Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sự khác nhau giữa Quyết định hành chính và các loại quyết định của các cơ quan Nhà nước khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.26 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật pháp với tư cách là công cụ, phương tiện để quản lí nhà nước và điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội một cách thống nhất. Với tư cách là
một ngành luật – Luật hành chính cũng là một trong các công cụ quản lý tạo ra
một hệ thống pháp luật sắc bén có hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
phù hợp với lợi ích của Nhà nước và mọi công dân. Do vậy Luật hành chính là bộ
phận quan trọng cấu thành hệ thống hành chính Nhà nước. Khi đề cập đến Luật
hành chính ta không thể bỏ qua quyết định hành chính bởi nó đóng một vai trò
quan trọng trong quản lí Nhà nước. Quyết định hành chính rất quan trọng bởi lẽ
nó không chỉ điều chỉnh một số các quan hệ xã hội nhất định mà nó điều chỉnh
các quan hệ xã hội liên quan đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội, hơn nữa nó
còn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nước. Với tính chất là các mệnh lệnh điều hành, quyết định hành chính (quyết
định quản lí Nhà nước) trực tiếp phản ánh ý chí của Nhà nước. Thông qua các
quyết định ban hành theo luật định, các cơ quan Nhà nước thực hiện thẩm quyền
của mình trong việc điều hành quản lí xã hội.

GIẢI QUYẾT VÁN ĐỀ
1. Khái niệm chung về quyết định hành chính.
Quyết định hành chính là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trong đời sống
chính trị - pháp lý. Là một bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết
định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý của Nhà nước, đó
là phương tiện không thể thiếu của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
nhằm thực hiện chức năng quản lý.
Quyết định hành chính là mệnh lệnh diều hành của các chủ thể quản lý
hành chính Nhà nước, được thông qua theo một thể thức nhất định nhằm thực


hiện một mục đích hay một công việc cụ thể. Quyết định hành chính chứa đựng
2


quyền lực Nhà nước bởi dưới một góc độ nhất định quyết định hành chính là
hành vi của các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền đưa ra các qui định chung hoặc để giải quyết các vấn đề pháp lí hành chính
cụ thể đối với tập thể hay cá nhân có ý nghĩa bắt buộc tuân thủ. Đây được coi là
biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lí hành chính trước một tình
huống cụ thể đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà
nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm
quyền do luật định.
Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nhằm định ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc
xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể nhằm mục đích thực hiện
chức năng của Nhà nước. Do quyết định hành chính có khả năng làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thế nên
khi ban hành quyết định hành chính các cơ quan Nhà nước cần xem xét kĩ lưỡng
các quyết định đưa ra cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn mà pháp
luật qui định cho mình. Quyết định hành chính có thể do nhiều chủ thể khác nhau
ban hành với những nội dung da dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của
quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên trong các chủ thể ban hành quyết định
hành chính thì chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nhà nước có vị trí
đặc biệt quan trọng, bởi đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện hoạt
động quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Như vậy, từ những cơ sở trên ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định
hành chính như sau: Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật,
nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành
vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan

hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định
3


theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp đặt ra các
qui tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể
trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
2. Đặc điểm của quyết định hành chính.
Như đã nói ở trên quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp
luật, do vậy quyết định hành chính cũng mang những đặc điểm của quyết định
pháp luật nói chung. Những đặc điểm chung mà ta phải kể đến là tính quyền lực
và tính pháp lí.
Tính quyền lực của quyết định hành chính trước hết thể hiện ở hình thức
của các quyết định. Như chúng ta đã biết, theo qui định của pháp luật thig chỉ có
cơ quan Nhà nước được mới được đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất
phát từ các lợi ích chung. Trên thực tế, thì các tổ chức xã hội cũng được phép đề
ra một số các quyết định song việc ra quyết định này phải có sự kết hợp với cơ
quan Nhà nước và việc này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết. Tính quyền
lực của quyết định hành chính không chỉ thể hiện ở hình thức mà nó còn thể hiện
rất rõ ở nội dung và mục đích của các quyết định. Về mặt nội dung thì tùy theo
các quyết định mà nội dung của quyết định sẽ điều chỉnh các vấn đề phát sinh
trong xã hội song nội dung của các quyết định này đều mang ý chí của nhà nước.
Về mục đích của quyết định thì các quyết định này hướng đến lợi ích chung của
xã hội đồng thời cũng củng cố lợi ích của Nhà nước. Ngoài ra, để thực thi quyền
hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện
tính mệnh lệnh rất cao. Chính vì vậy, tính quyền lực của Nhà nước còn thể hiện ở
tính đảm bảo được thi hành của quyết định, đây được coi là nguyên tắc trong ban
hành, áp dụng quyết định hành chính. Do vậy, kể cả khi có sự phản kháng từ phía
đối tượng quản lí thì quyết định hành chính vẫn được bảo đảm thì hành. Sở dĩ
việc quyết định hành chính đưa ra bị đối tượng quản lí phản kháng mà vẫn được

thi hành là do các quyết định này nhằm hướng đến lợi ích chung của cộng đồng
4


nên không thể vì sự phản kháng của một số đối tượng mà không thi hành quyết
định. Với các trường hợp này, Nhà nước có thể sẽ dùng đến các biện pháp cưỡng
chế để đảm bảo rằng quyết định hành chính đưa ra sẽ được thi hành.
Về tính pháp lí của quyết định hành chính, ta có thể thấy rằng đối với các
quyết định do Nhà nước ban hành thì đều mang giá trị pháp lí và quyết định hành
chính cũng vậy. Như đã nói ở trên, quyết định hành chính có thể là các biện pháp
hay những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính. Ngoài ra tính pháp lí
của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật,
thay thế, hủy bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một
quan hệ pháp luật cụ thể.
Ngoài các đặc điểm chung với các quyết định pháp luật, quyết định hành
chính còn có một số các đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, đó là tính dưới luật: Cơ quan quyền lực Nhà nước là cơ quan ban
hành các quy định của hiến pháp và luật. Chủ thể ban hành quyết định hành chính
là các cơ quan hành chính Nhà nước mà các cơ quan hành chính Nhà nước lại cơ
quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước. Do vậy, các quyết định của cơ
quan hành chính Nhà nước phải chấp hành các quy định của Hiến pháp và luật.
Điều này có nghĩa là các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền
trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là các văn bản dưới luật nhằm thi
hành luật do cơ quan quyền lực nhà nước đã định ra.
Thứ hai, quyết định hành chính là các quyết định được nhiều chủ thể trong
hệ thống cơ quan nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa
phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như các chủ thể có thẩm
quyền chuyên môn…
Các quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú,
xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Ngoài


5


ra, các quyết định hành chính về mặt hình thức còn có những tên gọi khác nhau
theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư.
3. Sự khác nhau giữa Quyết định hành chính và các loại quyết định của các
cơ quan Nhà nước khác.
Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật những đặc điểm
riêng đã làm nên sự khác biệt của quyết định hành chính khác. Để làm rõ về
quyết định hành chính, ta cần xem xét, phân tích sự khác nhau giữa quyết định
hành chính và các loại quyết định của các cơ quan Nhà nước khác.
Sự khác nhau cơ bản ta có thể thấy là quyết định hành chính khác với các
luật (đạo luật, bộ luật) ở chỗ nó thuộc quyền hành pháp và có tính dưới luật. Mọi
quyết định hành chính không phù hợp với Hiến pháp, Luật đều bị đình chỉ và bãi
bỏ. Mặt khác, quan hệ xã hội mà quyết định hành chính điều chỉnh nhìn chung có
phạm vi hẹp hơn luật. Trình tự ban hành nó cũng khác với ban hành luật.
Quyết định hành chính cũng khác với quyết định của Tòa án và Viện kiểm
sát. Đối với các quyết định của Tòa án thường chỉ mang tính cá biệt do tòa án ban
hành dưới hình thức bản án, và là kết quả của hoạt động xét xử hình sự, dân sự,
kinh tế, hành chính. Các quyết định này thuộc quyền tư pháp.
Đối với các văn bản hành chính thông thường và các giấy tờ có tính pháp lý
khác, quyết định hành chính cũng có sự khác biệt đáng kẻ. Công văn hành chính
dùng để chứng nhận một loại quyền, một sự kiện hoặc tình trạng pháp lý trên cơ
sở quyết định hành chính hoặc làm căn cứ để ra các quyết định hành chính. Hoạt
động có giá trị pháp lý được thực hiện trên cơ sở quyết định hành chính hoặc
nhằm tạo điều kiện để ra quyết định hành chính Nhà nước. Văn bản hành chính
thông thường có giá trị pháp lý nhưng không làm phát sinh, thay đổi, hay chấm
dứt quan hệ pháp luật hành chính mà nhằm thực hiện các quan hệ pháp luật cụ
thể do các quyết định hành chính cá biệt đưa ra.

4. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính.
6


Như đã nói ở trên, quyết đinh hành chính là loại quyết định được nhiều chủ
thể thực hiện quyền lực nhà nước ban hành nhưng chủ yếu là những chủ thể thục
hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở
luật và nhằm thi hành luật. Một quyết định hành chính khi ban hành có khả thi
hay không thì phải phụ thuộc vào quyết định đó có đáp ứng được các yêu cầu về
tính hợp pháp và hợp lí của quyết định đó.
Về mặt nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính
phải phù hợp với pháp luật hiện hành và trình tự ban hành, nghĩa là mọi quyết
định hành chính được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật đồng thời
quyết định hành chính phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là phải phù hợp với chủ
trương, đường lối chính trị của nhu cầu nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn
khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính
hợp lý của chính là có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Khi ban hành quyết
định hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm tính hợp pháp và tính
hợp lý không đồng nhất với nhau là do cơ quan hành chính chưa kịp sửa chữa
những quyết định không phù hợp hoặc do cơ quan ban hành không tính toán hết
được những đặc điểm của từng nội dung, từng vấn đề nảy sinh trong quản lý hành
chính ở từng cơ quan, từng địa phương.
4.1. Các yêu cầu của tính hợp pháp: Tính hợp pháp của quyết định hành
chính được thể hiện qua những yêu cầu sau:
Các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật.
Có nghĩa mọi quyết định hành chính không được trái với Hiến pháp, luật và văn
bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Hay nói cách khác là các quyết định hành
chính không được vi phạm pháp luật.


7


Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền
của chủ thể ra quyết định. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi chủ thể hành chính chỉ có
quyền ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật quy định,
giao cho không được lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm.
Từ việc phân định rõ quyền hạn thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước đảm
bảo cho cơ quan thực hiện trách nhiệm một cách chủ động, chống sự can thiệp
trái thẩm quyền vào quyền hạn của cơ quan khác tránh tình trạng lạm quyền lẩn
tránh trách nhiệm, tránh tình trạng lạm quyền lẩn tránh trách nhiệm làm mất trật
tự quản lý xã hội, quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính phải được xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu
cầu này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống quản lý nhà nước và đời sống dân
cư xuất hiện các nhu cầu các sự kiện được pháp luật quy định cần ban hành quyết
định thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết định
hành chính nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật cho các trường hợp cụ
thể.
Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do
pháp luật quy định.
Về hình thức các quyết định hành chính phải đúng tên gọi, thể thức như tiêu
đề, số, ký hiệu văn bản, ngày tháng ban hành văn bản, chữ ký, con dấu…Những
sai sót hình thức cũng có thể là cho quyết định hành chính trở thành bất hợp
pháp.
Về mặt thủ tục ban hành các quyết định hành chính phải bảo đảm tuân thủ
các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học.
Nếu vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho quyết định hành
chính trở thành bất hợp pháp.
4.2. Các yêu cầu của tính hợp lý:


8


Quyết định hành chính hợp lý thì mới có khả năng thi hành cao nhưng phải
nhấn mạnh rằng hợp pháp của quyết định hành chính có hợp lý hay không khi nó
hợp pháp nghĩa là trước hết phải đảm bảo yêu cầu của tính hợp pháp. Không thể
vì lý do hợp lý phù hợp với yêu cầu của địa phương, của cơ sở mà coi thường
tính hợp pháp của một quyết định hành chính. Như vậy, việc đảm bảo yêu cầu
hợp pháp của quyết định hành chính luôn đặt lên hàng đầu. Một quyết định hành
chính được coi là hợp pháp khi nó đảm bảo các yêu cầu:
Quyết định hành chính phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân. Trong đa số các trường hợp không nên đưa ra các quyết định hành chính
mang lại lợi ích công cộng hơn sự thiệt hai chung cho công dân, tránh vì vụ lợi
cho một tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội. Với yêu cầu này đòi hỏi sự cân
đối hợp lý giữa lợi ích của nhà nước và của xã hội coi lợi ích của nhà nước và lợi
ích của chung công dân là tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết định hành
chính.
Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề với
các đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định các nhiệm vụ cụ thể , thời gian
cụ thể và phương tiện quyết định. Nhưng một quyết định quá chi tiết của cấp trên
có thể không phù hợp với cấp dưới, với các địa phương. Vì vậy mà cần phải phân
biệt rõ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý mà ra quyết định phù hợp. Bởi
càng xuống cấp dưới thì quyết định hành chính càng phải cụ thể. Đặc biệt, để giải
quyết bảo đảm tính cụ thể và phù hợp cần lưu ý tới tính cần thiết. Một quyết định
có hiệu lực và khả năng thực thi cao khi nó được ban hành đúng lúc phù hợp với
nhu cầu quản lý. Trong trường hợp không cần thiết mà vẫn ban hành quyết định
thì không những không mang lại hiệu quả cao mà còn thậm chí gây thiệt hại về
mặt vật chất hoặc tinh thần.
Quyết định hành chính phải đảm bảo tính toàn diện. Nội dung của quyết

định hành chính phải tính hết các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;
9


phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài; phải kết hợp giữa tác dụng trực
tiếp và gián tiếp đến kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện,
phương tiện thực hiện. Các biện pháp đề ra trong quyết định phải phù hợp với
biện pháp trong các quyết định liên quan. Quyết định về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội phải gắn liền với quyết định cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và
xây dựng pháp luật.
Về ngôn ngữ văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ
hiểu, ngắn gọn chính xác, không đa nghĩa, nghĩa là phải đảm bảo kỹ thuật lập
quy.

KẾT LUẬN
Như vậy, với các phân tích trên ta nhận thấy tầm quan trọng của quyết định
hành chính trong việc cụ thể hóa các văn bản luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội phát sinh rất đa dạng và phức tạp cho nên quyết định hành chính nói riêng và
Luật hành chính nói chung không nằm trong một văn bản cụ thể nhất định mà
nằm trong nhiều văn bản khác nhau. Mặt khác, quyết định hành chính luôn luôn
gắn liền với việc xử lý các tình huống mà tình huống thì biến động, chuyển biến
theo thực tế của tình hình cho nên Luật hành chính không thể đóng khung trong
một văn bản nhất đinh. Qua đó, ta thấy quyết định hành chính là một quyết định
pháp luật, do đó nó mang đầy đủ tính chất của một quyết định pháp luật mà đặc
điểm quan trọng nhất là thể hiện tính ý chí, tính quyền lực của Nhà nước. Quyết
định hành chính ở đây ta phải hiểu là những văn bản dưới luật bởi loại văn bản
này do cơ quan hành chính mà đứng đầu là hành pháp (Chính phủ) có thẩm
quyền ban hành. Quyết định hành chính thể hiện tính pháp lý rất cao, thể hiện ý
chí quyền lực nhà nước, thể hiện vai trò trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
khi ban hành để quản lý về mọi mặt đời sống xã hội.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005;
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
4. Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính : Luận
án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2008;
5. Nguyễn Văn Quang, Về xác định các căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết
định hành chính trong xét xử các vụ án hành chính, Tạp chí Luật học - 4/2004,
Trường Đại học Luật Hà Nội.

11



×