sông, đầm,…) được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô
thuế.
b) Quan hệ trong lãnh địa :
- Lãnh chúa : Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng, bóc lột
nặng nề và đối xử tàn nhẫn với nông nô.
- Nông nô : Những người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Ai
bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa. Mức tô thường rất nặng, có
khi tới ½ số sản phẩm thu được. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin,… Tuy
vậy, nông nô vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc,… nên họ đã
quan tâm đến sản xuất.
c) Đặc điểm của lãnh địa :
- Lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt, đóng kín, tự cấp, tự túc.
- Nông nô nhận ruộng cày cấy và nộp tô, phụ thuộc chặt vào lãnh chúa.
- Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, làm giày, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.
Cơ bản không có sự trao đổi, mua bán với bên ngoài, trừ muối, sắt, những thứ mà họ chưa tự làm ra được.
- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập : lãnh chúa nắm quyền chính trị, tư pháp, tài chính, có quân đội riêng, chế độ
thuế khóa, tiền tệ riêng,…có quyền “miễn trừ” không ai được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Mỗi lãnh địa như một
pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ,…
d) Cuộc đấu tranh của nông nô :
- Bị bóc lột nặng nề, bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn, nhiều lần nổi dậy chống lãnh chúa.
- Hình thức đấu tranh : đốt kho tàng, bỏ trốn vào rừng,… tiêu biểu như 2 cuộc khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358
và Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381.
* Sự xuất hiện của thành thị trung đại :
a) Nguyên nhân :
- Sản xuất phát triển, có nhiều biến đổi xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hóa, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không
bị đóng kín trong lãnh địa.
- Thủ công nghiệp : diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất thoát khỏi lãnh địa.
- Điều kiện :
+ Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở những nơi thuận tiện : ngã ba, ngã tư, bến sông để sản xuất và
mua bán ở bên ngoài lãnh địa.
+ Tại những nơi này, dân cư ngày càng đông, từ thị trấn nhỏ phát triển thành thành thị.
b) Hoạt động của thành thị :
- Cư dân : chủ yếu thợ thủ công và thương nhân.
- Phường hội, thương hội là tổ chức của những người lao động thủ công cùng làm một nghề nhằm giữ độc quyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa, phát triến sản xuất và bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ
công Đặt ra quy chế riêng còn gọi là phường quy.
- Vai trò của thương nhân : thu mua hàng hóa từ nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ và tổ chức các hội chợ để thúc đấy
thương mại.
c) Vai trò của thành thị :
- Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển, tạo ra không khí dân chủ
tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia và hình thành chế độ phong kiến tập quyền.
* So sánh phong kiến châu Á và phong kiến Tây Âu:
Phong kiến châu Á
Phong kiến Tây Âu
Thời kì hình thành
- Năm 221 TCN
- Thế kỉ V sau Công nguyên
Chính trị
- Phong kiến tập quyền
- Phong kiến phân quyền
Kinh tế
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp – thương
- Thủ công nghiệp – thương nghiệp
nghiệp
Xã hội
- Xác lập quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông - Xác lập quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa với
dân
nông nô
Văn hóa
- Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á (tiêu biểu
- Văn hóa Phục hưng
là Lào và Cam-pu-chia)
Suy vong
- Thế kỉ XVIII
- Thế kỉ XVI - XVII
* So sánh nông dân với nông nô :
- Giống : là lực lượng sản xuất chính, bị giai cấp thống trị bóc lột, phải nộp tô thuế.
- Khác :
+ Nông dân có quyền tự do.
+ Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa, bị hạn chế quyền tự do.
* Hàng hóa giản đơn : Hàng đổi hàng hoặc hàng bán lấy tiền rồi mua hàng.
3. Tây Âu thời hậu kì trung đại :
*Các cuộc phát kiến địa lí :
a) Nguyên nhân :
- Do nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm từ thế kỉ XV.
b) Điều kiện :
- Khoa học kĩ thuật hàng hải có nhiều tiến bộ : hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được tàu lớn có thể đi xa và đi dài ngày trên các đại dương.
c) Các cuộc phát kiến địa lí :
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi tên thành mũi Hảo
Vọng Thất bại nhưng đặt hi vọng cho người Bồ Đào Nha về việc tìm ra con đường mới trên biển.
- Năm 1492, nhà phát kiến địa lí C. Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến Cu-ba, một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê, là
người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ Tìm ra được vùng đất mới là châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ) vào tháng 5-1498 Hoàn thành mục tiêu của Bồ Đào
Nha, tìm ra được con đường biển sang Ấn Độ ngắn nhất, tiến bộ nhất.
- Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên bằng đường biển
Chứng minh lí thuyết Trái Đất có hình cầu.
d) Hệ quả của phát kiến địa lí :
- Tích cực :
+ Khẳng định Trái Đất có hình cầu.
+ Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu
văn hóa giữa các châu lục.
+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường thế giới được mở rộng (nhân công, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu),
hàng hải quốc tế phát triển.
Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở châu Âu ra
đời.
- Tiêu cực : Đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Phong trào Văn hóa Phục hưng :
a) Hoàn cảnh ra đời :
- Giai cấp tư sản ngày càng có thế lực về kinh tế song chưa có địa vị về xã hội tương ứng, họ muốn xóa bỏ trở ngại
phong kiến và muốn có nền văn hóa riêng.
- Chế độ phong kiến, giáo lí của đạo Kitô đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp tư sản tiến hành từ thế kỉ XV-XVII.
* Thuật ngữ : Văn hóa Phục hưng nhằm khôi phục, phát huy giá trị tinh hoa văn hóa xán lạn của văn hóa Rô-ma cổ đại,
đấu tranh xây dựng một nền văn hóa mới, một cuộc sống tiến bộ.
b) Thành tựu :
- Khoa học – kĩ thuật có nhiều tiến bộ vượt bậc về y học, toán học,…như Ra-bơ-le vừa là nhà văn vừa là nhà y học, Đêcác-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn,…
- Văn học – nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Sếch-xpia,…
c) Nội dung và ý nghĩa :
- Lên án Giáo hội Kitô và tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Đấu tranh công khai trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chống lại hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời và Giáo hội Thiên chúa.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa loài người và cổ vũ cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.
Phong trào văn hóa Phục hưng thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
* Tại sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mở đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
- Nằm giáp biển nên thuận lợi kinh tế, giao thông, buôn bán bằng đường biển.
- Phát triển mạnh kinh tế hàng hải.
- Tầng lớp quý tộc của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thượng võ và hiếu chiến.
- Thủy thủ gan dạ, có kinh nghiệm, phát triển mạnh hạm đội thuyền.
* Nhân tố quyết định nhất trong các cuộc phát kiến địa lí là gì : Là phát triển khoa học – kĩ thuật hàng hải.
* Phát kiến địa lí có ý nghĩa nhất là :
- Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô đã tìm ra vùng đất mới là châu Mĩ.
- Cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan đã chứng minh lí thuyết Trái Đất có hình cầu.