Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bìnhluận về các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuếthu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.54 KB, 17 trang )

Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng của
Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng,
thúc đẩy kinh tế phát triển. Mỗi loại thuế lại có những đối tượng nộp khác nhau, đảm
bảo không đánh trùng thuế. Trong đó, đối tượng nộp thuế theo luật thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) hiện hành với những quy định cụ thể là đảm bảo thống nhất
việc áp dụng thuế TNDN đối với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt các thành
phần kinh tế với nhau. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, em đã chọn đề bài: “ Bình
luận về các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế
thu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật thuế hiện hành, thuế thu nhập doanh
nghiệp có thể hiểu: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào
lợi nhuận của các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp
công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu
nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển”.
Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý
cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Thuế thu nhập doanh
nghiệp còn có một số đặc điểm riêng là:
- TTNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp là một - là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau, không có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế
sang người chịu thuế.
- TTNDN là loại thuế đánh vào lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh
nên mức thu của ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào


hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
1


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều, doanh nghiệp có thu nhập thấp
hoặc gặp khó khăn sẽ được nộp thuế ít, thậm chí được giảm thuế, miễn thuế.
- TTNDN chỉ đánh vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí liên
quan để tạo ra thu nhập đó.
- Giống như thuế thu nhập cá nhân, TTNDN có tính lũy tiến. Tuy nhiên, do
những điều kiện cụ thể mà Việt Nam áp dụng thuế suất thống nhất đối với thuế thu
nhập doanh nghiệp.
2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
o

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện
chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh

tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh
nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh
nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh
nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập
thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng
thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu
nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà
nước được công bằng, hợp lý.
o Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà
nước.
Điều này được thể hiện bởi phạm vi áp dụng thuế TNDN là rất rộng gồm cá

nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nó khai thác nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế có
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi
địa bàn. Mặt khác, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt
động kinh doanh ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, tích
2


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
lũy từ nội bộ doanh nghiệp ngày càng nhiều sẽ tạo nguồn thu về thuế thu nhập
doanh nghiệp cho ngân sách quốc gia ngày càng lớn.
o Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến
khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch,
chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào
những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên
phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
o Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của
Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Thuế TNDN điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống thuế suất ưu đãi và các
chế độ miễn, giảm góp phần định hướng cho các nhà đầu tư trong nhiều ngành, lĩnh
vực mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý
theo ngành và theo địa bàn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển thông qua các hình thức hỗ trợ về thuế đối với các cơ sở mới thành lập hoặc
các cơ sở khó khăn trong kinh doanh.
II. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
HIỆN HÀNH.
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 2
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008:

3


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây
gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp
thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát
sinh ngoài Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài
Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với
thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan
đến hoạt động của cơ sở thường trú;
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế

đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam”.
Cụ thể những đối tượng nộp thuế đó là:
1.1. Doanh nghiêp được thành lập theo pháp luật Việt Nam
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là những
quy định của : Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo
hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật
4


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty
hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn
phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong
hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều
hành chung.
Các doanh nghiệp này nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt
Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
1.2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ
sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Khoản 3 Điều 2 Luật TTNDN 2008 đã chỉ rõ: Cơ sở thường trú của doanh
nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh
nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh
tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải,
hầm mỏ, mỏ dầu, khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên
khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công
hay một tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp
đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc
giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

5


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
1.3. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.Tổ chức được thành lập theo
Luật hợp tác xã nộp thuế giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
1.4. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là các
đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
1.5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Đối tượng nộp thuế đối với các khoản tiền tài trợ từ nước ngoài, cụ thể là:
Trước thời điểm 01/01/2004, khoản tiền tài trợ Công ty mẹ ở nước ngoài tài trợ cho
Công ty con tại Việt Nam nhằm gánh chịu một phần chi phí (không phải chi thưởng
cho nhân viên) tại Việt Nam thì khoản tiền này không thuộc đối tượng phải chịu
thuế GTGT và không tính thuế TNDN.
Công ty con tại Việt Nam phải loại ra khỏi chi phí khoản chi phí do công ty mẹ
ở nước ngoài đã gánh chịu khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu khoản tiền
này được dùng để chi thưởng cho nhân viên thì Công ty sẽ không được hạch toán
vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Các khoản chi cho người lao động phù hợp với hợp đồng lao động, quy chế
công ty có tính chất tiền lương, tiền công được hạch toán vào chi phí hợp lý. Các
khoản tiền chi thưởng cho nhân viên không được hạch toán vào chi phí hợp lý của

công ty khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.

Những ưu điểm của quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN theo luật thuế TNDN năm

2008 có những ưu điểm như :

6


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
 Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định lại đối tượng nộp thuế TNDN.
Những đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế TNDN được chuyển
sang nộp thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân do Quốc hội mới ban hành
ngày 21/11/2007. Do đó, đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật Thuế TNDN
năm 2008 chỉ bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Quy định này đã khắc phục được các hạn chế của Luật thuế TNDN năm 2003
về đối tượng nộp thuế, đó là:
o

Tên gọi của Luật mới đã phù hợp với nội dung của Luật. Trước đây, tên
gọi “Luật thuế TNDN năm 2003” không bao hàm được các cá nhân, hộ cá
thể kinh doanh. Đến nay, khi cá nhân, hộ gia đình đã chuyển sang là đối
tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân, thì tên gọi “Luật thuế TNDN”
đã hoàn toàn phù hợp với nội dung của Luật.


o

Việc loại trừ cá nhân hành nghề độc lập và hộ cá thể kinh doanh ra khỏi
đối tượng nộp thuế TNDN là phù hợp với thông lệ quốc tế, vì những đối
tượng này theo tính chất thì phải là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ở
nước ta hoặc là thuế đối với người có thu nhập cao.

o

Quy định này đã đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế với nhau
và giữa các thành viên trong xã hội, khuyến khích lao động sáng tạo, nâng
cao năng suất lao động, phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng của các
tổ chức quốc tế.

o

Ngoài ra, quy định này còn tránh trường hợp một cá nhân vừa có thu nhập
từ kinh doanh và vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác
mà bị điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau, khắc phục được sự phức tạp
và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

o

Mặt khác, đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật thuế TNDN năm 2008
không bao gồm các cá nhân có tài sản cho thuê, tài sản chuyển nhượng.
Điều này là hợp lý hơn.

 Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong thực tế vào thời
điểm năm 2008, các doanh nghiệp thường có cơ sở kinh doanh ở nhiều địa


7


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
phương khác nhau và ở những nơi này, chính quyền địa phương phải cung cấp
nhiều dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như : bệnh viện, trường học,
nhà ở công nhân, vệ sinh môi trường, trật tự trị an… nhưng không có nguồn
thu thuế vì nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp đã được đóng tại nơi doanh
nghiệp có trụ sở chính. Luật thuế TNDN đã quy định lại đối tượng đóng thuế
theo hướng tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có nguồn thu thuế từ
các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng tại địa bàn của mình:
Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp
ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính
nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
 Các đối tượng được Luật Thuế TNDN 2008 quy định hưởng ưu đãi đã có
nhiều điểm tích cực mới :
o Cơ chế ưu đãi thuế đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện sự rõ ràng, minh bạch
trong chính sách, tạo tiền đề thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình hội
nhập. Sự không phân biệt đối xử thể hiện: đảm bảo tính thống nhất về thuế
suất; đảm bảo tính thống nhất về lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích
đầu tư… Luật thuế TNDN năm 2008 áp dụng cho mọi thành phần kinh tế
(trừ đối tượng là cá nhân) nên góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các
thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế trong và ngoài nước, từng
bước đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, thúc đẩy sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các thành phần kinh tế.
o Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn, thuận lợi hơn
góp phần khuyến khích đầu tư. Đối với các nhà đầu tư trong nước, ưu đãi về
thuế suất là hấp dẫn hơn nhiều.

o Góp phần tích cực vào việc thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng
công nghệ tiên tiến và hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao, hoạt động có lãi.Trong điều kiện khoa học công

8


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
nghệ phát triển như vũ bão, máy móc, thiết bị rất nhanh chóng bị lạc hậu,
việc ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là một biện pháp
khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư vào kỹ thuật, công nghệ hiện
đại, tạo điều kiện tăng lợi nhuận và nuôi dưỡng nguồn thu.
o

Việc bỏ ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thành lập trong khu công
nghiệp đã giảm được việc tập trung đầu tư vào khu công nghiệp, khiến mất
cân đối về khu vực đầu tư.

o Quy định mới rõ ràng, giúp các đối tượng dễ xác định mình có được hưởng
ưu đãi hay không.
2.2. Những nhược điểm còn tồn tại của quy định về đối tượng nộp thuế TNDN
theo luật thuế TNDN năm 2008
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng luật thuế TNDN năm 2008 vẫn còn tồn tại
những hạn chế khi quy định về đối tượng nộp thuế TNDN như :
o Ưu đãi thuế còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực
trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ,
nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
o Luật thuế TNDN 2008 chưa tính đến đặc thù trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.

o Còn những kẽ hở trong luật khiến cho các doanh nghiệp có thể lợi dụng để
trốn thuế, gian lận thuế đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
o Một hạn chế của cả Luật thuế TNDN 2008 nói chung đó là mặc dù đã được
sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng luật chỉ nêu ra những nguyên tắc chung
chung, thiếu chi tiết và không đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện một luật mới.
Để có thể biết cụ thể, phải sử dụng đến rất nhiều nghị đinh và thông tư ban
hành kèm theo.
2.3. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế của các quy định về đối tượng
nộp thuế TNDN.
- Thứ nhất: Cải cách ưu đãi thuế nhằm chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến
khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã

9


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát
triển của Nhà nước, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực.
- Thứ hai: Hạ thuế TNDN là một trong những giải pháp làm giảm động cơ trốn thuế,
gian lận thuế của các doanh nghiệp. Mối lo về thất thu ngân sách khi hạ thuế không
có cơ sở, bởi lẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động
và nguồn thu cho ngân sách từ thuế sẽ được cân đối.
- Thứ ba: Cơ quan soạn thảo luật phải có trách nhiệm tiếp thu, lắng nghe những ý
kiến phản biện và tìm cách xử lý nó một cách khách quan trên cơ sở những nghiên
cứu khoa học, cũng như phải tạo ra những quy phạm tốt nhất để xây dựng một đạo
luật có sức sống độc lập, đưa càng nhiều nội dung được thể hiện trong các nghị định,
thông tư hướng dẫn vào dự luật mới càng tốt và luật thực sự đi vào cuộc sống.
III. Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM THỰC THI TỐT PHÁP LUẬT THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
1. Về mức thuế suất.

Hiện nay, theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất
phổ biến là 25%. Mức thuế suất này khi ra đời vào năm 2008 đã nhận được sự hoan
nghênh lớn vì đã tạo ra hành lang thuận lợi cho quá trình hội nhập, thu hút đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, Với mức thuế suất 25% như hiện nay tình trạng chuyển giá
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra khá phổ biến và đang
tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Các quốc gia khác trong khu vực như
Singapore có mức Thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,5% đối với lợi nhuận dưới
300.000 SGD và 17% cho mức lợi nhuận cao hơn. Hồng Kông áp dụng mức thuế
17,5%. Việc quy định mức thuế suất 25% với doanh nghiệp trong nước là quá cao
khi tất cả các chi phí đầu vào đều tăng và việc huy động vốn hiện đang khá khó
khăn.
Ở Việt Nam, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, để ngay lập
tức giảm mức thuế suất ta không thể làm được, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cán
cân ngân sách và sự phát triển ổn định của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, về lâu về dài,
Việt Nam cần có lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể giảm mức thuế
suất xuống còn 20% sẽ thu hút được lượng tiền đầu tư vào doanh nghiệp lớn hơn.
10


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
Nếu như có được chính sách giảm thuế, doanh nghiệp sẽ có động lực lớn hơn về
nguồn lực tài chính để đầu tư cũng như tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, từ
đó tuy tỉ lệ nộp thuế giảm nhưng số thuế nhà nước thu được cũng nhiều hơn. Việc
xác định thuế suất cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo nguyên tắc hài hòa
lợi ích nhà nước và người nộp thuế.
2. Quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế.
Hiện nay luật quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ còn
gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
- Với quy định về khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng

để tính thu nhập chịu thuế: Hiện nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định cụ
thể căn cứ xác định mức tiêu hao của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC thì mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp
tự xây dựng và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Việc doanh nghiệp tự
kê khai, tự chịu trách nhiệm và thông báo với cơ quan thuế dẫn đến việc không rõ
ràng, minh bạch, gây khó khăn trong việc kiểm tra. Căn cứ để xác định thế nào là
mức tiêu hao hợp lý chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của người đánh giá, do đó gây
khó khăn cho cả người kê khai lẫn người kiểm tra. Vì vậy, nên quy định cụ thể hơn
phương pháp, cách thức tính mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, vật liệu hoặc có
một hướng dẫn cụ thể về việc kê khai mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, vật
liệu và căn cứ để chấp nhận việc kê khai đó.
- Theo quy định của pháp luật thì khoản tiền lương, tiền công của chủ doanh
nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thù lao trả cho các
sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên hội đồng quản trị không trực tiếp
tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được tính vào chi
phí. Tuy nhiên khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí an
sinh khác cho những người này có được tính vào chi phí của doanh nghiệp không

11


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
thì lại chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các đối
tượng nêu trên. Do đó cần có quy định làm rõ vấn đề này.
- Đề nghị có quy định về tiêu chí xác định chi phí hợp lý, hợp lệ đối với các chi
phí phát sinh cho việc sửa chữa tài sản đi thuê và cần được phân bổ theo thời hạn
thuê cho phù hợp và đồng nhất với việc hạch toán bút toán phân bổ kế toán.
- Kiến nghị có quy định cụ thể với những khoản trích trước định kỳ và thanh
toán trước thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì được tính là chi phí hợp

lý, hợp lệ trong kỳ. Ví dụ: điện nước, phí dịch vụ kiểm toán chi…
- Hiện nay các quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế được quy định rải rác tại các văn bản pháp luật về thuế:
Điều 9 LTTNDN, Điều 9 Nghị định 124/2008/NĐ-CP, điểm 2 mục IV Thông tư
130/2008/TT-BTC. Có những quy định được nhắc lại nhiều lần tại các văn bản, có
những quy định bổ sung làm rõ dẫn đến việc theo dõi, áp dụng thực hiện khó khăn
thiếu thống nhất. Vì vậy, các quy định về khoản chi được trừ và khoản chi không
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cần được quy định thống nhất tại một văn
bản
3. Về chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế.
Thứ nhất, cần thống nhất các quy định về miễn, giảm thuế bằng cách đưa các
quy định về miễn giảm vào nội dung của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Rà soát
lại văn bản pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc những văn bản pháp luật
chuyên ngành liên quan để loại bỏ những nội dung trùng lặp này, đảm bảo thống
nhất về mặt hình thức và logic về mặt nội dung. Các quy định pháp luật thuế phải rõ
ràng, cụ thể, dễ hiểu để đảm bảo tính minh bạch.
Thứ hai, cần cân nhắc và lựa chọn nội dung miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, không cần ưu đãi nhiều, chỉ tập trung một số ngành mũi nhọn, các ngành
sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng
công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao…, vùng đặc biệt khó
khăn để giảm bớt chi phí cho nhà đầu tư, coi trọng tính hiệu quả của chính sách

12


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
thuế. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải có mục tiêu rõ ràng, minh bạch đảm
bảo cho nhà đầu tư có thể dự đoán được chi phí và lợi ích mang lại.
Thứ ba, nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan
đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm soát các doanh nghiệp

mới thành lập, tránh tình trạng lợi dụng quy định miễn thuế cho doanh nghiệp mới
thành lập, hoặc thành lập ở những vùng kinh tế ưu đãi nhưng thực chất mọi hoạt
động lại diễn ra trên địa bàn địa phương khác để tránh thuế.
Thứ tư, các quy định về miễn giảm thuế cho các đối tượng chính sách cần được
đưa ra ngoài luật TTNDN nhằm đảm bảo tính công bằng của pháp luật thuế, hạn
chế đến mức thấp nhất những chính sách ưu đãi qua thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng ưu đãi đối với lao động nữ không
thực sự phù hợp làm cho cơ cấu nữ tạo nhiều doanh nghiệp bất hợp lý, không chỉ
gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có những vấn đề liên quan đến ốm đau, thai
sản.
4. Hoàn thiện các quy định về quản lý thu nộp thuế.
o Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đề cao vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan thuế các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, thanh
tra, giám sát. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp,
thực hiện phân cấp tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cơ quan thuế cấp
dưới. Cần sắp xếp các đơn vị thuộc Tổng cục, cục và chi cục theo hướng
tinh gọn, rõ ràng, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ.
o Ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan
quản lý thuế theo hướng tự do hóa. Theo đó, cơ quan quản lý thuế hoạt động
như một doanh nghiệp, tiến hành xác định lợi ích trong hoạt động quản lý
thuế của mình, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ quản lý thuế, tăng cường
trách nhiệm của công chức quản lý thuế khi cung cấp dịch vụ cho người dân.
o Sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về quản lý hoạt động của doanh
nghiệp sau thành lập theo hướng vừa tạo môi trường kinh doanh thông

13


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
thoáng vừa quản lý được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn

chế tối đa tình trạng “doanh nghiệp ma”.
o Để hạn chế việc trốn thuế, gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp phải tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát hóa đơn chứng từ mua vào bán ra của
các doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, hạn chế tối đa
thiệt hại do trốn thuế gây ra. Khuyến khích cá nhân lấy hóa đơn khi mua
hàng, tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu chéo hóa đơn, xây dựng phần
mềm hỗ trợ kê khai thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài ra cần huẩn hóa kế
toán viên, cho phép một cách rộng rãi các doanh nghiệp tự in, tự chịu trách
nhiệm về hóa đơn của mình.
5. Quy định về chuyển lỗ:
Luật thuế TNDN và Điều 7 Nghị định 124/2008/NĐ-CP quy định: “Doanh
nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập
tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm
phát sinh lỗ” có thể hiểu theo hai cách:
- Thời gian 5 năm được tính liên tục từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ doanh
nghiệp có lỗ được chủ động chuyển số lỗ sang các năm sau, nhưng không
quá 5 năm.
- Thời gian 5 năm được tính liên tục từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ, doanh
nghiệp phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của
những năm tiếp theo.
Do luật không quy định phải chuyển lỗ liên tục nên cần có hướng dẫn quy
định cụ thể chấp thuận cho chuyển lỗ theo phương án cho doanh nghiệp chủ động
lựa chọn chuyển lỗ trong 5 năm để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp có ưu đãi
về thuế TNDN trong cùng thời gian chuyển lỗ.
6. Chênh lệch tỷ giá:
o Nên quy định thống nhất về đánh giá chênh lệch tỷ giá vì có nhiều văn bản
chưa đồng bộ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

14



Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính
o Đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với khoản lỗ lệch tỷ giá do đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù
trừ nếu còn còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh
lệch tỷ giá thì tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
o Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá tiền gửi nội tại trong một ngân hàng được xem
là khoản thu nhập khác là chưa hợp lý. Vì tại thời điểm này doanh nghiệp
chưa thu về khoản lợi nào cả mà trước mắt đã phải nộp thuế TNDN theo số
liệu kê khai.
o Cần áp dụng thống nhất việc áp dụng tỷ giá do hiện nay có một số doanh
nghiệp sử dụng tỷ giá liên ngân hàng và có doanh nghiệp lại sử dụng tỷ giá
ngân hàng thương mại cổ phần mà tỷ giá liên ngân hàng chênh lệch quá lớn
so với tỷ giá thực tế (hiện nay chênh lệch tỷ giá tại đơn vị là khoảng 3%).

KẾT LUẬN
Như vậy, những quy định về đối tượng nộp thuế theo luật thuế TNDN hiện
hành đã khắc phục những hạn chế, bất cập của những văn bản pháp luật trước đó,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành các
hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Pháp luật thuế thu nhập
donah nghiệp của VN đã qua nhiều lần thay thế, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện.
Tuy nhiên, do sự vận động không ngừng của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước
cũng như ngoài nước việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về đối tượng nộp
thuế TNDN nói riêng, các quy định về thuế TNDN nói chung luôn được đặt ra./.

15


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, NXB. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.
3. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Nguyễn Hải Linh, Hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp,
Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2011.
5. Lê Quang Minh, Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thuế TNDN ở VN - Thực
trạng và phương hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2011.
6. .
7. .

16


Bài tập học kỳ môn Luật Tài chính

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………..1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp………………………..1
2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp…………………………………………2
II. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN
HÀNH.

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành…………………………………………………………………3
2. Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp……………………………………………………..6
III. Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM THỰC THI TỐT PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP.
1. Về mức thuế suất……………………………………………………………….10
2. Quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế……………………………………………………………………………11
3.Về chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế…………………………………………...12
4. Hoàn thiện các quy định về quản lý thu nộp thuế……………………………….13
5. Quy định về chuyển lỗ………………………………………………………….14
6. Chênh lệch tỷ giá……………………………………………………………….14

KẾT LUẬN……………………………………………………………15

17



×