Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân biệt sự khác nhau giữa BHXH và bảo hiểm thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.15 KB, 12 trang )

Họ và tên: Trần Thái Hà
Lớp

:K55 LKD

Môn

:An sinh xã hội

Câu 1:Phân biệt sự khác nhau giữa BHXH và bảo hiểm thất nghiệp.
Tiêu chí
Mục đích

Nguồn
hình thành
quỹ bảo
hiểm

Bảo hiểm xã hội
Chủ yếu để bảo vệ người lao động, đảm
bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm
xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài việc bảo vệ người lao
động bị thất nghiệp tùy theo loại


hình thất nghiệp còn có các mục
đích khác:
+)ổn định nền kinh tế trong thời
kỳ suy thoái thông qua duy trì
sức mua của lực lượng lao động
bị mất việc làm;
+) Hỗ trợ cải cách doanh
nghiệp;
+) Duy trì kỹ năng nghề của
người lao động bị mất việc làm;
+)Nâng cao kỹ năng tìm kiếm
việc làm cho người lao động có
nhu cầu việc làm;
+) Khuyến khích nâng cao kỹ
năng nghề
_Người sử dụng lao động đóng góp;
_ Người sử dụng lao động đóng
_Người lao động đóng góp một phần
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền
tiền lương của mình;thu từ các đối tượng công đóng bảo hiểm thất nghiệp
tham gia BHXH tự nguyện
của những người lao động tham
_Nhà nước đóng góp và hỗ trợ.
gia bảo hiểm thất nghiệp.
_Các nguồn thu khác (từ các cá nhân và _ 1% tiền lương, tiền công tháng
các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu tư
đóng của Người lao động;
vốn nhàn rỗi
_ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền

*) BHXH bắt buộc:
công đóng BHTN của những
+) hàng tháng NLĐ tại các điểm a,b,c người lao động.
khoản 1 điều 2 đóng bằng 5% mức tiền
_ Tiền lời của hoạt động đầu tư;
lương tiền công vào quỹ hưu trí và tử
các nguồn thu hợp pháp khác.
tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần
đống thêm 1% cho đén khi đạt 8%
+) NLĐ được hưởng tiền lương, tiền


coog theo chu kí sản xuất, kinh doanh
trong các doanh nghiệp nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, diền nghiệp thì
mức đóng BHXH hàng tháng heo
khaonr 1 điều này, phướng thức đóng
được thực hiện hàng tháng, hàng quý
hoặc 6 tháng 1 lần.
_Người sử dụng LĐ hàng tháng đóng
BHXH trên mức tối thiểu chung đối với
mỗi NLĐ tại điểm d khoản 1 điều 2
*) BHXH tự nguyện:
Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức
thu nhập NLĐ lựa chọn đóng BHXH, kể
từ 2010 cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 2%
cho đến khi đạt mức 22%.
Mức
Mưc hưởng BHXH được tính trên cơ sở
hưởng bảo mức đóng , thời gian đống BHXH và có

hiểm
sự chia sẻ giữa những người tham gia
BHXH

Đối tượng
tham gia
bảo hiểm

*)Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối tượng: Người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn và có thời hạn từ đủ ba tháng
trở lên trong các cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp và làm việc trong khối lực
lượng vũ trang.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
thường được giới hạn bằng một
tỷ lệ % tiền lương bình quân, sao
cho tỷ lệ đáp ứng được mức độ
sinh hoạt tối thiểu.Tỷ lệ này cũng
cần được ấn định sao cho mức
trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tối
thiểu tương đương với mức tiền
lương tối thiểu do Nhà nước quy
định.
Xét thực tiễn tiền lương của Việt
Nam và tham khảo các tiêu
chuẩn lao động quốc tế cũng như
thực tế ở 1 số nước, người lao

động nên được hưởng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp hàng tháng
bằng 65% mức tiền lương, tiền
công làm căn cứ đóng BHTN
trước khi bị thất nghiệp là hợp lí.
Người lao động tham gia
BHTN phải là công dân Việt
Nam làm việc theo hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc mà
các hợp đồng này không xác
định thời hạn hoặc xác định thời
hạn từ đủ mười hai tháng đến ba


*). Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
mươi sáu tháng.
Đối tượng: Người lao động không thuộc
diện tham giam BHXH bắt buộc được
tham gia BHXH tự nguyện.
Mức đóng *)Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động đóng bằng 1%
bảo hiểm
\Từ 01/2007-12/2009 mức đóng bảo
tiền lương, tiền công tháng.
hiểm BHXH hàng tháng bằng 20% mức Người sử dụng lao động đóng
tiền lương, tiền công tháng, trong đó:
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền
Người lao động đóng 5%; Người sử
công đóng Bảo hiểm thất nghiệp
dụng lao động đóng 15%; Từ 01/2010của những người lao động tham

12/2011 mức đóng bằng 22%, trong đo: gia Bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động đóng 6%; Người sử
dụng lao động đóng 16%; từ 01/201212/2013 mức đóng bằng 24%, trong đó:
Người lao động đóng 7%; Người sử
dụng lao động đóng 17%; Từ 01/2014
trở đi mức đóng bằng 26%, trong đó:
Người lao động đóng 8%; Người sử
dụng lao động đóng 18%
*). Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Mức đóng BHXH hàng tháng của người
tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ
phần trăm đóng BHXH tự nguyện nhân
(x) với mức thu nhập tháng làm căn cứ
đóng BHXH của người tham gia BHXH
tự nguyện lựa chọn.
-Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009
bằng 16%.
- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011
bằng 18%.
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013
bẳng 20%.
- Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%.
Thời hạn bảo hiểm và hình
_Mối quan hệ giữa người
_Mối quan hệ giữa người
thức bảo hiểm.
tham gia bảo hiểm với công tham gia bảo hiểm và công
ty bảo hiểm khá ổn định và ty bảo hiểm không mang
lâu dài.
tính chất ổn định, thường

_Hình thức bảo hiểm chủ
xảy ra khi người lao động ị
yếu mang tính chất bắt buộc mất việc làm
dựa trên quan hệ lao động
_Hình thức bảo hiểm là
và quan hệ phân phối theo
không bắt buộc
quy định của
Nhà nước mục đích nhằm


bảo vệ người lao động trước
những sự kiện, "rủi ro xã
hội" như: ốm đau, tai nạn
lao động - bệnh nghề nghiệp
vv…bên cạnh đó còn ràng
buộc trách nhiệm của chủ
sử dụng lao động đối với
người lao động từ đó thắt
chặt tình đoàn kết giữa
"chủ" với "thợ" góp phần
thúc đẩy ổn định xã hội.

Câu 2:theo bạn ở VN,xây dựng luật bảo hiểm việc làm nên theo hướng nào?
Bảo hiểm việc làm là một vấn đề không mới ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước phát triển.Song ở Việt Nam thì ngành luật này mới được quy định lần đầu trong
Luật BHXH năm 2006 và có hiệu lực thi hành năm 2009.Và đặt trong bối cảnh hiện nay
của nước ta thì lụật bảo hiểm việc làm cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định như
chính sách BHTN đã đi vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ người lao động và gia đình khó
khăn tìm kiếm việc làm mới, ổn định cuộc sống ;số người tham gia BHTN liên tục tăng

qua các năm ; số người đăng kí hưởng BHTN so với số người có quyết định hưởng cũng
ngày một tăng lên….Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số bất cập như:
+)Thứ nhất, đối tướng áp dụng BHTN hiện nay còn tương đối hạn chế.
Chính sách BHTN ở nước ta hiện nay mới chỉ áp dụng đối với NLĐ có giao kết hợp
đồng( hợp đồng lao động hoặc họp đồng việc làm) có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36
tháng và hợp đồng không xác dịnh thời hạn tại đơn vị sử dụng từ 10 NLĐ trở lên;
NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên trong đó có những NLĐ nói trên.BHTN chưa áp
dụng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng; NLĐ làm việc theo hợp đồng
từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng ko xác định thời hạn ở những đơn vị sử dụng
dưới 10 NLĐ; NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
+)Thứ hai, mục đích của BHTN chưa được xác định một cách hợp lí, đầy đủ.


Hiện nay chính sách BHTN mới chỉ hõ trợ NLĐ sau khi thất nghiệ, chưa hỗ trợ cho NLĐ
trước khi thất nghiệp để phòng ngừa thất nghiệp (các chế độ áp dụng đối với người đủ
điều kiện hưởng BHTN theo quy định hiện nay gồm: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm
việc làm và hỗ trợ học nghề) .Với cách xác định mục đích như vậy, BHTN theo quy định
chưa giải quyết được một cách căn bản những vấn đề xung quanh tình trạng thất nghiệp,
đồng thời có thể làm phương hại đến quỹ BHTN và gây thiệt hại cho các bên liên quan.
+)Thứ ba là còn tồn tại những lỗ hổng lớn trong các quy định về chế đọ áp dụng
đối với NLĐ thất nghiệp.
Nếu trong suốt thời gian từ khi NLĐtham gia BHTN đến khi NLĐ nghỉ hưu hoặc bị chết
mà không bị thất nghiệp thì sẽ không được hưởng bất cứ chế độ gì từ quỹ BHTN, kể cả
hỗ trợ nâng cao kĩ năng nghề, dẫn đến NLD có tâm lí bị mất tiền, thậm chí là số tiền
không hề nhỏ sau mấy chục năm đóng bảo hiểm.Việc quy định trường hợp trong thời
gian hưởng TCTN, NLĐ có việc làm thì sẽ được chuyển sang hưởn trợ cấp 1 lần tương
ững với số tiền trong thời gian còn lại chưa được hưởng đễẫn đen lạm dụng BHTN .Quy
định về chế đọ hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm chưa đi cùng cơ chế đảm bảo thi hành
và cơ chế kiểm soát chặt chẽ dẫn đến sự đối phó ,ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ thất
nghiệp và gây hại cho quỹ BHTN…

+)Thứ tư là chưa có cơ chế dự báo tình trạng thất nghiệp, số NTN một cách hợp lí
Hiện nay theo bộ luât lao động, luật BHXH và các văn bản pháp luật về việc làm thì chưa
có quy định về nghĩa vụ đăng kí lao động của NLĐ nói chung,người thất nghiệp được thả
nổi mọt cách tối đa gây khó khăn cho các cơ quan quản lí nhà nước và các cơ quan thực
hiện BHTN trong việc kiểm soát và dự báo được tình hình thất nghiệp , số NTN trong
tương lai.Điều này dẫn đến việc không thể có chiến lược quản lí hiệu quả cho BHTN.
+)Thứ năm là tình trạng lạm dụng quỹ BHTN phổ biến sau hai năm thực hiện
BHTN.


Tình trạng lạm dụng quỹ đẫ xuất hiện từ năm đầu thực hiện BHTN và đến bay giờ có thể
nói đã khá phổ biến.Sự lạm dụng này xuất hiện từ cả 2 phía.Về NLĐ, biểu hiện lạm dụng
quỹ có thể là NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, tiếp tục đi làm ở nơi khác, không đóng
BHTN để làm thủ tục hưởng BHTN hoặc chấm dứt hợp đồng , làm thủ tục hưởng BHTN,
khi có quyết định hưởng , NLĐ báo có việc làm để chuyển sang hưởng trợ cấp 1 lần.Về
phía tổ chức giới thiệu việc làm và các chủ thể khác có liên quan có thể lạm dụng chi phí
hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người thất nghiệp.
Từ những hạn chế nêu trên của chế độ BHTN ,cần có những quy định mới mang tính
toàn diện hơn, giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến thất nghiệp.Hay nói cách khác
là luật bảo hiểm việc làm ở Việt Nam hiện nay nên xây dựng theo mô hình bảo hiểm việc
làm (BHVL ) mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang thực hiện.Cụ thể như
sau:
_BHVL sẽ mở rộng đối tượng áp dụng so với BHTN hiện nay theo hướng trùng
khớp với đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc, bởi vì về tính chất, BHVL thuộc loại hình
BHXH bắt buộc .Điều này sẽ đáp ứng cao hơn nhu cầu của nhóm lao động dễ bị mất việc
làm trong thị trường lao động hiện nay.
_BHVL cần phải áp dụng các biện pháp để phòng ngừa thất nghiệp chứ không chỉ
dừng ở việc giải quyết hậu quả của thất nghiệp như hỗ trợ phát triển kĩ năng nghề, hỗ trợ
duy trì việc làm và chuyển đổi việc làm cho người lao động…để phòng ngừa thất nghiệp
hoặc để khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp của người lao động là thấp nhất.

_Luật BHVL cần có những biện pháp quản lí chặt chẽ hơn nhằm khắc phục những
thiếu sót của BHTN như các biện pháp quản lí bảo hiểm việc làm,quy định cơ chế quản
lí,kiểm soát người thất nghiệp, đặc biệt là người đang hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp,
hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm…Ví dụ cần quy định lại về
điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
+) Đã chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm ra việc làm mới trong một khoảng
thời gian nhất định.


+) Đăng kí thất nghiệp với cơ quan lao động có thẩm quyền và có đơn đề nghị hưởng
chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
+) Có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc hoặc tham gia các khóa đào tạo theo sự
giới thiệu của cơ quan lao động có thẩm quyền.
+) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trước khi bị thất nghiệp.
Ngoài ra cũng cần phải quy định thêm những trường hợp người lao động có đóng bảo hiểm
thất nghiệp nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp như: đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị sa thải theo quy định của pháp luật hay bị phạt tù
giam….
Câu 3: Chị H làm tại 1 công ty nhà nước theo hợp đồng không xác định thời hạn từ năm
2006.Tháng 6 năm 2011 trong lúc bảo dưỡng sửa chữa thiết bị tại công ty, chị H bị mạt
sắt bắn vào mắt gây rách giác mạc, vết thương sâu làm xước thủy tinh thể nên phải mổ
khâu giác mạc. Hiện tại chị H vẫn đang nằm viện để điều trị chưa có giám định thương
tật của bệnh viện và tự thanh toán tất cả viện phí trong quá trình điều trị.BHYT giải thích
với chị H trường hợp của chị là tai nạn lao động nên BHYT ko thanh toán,công ty phải
thanh toán viện phí theo quy định của pháp luật lao động.
Hãy tư vấn cho H trong 2 trường hợp sau:
_TH1: Giải thích của BHYT là đúng hay sai? Tại sao?
_TH2: Chị H được hưởng chế độ nào theo quy định của pháp luật.
Bài làm:
a) Trường hợp 1

.Ở đây chị H vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do thuộc vào
điểm a khoản 1 điều 2 của luật bảo hiểm xã hội vừa thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế theo khoản 1 điều 12 của luật bảo hiểm y tế.


Luật BHXH:”Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;...”
Luật BHYT:”Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định
của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh
nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền
lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp
luật (sau đây gọi chung là người lao động)…..”.

Tuy nhiên chị H lại không được hưởng chế độ áp dụng của BHYT do chị thuộc vào
trường hợp khoản 9 điều 23 luật BHYT về các trường hợp không được hưởng BHYT.

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
….
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn
lao động, thảm họa….”
Như vậy giải thích của BHYT là đúng.
b)Trường hợp 2



Trong quá trình làm việc tại công ty, chị H bị mạt sắt bắn vào mắt gây rách giác
mạc nên chị thuộc điểm a khoản 1 điều 39 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
theo luật BHXH.
Tuy nhiên chị chưa có giám định thương tật nên chưa xác định được khả năng suy
giảm lao động là bao nhiêu=>Chị chưa đủ các điều kiện của điều 39 để được hưởng chế
độ BHXH.
Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau
đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1
Điều này.
Theo quy định, công ty nơi chị H làm việc phải lập biên bản tai nạn lao động theo quy
định, biên bản tai nạn lao động là chứng từ cần thiết để giám định y khoa và hưởng trợ
cấp tai nạn lao động.
Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ
chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn


lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội
bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả.
Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động quy định sau khi điều trị, tùy theo mức độ suy giảm
khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám

định và xếp hạng thương tật để hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm
xã hội trả (tai nạn lao động không hưởng BHYT).
Sau khi thương tật ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu người lao động ra hội đồng
giám định y khoa để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, thủ tục gồm: biên bản
điều tra tai nạn lao động, giấy ra viện, giấy chứng nhận bị tổn thương do tai nạn lao động
(mỗi thứ 1 bản).
Khi có biên bản giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động ≥ 5% thì lập thủ
tục gửi cơ quan BHXH để hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn
lao động gồm: sổ BHXH, văn bản đơn vị đề nghị giải quyết tai nạn lao động (3 bản), biên
bản điều tra tai nạn lao động (4 bản), bản sao giấy ra viện (4 bản), biên bản giám định y
khoa (4 bản).
Như vậy việc chị H không có giám định thương tật ở đây thuộc về trách nhiệm của cơ
quan nơi chị H đang làm việc.
Cách giải quyết
_Cơ quan nơi chị H làm việc phải làm biên bản tai nạn lao động gửi lên hội đồng giám
định thương tật để chị H được hưởng chế độ BHXH theo điều 39 của luật BHXH.
_Người sử dụng lao động nơi chị H làm việc phải trả toàn bộ chi phí từ khi sơ cứu đến
khi điều trị bệnh cho chị H.
_Sau khi có kết quả giám định thương tật, chị H làm thủ tục gửi cơ quan BHXH để được
trợ cấp tai nạn lao động.Nếu chị H có tỷ lệ giám định thương tật lớn hơn 5% thì BHXH
sẽ trợ cấp cho chị theo mức trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.
Điều 42. Trợ cấp một lần


1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng
trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu
chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu
chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản
trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính
bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều
trị.
Điều 43. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng
trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu
chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm
0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc để điều trị.




×